1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

tổng hợp đề thi thử ngữ văn 12

8 724 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 99 KB

Nội dung

Câu 3: 5 điểm Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu : Ta về, mình có nhớ ta Ta vê, ta nhớ những hoa cùng người.. 5,0 điểm Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ

Trang 1

ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP NGỮ VĂN 12-HKI

ĐỀ 1

Câu 1:(2 điểm)

Cảnh Khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Hồ Chí Minh)

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên ?

Câu 2: (3 điểm)

Đọc đoạn tin sau:

Cô là người con gái trong một gia đình rất đông con Cô sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được.

Nhưng cô vẫn sống khỏe mạnh Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban Sau trận ốm đó,

cô bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển Năm 9 tuổi, cô bỏ gậy và bắt đầu tự đi Đến năm 13 tuổi cô đã có thể đi lại một cách bình thường và cô quyết định trở thành một vận động viên điền kinh Cô tham gia một cuộc thi chạy và về cuối cùng Những năm sau đó cô tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng cũng đều về cuối Mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi Từ đó trở đi cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia Sau đó cô đã giành được ba huy chương vàng Olimpic.

Cô là Wilma Rudolph (Wilma Rudolph là nữ vận động viên người Mỹ).

Em có suy nghĩ gì từ ý nghĩa đoạn tin trên?

Câu 3: (5 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu :

Ta về, mình có nhớ ta

Ta vê, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

(trích Việt Bắc).-Tố Hữu

ĐỀ 2 PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)

Trang 2

Cho văn bản:

Hỡi đồng bào cả nước!

"

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: " Người ta sinh

ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:

1 Nêu những ý chính của văn bản

2 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa như thế

nào?

3 Nêu ý nghĩa của đoạn trích văn bản trên

PHẦN II: LÀM VĂN ( 8.0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về cuộc thi mà ông làm giám khảo Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.

Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ Con chỉ để ông ấy khóc”.

(Theo Phép màu nhiệm của đời- NXB Trẻ, 2005).

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu,

Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.112, 113)

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh Trán cháy rực nghĩ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ

Trang 3

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

(Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi,

Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.126)

ĐỀ 3 Câu 1:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :

1 Nêu ý chính của đoạn thơ?

2 Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?

3 Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương ?

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân Nhào nặn nên

một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.

Suy nghĩ của Anh/chị về nhận định trên

Câu 3: Phân tích đoạn thơ sau:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi …Làm nên Đất Nước muôn đời”

(Trích Chương V – Trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

ĐỀ 4 Câu 1:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1 Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

2 Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh

vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?

3 Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật

của biện pháp tu từ đó

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác

Nhưng Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mải đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy

Câu 3: Phân tích đoạn trích “Đất Nước” (Trích Chương V – Trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm) để làm rõ tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của Nhân dân”

Trang 4

ĐỀ 5 Câu I (2,0 điểm)

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng

-lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ

Tố Hữu Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy

Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

(Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :

1 Nêu ý chính của văn bản?

2 Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu

quả diễn đạt như thế nào?

3 Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? có ý nghĩa gì ?.

Câu II (3,0 điểm):

Tuyên dương 16 thanh niên tham gia cứu nạn tại Lào Cai

Ngày 6/9/2014, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên TP Hà Nội đã gặp mặt, tuyên dương 16 thanh niên, sinh viên tham gia đã cứu nạn trong vụ tai nạn xe khách xảy ra ngày 1/9/2014 tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

16 thanh niên, sinh viên được tuyên dương là thành viên của nhóm du lịch mạo hiểm Phong Vân đang trên đường từ Hà Nội lên Sa Pa du lịch

Trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc là chiếc xe khách lao xuống vực khiến 12 người tử nạn

và 41 người khác bị thương, cả nhóm đã kịp thời thông báo tới các đơn vị chức năng tham gia ứng cứu và dùng đèn pin, điện thoại soi đường, mò mẫm xuống vực sâu gần 200 mét để cấp cứu, hỗ trợ các nạn nhân trên chuyến xe gặp nạn…

(Theo cand.com.vn) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra từ thông tin trên (bài viết khoảng 600 từ)

Câu III (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

Trang 5

Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"

( Trích Mặt đường khát vọng- Chương Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

( Trích Sóng – Xuân Quỳnh)

ĐỀ 6

PHẦN I ĐỌC HIỂU ( 2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

“Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ

Có người nghĩ rằng thơ là lời đẹp Nhưng đâu phải như vậy Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hang ngày, nôm na mach qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi Và Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách tuyết tinh thần”, mà còn viết: Thoắt trông lờn lợt màu da

Ăn chi to béo đẫy đà làm sao!

Cũng không phải thơ là ở những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước Cách mạng Nhà thơ Pháp Bô – đơ – le đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết đầy giòi bọ, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba dô ca, cho đến cái

ba lô trên vai chiến sĩ, bong dây thép gai hung ác của đồn giặc, đều có thể đem nói trong thơ Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người ”

(Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi)

1 Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

2 Đoạn văn trên sử dụng các thao tác lập luận nào? Nêu hiệu quả của việc sử dụng các thao tác đó?

3 Hãy cho biết những thông tin sau là đúng hay sai ?

1 Nguyễn Đình Thi được mệnh danh là nhà văn

của người nông dân Nam Bộ

2 Nguyễn Đình Thi là tác giả của bài thơ “Đất

Nước”

3 Nguyễn Đình Thi là người nghệ sĩ đa tài, ông

không chỉ thành công ở lĩnh vực âm nhạc, thi

ca mà còn nổi tiếng ở thể loại tiểu thuyết, phê bình văn học

4 Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại: bút kí,

truyện ngắn, tiểu thuyết

PHẦN II TẠO LẬP VĂN BẢN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Câu chuyện của hai hạt mầm

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận

sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

Trang 6

- Tôi sợ lắm Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều

gì ở nơi tối tăm đó Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy

mà đùa nghịch thôi Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức

(THẢO NGUYÊN, Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều

bình dị - First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành) Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên?

Câu 2 (5,0 điểm)

Đọc “Tuyên ngôn Độc lập ” của Hồ Chí Minh có ý kiến cho rằng : “Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”, nhưng cũng có ý kiến cho rằng: “Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận xuất sắc” Từ sự hiểu biết của mình về văn kiện trên anh/chị thấy những nhận xét trên như thế nào?

ĐỀ 7 PHẦN I – ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Nguồn nước trên trái đất rất dồi dào nhưng phân bố không đều Do sử dụng lãng phí nguồn nước ở nhiều nơi bị cạn kiệt diện tích rừng ngày một thu hẹp là nguyên nhân hạn chế vòng tuần hoàn nước, nước

ít thấm xuống lớp đất xâu sẽ ảnh hưởng đến lượng nước ngầm và cũng là nguyên nhân gây lũ lụt, hạn hán Biện pháp tích cực để bảo vệ nguồn nước và bảo vệ rừng và lạm dụng tiết kiệm nguồn nước để duy trì các quá trinhg sinh thái bền vững, tạo điều kiện thuận lợi tuần hoàn nước trên trái đất ”

(Theo Sinh học lớp 12)

1 Hãy tìm 3 lỗi sai về chính tả, dùng từ, ngữ pháp

2 Nội dung cơ bản của đoạn văn trên là gì?

3 Hãy đặt tên cho đoạn văn trên?

PHẦN II – TẠO LẬP VĂN BẢN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để khao làng Con

chó ba chân bốn cẳng tha miếng thịt đến bờ sông Sợ người làng đuổi theo nên nó chạy về phía cầu để qua sông tẩu thoát Khi đến giữa cầu, nó nhìn xuống dòng sông, thấy có một con chó khác đang ngoạm miếng

thịt to hơn Con chó tham ăn mới nghĩ: Ta phải cướp miếng thịt của con chó kia mới được Nghĩ thế nào,

làm thế ấy, nó bèn nhả miếng thịt đang ngoạm ra, rồi nhảy xuống sông để tranh miếng thịt với con chó kia Vừa nhảy xuống sông thì bóng nước tan ra, nó vùng vẫy một thôi một hồi chẳng kiếm được gì, lúc bấy giờ mọi người đổ xô ra cầm đòn đánh chó Nước cuốn mạnh, con chó bị chìm nghỉm dưới dòng sông

(Theo Con chó và miếng thịt - Truyện ngụ ngôn Việt Nam – Nguyễn Văn Ngọc, NXB Văn học, 2003.) Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về cuộc sống?

Câu 2 (5,0 điểm)

Đọc khổ thơ đầu của bài Tây Tiến (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm” Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến” Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?

ĐỀ 8 Câu I: Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Trái tim hoàn hảo

Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy Bỗng một cụ già xuất

Trang 7

hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!" Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế Chàng trai cười nói:

- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt

- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi

đã chia sẻ Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống

mà tôi luôn chờ đợi

Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh

Câu 1:Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 2:Em hiểu như thế nào về nhan đề Trái tim hoàn hảo?

Câu 3:Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 4:Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là gì?

Câu 5:Hãy cho biết ý nghĩa biểu tượng của các chi tiết sau:Vết sẹo,Đường rãnh khuyết,Đường lởm chởm? Câu 6:Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má”của chàng trai.

Câu 7:Bài học gì được rút ra từ câu chuyện trên?

Câu 8:Viết đoạn văn nêu cảm nhận của anh(chị)về câu văn: “Trái tim của anh không thật sự hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đá chảy trong trái tim anh”?

Câu II:Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu qua hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

ĐỀ 9 Câu 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Người ta hay nhắc đến mang nặng đẻ đau.Có những quá trình không phải hoài thai,không đẻ gì(theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học)nhưng rất khổ dau và nặng nhọc đèo bòng.Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát,một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai,lòng trai.Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai.Trai xót lòng.Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc.Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình(và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát).Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống,sống lấy máu,lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau,hạt xót.Tới một thời gian nào đó,hạt cát khối tình con,cộng với nước mắt hạch trai,đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.

a.Nội dung đoạn trích trên là gì?

b.hãy ghi lại ít nhất ba từ ngữ chit hạt cát trong đoạn văn trên?

c.Giải thích nghĩa của từ “đèo bòng”?

d.Kết quả của quá trình nặng nhọc đèo bòng để hình thành ngọc trai được thể hiện ở câu văn nào?

Trang 8

e.Nghệ thuật biểu đạt nổi bật của đoạn văn trên là gì?

g.Quá trình tạo ngọc trong đoạn văn trên có thể liên tưởng đến điều gì?

h.Hạt cát khối tình con là hình ảnh được sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

i.Từ đoạn văn trên có thể rút ra bài học gì trong cuộc sống?

Câu 2 :Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu sau:

- Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

(trích Giục giã - Xuân Diệu)

- Sống tung sóng gió thanh cao mới

Sống mạnh dù trong một phút giây

(trích Đi - Tố Hữu)

- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.

(trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn)

Câu 3:Hình tượng Lor-ca trong tác phẩm “Đàn Ghita của Lor-ca”(Thanh Thảo)

Ngày đăng: 20/12/2014, 01:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w