Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 194 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
194
Dung lượng
4,9 MB
Nội dung
D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 1 CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ VÀ PHỤ GIA 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DẦU MỎ 1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ 1.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC PHỤ GIA DẦU MỎ D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 2 CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA LÝ VÀ PHÉP THỬ TÍNH NĂNG CỦA DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ Để đánh giá chất lượng dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ người ta thường xác định một số tính chất điển hình của nó. Một tính chất có thể chưa nói lên hết được tính chất của chúng, song tổng hợp các tính chất có thể cho phép sử dụng dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ hợp lý hơn. Đối với dầu mỏ, nó cho phép ta hoạch định phương pháp chế biến và phương thức lấy các sản phẩm phân đoạn. Đối với các sản phẩm dầu mỏ, nó cho phép sử dụng các sản phẩm dầu mỏ phù hợp với các yêu cầu sử dụng khác nhau. Đối với mỗi nước, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ lại có các quy định khác nhau, phù hợp với điều kiện sử dụng của mỗi nước. Ngày nay, với xu h ướng hội nhập toàn cầu thì các tiêu chuẩn quy định này cũng được sử dụng đan xen nhau, xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được quốc tế hóa. Các phương pháp phân tích hóa lý cơ bản đánh giá chất lượng, tính chất của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ chủ yếu tuân theo một số tiêu chuẩn, quy chuẩn sau: - TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam. - ASTM (American society for testing materials), tiêu chuẩn Mỹ. - IP standard (The institute of petroleum), tiêu chuẩn của viện dầ u mỏ Anh. - ISO (Organisation international de standardisation), tiêu chuẩn quốc tế. ……… 2.1 CÁC TÍNH CHẤT HÓA LÝ CƠ BẢN CỦA DẦU MỎ - SẢN PHẨM DẦU MỎ VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH 2.1.1. Khối lượng riêng, tỷ trọng, độ API ASTM D1298-96; TCVN 6594 : 2007 Việc xác định chính xác tỉ trọng, khối lượng riêng hoặc độ API của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ rất cần thiết cho việc chuyển đổi thể tích đã đo ở nhiệt độ thực tế về thể tích hoặc khối lượng (hoặc cả hai) ở nhiệt độ đối chứng tiêu chuẩn trong quá trình bả o quản vận chuyển. Khối lượng riêng, tỉ trọng hoặc độ API là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của dầu thô, góp phần điều chỉnh giá dầu. Tuy nhiên tính chất này của dầu mỏ không phải là một chỉ dẫn chắc chắn về chất lượng của dầu nếu không kết hợp các tính chất khác. Khối lượng riêng ρcủa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là khối lượng của một đơn vị thể tích dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ở nhiệt độ tiêu chuẩn 60 0 F (15,6 0 C) và áp suất 101,325 kPa (1 atm), ký hiệu là 60 ρ hay 15,6 ρ (hoặc 15 ρ ). Đơn vị đo thường là: g/cm 3 , kg/m 3 . D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 3 Tỷ trọng d là tỷ số giữa khối lượng của chất lỏng có thể tích đã cho ở nhiệt độ 15 0 C (hoặc 60 0 F) so với khối lượng của nước tinh khiết (nước cất) có thể tích tương đương ở cùng nhiệt độ đó. Trong nhiều trường hợp chúng ta thường không phân biệt giá trị giữa d và ρ vì 60 60 60 0,99904.dρ= , mặc dù thứ nguyên của chúng khác nhau. Độ API ( 0 API) được xác định thông qua tỷ trọng theo công thức: 0 60 60 141,5 API 131,5 d =− (2.1) Khối lượng riêng của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thường từ 0,5 – 1,1 g/cm 3 , tỷ trọng thường nhỏ hơn nước trừ phân đoạn nhựa đường. Khi tỷ trọng thay đổi từ 0,7 đến 1 thì độ API giảm từ 70,6 đến 10,0. Quy trình xác định tỷ trọng: Mẫu được đưa về nhiệt độ chuẩn quy định chính xác bằng mày điều nhiệt (là 15 0 C hoặc 20 0 C) hoặc mẫu được giữ ở nhiệt độ thích hợp khác là nhiệt độ đo được của mẫu hoặc nhiệt độ của mẫu trùng với nhiệt độ phòng. Ống đong hình trụ, có đường kính trong của ống ≥ 25 mm so với đường kính ngoài của tỷ trọng kế. Chiều cao của ống đong phải đủ để tỷ trọng kế nổi trong mẫu và đáy của t ỷ trọng kế cách đáy của ống đong ít nhất 25 mm. Đưa nhiệt độ ống đong và nhiệt độ tỷ trọng kế gần bằng nhiệt độ mẫu thử. Rót mẫu nhẹ nhàng vào ống đong sao cho tránh tạo bọt và tránh sự bay hơi của các phân đoạn nhẹ (khi cần thiết phải dùng xi phông), sao cho đủ lượng để tỷ trọng kế nổi được và đọc đượ c số. Gạt bỏ tất cả các bọt khí sau khic húng nổi trên bề mặt mẫu bằng cách dùng giấy lọc sạch chạm vào chúng. Đặt ống đong chứa mẫu ở vị trí thẳng đứng, thả từ từ tỷ trọng kế thích hợp vào sao cho không chạm vào thành nống và để yên. Chú ý phần nổi của tỷ trọng kế không được ướt. Dùng nhiệt kế để khuấy mẫu sao cho bầu thủy ngân luôn ng ập trong mẫu thử. Ngay sau khi số đọc của nhiệt kế ổn định, ghi lại nhiệt độ của mẫu chính xác đến 0,25 0 C sau đó lấy nhiệt kế ra. Ấn tỷ trọng kế xuống khoảng hai vạch và sau đó thả tỷ trọng kế ra hoặc có thể xoay nhẹ để đưa tỷ trọng kế về trạng thái cân bằng, nổi tự do không chạm vào thành ống. Đặt mắt ngang bề mặt chất lỏng, đọc đúng vạch cắt của thang chia độ và mặt chất lỏng theo hai trường hợp: chất l ỏng trong suốt và chất lỏng đục. Phương pháp tỷ trọng kế này là phù hợp nhất để xác định khối lượng riêng, tỉ trọng hoặc độ API của các loại dầu nhớt thấp trong suốt. D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 4 Hình 2.1: Thang đọc của tỷ trọng kế đối với chất lỏng dầu mỏ trong suốt (a) và không trong suốt (b) Phương pháp này cũng áp dụng cho loại chất lỏng nhớt với thời gian đủ để tỷ trọng kế đạt đến trạng thái cân bằng, hoặc thích hợp áp dụng cho loại chất lỏng đục nếu hiệu chỉnh mặt khum thích hợp. Khi đo với lượ ng dầu lớn, các sai số hiệu chỉnh thể tích sẽ được giảm thiểu bằng cách quan sát số đo trên tỷ trọng kế tại nhiệt độ gần sát nhiệt độ của bồn dầu. 2.1.2. Độ nhớt ASTM D445 - 06; TCVN 3171: 2007 Độ nhớt là đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở giữa hai lớp chất lưu khi chúng chuyển động tương đối, trượt lên nhau. Một cách t ổng quát, một chất lưu có độ nhớt càng lớn khi nó càng khó chảy. Độ nhớt là một chỉ tiêu quan trọng và cơ bản của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ. Đối với dầu mỏ và đa số các sản phẩm dầu mỏ độ nhớt liên quan mật thiết đến tính lưu biến của chúng trong các điều kiện nhiệt độ làm việc khác nhau. Thông thường nhiệt độ giả m thì độ nhớt tăng và ngược lại. Sự thay đổi độ nhớt của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ cũng phụ thuộc nhiều vào bản chất của chúng. Dầu chứa nhiều parafin thường có độ nhớt thay đổi nhiều theo nhiệt độ. Chi tiết a) Đáy của mặt khum Chất lỏng Mặt phẳng ngang của chất lỏng Xem chi tiết Mặt khum Đọc tại điểm này Mặt phẳng ngang của chất lỏng Xem chi tiết Chất lỏng Mặt phẳng ngang của chất lỏng Đáy của mặt khum Đọc tại điểm này Mặt phẳng ngang của chất lỏng Mặt khum Chi tiết b) D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 5 Đối với các chất bôi trơn, độ nhớt là một tính chất quyết định độ dày màng dầu, nó làm giảm ma sát và mài mòn giữa hai bề mặt tiếp xúc. Nó có ảnh hưởng đến độ khít, tổn hao công ma sát, khả năng chống mài mòn, khả năng chống tạo cặn, khả năng làm mát các chi tiết làm việc… Trong động cơ, độ nhớt đóng vai trò quyết định lượng tiêu hao nhiên liệu, khả năng tiết kiệm dầu và hoạ t động của động cơ. Đối với một số loại động cơ, đặc biệt là động cơ ôtô cũng ảnh hưởng tới khởi động và tốc độ trục khuỷu. Độ nhớt quá cao sẽ làm giảm tốc độ của trục và do đó làm tăng lượng nhiên liệu tiêu hao (kể cả sau khi động cơ đã khởi động). Độ nhớt quá thấp sẽ dẫ n tới chóng mài mòn và tăng lượng tiêu hao dầu. Chính vì vậy độ nhớt được lấy làm cơ sở cho hệ thống phân loại dầu nhờn (theo cấp độ nhớt SAE). Có hai loại độ nhớt là độ nhớt động lực và độ nhớt động học. Trong công nghiệp dầu mỏ thường dùng độ nhớt động học, còn độ nhớt động lực được sử dụng nhiều trong các phương pháp nghiên cứ u. Độ nhớt động học được xác định bằng phương pháp sử dụng nhớt kế mao quản với đơn vị đo chủ yếu là cSt. Có nhiều loại nhớt kế được thiết kế có hình dáng khác nhau để đo độ nhớt của chất lỏng khác nhau theo tiêu chuẩn ASTM D 446-06. Vì vậy việc lựa chọn nhớt kế sao cho phù hợp với chất lỏng cần đo độ nhớt có ý ngh ĩa rất quan trọng. Điều này thể hiện qua thời gian chảy của mẫu từ vạch này đến vạch kia của bầu đo. Nếu thời gian chảy nhanh quá hoặc chậm quá thì kết quả đo đều sẽ không chính xác. Trong công nghiệp dầu mỏ người ta quan tâm đến hai loại nhớt kế chính là: nhớt kế chảy xuôi và nhớt kế chảy ngược. Trong đó, nhớt kế chảy xuôi thường được sử dụng cho các chất lỏng sáng màu và nhớt kế chảy ngược được sử dụng để đo độ nhớt của các chất lỏng tối màu hoặc sẫm màu. Hình 2.2: Nhớt kế mao quản chảy xuôi (a) và nhớt kế mao quản chảy ngược (b) D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 6 Bảng 2.1: Một số thông số loại nhớt kế chảy xuôi hình 2.2 a Nhớt kế số Hằng số nhớt kế, (mm 2 /s)/s Dải đo độ nhớt mm 2 /s Đường kính trong ống R, mm Thể tích bầu C, ml Đường kính trong ống N, mm Đường kính trong ống tại E, mm 1 0,0008 1,05 A min 0,38 5,6 2,8 – 3,2 3 2 0,003 2,1 B – 3 0,49 5,6 2,8 – 3,2 3 3 0,01 3,8 C – 10 0,66 5,6 2,8 – 3,2 3 4 0,03 6 – 30 0,87 5,6 2,8 – 3,2 3 5 0,1 20 – 100 1,18 5,6 2,8 – 3,2 3 6 0,3 60 – 300 1,55 5,6 2,8 – 3,2 3 7 1,0 200 – 1000 2,10 5,6 3,7 – 4,3 4 8 3,0 600 – 3000 2,76 5,6 4,6 – 5,4 5 9 10,0 2000 - 10000 3,80 5,6 4,6 – 5,4 5 A: thời gian chảy nhỏ nhất là 1320 giây B: thời gian chảy nhỏ nhất là 600 giây C: thời gian chảy nhỏ nhất là 380 giây, 200 giây cho tất cả các kích thước nhớt kế. Bảng 2.2: Một số thông số loại nhớt kế chảy ngược hình 2.2 b Nhớt kế số Hằng số nhớt kế, (mm 2 /s)/s Dải đo độ nhớt mm 2 /s Đường kính trong ống R, mm Đường kính trong ống N,E,F,I mm Thể tích bầu A,C,J, ml Thể tích bầu D, ml 25 0,002 0,4 -2 0,31 3,0 1,6 11 60 0,004 0,8 – 4 0,42 3,0 2,1 11 75 0,008 1,6 – 8 0,54 3,0 2,1 11 100 0,015 3 – 15 0,63 3,2 2,1 11 150 0,035 7 – 35 0,78 3,2 2,1 11 200 0,1 20 – 100 1,02 3,2 2,1 11 300 0,25 50 – 200 1,28 3,4 2,1 11 350 0,5 100 – 500 1,48 3,4 2,1 11 400 1,2 240 – 1.200 1,88 3,4 2,1 11 450 2,5 500 – 2.500 2,20 3,7 2,1 11 500 8,0 1.600 – 8.000 3,10 4,0 2,1 11 600 20,0 4.000 – 20.000 4,00 4,7 2,1 13 D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 7 * Quy trình xác định độ nhớt bằng nhớt kế mao quản: - Chọn nhớt kết phù hợp với độ nhớt của dầu sao cho tốc độ chảy khoảng 200 - 800 giây. - Nạp vào dụng cụ đo (nhớt kế) một lượng dầu thích hợp. - Để ổn định nhiệt tại một nhiệt độ nhất định trong bình ổn định nhiệt khoảng 30 phút sao cho đạt cân bằng nhiệt độ bên trong mẫu cần đo và nhiệt độ dầu của thiết bị ổn định nhiệt, dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian chảy của lượng dầu trên từ vạch này đến vạch kia của dụng cụ đo, phụ thuộc vào hằng số nhớt kế (k) ta tính được độ nhớt động học của dầu theo công thức sau đây: k.tν= Trong đó: ν : độ nhớt động học (cSt); k: hằng số nhớt kế (cSt/s); t: thời gian chảy (s). 2.1.3. Chỉ số độ nhớt (VI – viscosity index) ASTM D 2270-06 Chỉ số độ nhớt (VI) là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi độ nhớt của mẫu theo nhiệt độ. Thông thường khi nhiệt độ tăng độ nhớt sẽ giảm và ngược lại. Chỉ số độ nhớt còn phụ thuộ c vào bản chất của dầu mỏ. Dầu chứa nhiều naphten có VI cao và dầu chứa nhiều parafin có VI thấp. Trong số các sản phẩm dầu mỏ, có lẽ chỉ có dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu phản lực người ta mới quan tâm nhiều đến VI. Vì chỉ tiêu này quyết định đến khoảng nhiệt độ làm việc rộng và chức năng của chúng. Điều này có thể giải thích như sau: trong các động cơ, môi tr ường làm việc của dầu có nhiệt độ thay đổi từ âm vài 0 C đến vài trăm 0 C, khi đó độ nhớt của dầu thay đổi rất lớn. Ở nhiệt độ thấp, độ nhớt của dầu mỡ bôi trơn tăng làm giảm tính lưu biến của dầu, khó khăn trong quá trình bơm đi để bôi trơn các chi tiết động cơ trong quá trình khởi động. Ngược lại, ở nhiệt độ cao độ nhớt giảm đáng kể, khi đó độ dày màng dầu không đủ dầy để đảm bảo chức năng bôi trơn, giảm ma sát và các chức năng khác của mình. Chính vì vậy, VI luôn được coi là một trong số các chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với dầu mỡ bôi trơn động cơ. Hình 2.3: Bể xác định độ nhớt D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 8 VI là một giá trị được xác định qua sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ dựa trên cơ sở so sánh khoảng thay đổi tương đối về độ nhớt của hai loại dầu chọn lọc chuyên dùng, hai loại dầu này khác biệt nhau rất lớn về chỉ số độ nhớt VI. Hình 2.4: Sự thay đổi độ nhớt của dầu bôi trơn theo nhiệt độ. Trong đó: L - độ nhớt của dầu có VI = 0 (dầu có VI thấp – dầu naphten) H - độ nhớt của dầu có VI = 100 (dầu có VI cao – dầu parafin) U - độ nhớt của dầu cần phải tính chỉ số độ nhớt Dựa vào độ nhớt động học ở 40 0 C và 100 0 C của từng loại dầu để tính chỉ số độ nhớt (VI) tương ứng của chúng theo tiêu chuẩn ASTM D 2270. Tiêu chuẩn này phân ra hai trường hợp: dầu có VI dự đoán nhỏ hơn 100 và lớn hơn 100. * Trường hợp 1: Dầu bôi trơn có VI dự đoán nhỏ hơn 100. Chỉ số độ nhớt VI được tính theo công thức sau: ( ) () LU VI .100 LH − = − (2.2) Trong đó: L – độ nhớt động học ở 40 0 C của một loại dầu có VI = 0 và có cùng độ nhớt động học ở 100 0 C với dầu mà ta cần tính VI, cSt; U – độ nhớt động học ở 40 0 C của dầu ta cần phải tính chỉ số độ nhớt, mm 2 /s; H - độ nhớt động học học ở 40 0 C của một loại dầu có VI = 100 và có cùng độ nhớt động học ở 100 0 C với dầu mà ta cần tính VI, cSt; + Nếu độ nhớt động học của dầu cần đo ở 100 0 C nhỏ hơn hay bằng 70 cSt thì các giá trị tương ứng của L và H cần phải tra bảng 2.3. VI = 0 VI = 100 L U H Đ ộ nhớt , cS t 0 C 40 0 100 D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 9 Bảng 2.3: Giá trị L,H tương ứng với độ nhớt động học ở 40 0 C và 100 0 C Độ nhớt động học ở 100 0 C, mm 2 /s Giá trị L Giá trị H 2,00 7,994 6,394 2,10 8,640 6,894 5,00 40,230 28,490 5,10 41,990 29,480 15,00 296,500 149,700 15,10 300,000 151,200 20,00 493,200 229,500 20,20 501,500 233,000 70,00 4905,000 1558,000 Ghi chú: Nếu các giá trị độ nhớt không nằm trong bảng trên thì được suy ra bằng cách nội suy. + Nếu độ nhớt động học của dầu cần đo ở 100 0 C lớn hơn 70 cSt, thì giá trị L và H được tính như sau: L = 0,8353 Y2 + 14,67 Y – 216 (2.3) H = 0,1684 Y2 + 11,85 Y – 97 (2.4) Với Y là độ nhớt động học ở 100 0 C của dầu tính chỉ số độ nhớt, cSt. * Trường hợp thứ hai: Chỉ số độ nhớt dầu cần đo dự đoán lớn hơn 100: VI được tính theo công thức: VI = [(antilogN – 1)/0,00715] + 100 (2.5) Trong đó N = (logH – logU)/logY (2.6) Giá trị H được tính như ở cách tính thứ nhất. Ví Dụ 1: Tính chỉ số độ nhớt của dầu có: - Độ nhớt động học tại 40 o C = 22,83mm 2 /s (cSt) - Độ nhớt động học tại 100 o C = 5,05mm 2 /s (cSt) Từ bảng 2.3 (nội suy) ta có: H = 28,97 Thay vào phương trình (2.6) có: N = [(log28,97 - log22,83) / log5,05] = 0,14708 Thay vào phương trình (2.5) và làm tròn: VI = [((antilog 0,14708) - 1) / 0,00715] + 100 = 156,37 VI = 156 Ví Dụ 2: Tính chỉ số độ nhớt của dầu có: - Độ nhớt động học tại 40 o C = 53,47mm 2 /s (cSt) D−¬ng ViÕt C−êng Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia 10 - Độ nhớt động học tại 100 o C = 7,8mm 2 /s (cSt) Từ bảng 2.3 ta có: H = 57,31 Thay vào phương trình (2.6) có: N = [(log57,31 - log53,47) / log7,80] = 0,03376 Thay vào phương trình (2.5) và làm tròn: VI = [((antilog 0,3376) - 1) / 0,00715] + 100 VI = 111 2.1.4. Nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bắt cháy ASTM D 92-02; TCVN 2699-1995. ASTM D 93-02; TCVN 2693-1995. Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất của chất lỏng mà ở đó hơi của nó và không khí tạo thành hỗn hợp có khẳ năng bắt cháy khi đưa ngọn lửa (có kích thước theo quy định) từ ngoài vào và cháy không quá 5 giây. Hoàn toàn tương tự, nếu ngọn lửa cháy với thờ i gian lơn hơn 5 giây được gọi là nhiệt độ bắt cháy. Nhiệt độ chớp cháy, bắt cháy trong một mức độ nào đó đặc trưng cho tính dễ cháy của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ. Dựa vào nhiệt độ chớp cháy có thể biết được đặc tính của hydrocacbon có trong thành phần của nó cũng như sự có mặt của các cấu tử nhẹ. Hydrocacbon có nhiệt độ sôi cao thì điểm chớ p cháy cao và ngược lại. Xác định nhiệt độ chớp cháy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo quản, tồn chứa nhiên liệu và an toàn cháy nổ. Có hai phương pháp xác định nhiệt độ chớp cháy, bắt cháy là: phương pháp cốc kín và cốc hở. Cách tiến hành của hai phương pháp này là hoàn toàn tương tự nhau. Sự khác nhau chỉ thể hiện ở hai điểm sau: - Nhiệt độ chớp cháy cốc kín được xác định trong điều kiện chén đựng mẫu được đậy nắp, nắp này được chỉ mở trong thời gian rất ngắn khi đưa ngọn lửa thử điểm chớp cháy vào; trong quá trình đo mẫu được khuấy liên tục. - Đối các dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ có khả năng bay hơi kém như: dầu thô, dầu mỡ bôi trơn thì được xác định nhiệt độ chớp cháy cốc hở theo tiêu chuẩn ASTM D92-02 hoặc TCVN 2699:1995 bằ ng thiết bị chớp cháy cốc hở Cleveland Open Cup - COC. Các sản phẩm dầu mỏ có khả năng bay hơi mạnh như: khí hóa lỏng (LPG, CNG, LNG), xăng, điêzen, kerosen thì nhiệt độ chớp cháy, bắt cháy cốc kín theo tiêu chuẩn ASTM D93-02 hoặc TCVN 2693:1995 bằng thiết bị chớp cháy cốc kín Pensky- Martesns close Cup Tester. * Quy trình xác định: Đổ một lượng mẫu theo mức cho phép, đặt vào máy đo độ chớp cháy, nối máy với bình ga, sau đó chỉnh ngọn lửa có đường kính 3,2 đến 4,8 mm và điều chỉnh nhiệt [...]... số axit, kiềm của các sản phẩm dầu mỏ tan được hoặc tan gần hết trong hỗn hợp toluen và rượu isopropylic với axit và kiềm có hằng số phân ly trong nước lớn hơn 10-9 Tuy nhiên quy trình này không được áp 21 Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia D−¬ng ViÕt C−êng dụng cho các sản phẩm dầu mỏ có chứa phụ gia kiềm, các dầu như: dầu cắt gọt, dầu chống gỉ và các dầu có thành phần tương tự hoặc các dầu quá thẫm màu vì... 13 Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia D−¬ng ViÕt C−êng Hình 2.8: Sơ đồ thiết bị đo áp suất hơi Reid kiểu nằm ngang Có 4 quy trình đo áp suất hơi ứng với các trường hợp khác nhau - Quy trình A: áp dụng cho sản phẩm dầu mỏ có áp suất hơi Reid nhỏ hơn 180 kPa (26 psi) - Quy trình B: áp dụng cho sản phẩm dầu mỏ có áp suất hơi Reid nhỏ hơn 180 kPa (26 psi) loại bể ngang - Quy trình C: áp dụng cho sản phẩm dầu mỏ. .. tích mẫu trong một thiết bị thử nghiệm tiêu chuẩn Đối với dầu mỏ, biết được đặc tính thành phần cất ở áp suất khí quyển sẽ giúp cho người thiết kế hoạch định được tỷ lệ lấy sản phẩm trong quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ và tính toán các thông số cơ bản của tháp chưng cất 14 Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia D−¬ng ViÕt C−êng Đối với các sản phẩm dầu mỏ, các đặc tính chưng cất (tính bay hơi) của các hydrocacbon... pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh tổng có trong sản phẩm dầu mỏ ở pha đơn, có thể là dạng lỏng ở điều kiện môi trường hoặc hóa lỏng bằng cách gia nhiệt ôn hòa hoặc hòa tan trong dung môi hữu cơ thích hợp Các loại sản phẩm dầu mỏ có thể áp dụng tiêu chuẩn này như: nhiên liệu điêzen, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa, dầu naphta, dầu cặn, dầu gốc, dầu thủy lực, dầu thô, xăng không chì, M – 85 và M – 100 tương... : 2008 Trị số axit tổng (TAN) là là số milligam KOH cần để trung hòa hết 100 ml sản phẩm dầu mỏ Các hợp chất mang tính axit chủ yếu trong sản phẩm dầu mỏ chủ yếu là các axit hữu cơ, phenol, các muối, lacton, các chất nhựa, đặc biệt là khi nó chứa các axit vô cơ như HCl sinh ra trong quá trình chế biến dầu mỏ Sản phẩm dầu mỏ có TAN cao gây ăn mòn mạnh các máy – thiết bị trong quá trình vận chuyển, tồn... hữu cơ, các muối của các kim loại nặng, các phụ gia, đặc biệt là các phụ gia được dùng trong điều kiện khắc nghiệt, như phụ gia tẩy rửa… Rất nhiều loại phụ gia hiện nay sử dụng cho dầu động cơ có chứa các hợp chất kiềm, nhằm trung hòa các sản phẩm axit của quá trình cháy, lượng tiêu tốn các thành phần kiềm này là một chỉ số về tuổi thọ sử dụng của dầu Dầu có độ kiềm cao thì khả năng chống ăn mòn tốt... Khi TBN giảm đến một giá trị giới hạn nào đó thì dầu động cơ cần phải được thay mới Khi độ kiềm quá thấp hay không còn thì dầu không có khả năng bảo vệ các chi tiết động cơ khỏi ăn mòn Phương pháp ASTM D2896 – 07a; TCVN 3167 : 2008 thường được dùng để xác định các hợp chất kiềm trong các sản phẩm dầu mỏ Quy trình xác định: 20 Sản phẩm dầu mỏ và Phụ gia D−¬ng ViÕt C−êng Quá trình chuẩn độ theo tiêu... D4294 – 06; TCVN 3172:2008 Chất lượng của nhiều loại sản phẩm dầu mỏ liên quan đến sự có mặt của lưu huỳnh Ở nhiều khía cạnh khác nhau, đối với ngành lọc – hóa dầu thì sự có mặt của lưu huỳnh luôn là hợp phần không mong muốn Sự hiểu biết về nồng độ lưu huỳnh là cần thiết đối với quá trình chế biến và sự có mặt của chúng trong dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ASTM D 2622 – 06; TCVN 6701:2007 Tiêu chuẩn này quy... yếu tố quan trọng khi sử dụng các dung môi, đặc biệt những dung môi pha sơn Thành phần cất của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D86 – 05; TCVN 2698 : 2007 Phương pháp này áp dụng để xác định các thành phần cất của dầu mỏ, xăng, nhiên liệu điêzen, dung môi gốc dầu mỏ, naptha, dầu hỏa và các loại nhiên liệu đốt lò Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như hình 2.9 Chiều dài ống... màu trong quá trình chuẩn độ Sản phẩm dầu mỏ mới hoặc đã sử dụng có thể chứa các thành phần axit hoặc kiềm có trong phụ gia hoặc sinh ra do dầu biến chất trong quá trình sử dụng, như các sản phẩm oxy hoá Một lượng tương đối của các chất trên có thể được xác định bằng chuẩn độ với axit hoặc kiềm Trị số axit hoặc trị số kiềm, là số đo lượng axit hoặc kiềm tương ứng trong dầu dưới điều kiện thử nghiệm . phẩm dầu mỏ và Phụ gia 1 CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ VÀ PHỤ GIA 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DẦU MỎ 1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ 1.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC PHỤ GIA DẦU MỎ . 5 9 10,0 2000 - 10000 3,80 5,6 4,6 – 5,4 5 A: thời gian chảy nhỏ nhất là 1320 giây B: thời gian chảy nhỏ nhất là 600 giây C: thời gian chảy nhỏ nhất là 380 giây, 200 giây cho tất cả các. của các kim loại nặng, các phụ gia, đặc biệt là các phụ gia được dùng trong điều kiện khắc nghiệt, như phụ gia tẩy rửa… Rất nhiều loại phụ gia hiện nay sử dụng cho dầu động cơ có chứa các hợp