ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 8 Năm học 2012 - 2013. Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu kim loại và phi kim loại; kim loại đen và kim loại màu Trả lời: Kim loại: dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Phi kim loại: không dẫn điện, dẫn nhiệt kém nhưng dễ gia công không bị oxi hóa, ít mài mòn. Kim loại đen: có tính cứng giòn. Kim loại màu: có tính dẻo, chống ăn mòn cao với sản phẩm. Câu 2: Nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất? Trả lời: - Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền. Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng…. Tính chất hóa học: tính chịu axit và muối, tính ăn mòn…. Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt… - Ý nghĩa của tính công nghệ: chọn lựa phương pháp gia công phù hợp. Câu 3: Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng hàn? Mối ghép ở chiếc quai của nồi nhôm là mối ghép gì? Giải thích ví sao phải dùng mối ghép đó? Trả lời: - Đặc điểm: Mối ghép hình thành trong thời gian ngắn, tiết kiệm vật liệu nên giá thành giảm. Mối hàn dễ bị nứt, giòn chịu lực kém. - Ứng dụng: trong công nghiệp điện tử, trong xây dựng, trong công nghiệp sản xuất đồ dùng gia đình. - Là mối ghép đinh tán. Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn, chịu được nhiệt độ cao, mối ghép đơn giản khi hỏng dễ thay thế. Câu 4: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm từng mối ghép? Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau? Trả lời: - Các chi tiết máy thường được lắp ghép với nhau theo hai kiểu ghép: ghép cố định, ghép động. - Đặc điểm: Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Mối ghép động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. - Máy gồm nhiều chi tiết ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sử dụng và sửa chữa. Mặt khác, máy có nguyên lý hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được Câu 5: Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren? Trả lời: - Đặc điểm: Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp. - Ứng dụng: Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. Đối với những chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy. Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ. Câu 6: Hãy nêu ứng dụng của mối ghép bằng then và bằng chốt? Những điểm khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt dựa vào vị trí đặt then và chốt? Trả lời: - Ứng dụng: Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích…. để truyền chuyển động quay. Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó. - Điểm khác nhau của mối ghép then và chốt: Ở mối ghép bằng then, then được cài trong rãnh then nằm giữa 2 mặt phân cách của 2 chi tiết được ghép. Còn mối ghép bằng chốt thì chốt xuyên ngang qua mặt phân cách của chi tiết được ghép. Câu 7: Nêu đặc điểm và ứng dụng của khớp động tịnh tiến? Trả lời: - Đặc điểm: Mọi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau (quỹ đạo chuyển động, vận tốc,…) Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt trên nhau tạo nên ma sát lớn làm cản trở chuyển động, để giảm ma sát người ta sử dụng vật liệu chịu mài mòn, các bề mặt được làm nhẵn bóng và thường được bôi trơn bằng dầu, mỡ…. - Ứng dụng: Khớp tịnh tiến được dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại (như mối ghép pit-tông, xilanh trong động cơ). Câu 8: Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán? Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động? Trả lời: - Đặc điểm: Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn. Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao (như nồi hơi). Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh. - Ứng dụng: Trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình. - Khớp động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động: - Công dụng của khớp động là ghép các chi tiết thành cơ cấu. Câu 9: Cấu tạo và ứng dụng của khớp quay? Quạt điện là úng dụng của khớp động gì? Trả lời: - Cấu tạo: Mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn. Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục. Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay bạc lót. - Ứng dụng: Bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện, …. - Quạt điện là ứng dụng của khớp quay Câu 10: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Trả lời: - Tỉ số truyền 5,2 20 50 2 1 1 2 Z Z n n n n i d bd - Đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích 2,5 lần Câu 11: Một hệ thống truyền động bằng xích. Biết đĩa dẫn có 60 răng, cứ đĩa dẫn quay được 1 vòng thì đĩa bị dẫn quay được 3 vòng. Hãy tính số răng của đĩa bị dẫn, hệ thống này tăng tốc hay giảm tốc? Trả lời: - Số răng của đĩa bị dẫn 20 3 1 60 2 1 12 n n ZZ - Hệ thống này tăng tốc Câu 12: Bánh đai dẫn động có đường kính D1 quay với tốc độ n1(vòng/phút), bánh đai bị dẫn có đường kính D2 tốc độ n2 và tỉ số truyền i. Hãy hoàn thành bảng sau: n 1 (vòng/phút) D 1 (cm) n 2 (vòng/phút) D 2 (cm) Tỉ số truyền i 1200 20 400 1200 600 30 Trả lời: n 1 (vòng/phút) D 1 (cm) n 2 (vòng/phút) D 2 (cm) Tỉ số truyền i 1200 20 400 60 1/3 1200 15 600 30 1/2