loi

18 362 0
loi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I/ TÊN ĐỀ TÀI : MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 RÈN KỸ NĂNG ĐỌC. II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Có thể khẳng định rằng đối với học sinh khi đến trường nếu các em biết đọc, biết viết thì cả một thế giới như được mở ra trước mắt các em. Bởi vì trong cuộc sống tất cả những tri thức khoa học, những thành tựu, những giá trị văn hóa tốt đẹp của loài người, những kinh nghiệm của đời sống … muốn lưu truyền từ đời này sang đời khác thì phải ghi lại bằng chữ viết. Chính vì vậy, muốn kế thừa và phát huy những thành tựu đó đòi hỏi các em phải biết đọc và cảm nhận những giá trị văn hóa ấy. Nhưng đối với học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, nếu muốn đọc được, và cảm nhận được nội dung đọc thì đòi hỏi học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt điều này đã được thể hiện rõ trong định hướng mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học : - Hình thành 4 kỹ năng : Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Trong đó kỹ năng đọc là hoạt động vẫn được chú trọng và đặt lên hàng đầu ngay từ lớp Một. Dạy Tiếng Việt ở tiểu học là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt, về chuẩn tiếng Việt, rèn luyện cho các em những kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp. Trong chương trình giáo dục Tiểu học phân môn Tập đọc có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó giữ vai trò hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học. Vì khi đọc tốt thì các em mới có khả năng viết tốt, mới hiểu được nội dung văn bản. Mà đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu và học các môn học khác đạt kết quả cao nhất. Đồng thời nó còn giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời và giúp các em phát triển tư duy, tình cảm. Từ đó học sinh mới hình thành được năng lực giao tiếp của mình. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp và được xem là lớp nền móng cho sự phát triển của các em sau này ở các lớp kế tiếp, mà người ta thường nói “ Cấp một là nền, lớp một là móng” vì móng có chắc thì nền mới vững. Vì vậy việc dạy đọc cho các em đọc đúng, đọc hay, đọc trôi chảy thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Và qua thực tế giảng dạy lớp Một được 3 năm tôi nhận thấy rằng kỹ năng đọc của đa số học sinh chưa tốt, các em phát âm chưa chuẩn xác, phổ biến là sai các phụ âm đầu ch/tr, s/x… vần và dấu thanh : thanh hỏi – ngã. Học sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm, dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ. Các em chưa biết đọc diễn cảm, hạ giọng hay kéo dài giọng… ở câu thơ, câu văn để người nghe cảm nhận hết cái hay của bài thơ hoặc bài văn đó. Vậy làm thế nào để giúp học sinh lớp Một rèn đọc đúng, phát âm chuẩn không đọc nhầm lẫn ap/ap, êp/ep … và lẫn lộn thanh hỏi – thanh ngã, cũng như biết ngắt nghỉ không đúng ngữ điệu …góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là vấn đề tôi đang quan tâm nhất. Chính vì vậy trong năm học này tôi đã từng bước nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm về Những biện pháp giúp học sinh lớp Một rèn kỹ năng đọc và bước đầu đã thu được một số kết quả rất khả quan. III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: V. I LêNin đã từng nói “Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của loài người” Và CácMác cũng từng quan niệm “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Thật đúng vậy ngôn ngữ là là phương tiện để biểu hiện tâm trạng, tình cảm, sự hiểu biết,…của con người. Có thể nói ngôn ngữ có một chức năng vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Vì thế trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh mà nhất là học sinh tiểu học cần hình thành và phát triển ngôn ngữ, bởi lẽ ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý khác. Vì thế việc rèn cho học sinh lớp Một kỹ năng đọc đúng là một điều quan trọng và cần thiết. Đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một đoạn thơ ngắn vv… Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu mà các em viết. Vì vậy khi nghiên cứu mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học Bộ GD&ĐT đã xác định : 1/ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường học tập và giao tiếp của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các tư duy. 2/ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về tự nhiên xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và người nước ngoài. 3/ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ những mục tiêu đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy hiện nay ở cấp tiểu học thông qua việc dạy học vần và dạy Tập đọc làm thế nào phải giúp học sinh rèn được kỹ năng đọc và đây cũng là vấn đề được nhà trường và gia đình đang dành mối quan tâm lớn. Chính vì vậy là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Một, lớp được xem là nền móng việc làm thế nào để rèn kỹ năng đọc nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là vấn đề tôi đang boăn khoăn, trăn trở nhất. IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN : Việc rèn thành công kỹ năng đọc đúng tiến tới đọc diễn cảm cho học sinh là một vấn đề tương đối khó mà nhất là đối với học sinh lớp Một thì lại càng khó hơn nữa. Bởi lẽ các em đều là học sinh mới bắt đầu đến trường, các em còn quá nhỏ chưa có ý thức tự giác trong học tập, việc làm quen với các con số và mặt chữ còn khó khăn thì việc đòi hỏi các em đọc đúng, đọc diền cảm là vấn đề không hề đơn giản. Năm học 2012– 2013 dưới sự phân công của lãnh đạo nhà trường tôi được phụ trách giảng dạy lớp 1/2, với tổng số học sinh là 34. Qua thời gian giảng dạy ở phân môn Học vần và Tập đọc tôi nhận thấy: Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, một số em còn nói ngọng đọc lẫn lộn ch/tr, r/g, ., và do ảnh hưởng từ cánh phát âm của địa phương nên phát âm lẫn lộn ap/op, êp /ep … đọc không phân biệt thanh hỏi – thanh ngã. Các em chưa biết ngắt nghỉ không đúng ngữ điệu trong một bài văn, bài thơ … Mặt khác Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm tuy là một trường nằm ở Thành phố nhưng lại nằm ở vùng ven đô thị nên đa số học sinh được sinh ra trong gia đình chủ yếu làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ nên đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, các bậc phụ huynh chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc học tập cũng như rèn đọc cho con em mình. Các em chưa được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng khi đến lớp. Việc học ở nhà lại chưa có sự theo dõi, hướng dẫn của người bố mẹ hoặc người thân. Từ đó kết quả học tập của các em chưa đạt như mong muốn của giáo viên. Nhìn chung đa số các em thường mắc phải một số lỗi cơ bản sau: Khảo sát đầu năm Đọc ngọng ch/tr, r/g Đọc sai phần âm ap/op; êp/ep Đọc nhầm lẫn hỏi/ ngã Đọc không đúng ngữ điệu TS % TS % TS % TS % TSHS34 9 26,4 16 47 7 20,6 18 53 V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Trước tình hình thực tế lớp tôi như vậy. Để đầu tư nâng cao chất lượng về kỹ năng đọc góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư và có những giải pháp đúng đắn, phù hợp với quá trình hình thành các kỹ năng đọc cho học sinh. Từ đó tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Nghiên cứu các phương pháp dạy Học vần và Tập đọc để vận dụng vào bài dạy. + Mục đích: Việc nghiên cứu các phương pháp giảng dạy Học vần, Tập đọc giúp tôi nắm vững điểm mạnh cũng như mặtt hạn chế của từng phương pháp, hoặc trong nội dung dung nào thì nên kết hợp phương pháp nào với nhau. Vì không có một phương pháp nào là vạn năng. Từ đó có thể vận dụng một cách linh hoạt vào các bài dạy cụ thể để đạt hiệu quả giảng dạy cao nhất. Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng khi dạy Học vần và Tập đọc. - Phương pháp trực quan - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp phân tích ngôn ngữ. - Phương pháp luyện tập theo mẫu. a. Phương pháp trực quan: Như chúng ta đã biết nhận thức của trẻ thường đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, nên việc sử dụng phương pháp trực quan trong các giờ Học vần và Tập đọc có hiệu quả rất lớn đối với việc hình thành các kĩ năng lời nói của học sinh. Phương tiện trực quan có thể là vật thật, tranh vẽ, mô hình, bộ chữ thực hành tiếng Việt, các băng giấy/ thẻ từ chép sẵn nội dung học tập, cũng có thể là chữ viết mẫu hoặc các thao tác đọc của thầy cô giáo. Trong đó thao tác đọc mẫu của thầy cô giáo là quan trọng nhất. Căn cứ vào mục đích học tập tương ứng với mỗi nội dung cụ thể trong bài học, giáo viên bố trí sử dụng phương tiện trực quan cho phù hợp và hiệu quả. Ví dụ : Khi dạy âm bài 23 g- gh STV1/ 48( Phần phụ lục 1) - Dùng vật thật hoặc vật thay thế (Tranh vẽ đàn gà) để giới thiệu từ chứa tiếng có âm g, Tranh vẽ ghế để giới thiệu từ chứa tiếng có âm gh mới học - Giáo viên đọc mẫu khi giới thiệu âm mới : g- gh - Viết mẫu khi hướng dẫn học sinh viết bảng con hoặc viết vào vở - g- gh. - Dùng thẻ từ / băng giấy khi luyện đọc từ ngữ ứng dụng : gà ri- ghế gỗ. - Dùng tranh khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học ứng dụng, khi luyện nghe nói theo chủ đề / nghe nói trong phần kể chuyện của bài ôn tập… Ví dụ : Khi dạy bài Tập đọc Hồ gươm STVT2/ 118. Giáo viên giới thiệu cho các em quan sát ảnh chụp Hồ Gươm để các em hiểu rõ hơn và cảm nhận được vẻ đẹp của Hồ Gươm. Từ đó các em khắc sâu nội dung bài tập đọc Hồ Gươm. Nói tóm lại phương pháp trực quan có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào của bài học : khi giới thiệu âm/ vần mới, luyện viết, luyện đọc, nói và khi củng cố bài học. Tác dụng của phương pháp này là cụ thể hóa những vấn đề trừu tượng với học sinh lớp 1 thành vấn đề đơn giản, trực quan, làm cho các em nắm được nội dung bài học, luyện tập đọc, nghe, nói, viết một cách thuận lợi. b. Phương pháp đàm thoại: Đây được xem là phương pháp phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ vì các em rất thích được hoạt động (hoạt động lời nói). Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ cho nội dung bài. Ở đây có thể thấy, giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt, gợi mở; khơi dậy trí tò mõ thích , khám phá, tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Ngược lại, các em có thể nêu câu hỏi thắc mắc để giáo viên hướng dẫn và giải đáp. Phương pháp đàm thoại là tạo cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp (giao tiếp giữa cô và trò). Khi sử dụng phương pháp này ngoài việc có tác dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh. Ví dụ giáo viên hỏi : Vần ac có gì giống và khác với vần at? Phương pháp đàm thoại có tác dụng giúp học sinh tìm hiểu bài mới một cách tự giác, tích cực, chủ động, nhờ đó, các em chóng thuộc bài, hào hứng học tập, lớp học sinh động. Cũng nhờ phương pháp này, giáo viên nắm được trình độ học tập của học sinh, từ đó phân loại học sinh và có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng. c. Phương pháp phân tích ngôn ngữ : Phương pháp phân tích ngôn ngữ thể hiện ở sự phối hợp một cách hợp lí các thao tác phân tích và tổng hợp khi dạy học Học vần và tập đọc. Phân tích trong dạy vần thực chất là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ : từ - tiếng- vần/ âm. Ví dụ: tiếng bơi gồm âm b, vần ơi,; vần ơi gồm âm ơ và âm i Tổng hợp là ghép các yếu tố ngôn ngữ đã được phân tích trở lại dạng ban đầu. Ví dụ: ghép vần : ơ- i, ghép tiếng : bờ-ơi- bơi. Các thao tác tách và ghép này phải được phối hợp nhuần nhuyễn, kết hợp đánh vần vần, đánh vần tiếng với đọc trơn. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng khi giảng bài mới (tiết 1). Hay khi ôn vần ở tiết 1 bài Tập đọc .Giáo viên cho học sinh phân tích từ - tiếng- vần/âm, khi các em đã nắm được âm/vần mới thì tổng hợp trở lại và đọc trơn (có thể làm theo quy trình ngược lại : tổng hợp các âm thành vần, vần với âm đầu và thanh thành tiếng, tiếng với tiếng thành từ). Cũng có thể sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong các bài tập ứng dụng, trong đó học sinh tìm tiếng chứa âm, vần mới học hoặc âm, vần đang được ôn tập. Ví dụ: Bài in - un STV1- T1/98 Tìm tiếng chứa vần in hoặc vần un trong các từ ngữ ứng dụng đèn pin- con giun Phương pháp này giúp học sinh nắm chắc bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống một cách chủ động, đặc biệt là phát triển ở các em các kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, thay thế, … d. Phương pháp luyện tập theo mẫu: Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên khi dạy học vần và Tập đọc. Với phương pháp này, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng thực hành tốt. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh rèn kỹ năng, kỹ xảo khi luyện đọc. Tôi luông hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp cụ thể. + Các biện pháp luyện tập: . Luyện đọc thành tiếng và luyện đọc thầm. Được sử dung khi giáo viên đọc mẫu ở phần cung cấp kiến thức ở bài Học vần hay đọc mẫu khi dạy Tập đọc, Ví dụ : Bài 56 uông- ương STV T1/114 ; Bài Đầm sen STV T1 /91 Giáo viên đọc mẫu, uông- ương, Bài Đầm sen Đầm sen Đầm sen ở ven làng. Lá sen màu xanh mát. Lá cao lá thấp chen nhau phủ khắp mặt đầm…… Sau khi giáo viên đọc xong giáo viên hướng dẫn các em đọc thầm lại và sau đó đọc thành tiếng. Vì học sinh tiểu học chưa đủ khả năng khái quát các hiện tượng lời nói cụ thể thành quy luật nên việc luyện tập theo mẫu rất có lợi trong việc hình thành kĩ năng lời nói của các em. Phương pháp luyện tập theo mẫu gắn bó chặt chẽ với phương pháp đàm thoại rong quá trình thực hành, học sinh phân tích, tổng hợp vần, luyện đọc theo giáo viên, nói theo mẫu câu trong sách giáo khoa hay theo mẫu trong vở Bài tập, vở Tập viết và theo quy trình viết mẫu của thầy cô. Chính hoạt động rèn luyện theo mẫu đã giúp học sinh dần hình thành một cách chắc chắn các kĩ năng sử dụng lời nói. Có thể nói các phương pháp dạy học tiếng Việt kể trên không tách bạch mà có sự đan xen, giao thoa và bổ sung lẫn nhau. Nói tóm lại trong quá trình dạy học không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng. Vì vậy nếu muốn việc dạy học đạt kết quả cao nhất người giáo viên phải biết phối kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp với nhau một cách hài hòa. Biện pháp 2: Thống kê các lỗi học sinh thường mắc phải khi đọc qua từng bài dạy Học vần và Tập đọc. Mục đích: Qua việc thống kê giúp tôi hệ thống lại được lỗi nào học sinh thường mắc phải . Từ đó đề ra những yêu cầu kiến thức cần cung cấp và tìm ra những biện pháp giảng dạy phù hợp nhất giúp học sinh khắc phục các lỗi đó. Qua thống kê tôi thu được kết quả như sau: + Đọc ngọng dẫn đến đọc r thành g ; tr thành ch. Ví dụ: Bài 23 g-gh STV1/48- Bài 26 y-tr STV1/54- Bài 53 ăng- âng STV/10- Bài 62 ôm- ơm STV/126… hay trong bài tập đọc Ngôi nhà STV T2/82 Học sinh thường phát âm lẫn lộn không phân biệt giữa r và g; tr và ch : em Xuân Đồng, Hoàng Nhi, Trọng Chiến, Thái Sơn, Ngọc Dũng …. thường phát âm sai như sau: gà ri thành gà gi ; đống rơm thành đống gơm hay tre ngà thành che ngà; trí nhớ thành chí nhớ, măng tre thành măng che… Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Các em đọc thành Em yêu ngôi nhà Gỗ, che mộc mạc + Đọc sai vần ap/op; êp/ ep … Học sinh thường phát âm lẫn lộn không phân biệt giữa op và ap; êp và ep: các em sau : Thành Bảo, Bồng Lai,Thái Sơn, Công Hiếu, Văn Lộc …. thường phát âm sai như sau: múa sạp thành múa sọp ; giấy nháp thành giấy nhóp; xe đạp thành xe đọp…(Bài 84 STV T2/4) hay đèn xếp thành đèn xép; gạo nếp thành gạo nép … (Bài 87 STV T2/10) + Đọc không phân biệt thanh hỏi- thanh ngã. Khi đọc các em chưa biết cách đọc cao giọng và lấy hơi kéo dài hơn ở những tiếng có thanh ngã làm cho người nghe không phân biệt được tiếng nào là có thanh ngã. Ví dụ : nương rẫy thành nương rẩy; Lễ phép thành lể phép; vườn nhãn thành vườn nhản…Đó là các em Long, Triều, Đông, Bảo Nguyên… Hay câu thơ : Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc (Ngôi nhà STV T2/82 ) Các em đọc thành Em yêu ngôi nhà Gổ, tre mộc mạc + Chưa có ý thức về ngữ điệu khi đọc. Các em chưa biết ngắt nghỉ khi đọc làm cho người nghe cũng như người đọc không cảm nhận được nội dung . Ví dụ Bài Hoa ngọc lan STV T2/ 64. Ở ngay đầu hè nhà bà em /có một cây hoa ngọc lan.//Thân cây cao,/ to,/ vỏ bạc trắng.//Lá dày, cỡ bằng bàn tay/,xanh thẫm.// Các em ngắt nghỉ như sau : Ở ngay/ đầu hè / nhà bà em /có một cây hoa /ngọc lan.//Thân cây /cao, to / vỏ bạc trắng. Lá dày, /cỡ bằng/bàn tay/, xanh thẫm.// Như em : Gia Hân, Văn An, Hữu Triều, Minh Quân … Hay một số em lại không ngắt nghỉ đọc liền mạnh hết một đoạn. Ở ngay đầu hè nhà bà em có một cây hoa ngọc lan//. Thân cây cao to vỏ bạc trắng. Lá dày cỡ bằng bàn tay xanh thẫm.// Như em : Công Hiếu, Nguyên Anh, Huy Bảo … Biện pháp 3 Rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Qua việc thống kê và nắm bắt được các lỗi học sinh thường mắc phải khi đọc tôi đã tiến hành rèn đọc theo các bước sau : a) Rèn kỹ năng đọc đúng . (phát âm đúng) Đối với một số em nói ngọng đọc không phân biệt ch/tr, g/r tôi cho các em luyện đọc theo tôi nhiều lần từ đó, kết hợp dùng bút để viết lại và tôi dùng tranh ảnh để khắc sâu từ đó cho các em. Ví dụ : để khắc phục lỗi đọc tre ngà thành che ngà tôi cho các em xem tranh cây tre ngà, tôi đọc từ đó nhiều lần các em đọc lại và viết bảng con 2 đến 3 lần. Hay sửa lỗi đọc sai đèn xếp thành đèn xép tôi đọc mẫu cho học sinh nghe sau đó học sinh đọc đi đọc lại nhiều lần, cho các em xem tranh đèn xếp. Hay những học sinh đọc không phân biệt thanh hỏi hay thanh ngã tôi hướng dẫn các em cách đọc cao giọng và lấy hơi kéo dài hơn ở những tiếng có thanh ngã (phụ lục 1) b/ Rèn đọc đúng tốc độ. Giáo viên khi đọc mẫu phải đọc đúng theo tốc độ, giữ nhịp đọc với yêu cầu khoảng 50 tiếng/ 1 phút. Giáo viên nhắc học sinh không nên đọc quá nhanh không rõ chữ làm cho người nghe không nghe kịp và không hiểu được nội dung. Ví dụ: Bài Cái Bống STVT2/58 Cái Bống là cái bống bang/ Khéo sảy/ khéo sàng/ cho mẹ nấu cơm Mẹ Bống/ đi chợ đường trơn/ Bống ra gánh đỡ/ chạy cơn mưa ròng./ c) Rèn luyện cho các em về ngữ điệu, cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc. Tùy theo từng bài mà có cách lựa chọn ngữ điệu đọc khác nhau. Tuy nhiên để học sinh dễ dàng đọc đúng thì với những câu đoạn khó tôi thường đọc mẫu và hướng dẫn các em dùng bút chì gạch xiên, đánh dấu ngắt và gạch chân những từ cần nhấn giọng. Ví dụ: Bài Vì bây giờ mẹ mới về - STVT2/88 Cậu bé cắt bánh bị đứt tay/ nhưng không khóc // Mẹ về/ cậu mới khóc òa lên// Bên cạnh đó kết hợp rèn cho học sinh đọc cách đọc các câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm… giọng đọc phân biệt vai của các nhân vật và thái độ của nhân vật… Ví dụ: Bài Vì bây giờ mẹ mới về - STVT2/88 Mẹ cậu hoảng hốt : - Con làm sao thế ? - Con bị đứt tay. - Đứt khi nào thế ? - Lúc nãy ạ! Từ việc hướng dẫn theo tình tự cụ thể như vậy qua nhiều bài học vần cũng như Tập đọc, học sinh đã biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, làm cho giọng đọc rất chuẩn xác. Biện pháp 4 : Tổ chức trò chơi Tiếng Việt: Mục đích: Giúp các em làm quen và dần dần hình thành thói quen về cách đọc uốn lưỡi phân biệt giữa các từ có chứa các âm, ch/tr, g/r, x/s, …êp/ep, ôp/op hay những tiếng có thanh hỏi cũng như cách ngắt nhịp câu thơ câu văn. * Cách tiến hành: Có nhiều hình thức trò chơi Tiếng Việt, tuỳ từng bài đọc để áp dụng trò chơi sao cho phù hợp. Trong khâu rèn kỹ năng đọc nói riêng và dạy bài Tập đọc nói chung, tôi thường áp dụng các trò chơi Tiếng Việt như: • Thi đọc đúng các từ, cụm từ có các phụ âm, vần , dấu thanh khi đọc. • Thi đọc nối tiếp đoạn văn, câu thơ, khổ thơ trong bài đọc thuộc lòng. • Thi tìm các từ còn thiếu trong đoạn văn, thơ. • Đọc một câu biết cả đoạn. Khi chơi trò chơi, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều được chơi, kể cả những học sinh yếu cũng được chọn tham gia để các em cũng được hoà nhập và giúp các em học tập có ý thức hơn. Ví dụ : Con trâu/ châu chấu; tre ngà/ mái che; con trăn/ chăn trâu…. Nhà ga/ đi ra; gà gô/ cá rô; ghế gỗ/ rổ rá… Nghỉ hè/ nghĩ ngợi; tập vẽ/ vẻ đẹp… Đèn xếp/ cá chép; xinh đẹp/ bếp lửa… Họp nhóm/ múa sạp; xe đạp/ đóng góp; góp ý/ giấy nháp… Hoặc hình thức lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. a. Điền tr hay ch ? thi ….ạy vầng ….ăng …ong …óng ….í nhớ b Điền ep hay êp? Lễ ph…… xinh đ gạo n… b…. lửa c. Điền dấu hỏi hay ngã trên những chữ in nghiêng? Nhan vở biên cả nga huỵch tập vo … *Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Từ thực trạng trên thông qua cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học và cuộc họp cuối học kỳ I, tôi thông báo đến từng phụ huynh về tình hình học tập đặc biệt là cách đọc của các em, phổ biến trong phụ huynh về tầm quan trọng của việc học Tiếng Việt trong nhà trường có ảnh hưởng như thế nào đến cả quá trình học tập của các em sau này. Đồng thời giáo viên cũng giúp phụ huynh nhận thấy Tiểu học là bậc học nền tảng của từng học sinh. Từ đó họ sẽ có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề rèn đọc ngay từ lớp Một cho các em. Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, các phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng …để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà. Khuyến khích phụ huynh trang bị đầy đủ sách vở và tạo điều iện tốt nhất cho các em học tập và rèn đọc và bổ sung thêm một số sách báo nhi đồng, truyện… cho con em đọc thêm ở nhà.

Ngày đăng: 28/01/2015, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan