chuyen đề: song anh sang

10 588 5
chuyen đề: song anh sang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng CHỦ ĐỀ V. SÓNG ÁNH SÁNG I/ CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC KÈM THEO Các tình huống Kiến thức cần nắm Phát triển tình huống Bài toán 1. Chiếu lần lượt hai chùm sáng hẹp một trắng, một đỏ đi qua một lăng kính. Dùng một tấm màn để hứng chùm sáng sau khi qua lăng kính. a. Hãy mô tả kết quả quan sát được b. Hãy giải thích nguyên nhân xảy ra hiện tượng như thế? - Điều kiện để xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng - Hiểu thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc, đặc điểm của hai ánh sáng đó. - Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ánh sáng bị tán sắc - Ánh sáng trắng là ánh sáng như thế nào? - Các bài toán liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng (dựa vào định luật khúc xạ ánh sáng) - Xác định bước sóng, tần số và chu kì của ánh sáng đơn sắc trong các môi trường Bài toán 2. Chiếu ánh sáng đỏ đi qua lần lượt một khe hẹp và qua khe Y_âng. Dùng một màn M đặt song song với màn chứa khe để chắn chùm sáng đó sau khi đi qua khe. (thí nghiệm được tiến hành trong không khí) a. Mô tả kết quả bạn quan sát được? Qua hiện tượng đó chứng tỏ ánh sáng có tính chất gì? b. Hãy xác định khoảng cách giữa hai vân đỏ liên tiếp quan sát được trên màn trong thí nghiệm với khe Yang. Biết hai khe cách nhau 1mm, màn M cách hai khe 2m và ánh sáng màu đỏ có bước sóng ở trong không khí là 0,75μm. c. Nếu thí nghiệm ở câu b được tiến hành ở trong nước thì khoảng vân thu được là bao nhiêu? Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng màu đỏ là 4/3 - Nêu điều kiện để hiện tượng giao thoa ánh sáng xảy ra - Nắm được công thức tính khoảng vân và cách xác định tọa độ vân sáng và vân tối quan sát được trên màn - Biết cách xác định số vân sáng và tối quan sát được trên màn quan sát và trên một phần của màn quan sát - Biết được cách xác định bước sóng ánh sáng trong các môi trường trong suốt - Biết cách xác định các đại lượng liên quan đến hiện tượng giao thoa ánh sáng - Các bài toán ngược của bài toán giao thoa như: xác định D, a và . VD: Người ta tiến hành thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang đo đạc và thu được kết quả như sau: a=1mm, D=2m, i=0,5mm. Hãy xác định bước sóng ánh sáng đã dùng trong thí nghiệm VD: trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng là 0,5µm, hai khe hẹp cách nhau là 1mm, hai khe cách màn là 1m. a. Xác định khoảng vân b. Xác định số vân sáng quan sát được trên màn quan sát. Biết trường giao thoa có độ rộng là 2,4cm VD: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, hai khe hẹp cách nhau 1mm. Khi màn quan sát được đặt cách hai khe một khoảng là D thì khoảng vân thu được là 0,5mm, bây giờ dịch màn quan sát lại gần hai khe thêm 20cm thì khoảng vân thu được là 0,6mm. Xác định bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm trên. Bài toán 3. Người ta chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có - Nắm được hiện tượng sẽ xảy ra khi chiếu đồng thời - Các bài toán ngược với bài toán bên như: xác Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 1 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng bước sóng lần lượt là 0,5µm, 0,6µm vào khe Yang có a=1,2mm, người ta đặt một màn quan sát song song và cách hai khe 2m. a. Mô tả hiện tượng quan sát được trên màn b. Xác định khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng có màu giống với màu của vân sáng trung tâm c. Xác định số vân sáng quan sát được trên màn. Biết màn có độ rộng là 20mm. hai ánh sáng đơn sắc - Biết cách xác định khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng có màu giống với vân sáng trung tâm - Biết cách xác định số vân sáng quan sát được trên màn trong trường hợp như ở bên. định λ 1 hay λ 2 . VD: Người ta chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc vào hai khe Yang có bước sóng lần lượt là 0,4µm và λ 2 thì thu được kết qua như sau: giữa hai vân sáng có màu giống với vân sáng trung tâm gần nhau nhất còn có 7 vân sáng khác nữa. Biết a=1mm, D=1m. Xác định bước sóng λ 2 . Bài toán 4. