câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô

5 538 0
câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Các vấn đề chủ yếu của kinh tế vĩ mô là A. Thất nghiệp. B. Lạm phát. C. Tăng trưởng kinh tế. D. Tất cả các vấn đề trên. 2. Trong một nền kinh tế, đo lường (1) tổng giá trị gia tăng; (2) tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng; và (3) tổng thu nhập yếu tố A. 3 > 2 > 1. B. 3 = 2 = 1. C. 3 < 2 < 1. D. Bất kỳ đo lường nào theo phương pháp 1, 2, 3 về nguyên tắc có thể có kết quả lớn hơn hay nhỏ hơn kết quả kia. 3. Trong một nền kinh tế. khi một nhà máy sản xuất thép bán thép cho nhà máy sản xuất xe hơi, thép được xem là A. Hàng hóa cuối cùng. B. Hàng hóa trung gian. C. Một khoản bơn vào. D. Một khoản rò rỉ. 4. Các khoản bơm vào từ vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô là , , và A. Tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu. B. Đầu tư, xuất khẩu, các khoản thanh toán chuyển nhượng. C. Đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu. D. Thuế, xuất khẩu, các khoản thanh toán chuyển nhượng. 5. Các khoản rò rỉ từ vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô là , , và A. Đầu tư, tiết kiệm, chi tiêu chính phủ. B. Tiết kiệm, thuế, nhập khẩu. C. Tiêu dùng của hộ gia đình, đầu tư, chi tiêu chính phủ. D. Tiêu dùng của hộ gia đình, thuế, nhập khẩu. 6. Trong vòng chu chuyển kinh tế, chúng ta kỳ vọng các khoản rò rỉ các khoản bơm vào A. Bằng. B. Nhỏ hơn. C. Lớn hơn. D. Có thể lớn hơn hay nhỏ hơn. 7. Nếu chi tiêu dự kiến của nền kinh tế lớn hơn thu nhập, chúng ta sẽ kỳ vọng A. Hộ gia đình tiết kiệm nhiều hơn. B. Các doanh nghiệp sản xuất ít hơn. C. Các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn. D. MPC (khuynh hướng tiêu dùng biên) thay đổi. 8. Số nhân phổ biến trong các mô hình kinh tế vĩ mô có dạng (với MPC là khuynh hướng tiêu dùng biên và MPS là khuynh hướng tiết kiệm biên) A. 1/(1-MPC). B. 1/MPS. C. 1/MPC. D. 1/(1-MPC) hay 1/MPS. 9. Nếu chính phủ tăng chi tiêu và tăng thuế vừa đủ để tài trợ cho khoản gia tăng chi tiêu này, thì A. Sản lượng không đổi. B. Sản lượng tăng. C. Sản lượng giảm. D. Tăng khuynh hướng tiêu dùng biên MPC. 10. Cầu xuất khẩu càng cao hơn thì làm sản lượng, và khuynh hướng nhập khẩu biên càng cao hơn thì làm sản lượng A. Giảm, giảm. B. Giảm, tăng. C. Tăng, giảm. D. Tăng, tăng. 11. Các ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách A. In tiền. B. Phát hành thẻ. C. Chấp nhận thanh toán séc. D. Cho vay một phần các khoản tiền gửi của họ. 12. Nếu các ngân hàng thương mại và khu vực tư nhân quyết định giữ ít tiền mặt hơn thì số nhân tiền sẽ A. Không đổi. B. Lớn hơn. C. Nhỏ hơn. D. Không ổn định. 13. Ba biến số tác động đến cầu tiền đó là , , và A. Số giờ mở cửa của các ngân hàng, số người lao động được trả lương hàng tuần, lãi suất. B. Mức giá chung, lãi suất, thu nhập thực. C. Thời gian làm việc của năm, số giờ mở cửa của các ngân hàng, mức giá chung. D. Số người lao động được trả lương hàng tuần, thời gian làm việc của năm, thu nhập thực. 14. Cân bằng trên thị trường tiền tệ sẽ thay đổi nếu có A. Một sự thay đổi của cung tiền thực. B. Một sự thay đổi của thu nhập thực. C. Một sự thay đổi từ việc cạnh tranh của ngành ngân hàng. D. Bất kỳ thay đổi nào bên trên. 15. Một sự cắt giảm lãi suất, tạo ra sự gia tăng cơ sở tiền từ đó sự sẵn có của tín dụng tiêu dùng và chi phí tín dụng tiêu dùng A. Giảm, tăng. B. Giảm, giảm. C. Tăng, giảm. D. Tăng, tăng. 16. Một sự sụt giảm cầu đầu tư có thể do A. Lãi suất cao hơn. B. Lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai thấp hơn. C. Hàng hóa vốn hay máy móc thiết bị ngày càng đắt đỏ hơn. D. Tất cả các nguyên nhân trên. 17. Tất cả các loại hình sau đây đều là chính sách tiền tệ, ngoại trừ A. Mục tiêu khối tiền danh nghĩa. B. Mục tiêu ngân sách cân bằng. C. Mục tiêu lạm phát. D. Mục tiêu lãi suất thực dương. 18. Nếu một người nghĩ rằng cuộc sống sẽ tốt hơn khi lương tăng 10% trong khi mặt bằng giá tăng 10%, đó là vấn đề A. Lạm phát. B. Sốc cung. C. Hiện tượng lấn át hay hất ra. D. Ảo giác lạm phát. 19. Một tỷ lệ lạm phát cân bằng được xác định bởi sự giao nhau của và A. Cung, cầu. B. IS, LM. C. AS, AD. D. Cầu lao động, cung lao động. 20. Tại điểm giao nhau của AS và AD thì điểm cân bằng này đạt được là do sự cân bằng của A. Thị trường hàng hóa. B. Thị trường tiền tệ. C. Thị trường lao động. D. Tất cả các thị trường trên. 21. Mô hình Keynes là một hướng dẫn tốt cho việc giải thích hành vi , và mô hình cổ điển thích hợp hơn trong việc giải thích hành vi trong A. Dài hạn, ngắn hạn. B. Linh hoạt, thị trường không hoàn hảo. C. Ngắn hạn, dài hạn. D. Dài hạn, thị trường không hoàn hảo. 22. Thuyết số lượng tiền cho rằng thay đổi trong dẫn đến sự thay đổi tương đương của , nhưng không ảnh hưởng đến A. Giá, lượng, sản lượng và việc làm. B. Sản lượng, giá, việc làm. C. Tiền danh nghĩa, mức giá, sản lượng và việc làm. D. Tiền danh nghĩa, sản lượng, giá. 23. Các nhà kinh tế tiền tệ (hay phái trọng tiền) tin rằng một sự cắt giảm của có thể đạt được bởi cắt giảm A. Thất nghiệp, giá B. Lạm phát, lương. C. Thất nghiệp, lương. D. Lạm phát, lượng tiền danh nghĩa. 24. Đường Phillips dài hạn thì tại A. Nằm ngang, tỷ lệ lạm phát tự nhiên. B. Nằm ngang, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. C. Dốc đứng, tỷ lệ lạm phát tự nhiên. D. Dốc đứng, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. 25. Đường Phillips ngắn hạn có thể dịch chuyển khi có sự thay đổi của A. Lạm phát kỳ vọng. B. Thất nghiệp. C. Tỷ lệ lạm phát. D. Tiền lương. 26. Lạm phát tạo ra A. Chi phí da giầy hay chi phí mòn giầy. B. Chi phí thực đơn. C. Phân phối lại thu nhập. D. Tất cả các tác động trên. 27. Mô hình di chuyển vốn hoàn toàn tự do cho rằng các dòng vốn quốc tế sẽ di chuyển giữa các quốc gia khi có sự khác biệt của A. Cán cân vãng lai. B. Lãi suất. C. Thuế. D. Giá cả. 28. Khi có sự di chuyển hoàn hảo của vốn, sự khác biệt của lãi suất sẽ được bù trừ bởi A. Khác biệt về giá cả. B. Khác biệt về cán cân thanh toán. C. Khác biệt về cán cân vãng lai. D. Thay đổi tỷ giá hối đoái kỳ vọng. 29. Dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, kỳ vọng về lãi suất cao hơn có thể tạo ra của nội tệ A. Sự giảm giá. B. Sự tăng giá. C. Sự ổn định. D. Sự biến thiên giá trị theo hướng không thể xác định. 30. Đối với một nền kinh tế mở nhỏ, vốn di chuyển hoàn toàn tự do, chính sách tài khóa không hữu hiệu dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi vì một chính sách tài khóa mở rộng (tăng G chẳng hạn) sẽ làm A. Chèn lấn (lấn át hay hất ra) đối với nhập khẩu. B. Chèn lấn (lấn át hay hất ra) đối với tiêu dùng. C. Chèn lấn (lấn át hay hất ra) đối với xuất khẩu. D. Giảm thâm hụt ngân sách. . 1. Các vấn đề chủ yếu của kinh tế vĩ mô là A. Thất nghiệp. B. Lạm phát. C. Tăng trưởng kinh tế. D. Tất cả các vấn đề trên. 2. Trong một nền kinh tế, đo lường (1) tổng giá trị gia. hơn. D. MPC (khuynh hướng tiêu dùng biên) thay đổi. 8. Số nhân phổ biến trong các mô hình kinh tế vĩ mô có dạng (với MPC là khuynh hướng tiêu dùng biên và MPS là khuynh hướng tiết kiệm biên). Thuế, xuất khẩu, các khoản thanh toán chuyển nhượng. 5. Các khoản rò rỉ từ vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô là , , và A. Đầu tư, tiết kiệm, chi tiêu chính phủ. B. Tiết kiệm, thuế, nhập khẩu. C.

Ngày đăng: 15/11/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan