Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
77,54 KB
Nội dung
Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. MỤC LỤC. I. Khái quát về dịch vụ và TMDV …………………………………2 1. Khái niệm dịch vụ …………………………………………………….2 2. Đặc điểm của DV …………………………………………………… 2 3. Khái niệm thương mại dịch vụ ……………………………………… 4 4. Các phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của WTO…………6 II. Một số cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của Vệt Nam trong khuôn khổ gia nhập WTO……………………………………… 9 III. Tình hình phát triển của lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam (2002-2011) 1. Tình hình chung……………………………………………………18 2. Tình hình phát triển của một số lĩnh vực chủ yếu………………….20 3. Giải pháp phát triển DV của VN trong bối cảnh hội nhập WTO….28 1 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. I. Khái niệm về dịch vụ và thương mại dịch vụ. 1. Khái niệm dịch vụ Dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng phi vật chất, có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa- dịch vụ. Sản phẩm của một doanh nghiệp có thể là mặt hàng cụ thể hay dịch vụ, có thể có cả những dịch vụ bổ sung. - Dịch vụ bổ sung Trong thực tế, sản phẩm chảo bán của một doanh nghiệp có thể trải rộng từ một mặt hàng thuần túy cho đến một dịch vụ thuần túy. Với mặt hàng cụ thể thuần túy như xà phòng, kem đánh răng hay muối ăn thì không cần có dịch vụ đi kèm. Một mặt hàng cụ thể kèm dịch vụ là mặt hàng cộng thêm một hay nhiều dịch vụ để tăng khả năng thu hút người mua, nhất là đối với các sản phẩm hữu hình có công nghệ chế tạo và sử dụng phức tạp. Ví dụ, nhà sản xuất xe hơi bán xe hơi kèm theo dịch vụ bảo hành, chỉ dẫn sử dụng và bào trì, giao hàng theo ý khách mua. Các dịch vụ này có thể do nhà sản xuất cung cấp hay thuê qua một trung gian chuyên kinh doanh dịch vụ đó. Một mặt hàng gồm một dịch vụ chính kèm theo những mặt hàng và dịch vụ nhỏ hơn. Ví dụ, khách đi máy bay là mua một dịch vụ chuyên chở nhưng chuyến đi còn bao hàm một món hàng cụ thể, như thức ăn, đồ uống và một tạp chí của hãng hàng không. - Dịch vụ thuần túy. Ví dụ như một cuộc tâm lý trị liệu hay uốn tóc. Nhà tâm lý trị liệu chỉ cung cấp một dịch vụ đơn thuần, và những thứ cụ thể duy nhất là phòng mạch hay một cái máy massage. 2. Đặc điểm của dịch vụ Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả trước hết cần phải nhận thức các đặc điểm của dịch vụ cũng như các yếu tố chi phối hoạt động dịch vụ. - Sản phẩm dịch vụ có tính vô hình. Khác với các sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ ko thể nhìn thấy, tiếp xúc hay sờ mó được trước lúc mua. Mặc dù vậy, mức độ vô hình ở các dịch vụ khác nhau là khác nhau. Vì vậy rất khó đánh giá được lợi ích của việc sử dụng trước lúc mua và dẫn tới sự lựa chọn mua dịch vụ cũng khó khăn hơn. Sự biểu lộ các yếu tố vật chất (nhà xưởng máy móc, phương tiện công nghệ, những phương tiện chuyển giao dịch vụ cho khách hàng và marketing quảng cáo, chào hàng) đóng vai trò quan trọng, doanh nghiệp thường áp dụng nhiều chiến lược Marketing để thu hút sự chú ý của người mua để họ nhanh chóng thấy được lợi ích của việc sử dụng dịch vụ, tiện nghi và chất lượng dịch vụ cũng như sự hợp lý của giá cả dịch vụ. - Tính chất không xác định của chất lượng dịch vụ. 2 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. Chất lượng dịch vụ trước hết phụ thuộc vào người tạo ra chúng. Vì những người tạo ra sản phẩm dịch vụ có khả năng khác nhau và trong những điều kiện môi trưòng, hoàn cảnh, trạng thái tâm lý khác nhau dẫn tới chất lượng ko giống nhau, nhất là trong điều kiện không được tiêu chuẩn hoá ( máy móc, tay nghề, công nghệ ). Mặt khác, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi khách hàng. Vì vậy tiêu thụ sản phẩm dịch vụ cũng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn hơn so với tiêu thụ những sản phẩm vật chất. - Tính chất ko tách rời giữa việc tạo ra sản phẩm dịch vụ với tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ( hay nói cách khác là quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời) Người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ cũng tham gia vào hình thành và hoàn thiện nó. Do đó người cung cấp dịch vụ phải nhanh nhạy và ứng xử kịp thời với những góp ý đòi hỏi của người tiêu dùng dịch vụ mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. - Sự tồn kho của dịch vụ khó khăn hơn so với hàng hóa( hay sản phẩm dịch vụ ko thể cất giữ trong kho để khi cần thiết mang ra sử dụng). Điều này dẫn tới chi phí dịch vụ có thể rất cao vì trong khi người cung cấp dịch vụ đã sẵn sàng thì khách hàng lại không có nhu cầu, người cung cấp vẫn phải chịu những chi phí cố định đôi khi khá cao như dịch vụ hàng không ,bệnh viện chất lượng cao Điều đó giải thích tại sao một số loại dịch vụ mà khách hàng theo thời vụ hoặc không thường xuyên khá cao như khách sạn, những bệnh viện cho người có thu nhập cao. Tất cả các đặc điểm trên đều được biểu hiện trong mỗi sản phẩm dịch vụ với những mức độ khác nhau và chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ ở tất cả các khâu: từ việc lựa chọn loại hình dịch vụ đến tạo ra sản phẩm định giá, tổ chức tiêu thụ và các hoạt động marketting dịch vụ khác Kết luận: Tính chất vô hình, khó xác định chất lượng và tính ko phân chia ảnh hưởng lớn đến đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng khi mua. Dịch vụ ko biểu hiện như các sản phẩm vật chất nên ko thể trưng bày, ko thể dễ chứng minh hay thể hiện cho người tiêu dùng thấy nên người tiêu dùng rất khó đánh giá chất lượng và giá cả. Hơn nữa, quá trình tạo ra dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời nên người tiêu dùng dịch vụ cũng tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ. Điều đó dẫn tới giá trị và chất lượng không chỉ do người cung ứng dịch vụ quyết định mà còn chịu ảnh hưởng (đôi khi là rất lớn) của người tiêu dùng dịch vụ.Song việc mua sản phẩm dịch vụ lại diễn ra trước nên người tiêu dùng dịch vụ thường dựa vào các thông tin về sản phẩm dịch vụ của người cung cấp dịch vụ, tiếng tăm của người cung ứng cùng với nhữngmặt hữu hình và kinh nghiện của bản thân trong tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. 3 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. 3. Khái niệm thương mại dịch vụ. So với các nước trên thế giới, khái niệm thương mại theo Luật Thương mại 1997 được hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm 14 hành vi điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá. Thậm chí đối tượng của việc mua bán hàng hoá cũng bị giới hạn ở các động sản, chủ yếu là các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán (Điều 5 Luật Thương mại 1997). Các bất động sản như nhà máy, công trình xây dựng (không phải là nhà ở), các quyền tài sản như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các hành vi liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như vận chuyển hàng, thanh toán tiền mua hàng qua hệ thống ngân hàng… cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 1997. Trong khi đó, ở các nước trên thế giới, khái niệm thương mại ngày càng được mở rộng ra với một nội hàm rộng lớn, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn như, Bộ luật thương mại số 48 của Nhật Bản ngày 9/3/1899, thuật ngữ thương mại được dùng để chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trường như dịch vụ vận tải, cung ứng điện hay khí đốt, uỷ thác, bảo hiểm, ngân hàng. Luật Thương mại của Philippin tuy không đưa ra các hành vi thương mại cụ thể mà quy định phạm vi điều chỉnh là các hoạt động nhằm thúc đẩy sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận. Ngoài ra Luật Thương mại của Philippin còn điều chỉnh các giao dịch thương mại trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực vận chuyển hành khách. Bộ luật thương mại của Thái Lan cũng đưa ra khái niệm thương mại khá rộng không chỉ bao gồm việc mua bán hàng hoá mà cả các hoạt động thuê tài sản, thuê mua tài sản, tín dụng, thế chấp, đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty, hợp danh… Cách hiểu khái niệm thương mại nêu trên cũng tương đồng với cách hiểu trong một số Hiệp định quan trọng của ASEAN, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại quốc tế gồm nhiều Hiệp định cấu thành như Hiệp định GATT, GATS, TRIMP, TRIPS, Ở Việt Nam thuật ngữ “thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, song cho đến nay chưa có định nghĩa chính thức trong một đạo Luật Thương mại. Năm 1990, Quốc hội thông qua hai đạo luật rất quan trọng, đó là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Hai luật này đã đưa ra một khái niệm mới trong khoa học pháp lý Việt Nam có liên quan nhiều đến việc áp dụng pháp luật thương mại, đó là khái niệm “kinh doanh”. Khái niệm “kinh doanh” cũng được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp 1999, theo đó “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường 4 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. nhằm mục đích sinh lợi” (Khoản 3 Điều 2). Khái niệm này trong một chừng mực nhất định có những điểm tương đồng với khái niệm thương mại theo nghĩa rộng được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay và cũng được giải thích tại Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL năm 1985. Pháp lệnh trọng tài thương mại ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2003 nêu rõ: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Song có thể nói, khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa rộng này mới chỉ được tồn tại trong một văn bản pháp quy mang tính chất tố tụng (luật hình thức) mà chưa tồn tại trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao mang tính nội dung. Sự ra đời khái niệm “kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 1999, sự tồn tại khái niệm “kinh tế” trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, cũng như khái niệm “thương mại” theo Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 đã tạo ra sự nhận thức khác biệt trong cách hiểu về “thương mại” so với Luật Thương mại 1997. Phạm vi điều chỉnh rộng hẹp của khái niệm thương mại trong hệ thống pháp luật nêu trên đã tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng các quy định pháp luật về luật nội dung (Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Thương mại 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989) cũng như luật tố tụng (Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003). Đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng đến quá trình Việt Nam thích ứng với các quy định và tập quán thương mại quốc tế. Có thể nói đây là một trong những trở ngại lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Việc xác định phạm vi điều chỉnh theo diện hẹp của Luật Thương mại 1997 trên thực tế đã phát sinh nhiều vấn đề, không chỉ trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại mà còn ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấp thương mại, tiếp sau đó là việc công nhận và cho thi hành các bản án, phán quyết của trọng tài nước ngoài. Thực tế cho thấy nhiều bản án của toà án và phán quyết của trọng tài nước ngoài, đặc biệt là các vụ tranh chấp liên quan đến đầu tư, xây dựng… đã không được thực thi ở Việt Nam do nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Điển hình là vụ tranh chấp hợp đồng giữa hai công ty xây dựng đối với hợp đồng được ký kết năm 1995 về việc xây dựng khu nghỉ mát tại miền Trung Việt Nam. Tranh chấp được đưa ra Trọng tài tại Queensland, Australia và phán quyết trọng tài được đưa ra theo hướng có lợi cho Công ty Tyco và sau đó được chuyển sang Việt Nam để đề nghị công nhận và 5 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. cho thi hành. Ngày 23/5/2002, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận phán quyết trọng tài. Một trong các cơ sở chính được Công ty Leighton đưa ra để không công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là quan hệ hợp đồng liên quan đến vụ tranh chấp là quan hệ xây dựng và quan hệ này không phải là quan hệ thương mại theo các quy định của Luật Thương mại 1997. Tháng 1/2003, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử lại vụ việc và bác quyết định của Tòa sơ thẩm bởi lẽ các giao dịch trong hợp đồng 1995 liên quan đến hoạt động xây dựng nhưng hoạt động xây dựng này lại không có bản chất thương mại theo pháp luật Việt Nam thời điểm đó cũng như theo Luật Thương mại 1997 và do vậy, phán quyết trọng tài không đủ điều kiện để được công nhận và thi hành tại Việt Nam Như vậy, vấn đề đặt ra là khái niệm thương mại cần phải được quy định rõ và thống nhất trong đạo luật thương mại, theo đó phạm vi điều chỉnh của nó cần được mở rộng phù hợp với các quy định và tập quán thương mại quốc tế. 4. Các phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của WTO a. Hiện diện thương mại. Một số khái niệm: Hiện diện thương mại là người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Pháp nhân: Nếu một tổ chức có "tư cách pháp nhân" thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của pháp nhân mà luật dành cho pháp nhân. Một tổ chức có tư cách pháp nhân Đáp ứng các điều kiện của BLDS năm 2005: - Được thành lập hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó; - Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luât một cách độc lập. Một số ngành dịch vụ xuất hiện “Hiện diện thương mại” - Dịch vụ Ngân hàng. - Cung cấp sản phẩm công nghệ cao - Các chương trình đầu tư phát triển. Ví dụ: - Một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài, một công ty mở chi nhánh, mở công ty con tại nước ngoài,… - Công ty con của Toyota tại Việt Nam. - Hãng Honda Việt Nam. 6 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. - BIDV lập hiện diện thương mại tại Campuchia IDCC. b. Hiện diện thể nhân. Một số khái niệm: Hiện diện thể nhân là người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Thể nhân: Là một cá nhân hoặc một tổ chức. Một cá nhân hoặc một tổ chức có tư cách thể nhân nếu đáp ứng các yêu cầu sau: - Được thành lập hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản có mối quan hệ chặt chẽ với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó; Một số ngành dịch vụ xuất hiện “Hiện diện thể nhân” - Giáo dục, chuyển giao công nghệ. - Cùng nghiên cứu khoa học. - Các dự án góp vốn, hợp tác giữa nhiều quốc gia. Ví dụ: - Một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài. - Một chuyên gia công nghệ sinh học đi tu nghiệp ở nước ngoài chuyển giao công nghệ. c. Cung cấp qua biên giới: Khái niệm: là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác, tức là không có sự di chuyển của người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. Ví dụ, các dịch vụ tư vấn có thể cung cấp theo phương thức này. Các dịch vụ kinh doanh Việt Nam cam kết mở cửa thị trường: - Dịch vụ pháp lý; - Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán, dịch vụ thuế; - Dịch vụ kiến trúc; - Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ; - Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị; - Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan; - Dịch vụ nghiên cứu và phát triển; - Dịch vụ quảng cáo; - Dịch vụ nghiên cứu thị trường; - Dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý; - Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật; - Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ; 7 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. - Dịch vụ liên quan đến sản xuất; - Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật. Như vậy, đối với các loại dịch vụ này, Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường (cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tại Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân Việt Nam) ít nhất là theo các mức như đã cam kết. Đối với các dịch vụ kinh doanh khác chưa cam kết, Việt Nam có quyền tự do mở cửa thị trường theo mức độ và cách thức mà mình muốn. Những thách thức đối với Việt nam: Thứ nhất những nội dung quy định bắt buộc đặt các DN Việt Nam trước những thách thức to lớn đó là phải tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng được những điều kiện tương tự như các DN nước ngoài được quy định cụ thể trong nội dung của Nghị định 17/2012/NĐ-CP mới có thể tiến đến việc chủ động cung cấp DV vượt khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đây có thể khẳng định là thách thức lớn nhất bởi lẽ việc đáp ứng đầy đủ và toàn diện các tiêu chí trên không phải là điều dễ dàng đối với nhiều DN Việt Nam trong thời điểm hiện tại và một vài năm đến Thứ hai, nguy cơ chảy máu chất xám đặc biệt là đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm quản lý của các DN nước ta trong bối cảnh việc cung cấp dịch vụ của các DN nước ngoài tại thị trường Việt Nam ngày càng lớn hơn. Thứ ba, việc cung cấp DV qua biên giới đòi hỏi các DN phải có những hiểu biết sâu rộng về văn hóa kinh doanh, truyền thống mà đặc biệt là hệ thống pháp luật quy định của quốc tế, của các quốc gia khác nhau mà DN quyết định lựa chọn để áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường ngoài phạm vi lãnh thổ. d. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Khái niệm: là phương thức theo đó người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ, khách du lịch nước ngoài sang Việt Nam. II. Một số cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong khuôn khổ gia nhập WTO. 1. Dịch vụ kinh doanh. 1.1. Việt Nam cam kết những dịch vụ kinh doanh nào khi gia nhập WTO? 8 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa thị trường đối với các dịch vụ kinh doanh (bao gồm cả các dịch vụ chuyên môn) sau đây: - Dịch vụ pháp lý; - Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán, dịch vụ thuế; - Dịch vụ kiến trúc; - Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ; - Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị; - Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan; - Dịch vụ nghiên cứu và phát triển; - Dịch vụ quảng cáo; - Dịch vụ nghiên cứu thị trường; - Dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý; - Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật; - Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ; - Dịch vụ liên quan đến sản xuất; - Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật. 1.2. Dịch vụ pháp lí: a) . Các tổ chức luật sư nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức nào? Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các tổ chức luật sư nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức hiện diện sau kể từ ngày 11/1/2007: • Lập chi nhánh tại Việt Nam; • Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; • Thành lập công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam. b). Tổ chức luật sư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ pháp lý nào tại Việt Nam? Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cho phép các công ty con, công ty liên danh với công ty Việt Nam và chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện tất cả các dịch vụ pháp lý trừ các dịch vụ sau (chưa cam kết): • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại dịên cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; • Thực hiện các dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan đến pháp luật Việt Nam. 1.3. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ. Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, để cung cấp các dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau: Là pháp nhân của một nước thành viên WTO Cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới một trong các hình thức hiện diện sau: o Lập văn phòng đại diện (không được trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh lời); 9 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. o Liên doanh với đối tác Việt Nam; o Lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ kiến trúc hoặc tư vấn kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật đồng bộ nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng Việt Nam khi không có hiện diện thương mại tại Việt Nam kể từ ngày 11/1/2007 (gọi là hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới). 1.4. Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị; Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được lập hiện diện thương mại để cung cấp dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị dưới các hình thức sau: • Lập văn phòng đại diện (không được trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh lời); • Lập liên doanh với đối tác Việt Nam từ ngày 11/1/2007 (tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh không bị hạn chế); • Lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (từ sau ngày 11/1/2009). 1.5. Dịch vụ máy tính. a) Về loại dịch vụ máy tính Đối với dịch vụ máy tính, trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chấp thuận mở cửa thị trường nội địa cho sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào việc cung cấp các dịch vụ sau tại Việt Nam: • Dịch vụ tư vấn liên quan đến lắp đặt phần cứng máy tính; • Dịch vụ phần mềm; • Dịch vụ xử lý dữ liệu; • Dịch vụ cơ sở dữ liệu. • Các dịch vụ máy tính liên quan khác. b) Về hình thức hiện diện thương mại Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được cung cấp các dịch vụ máy tính tại Việt Nam dưới các hình thức hiện diện sau: • Lập văn phòng đại diện (không được trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh lời); • Lập liên doanh với đối tác Việt Nam (không bị hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh) để cung cấp dịch vụ cho tất cả các loại khách hàng; • Lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (với điều kiện chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; từ 11/1/2009 các doanh nghiệp này mới được dịch vụ máy tính cho mọi khách hàng tại Việt Nam); • Lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ cho các khách hàng tại Việt Nam (với điều kiện chỉ lập sau ngày 11/1/2010 và trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam). Nhà cung cấp dịch vụ máy tính nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam cũng có thể cung cấp dịch vụ này cho khách hàng Việt Nam (cung cấp qua biên giới). Việt Nam cam kết không đặt ra các điều kiện về hoạt động riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài so với nhà đầu tư trong nước. 1.6. Dịch vụ quảng cáo. a) Về loại dịch vụ quảng cáo 10 [...]... 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế biến Nếu như các cơ quan có thẩm quyền, ở cả cấp trung ương và địa phương, có thể tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp và xã hội khi dự thảo các luật và quy định về kinh tế thì tất cả các bên liên quan đều thu được lợi ích Sự độc lập của cơ quan quản lý và tính minh bạch đóng vai trò quan trọng đối với tính hiệu quả của cơ chế quản lý và quan trọng hơn là đối... nền kinh tế chưa chuyển đổi, chế độ sở hữu nhà nước và thiếu cạnh tranh trong nền kinh tế đã ngăn cản sự xuất hiện của nhiều dịch vụ và cả 18 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế những ngành dịch vụ nếu tồn tại cũng không phát triển Nhiều ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng cho sự vận hành của một nền kinh tế thị trường không tồn tại, không chỉ là ngành tài chính có thể phân bổ các nguồn... 45.4 52.9 Tăng trưởng GDP 7.8 8.4 thực tế (%) Cơ cấu GDP (% thay đổi thực tế) Nông nghiệp 4.4 4.0 Công nghiệp 10.3 10.7 Dịch vụ 7.3 8.5 60.9 71.0 90.4 89.6 99.3 8.2 8.5 6.17a 5.32a 5.0 3.4 10.4 8.3 3.7 10.6 8.7 3.8 6.3a 7.2a 1.83a 5.52a 6.63a 3.0 6.5 7.0 Ghi chú: a Thực tế 19 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế b Ước tính của Trung tâm thông tin kinh tế (Economist Intelligence Unit) b Dự... tư 28 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ Những thay đổi về công nghệ đã cho phép mở rộng phạm vi cạnh tranh và thương mại quốc tế qua biên giới, từ đó tăng khả năng trao đổi dịch vụ Tất cả những yếu tố này đã giúp các doanh nghiệp có thêm động lực để tăng hiệu quả thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin nhiều hơn, dẫn tới tăng... dịch vụ liên quan tới việc thu thập thông tin về triển vọng, tiềm năng, hiện trạng của sản phẩm trên thị trường; Các dịch vụ phân tích thị trường; Các dịch vụ thu thập thông tin kinh tế, xã hội Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được cung cấp dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng về các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị… 11 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế Để hoạt... hàng; cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu; chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển; và cung cấp dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp 12 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế Sau 5 năm kể từ khi gia nhập,... ứng các yếu tố đầu vào, và để cho quá trình sản xuất kinh 21 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế doanh được liên tục thì các nguồn vốn này phải được đảm bảo hoạt động thường xuyên Do vậy việc quản lý, phân phối và sử dụng nguồn vốn hợp lý sẽ tác động tích cực đến quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và thu được lợi nhuận cao... là: Trung Quốc 6746,5 nghìn lượt người, chiếm 19,5% tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam mười năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 6,3%; Hoa Kỳ 3354,6 nghìn lượt khách, chiếm 9,7%, tăng bình quân 25 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế mỗi năm 16,2%; Nhật Bản 3294,3 nghìn lượt khách, chiếm 9,5% và tăng 12%/năm; Hàn Quốc 3071,2 nghìn lượt khách, chiếm 8,9% và tăng 25,6%/năm; Đài Loan... phẩm kinh tế quốc dân cao hơn hiện nay Nếu như lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng năng động hơn và có tỷ trọng trong nền kinh tế cao hơn, lĩnh vực này sẽ tăng hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp trở nên mạnh hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy thương mại, tiến bộ khoa học kỹ thuật Tuy nhiên nếu như Việt Nam muốn đưa lĩnh vực dịch vụ trởthành động lực cho tăng trưởng kinh tế của... có bước phát triển lớn mạnh, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Việt Nam thông qua ứng dụng CNTT và Truyền thông vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sản xuất hiệu quả và giải phóng được tiềm năng của mỗi cá thể, mỗi doanh nghiệp và tổ chức 20 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50 Quan hệ kinh tế quốc tế Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1755 QĐ-TTg phê duyệt đề . kinh tế chưa chuyển đổi, chế độ sở hữu nhà nước và thiếu cạnh tranh trong nền kinh tế đã ngăn cản sự xuất hiện của nhiều dịch vụ và cả 18 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. . liên quan đến tư vấn quản lý; - Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật; - Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ; 7 Lớp Anh 11 _ Khối 3 KT _K50. Quan hệ kinh tế quốc tế. - Dịch vụ liên quan. công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là quan hệ hợp đồng liên quan đến vụ tranh chấp là quan hệ xây dựng và quan hệ này không phải là quan hệ thương mại theo các quy định của Luật Thương