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang người ta dùng ánh sáng trắng. Biết ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38µm÷0,75µm, a=1,5mm, D=3m. a. Mô tả hiện tượng quan sát được b. Xác định độ rộng của giải phổ bậc 1. c. Tại vị trí vân sáng bậc 1 của ánh sáng màu lục còn có những ánh sáng có bước sóng nào cho vân sáng. Biết ánh sáng lục có bước sóng là 0,55µm - Nắm được hiện tượng khi ánh sáng dùng là ánh sáng trắng - Biết được các dạng toán có thể ra đối với thí nghiệm như bên và cách giải quyết chúng - Biết cách xác định bước sóng ánh sáng hay số ánh sáng cho vân sáng hay tối tại một vị trí cho trước Bài toán 5. Cho ba bức xạ có tần số lần lượt là f 1 =5.10 14 Hz, f 2 =2.10 15 Hz và f 3 =3.10 14 Hz. a. Xác định bước sóng của ba bức xạ này ở trong chân không? Biết tốc độ truyền của 3 bức xạ này trong chân không là 3.10 8 m/s, từ đó cho biết ba bức xạ đó thuộc vùng nào? b. Nêu phương pháp phát hiện ra ba bức xạ trên c. So sánh ba bức xạ trên theo các phương diện: nguồn phát, bản chất, tính chất và ứng dụng - Biết cách xác định các loại bức xạ - Nắm được các vấn để liên quan đến từng bức xạ, cụ thể: Định nghĩa, nguồn phát, bản chất, tính chất và ứng dụng của chúng - Nắm được tính đồng nhất giữa ánh sáng và sóng điện từ - Nắm được thang sóng điện từ. - Các bài toán nhằm kiểm tra việc nắm bắt lý thuyết về từng bức xạ CÁC BÀI TOÁN ÁP DỤNG Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 2 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng A. Bài toán củng cố lý thuyết Bài 1. Chiếu một chùm sáng là hỗn hợp của 3 ánh sáng đơn sắc đỏ, lục và vàng từ nước ra không khí, quan sát hiện tượng thì thấy: A. Chùm sáng đó bị khúc xạ với góc lệch như nhau B. Chùm sáng đó truyền đi thẳng C. Chùm sáng đó bị khúc xạ và tách thành 3 chùm sáng, tia đỏ bị lệch nhiều nhất, tia lục bị lệch ít nhất D. Chùm sáng đó bị khúc xạ và tách thành 3 chùm sáng, tia đỏ bị lệch ít nhất, tia lục bị lệch nhiều nhất Câu 2. Chiết suất của một môi trường trong suốt và đồng tính đối với các ánh sáng đơn sắc: vàng, tím và đỏ lần lượt là n 1 ,n 2 ,n 3 . Thì hệ thức đúng là: A. B. C. D. Câu 3. Chiếu một chùm tia sáng hẹp ánh sáng màu lục từ nước ra không khí thì thấy hiện tượng phản xạ toàn phần bắt đầu xảy ra. Nếu thay chùm sáng màu lục bằng chùm ánh sáng trắng thì chùm tia ló ra khỏi mặt nước gồm: A. Đỏ, da cam, vàng B. lam, chàm, tím C. đỏ, lục, tím D. vàng, da cam, lam Câu 4. Trường hợp nào trong các trường hợp sau sẽ xảy ra hiện tượng tán sắc: A. Chiếu ánh sáng tím đi qua một lăng kính B. Chiếu một chùm sáng trắng từ nước ra không khí theo phương vuông góc với mặt nước C. Chiếu một chùm sáng bất kì đi qua một lăng kính D. Chiếu chùm sáng là hỗn hợp của các ánh sáng đỏ, vàng và lục đi qua một lăng kính Câu 5. Khi chiếu một chùm sáng tím từ nước ra không khí thì khi nói về hiện tượng phát biểu nào sau đây là sai: A. Tốc độ không đổi, tần số và bước sóng của ánh sáng đó sẽ tăng B. Màu sắc và tần số của ánh sáng không đổi, còn tốc độ và bước sóng của ánh sáng sẽ tăng lên C. Chùm sáng sẽ bị tách thành một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ tím đến đỏ D. Màu sắc và bước sóng của ánh sáng không đổi, còn tần số thì giảm Câu 6. Khi tiến hành thí nghiệm Yang ở trong chân không thì khoảng vân thu được là i. Bây giờ thí nghiệm đó được tiến hạnh trong môi trường trong suốt khác có chiết suất n đối với ánh sáng trong thí nghiệm, a, D vẫn giữ không đổi. Khoảng vân thu được là i’, giá trị của i’ là: A. i’=i B. i’= n.i C. i’= D. chưa thể xác định Câu 7. Một bức xạ có chu kì T= 6.10 -16 s. Khi nói về bức xạ này thì phát biểu nào sau đây là sai: A. Bức xạ này thuộc vùng tia tử ngoại B. Bức xạ này được dùng để kiểm tra vết nứt ở bề mặt các vật liệu đúc C. Bức xạ này bị thủy tinh và nước hấp thụ mạnh D. Bức xạ này được dùng để chụp ảnh trái đất từ vệ tinh Câu 8. Qua hiện tượng ánh sáng có thể giao thoa, và bị nhiễu xạ chứng tỏ ánh sáng có tính chất nào trong các tính chất sau: A. Tính chất sóng B. tính chất hạt C. là sóng điện từ D. lưỡng tính sóng hạt Câu 9. Ánh sáng truyền trong chân không hay không khí với tốc độ bằng nhau và bằng c. Nếu ánh sáng đó truyền trong môi trường có chiết suất là n thì tốc độ của ánh sáng đó là: A. Vẫn bằng c B. v=n.c C. D. Câu 10. Một ánh sáng có bước sóng là λ, tần số là f, chu kì là T và tốc độ truyền sóng là v. Quan hệ giữa các đại lượng này là: A. B. C. D. Câu 11. Một ánh sáng đang truyền trong không khí và ánh sáng đó có tần số là f. Nếu ánh sáng đó truyền sang môi trường trong suốt có chiết suất là n thì tần số của ánh sáng đó là: A. Vẫn là f B. f’=n.f C. D. Câu 12. Khoảng vân là: A. Khoảng cách giữa hai vân sáng trên màn quan sát Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 3 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng B. Khoảng cách giữa hai vân tối trên màn quan sát C. Khoảng cách giữa hai vân tối hoặc hai vân sáng trên màn quan sát D. Khoảng cách giữa hai vân tối hoặc hai vân sáng liên tiếp nhau ở trên màn quan sát Câu 13. Điều kiện để hiện tượng giao thoa ánh sáng xảy ra A. Ánh sáng đó cùng màu B. Ánh sáng đó phải cùng tần số C. Ánh sáng đó phải cùng chu kì, cùng phương và có độ lệch pha không đổi D. Ánh sáng đó đơn sắc Câu 14. Khoảng vân được xác định theo công thức: A. B. C. D. Câu 15. M là một điểm thuộc màn quan sát trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young. M cách vân sáng trung tâm một khoảng là x. M là vân sáng khi: () A. B. C. D. Câu 16. Khi nói về máy quang phổ, phát biểu nào sau đây là sai: A. Là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc B. Hoạt động của máy quang phổ là dựa vào hiện tượng tán sắc ánh sáng C. Máy quang phổ được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là ống chuẩn trực, hệ tán sắc và buồng tối D. Ống chuẩn trực trong máy quang phổ có nhiệm vụ phân tích chùm sáng. Câu 17. N là một điểm thuộc màn quan sát trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young. N là vân tối khi: A. N cách vân sáng trung tâm một số nguyên lần khoảng vân i B. N cách vân sáng trung tâm một số nguyên lần nửa khoảng vân i C. N cách vân sáng trung tâm một số lẻ nguyên lần khoảng vân i D. N cách vân sáng trung tâm một số lẻ nguyên lần nửa khoảng vân i Câu 18. Khi nói về quang phổ liên tục phát biểu nào sau đây là sai: A. Quang phổ liên tục là một dải sáng liên tục, có màu biên thiên từ đỏ đến tím B. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng, khí ở áp suất cao khi nung nóng mà phát ra. Nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát, mà không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn phát. C. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng, khí ở áp suất cao khi nung nóng mà phát ra. Nó không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn phát. D. Dựa vào quang phổ liên tục người ta xác định được nhiệt độ của nguồn sáng Câu 19. Tìm phát biểu sai khi nói về quang phổ vạch A. Quang phổ vạch là những vạch sáng riêng lẻ, được ngăn cách bởi những vạch tối hay đám tối. B. Quang phổ liên tục do chất khí ở áp suất thấp được kích thích mà phát ra C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ nguồn phát, mà chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn phát. Người ta dựa vào quang phổ vạch để xác định thành phần cấu tạo của nguồn. D. Các chất khác nhau, miễn là chất khí ở áp suất thấp đều cho được cùng một dạng quang phổ vạch về số lượng vạch, vị trí vạch và màu của các vạch Câu 20. Khi nói về quang phổ hấp thụ, phát biểu nào sau đây là sai: A. Quang phổ hấp thụ là tập hợp những vạch tối trên nền quang phổ liên tục B. Các chất có khả năng phát ra quang phổ vạch như thế nào thì chất đó cũng sẽ hấp thụ được những ánh sáng có màu như những vạch mà nó đã phát ra. C. Nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục phải thấp hơn nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ. D. Nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục phải cao hơn nhiệt độ của đám khí bay hơi hấp thụ. Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia hồng ngoại: A. Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ, mắt không nhìn thấy được và có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ B. Tác dụng đặc trưng của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt C. Tia hồng ngoại được dùng để chụp ảnh trái đất từ vệ tinh Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 4 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng D. Tia hồng ngoại có khả năng làm đen phim ảnh Câu 22. Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu sai là: A. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ, mắt không nhìn thấy được và có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím B. Tia tử ngoại bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh C. Tia tử ngoại được dùng để kiểm tra vết nứt trên bề mặt của các vật liệu D. Tia tử ngoại được dùng để chụp điện, chiếu điện trong y học Câu 23. Khi nói về tia X thì phát biểu sai là: A. Tia X hay còn gọi là tia Ronghen, có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại. B. Tia X được phát ra khi chùm electron đập vào tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn C. Tia tử ngoại được dùng để chiếu điện, chụp điện trong y học D. Tia X bị lệch khi truyền trong điện trường hay từ trường Câu 24. Cho các bức xạ: sóng vô tuyến, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X và tia hồng ngoại. Thứ tự tăng dần của tần số là: A. Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X. B. Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến C. Sóng vô tuyến, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy D. Tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, sóng vô tuyến. Câu 25. Cho các anh sáng: đỏ, lam, vàng và tím. Khi truyền trong môi trường trong suốt có chiết suất là n, ánh sáng nào truyền nhanh nhất A. Tất cả đều truyền như nhau B. tím C. đỏ D. vàng Câu 26 (ĐH2011). Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young với ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu cũng với thí nghiệm trên nhưng thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng màu vàng, điều nào trong những điều sau đúng? A. Khoảng vân tăng lên C. khoảng vân giảm xuống B. khoảng vân không thay đổi D. vị trí vân trung tâm thay đổi Câu 27.(ĐH2012). Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai: A. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ C. tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất B. Tia tử ngoại làm Ion hoá chất khí D. tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh Câu 28.(ĐH2012). Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f và được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất bằng 1,5. Trong chất lỏng này, ánh sáng này có A. Màu cam và tần số bằng 1,5f C. Màu tím và tần số bằng 1,5f B. Màu tím và tần số bằng f D. Màu cam và tần số là f Câu 29. (ĐH2011). Chiếu từ nước ra không khí một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tim, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu: A. Lam, tím B. đỏ, vàng, lam C. tím, lam, đỏ D. đỏ, vàng Câu 30.(ĐH2009) Chiêu xiên góc chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì: A. Chùm sáng bị phản xạ toàn phần B. So với phương của tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam C. So với phương của tia tơi, tia khúc xạ vàng bị lệch nhiều hơn tia khúc xạ lam D. Tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần Câu 31. (ĐH2009). Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là: A. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia rơnghen B. Tia ronghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại C. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia ronghen, tia tử ngoại D. Ánh áng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia ronghen Câu 32. (ĐH2009). Quang phổ liên tục: A. Phụ thuộc nhiệt độ nguồn phát, mà không phụ thuộc bản chất của nguồn phát B. Không phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của nguồn phát C. Phụ thuộc bản chất và nhiệt độ nguồn phát Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 5 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng D. Phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát, mà không phụ thuộc nhiệt độ nguồn phát Câu 33. (ĐH2009). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay điện thì luôn phát ra quang phổ vạch B. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay điện thì phát ra quang phổ liên tục C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy Câu 34. (ĐH2009). Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai: A. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ C. Các vật có nhiệt độ trên 2000 0 C chỉ phát ra tia hồng ngoại D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt Câu 35. (ĐH2013). Khi nói về quang phổ vạch phát xạ,phát biểu nào sau đây là sai: A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hoá học khác nhau thì khác nhau B. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hidro, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là đỏ, lam, chảm và tím C. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối D. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng Câu 36. (ĐH2013). Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam, tím là: A. Ánh sáng vàng B. ánh sáng đỏ C. ánh sáng tím D. ánh sáng lam Câu 37. (ĐH2010). Tia tử ngoại được dùng: A. Tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại B. Dùng để chụp điện, chiếu điện trong y học C. Để chụp ảnh bề mặt trái đất từ vệ tinh D. Để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại Câu 38.(ĐH2010). Quang phổ vạch phát xạ: A. Của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối giữa các vạch. B. Là hệ thống nhưng vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách bởi những khoảng tối. C. Do các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng. D. Là một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục Câu 39. (ĐH2010). Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Tại M là vân tối thứ 3 thì hiệu đường đi từ hai khe đến M bằng: A. 2λ B. 1,5λ C. 3λ D. 2,5λ Câu 40. (ĐH2012). Chiếu xiên góc từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi là một tia sáng) gồm 3 thành phần đơn sắc: đỏ, lam, và tím. Gọi lần lượt là góc khúc xạ của 3 bức xạ theo thứ tự đó. Hệ thức đúng là: A. B. C. D. B. Bài tập thực hành Dạng 1. Xác định chu kì, tần số, bước sóng, vận tốc của ánh sáng trong các môi trường trong suốt Bài 1. Một ánh sáng có tần số . Bước sóng của ánh sáng này trong chân không bằng: A. 50nm B. 600nm C. 500nm D. 0,5nm Bài 2. Một ánh sáng trong chân không có bước sóng bằng 600nm. Nếu ánh sáng này truyền trong môi trường trong suốt có chiết suốt bằng 1,5. Bước sóng của ánh sáng này là: A. 600nm B. 400nm C. 500nm D. 300nm Bài 3. Một ánh sáng trong môi trường trong suốt có chiết suất n=2 có bước sóng bằng 200nm. Tần số của ánh sáng này bằng: A. B. C. D. Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 6 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng Bài 4. Một ánh sáng trong chân không có bước sóng bằng 600nm, khi ánh sáng này truyền vào trong môi trường có chiết suất n thì bước sóng đo được là 400nm. Giá trị n bằng: A. 2 B. 2,5 C. 1,5 D. 4 Bài 5. Một bức xạ truyền trong môi trường có chiết suất n=2 thì có bước sóng bằng 110nm. Bức xạ này thuộc vùng: A. Ánh sáng nhìn thấy B. Tia tử ngoại C. Tia X D. Tia hồng ngoại Bài 6. Một bức xạ trong chân không có bước sóng bằng 500nm. Nếu ánh sáng này truyền vào trong môi trường có chiết suất là n thì đo được bước sóng bằng 400nm. Tốc độ truyền của ánh sáng này trong môi trường này bằng: A. 2,4.10 8 m/s B. 4.10 8 m/s C. 2.10 8 m/s D. 1,2.10 8 m/s Dạng 2. Các bài toán liên quan đến giao thoa ánh sáng của Yang. Loại 1. Thí nghiệm với một ánh sáng đơn sắc - Cho a, D, λ. Tìm i, L, toạ độ vân sáng, loại vân, bậc hay thứ vân, số vân quan sát được(L là khoảng cách giữa vân này với vân kia) - Cho a, D, i hoặc L. Tìm λ - Cho a, D, λ, n. Tìm i - Cần nắm: công thức tính khoảng vân, cách xác định loại vân, khoảng cách giữa các vân và quan hệ giữa bước sóng và chiết suất (chú ý phần đổi đơn vị đo) Bài 1. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm, D=2m và λ=0,5µm. Khoảng vân thu được trên màn bằng: A. 1mm B. 0,2mm C. 2mm D. 1,2mm Bài 2. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1,5mm, D=1,8m và λ=500nm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 bằng: A. 1mm B. 3,6mm C. 1,2mm D. 3mm Bài 3. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1,5mm, D=1,8m và λ=400nm. Vân sáng bậc 5 trên màn quan sát có toạ độ là: A. B. C. D. Bài 4. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm, D=1,2m và λ=500nm. Khoảng cách giữa vân tối thứ 3 và vân sáng bậc 3 nằm về hai phía so với vân sáng trung tâm bằng: A. 3mm B. 3,3mm C. 6,6mm D. 7,2mm Bài 5. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1,5mm, D=3m và λ=400nm. Khoảng cách giữa vân tối thứ 5 đến vân sáng bậc 1 nằm về cùng một phía so với vân sáng trung tâm bằng: A. 5mm B. 3,6mm C. 6mm D. 7,2mm Bài 6. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm, D=1m và λ=500nm. M là một điểm thuộc màn quan sát cách vân sáng trung tâm một khoảng là 3mm. M là: A. Vân sáng bậc 6 B. vân tôi thứ 6 C. vân sáng bậc 5 D. vân tối thứ 5 Bài 7. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm, D=1,5m và λ=400nm. M là một điểm thuộc màn quan sát cách vân sáng trung tâm 1,5mm. M là : A. Vân sáng bậc 5 B. vân tối thứ 5 C. vân sáng bậc 3 D. vân tối thứ 3 Bài 8. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm, D=1,2m và λ=500nm và màn quan sát có độ rộng bằng 12mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là: A. 10 vân B. 20 vân C. 11 vân D. 21 vân Bài 9. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm, D=2m và khoảng vân đo được bằng 1,2mm. Ánh sáng đã dùng trong thí nghiệm đó có bước sóng bằng: A. 0,6µm B. 0,4µm C. 0,5µm D. 0,75µm Bài 10. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm, D=2m và khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 là 8mm. Bước sóng của ánh sáng đã dùng trong thí nghiệm đó bằng: Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 7 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng A. 500nm B. 400nm C. 300nm D. 600nm Bài 11. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm, D=1,2m và khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp nhau bằng 2,4mm. bước sóng ánh sáng đã dùng trong thí nghiệm này bằng: A. 300nm B. 400nm C. 500nm D. 600nm Bài 12. Trong chân không một ánh sáng có λ=0,6µm. Bây giờ người ta dùng ánh sáng này tiến hành thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang ở trong môi trường có chiết suất bằng 1,5 thì khoảng vân thu được bằng bao nhiêu? Biết a=1mm, D=2m. A. 0,6mm B. 1,2mm C. 0,8mm D. 1,6mm Bài 13. Trong chân không người ta tiến hành thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang và đo được khoảng vân bằng 1,5mm. Cũng hệ thống đó, nếu người ta tiến hành thí nghiệm ở trong môi trường có chiết suất bằng 2. Khoảng vân thu được bằng: A. 1,5mm B. 3mm C. 0,75mm D. 1mm Bài 14(ĐH2012). Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 . Trên màn quan sát, trên đoạn MN dài 20mm có 10 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng thì tại M là vị trí một vân giao thoa. Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN lúc này là: A. 5 vân B. 6 vân C. 7 vân D. 8 vân Bài 15. (ĐH2012). Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát, M cách vân sáng trung tâm 6mm là vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp đi một khoảng bằng 0,2mm( sao cho vị trí vân trung tâm không thay đổi) thì tại M ta cũng thu được vân sáng và đó là vân sáng bậc 6. Giá trị λ bằng: A. 0,5µm B. 0,6µm C. 0,45µm D. 0,55µm Bài 16 (ĐH2011). Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,6mm, khoảng vân quan sát được trên màn là 1mm. Từ vị trí ban đầu ta tịnh tiến màn quan sát lại gần hai khe thêm 25cm thì khoảng vân mới thu được trên màn là 0,8mm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm trên là: A. 0,64µm B. 0,5µm C. 0,48µm D. 0,45µm Bài 17. (ĐH2013). Thực hiện thí nghiệm Y_âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm. Trên màn quan sát, tại điệm M cách vân trung tâm 4.2mm có bậc sáng bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ 2 thì khoảng cách dịch màn là 0,6m. Bước sóng ánh sáng đã dùng trong thí nghiệm trên là: A. 0,7µm B. 0,6µm C. 0,5µm D. 0,4µ Bài 18. (ĐH2013). Trong một thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600nm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. khoảng vân quan sát được trên màn có giá trị bằng: A. 1,2mm B. 0,3mm C. 0,9mm D. 1,5mm Bài 19. (ĐH2010). Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng có a=1mm, D=2,5m và λ=600nm. Màn quan sát có bề rộng là 1,25cm. Tổng số vân sáng và vân tối trên màn giao thoa là: A. 21 vân B. 15 vân B. 19 D. 17 vân Loại 2. Thí nghiệm Young với nhiều ánh sáng đơn sắc hay với ánh sáng trắng - Cho a, D, λ 1 , λ 2 . Tìm vị trí vân sáng trùng nhau, khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân có màu giống với vân sáng trung tâm, số vân sáng quan sát được trên màn - Cho a, D, λ 1 và L min . Tìm λ 2 (L min chính là khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng có màu giống với vân sáng trung tâm) - Đối với ánh sáng trắng thì: xác định độ rộng của giải phổ, xác định số ánh sáng cho vân sáng hay vân tối tại một vị trí cho trước hay tại vị trí một vân sáng bậc mấy của một ánh sáng nào đó - Cần nắm: điều kiện để hai hệ vân trùng nhau là x 1 =x 2 , khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sang có màu giống vân sáng trung tâm chính bằng khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng trung nhau lân đầu tiên từ vân sáng trung tâm Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 8 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng - Số vân sáng quan sát được trên màn chính bằng tổng số vân sáng của các ánh sáng trừ đi số vân trung nhau (với 2 anh sáng thì: số vân quan sát được= số vân của λ 1 + số vân của λ 2 trừ đi số vân trung nhau của hai ánh sáng đó. Số vân trùng nhau được xác định bằng công thức n=) Bài 1. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young có a=1mm, D=1,2m và hai khe hẹp được chiếu đồng thời bởi hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ 1 =0,5µm, λ 2 =0,4µm. Gọi x là khoảng cách giữa vân trung tâm và một điểm trên màn quan sát. Với giá trị nào của x cho sau, tại đó hai ánh sáng đều cho vân sáng: A. 2mm B. 4,2mm C. 4,8mm D. 2,8mm Bài 2. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young có a=1mm, D=1,2m và hai khe hẹp được chiếu đồng thời bởi hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ 1 =0,5µm, λ 2 =0,6µm. Vị trí mà hai ánh sáng cùng cho vân sáng đầu tiên kể từ VSTT có khoảng cách so với VSTT bằng: A. 2,4mm B. 3,6mm C. 4,8mm D. 7,2mm Bài 3. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young có a=1mm, D=2m và hai khe hẹp được chiếu đồng thời bởi hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ 1 =0,63µm, λ 2 =0,45µm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng có màu giống với vân sáng trung tâm bằng: A. 4,6mm B. 6,3mm C. 4,5mm D. 10,8mm Bài 4. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young có a=1mm, D=2m và hai khe hẹp được chiếu đồng thời bởi hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ 1 =0,5µm, λ 2 =0,4µm. Màn quan sát có độ rộng bằng 12mm. Trên màn quan sát có bao nhiêu vân sáng: A. 24 vân B. 25 vân C. 26 vân D. 27 vân Bài 5. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young có a=1mm, D=1,2m và hai khe hẹp được chiếu đồng thời bởi hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ 1 =0,5µm, λ 2 =0,4µm. Màn quan sát có độ rộng bằng 13mm. Số vân sáng ở trên màn quan sát là: A. 43 vân B. 44 vân C. 45 vân D. 46 vân Bài 6. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, hai khe hẹp được chiếu đồng thời bởi hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ 1 =0,5µm, λ 2 =0,4µm. Giữa hai vân sáng có màu giống với vân sáng trung tâm gần nhau nhất quan sát thấy được bao nhiêu vân sáng (không kể hai vân trùng nhau ở hai đầu) là: A. 9 vân B. 8 vân C. 7 vân D. 6 vân Bài 7. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young có a=1mm, D=2m và hai khe hẹp được chiếu đồng thời bởi hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ 1 =0,5µm và λ 2 . Trên màn quan sát, tại M cách vân sáng trung tâm 6mm là vị trí mà hai ánh sáng cùng cho vân sáng lần đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm. Giữa M và vân sáng trung tâm người ta thấy có 9 vân sáng. Bước sóng λ 2 có giá trị bằng: A. 0,4µm B. 0,5µm C. 0,6µm D. 0,7µm Bài 8.(ĐH2010). Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng bằng 720nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị nằm trong khoảng từ 500nm đến 575nm). Trên màn quan sát giữa hai vân gần nhau nhất có màu giống với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λ là: A. 500nm B. 520nm B. 540nm D. 560nm Bài 9. (ĐH2009). Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng có a=0,5mm, D=2m. Nguồn sáng được dùng đồng thời chiếu hai bức xạ đơn sắc có bước sóng là 450nm và 600nm. Trên màn quan sát gọi M, N là hai điểm nằm cùng một phía so với VSTT và cách VSTT lần lượt là 5,5 và 22mm. Trên đoạn MN, số vân sáng trùng nhau của hai ánh sáng là: A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Bài 10. (ĐH2011). Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang, nguồn sáng sử dụng đồng thời chiếu 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0,42µm, 0,56µm và 0,63µm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất có màu giống với vân sáng trung tâm, quan sát được bao nhiêu vân sáng? A. 27 vân B. 26 vân C. 21 vân D. 23 vân Bài 11. (ĐH2012). Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang, nguồn sáng được dùng đồng thời phát ra hai bức xạ λ 1 , λ 2 có giá trị lần lượt là 0,48µm và 0,6µm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm có: A. 4 vân sáng λ 1 , 5 vân sáng λ 2 C. 5 vân sáng λ 1 , 4 vân sáng λ 2 Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 9 Phương ngôn: Rèn luyện hôm nay vì ngày mai tương sáng B. 3 vân sáng λ 1 , 4 vân sáng λ 2 D. 4 vân sáng λ 1 , 3 vân sáng λ 2 Bài 12. Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng có a=0,8mm, D=2,4m. Nguồn sáng được dùng trong thí nghiệm này là một nguồn sáng trắng (ánh sáng trắng có bước sóng từ 400nm đến 750nm). Độ rộng của dải phổ bậc 1 và bậc 4 lần lượt là: A. 1,05mm và 4,2mm C. 2mm và 8mm B. 1,2mm và 4,8mm D. 1,5mm và 6mm Bài 13. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Yang có a=1mm và D=1,5m. Nguồn sáng dùng để chiếu vào hai khe là nguồn sáng trắng có bước sóng từ 400nm đến 750nm. M là một điểm trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 2,4mm. Có bao nhiêu ánh sáng cho vân sáng tại M? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 14. Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng có a=1mm, D=2m, ánh sáng chiếu vào hai khe là ánh sáng trắng (có bước sóng từ 400nm đến 750nm). Trên màn quan sát, tại vị trị vân sáng bậc 3 của ánh sáng màu lục có bước sóng bằng 500nm có bao nhiêu ánh sáng khác cho vân sáng tại đó? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 15. Chiếu ánh sáng trắng (có λ từ 0,40µm đến 0,75µm) vào hai khe hẹp trong thí nghiệm giao thoa của Young. Tại vị trí vân sáng bậc 3 của ánh sáng màu tím (λ = 0,40µm) còn có vân sáng của ánh sáng nào trong những ánh sáng sau? A. 0,48µm B. 0,55µm C. 0,60µm D. 0,72µm Bài 16. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng có a = 2mm, D =1, 2m và chiếu vào hai khe ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4µm đến 0,75µm. Tại điểm M cách vân chính giữa 1,2mm những bức xạ cho vân sáng là : A. 0,70µm; 0,55µm; 0,43µm B. 0,71µm; 0,58µm; 0,42µm C. 0,67µm; 0,50µm; 0,40µm D. 0,72µm; 0,51µm; 0,41µm Bài 17. (ĐH2010). Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng có a=0,8mm, D=2m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Trên màn, tại vị trí cách vân sáng trung tâm 3mm có vân sáng của các bức xạ : A. 480nm và 560nm C. 400nm và 600nm B. 450nm và 600nm D. 400nm và 640nm Bài 18(ĐH2009). Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng có bước sóng bằng 760nm còn có bao nhiêu ánh sáng cho vân sáng: A. 8 B. 7 C. 4 D. 3 Dạng 3. Các bài toán liên quan đến khúc xạ ánh sáng và tán sắc ánh sáng. - Xác định góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính - Xác định độ rộng của dải tán sắc khi đi qua lăng kính - Xác định thành phần ló ra khỏi lăng kính hoặc chiết suất của lăng kính. - Cần nắm: định luật khúc xạ ánh sáng. Góc lệch là gì? cách tìm góc lệch. Độ rộng dải tán sắc là gì? Cách tìm độ rộng đó như thế nào? Định luật phản xạ toàn phần và chiết suất của môi trường trong suốt đối với từng ánh sáng đơn sắc như thế nào? Bài 1. Xin làm viên đá nhỏ trong một đống đá to! Tr 10 . môi trường Bài toán 2. Chiếu ánh sáng đỏ đi qua lần lượt một khe hẹp và qua khe Y_âng. Dùng một màn M đặt song song với màn chứa khe để chắn chùm sáng đó sau khi đi qua khe. (thí nghiệm được tiến hành trong. sáng bước sóng lần lượt là 0,5µm, 0,6µm vào khe Yang có a=1,2mm, người ta đặt một màn quan sát song song và cách hai khe 2m. a. Mô tả hiện tượng quan sát được trên màn b. Xác định khoảng cách ngắn. nhìn thấy, sóng vô tuyến. Câu 25. Cho các anh sáng: đỏ, lam, vàng và tím. Khi truyền trong môi trường trong suốt có chiết suất là n, ánh sáng nào truyền nhanh nhất A. Tất cả đều truyền như nhau

Ngày đăng: 06/02/2015, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan