133 Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán với việc điều hành tiền cung ứng của Ngân hàng trung ương
Trang 1
NGAN HANG NHA NUOC VIET NAM - VỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TEN DE TAI:
Mol QUAN HE GIUA CAN CAN THANH TOAN với VIỆC DIEU HANH TIEN CUNG UNG
CUA NGAN HANG TRUNG UONG
MA SO: KNH 9901
Chủ nhiệm dé tài
Nguyễn Đồng Tiến -Vu trưởng Vụ chính sách tiền tệ
Trang 2
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
VỤ CHÍNH SÁCH TIEN TE
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÃI:
MỐI QUAN HỆ BIỮA CÁN GAN THANH TUẦN vol VIỆC DIEU HANH TIEN CUNG UNG
CUA NGAN HANG TRUNG UONG
MA SO: KNH 9901
Chủ nhiệm đề tịi: Nguyễn Đơng Tiến, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ
Thư ký đề tài: Nguyễn Thị Hồng, Phó phịng Cán cân thanh tốn, Vụ Chính sách tiền tệ
Các thành viên tham gia:
Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phan Chi Lan, Trưởng phòng Cán cân thanh toán, Vu CSTT
Nguyễn Văn Tân, Trưởng phòng Tổng hợp và Thu vién, Vu CSTT
(Thuc hién theo Quyét dinh 56° 223/1999/OD-NHNN22 ngay 28/6/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đề cương đã được Hội đồng xét duyệt
chấp thuận ngày 17811999)
HÀ NỘI, 18/2001
Trang 32.3.1 2.3.2 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.2 MỤC LỤC NOI DUNG PHAN MO DAU
CHUONG 1: NHUNG VAN ĐỂ LÝ LUẬN CHƯNG VE MOI QUAN HE GIUA CAN CAN THANH TOAN VA QUA TRINH CUNG UNG TIEN CUa NGAN
HANG TRUNG UONG
LY LUAN CHUNG VE CAN CAN THANH TOAN
Phương pháp luận về lập cán cân thanh toán Định nghĩa cán cân thanh toán
Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt quá trình lập cán cân thanh toán Sơ lược về cấu thành của bảng cán cân thanh toán
Lý luận về phân tích cán cân thanh tốn Cách tiếp cận độ co giãn
Cách tiếp cận theo thu nhập Cách tiếp cận tiền tệ
LÝ LUẬN CHƯNG VỀ CUNG ỨNG TIỀN
Các tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiền Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng tiền
Phân tích bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương và của toàn hệ thống ngân hàng
Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Bảng cân đối tiền tệ của toàn hệ thống ngân hàng
LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ CUNG ỨNG
TIỀN
Quan điểm của trường phái tiền tệ nhìn nhận mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và khu vực tiền tệ của nền kinh tế
Cầu tiền tệ Cung ứng tiền tệ
Mất cân đối cán cân thanh toán do mất cân đối cung cầu trên thị trường tiền tệ
Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và cung ứng tiền trong nền kinh tế tuỳ theo chế độ tỷ giá và mức độ chu chuyển vốn
Dưới chế độ tỷ giá thả nổi
Dưới chế độ ty gid thả nổi có điều tiết Dưới chế độ tỷ giá cố định
Trường hợp chu chuyển vốn bị hạn chế hoàn toàn
Trường hợp tự do chu chuyển vốn hoàn toàn
Trường hợp tự do chu chuyển vốn khơng hồn tồn
Chính sách tiền tệ trong điều kiện có chu chuyển vốn
Hoạt động can thiệp vô hiệu của Ngân hàng Trung ương
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN THANH TOÁN VA
CUNG ỨNG TIỀN CỦA VIỆT NAM
BOI CANH KINH TE
Trang 4oe QV Vidi Wie oe eee b2 19 bộ 12 13 122 1⁄22 E2 tt to te b9 Ga ww to Us ib be 3.3.1 3.3.2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.1.4 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 than NR Biase
Cải cách trong khu vực tài chính
Những thay đổi của môi trường kinh tế thế giới
DIEN BIEN CÁN CAN THANH TOÁN CUA VIET NAM, 1990-2000
Vài nét về thực tế lập cần cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam Diễn biến cán cân thanh toán của Việt nam, 1990-2000 Cán cân vãng lai
Cán cân thương mại
Cán cân dịch vụ
Cán cân thu nhập
Chuyển giao vãng lai
Cán cân vốn
Cán cân thanh toán tổng thể
ĐIỀU HÀNH CUNG ỨNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM, 1990-
2000
Mục tiêu và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Diễn biến tiền dự trữ của Ngân hàng Nhà nước (MR)
Diễn biến tổng phương tiện thanh tốn (M;)
Nhìn nhận từ phía tài sản nợ Nhìn nhận từ phía tài sản có
NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN THANH TOÁN VỚI
ĐIỀU HÀNH TIỀN CUNG ỨNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU HÀNH TIỀN CUNG ỨNG ĐẾN CÁN CÂN THÁNH TOÁN CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ ĐIỂU
HÀNH TIỀN CUNG ỨNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
MÔ HÌNH HỒI QUY
SỐ LIỆU SỬ DỰNG TRONG MƠ HÌNH HỒI QUY
Thu thập số liệu liên quan đến các biến số của mơ hình Số liệu giá cả
Số liệu thu nhập
Số liệu lãi suất danh nghĩa Số liệu tiền tệ
Mô tả biến động của số liệu
Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu theo thời gian KET QUA HOI QUY
Mức độ giải thích của các biến số trong mô hình đến những thay
đổi cán cân thanh toán Kiểm định hệ số hồi quy
Giải thích kết quả của phương trình hồi quy Kiểm định Wald Test
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
SO SÁNH VỚI CÁC KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU KHAC
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG QUẢN LÝ CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ ĐIỀU
HÀNH TIỀN CUNG ỨNG
Khuyến nghị trong việc quản lý cán cán thanh toán Khuyến nghị trong việc điều hành tiền cung ứng
Trang 5KET LUAN 99
PHU LUC 106 TAI LIEU THAM KHAO 114
Trang 6STT So dé 1: Sơ dé 2: Sơ đồ 3 Sơ đồ 4: Sơ đồ 5: DANH MỤC CÁC SƠ ĐỔ
Tác động của chính sách phá giá đồng bản tệ lên cán cân thanh toán
Tác động của cung ứng tiền đến tổng phương tiện thanh
toán
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng tiền
Cán cân thanh toán và cung ứng tiền trong trường hợp tự do chu chuvền vốn hoàn hảo dưới chế độ ty giá cố định
Cán cân thanh toán và cung ứng tiền trong trường hợp tự do chu chuyển vốn không hoàn hảo dưới chế độ tỷ giá cố định
DANH MỤC CÁC BANG
Bản cán cân thanh tốn quốc tế (trình bày theo hai cột nợ,
có)
Bản cán cân thanh toán quốc tế (theo cách trình bày phân
tích có đưa ra cán cân thanh toán tổng thể)
Bản cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Bản cân đối tiền tệ của toàn hệ thống ngân hàng
Những thay đổi trong cung tiền và cầu tiền tác động đến cán cân thanh toán dưới chế độ tỷ giá cố định
Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam, 1990-2000
Mức tăng trưởng của các chỉ tiêu trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Các chỉ tiêu trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nha
nước
Mức tăng trưởng của các chỉ tiêu trong bảng cân đối tiền tệ của toàn hệ thống ngân hàng
Tỷ trọng tài sản có ngoại tệ rịng và tài sản có trong nước ròng trên tổng phương tiện thanh tốn
Mơ tả số liệu của từng chỉ tiêu thống kê Hệ số triệt tiêu của một số nước Châu á
Trang 7STT Biéu dé 1: Biểu đồ 2: Biểu đề 5: Biểu đồ 3: Biểu đồ 5: Biểu đồ 6: Biểu đồ 7: Biểu đồ §: Biểu đồ 9: Phụ lục la: Phụ lục Ib: Phu luc le: Phụ lục 1d: Phu lục le: GDP USD CSTT NHTM NHNN NHTW NFA NDA CPI DANH MỤC BIẾU ĐỒ
Cán cân thương mại của Việt Nam 1990-2000 Cơ cấu cán cân vãng lai của Việt Nam 1990-2000 Cơ cấu cán cấu cán cân vốn của Việt Nam 1990-3000 Cán cân thanh toán tổng thể và dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 1993-2000
Diễn biến tiền gửi ngoại tệ và tống phương tiện thanh toán,
1991-2000
Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh
toán, 1990-2000
Điễn biến thay đối tài sản có ngoại tệ ròng của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hnàg thương mại, 1993-2000 Tăng trưởng GDP và sản lượng công nghiệp, 1991-2000 Diễn biến của các biến số trong mô hình dưới dạng logarit
PHỤ LỤC
Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu trong mơ hình hồi quy
Két quả hồi quy hệ số triệt tiêu giữa tài sản có ngoại tệ rịng và tín dụng trong nước ròng
Kiểm định Wald test
Kết quả kiểm định về hiện tượng tự tương quan
Kết quả kiểm định về hiện tượng phương sai của sai số
thay đổi
DANH MUC NHUNG TU VIET TAT Tổng sản phẩm quốc nội
Đô la Mỹ
Trang 8PHAN MC BAU 1 Tính cấp thiết của để tài
Mot trong những vấn đề thường được quan tâm khi bàn đến chính sách
tiền tệ là mục tiêu của nó và hiệu quả trong việc 6n định hoá nền kinh tế (Kiểm chế lạm phát tăng trưởng kinh tế và ổn định cán cân thanh tốn) Có thể lý giải tại sao ốn định cán cân thanh toán là mục tiêu được quan tâm của các nền kinh tế là vì nền kinh tế thế giới đã chứng kiến khá nhiều cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán của các nước kém phát triển vào những năm 70 và 80 Bước sang thập kỹ 90, một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (như ở Mexico năm 1994, Châu á năm 1997, sau đó lan rộng đến Nga, Brazil năm 1998) mà một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng là sự thiếu thận trọng trong việc quản lý cần cân thanh tốn Khơng chỉ các nước bị khủng hoảng chịu ảnh hưởng nặng nề mà nền kinh tế toàn cầu cũng chao đảo khiến các nhà lập chính sách ngày càng quan tâm đến việc ổn định hố nền kinh tế thơng qua ổn định lạm phát và điều chỉnh cán cân thanh tốn khi nó bất ổn
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, thương mại và chu chuyển vốn có xu hướng dần được tự do hố thì những chính sách
điều chỉnh cán cân thanh tốn thơng qua việc hạn chế, cấm nhập khẩu hàng hố
hay thơng qua chính sách thuế trở nên không còn phù hợp nữa Thay vào đó, chính sách tài khố và chính sách \ tiền tệ ngày càng có vai trò quan trọng hơn
Trang 9thanh toán và cung ứng tiền sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước (như chế độ tỷ giá, mức độ chu chuyển vốn)
Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới từ năm 1986 nhưng cải cách kinh tế thực sự bắt đầu từ năm 1989 Những cải cách này đã góp phần đạt được những thành tựu đáng khích lệ nổi bật là Việt Nam đã thành công trong việc kiểm chế lạm phát (từ mức 3 con số vào những năm 1985-1989 xuống mức một con số kể từ đầu thập kỹ 90), tăng trưởng kinh tế ở mức cao (trung bình 8-2% trong nửa đầu thập kỹ 90)
Xét vẻ khía cạnh ổn định hoá nền kinh tế theo quan điểm cân bằng bên
trong và cân bằng bên ngoài, Việt Nam đạt sự cân bằng bên trong do đã kiểm chế lạm phát và đạt tăng trưởng kinh tế trong khi lại duy trì sự mất cân bằng bên ngoài do cán cân vãng lai của cán cân thanh toán bị thâm hụt
Trong suốt thập kỷ qua, cán cân vãng lai của Việt Nam hầu như thường xuyên bị thâm hụt và đạt mức cao nhất là 2.019 triệu USD vào năm 1996, chiếm 10,6% GDP Điều này đã đe doa tdi sự ổn định của nền kinh tế Việc duy trì thâm hụt cán cân vãng lai và được tài trợ bằng nguồn vốn bên ngồi là điều khơng đáng ngạc nhiên đối với một nước trong điều kiện thiếu vốn muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế như Việt Nam Tuy nhiên, nguồn vốn của nước ngoài trong những năm qua có thời điểm lại tỏ ra quá mức cẩn thiết so với mức độ thâm hụt cần cân vãng lai, làm cho lượng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng tăng lên, gây sức ép đến việc tăng giá, ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền
tệ Cuối năm 1996, đầu năm 1997, khi cán cân vãng lai đạt mức thâm hụt cao
nhất, Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp như hạn chế nhập khẩu và tạm thời cấm nhập một số hàng hoá nhằm giảm bớt thâm hụt cán cân vãng lai Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, những chính sách này lại làm cho thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam bị thu hẹp quá mức cần thiết và phần nào hạn chế sản xuất và đầu tư trong nước
Trang 10WTO thì những chính sách này sẽ khơng cịn phù hợp nữa Việc điều chình cán
cận thanh toán cẩn phải được tiến hành chủ vếu bằng các chính sách tài khố và chính sách tiền tệ Những chính sách này thực sự tác động đến những hành vi tiêu dùng và đầu tư của các khu vực kinh tế theo tín hiệu thị trường và được cho là những chính sách điều chính nhạy bén đối với những mất cân đối trong cấn cân thanh tốn Liệu chính sách tiền tệ đặc biệt là việc cung ứng tiến tệ thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ có phải là địn bẩy để tác động đến cán cân thanh tốn hay khơng? Và việc cung ứng tiền sẽ thay đổi thế nào khi kết quả của cán cân thanh toán thay đổi
Với vai trò là người điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia đồng thời đóng vai trị chủ trì trong việc lập, phân tích theo dõi cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, việc nghiên cứu và phân tích chính sách tiền tệ và cán cân thanh toán là vấn đề bức xúc hiện nay, đặc biệt khi cán cân thanh toán là vấn đẻ mới đối với Việt Nam (cả về lý luận và thực tiễn) Với mong muốn góp một phần vào thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu ổn định hoá nền kinh tế, nhóm nghiên cứu Vụ chính sách tiền té manh dan nghién citu Dé tai "Méi quan hệ giữa cán cân thanh toán với việc điều hành tiền cung ứng cua Ngan hàng Trung ương" nhằm đưa ra xu hướng và mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa cán cân thanh toán và điều hành tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ yêu cầu và tính cấp thiết trên, Đè tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu dưới đây:
> Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và việc điều hành tiền cung ứng của NHTW
> Phân tích mối quan hệ giữa cán căn thanh toán và điều hành tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước trong thập kỹ 90
> Đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp trong việc điểu hành tiền cung ứng và quản lý cán cân thanh toán của Việt Nam
1
Trang 113, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
xắn ras thanh tám v/rÀ « % & aiid Lircdal + a
han tinh † án cân Lan
phân tích mối quan hệ giữa
tiền cung ứng của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cả phương pháp luận về thống kê cán căn thanh toán và thống kê tiền tế làm cơ sở cho việc phân tích mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và điều hành tiền cung ứng của Việt Nam
4 Phương pháp tổ chức nghiên cứu Đề tài
Đề tài do nhóm cán bộ của Vụ Chính sách tiền tệ nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học của Viện Quản lý Kinh tế trung ương, Ban Kinh tế trung ương Đảng, Viện Khoa học Ngân hàng và tổ chức hội thảo tại Vụ Chính sách tiền tệ để tham khảo ý kiến của các nhà phân tích và lập chính sách Để tài sử dụng các phương pháp như phương pháp suy luận, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích định lượng Số liệu dùng trong phân tích được lấy từ nguồn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Ngân hàng Trung ương, Tổng cục Thống kê, Tổng Cục Hải quan và một số ấn phẩm thống kê của các tổ chức trong và ngoài nước về kinh tế Việt Nam
5 Những đóng góp mới của Đề tài
Đề tài nghiên cứu có những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn sau day:
- Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về thống kê tiền tệ và cán cân thanh toán, lý luận về phân tích cán cân thanh tốn và điều hành tiền cung ứng của ngân hàng trung ương và mối quan hệ giữa chúng
- _ Thứ hai, khái quát bức tranh tổng thể về cán cân thanh toán, diễn biến tiền tệ và quá trình điều hành cung ứng tiền của Ngân hàng Nhà nước trong thập kỷ 90, từ đó đưa ra những nhận định về mối quan hệ giữa cán cân thanh toán với việc điều hành tiền cung ứng
Trang 12trong phan tich dinh lugng va về nguồn số liệu thống kê, Để tài thực sự mang ý nghĩa khi áp dụng phương pháp phân tích định lượng, làm cơ sở tham khảo trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý cán cân thanh toán trong tương lai
Thứ tư đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý cán cân thanh toán của Việt Nam
Kết cấu của dé tài
Dé tài gồm có phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận
Chương I: Những vấn đề lý luận chung vẻ mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và quá trình cung ứng tiền của ngân hàng trung ương
Chương II: Phân tích mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và cung ứng tiền của Việt Nam, giai đoạn 1990-2000
Chương II: Phân tích định lượng tác động của việc điều hành tiền cung ứng đến cán cân thanh toán của Việt Nam và một số khuyến nghị trong việc quản lý cán cân thanh toán và điều hành tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước
Trang 13NHỮNG VẤN BÊ VỀ Mối QUAN HỆ GIỮA QUA TRINH CUNG UNG TIEN
ca AN CAN THANH TOAN VÀ A NGAN HANG TRUNG UONG
2
|
1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN
Cán cân thanh toán là một trong những chủ để được quan tâm từ rất lâu cùng những vấn đề kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, táng trưởng kinh tế Đặc biệt trong một nền kinh tế mở, những gì xảy ra đối với cán cân thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách Cuộc khủng hoảng châu Á xảy ra mà một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là việc thiếu thận trọng trong quản lý cán cân thanh toán Bởi vậy, vấn để phân tích cán cân thanh tốn và có những đối sách điều chỉnh kịp thời là cần thiết Việc phân tích-cán cân thanh tốn có sát với tình hình vĩ mơ, mơi trường kinh tế đối ngoại của một nước hay khơng địi hỏi phải hiểu rõ phương pháp luận về lập cán
cân thanh toán quốc tế, từ đó có thể phân tích một cách chính xác trên cơ SỞ SỐ
liệu đã thiết lập
1.1 Phương pháp luận về lập cán cân thanh toán
1.1.1 Định nghĩa cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán được định nghĩa bởi nhiều tác giả trong các cuốn sách giáo khoa về kinh tế vĩ mô, sách tài chính quốc tế Tuy cách điễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung, nội dung của những định nghĩa đồng nhất Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra một định nghĩa được coi là chuẩn để áp dụng cho các nước thành viên
như sau:
Trang 14của thế giới về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập, chuyển giao vãng lai và các giao
dịch về tài sản có và tài sản nợ tài chính.", (Quỹ Tiên tệ Quốc tế 1993 trang Ó) Ở định nghĩa trên có 3 điểm cần chú ý sau: Thứ nhất cán cân thanh tốn tổng hợp tồn bộ các giao địch về kinh tế, Các giao dịch mà hầu hết là các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú, bao gồm các giao dịch về hàng hoá dịch vụ và thu nhập: những giao dịch về tài sản có và tài sản nợ tài chính: những giao dịch (như quà tặng) được phân loại là các khoản chuyển giao Như vậy, có những giao dịch như viện trợ, cho tặng bằng hiện vật, hàng hoá cũng phải được hạch toán trong cán cân thanh toán ! Bai vay, bat chấp tên gọi của mình, bản cán cân thanh toán quốc tế khác với bản báo cáo thanh toán quốc tế của một quốc gia Thứ hai, những giao dịch kinh tế là giao dịch giữa những chủ thé nao, đó là những giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú Bởi vậy, sự xác định tính cư trú rất cần thiết trong việc lập cán cân thanh toán 7h ba, cán cân thanh toán phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh tròng một thời kỳ, nó khác
với một bản báo cáo tại một thời điểm như Bản cân đối tiền tệ toàn ngành.”
1.1.2 Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt quá trình lập cắn cân thanh: toán
Do phạm vi thống kê cán cân thanh toán rất rộng nên trong thực tế, các nước thường gặp nhiều khó khăn trong thu thập số liệu Với tư cách là một tổ
chức tiền tệ thế giới, luôn theo dõi sát sao cán cân thanh toán của các nước thành
viên để cung cấp nguồn tài trợ nhằm ổn định tỷ giá, thúc đẩy thương mại quốc tế, xây dựng một hệ thống tiền tệ ổn định trên toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra một hệ thống chỉ dẫn thống nhất cho các quốc gia thành viên về thống kê
cán cân thanh toán
Những hướng dẫn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra phù hợp với các hệ thống thống kê vĩ mô khác như Hệ thống tài khoản quốc gia, Thống kê tài chính
Ì Theo phương pháp luận hạch toán cán cân thanh toán quốc tế, những khoản chuyển giao một chiều như viện trợ
bằng hàng hoá đều được giá định là có hai giao dịch xảy ra, giao dịch thứ nhất chuyển giao bằng tiền và giao dịch thứ hai là nhập khẩu hàng hoá
Trang 15Chính phủ, Thống kê tiến tệ và ngân hàng Việc đưa ra các định nghĩa, khái niêm phân loại và các nguyên tắc thiết lập bảng cán cân thanh toán được Quỹ Tiền tệ Quốc tế xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nhà lập cán cân thanh toán ở các nước trên thế giới tham khảo ý kiến của chính những người sử dụng số liệu cán cân thanh toán để phân tích đánh giá tình hình kinh tế Chính vì vậy, có thể nói việc tuân theo những nguyên tắc chung của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là phù hợp với xu thế hiện nay của các nước, đặc biệt trong bối cảnh các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Hiện nay, Việt Nam tuân thủ phương pháp luận cơ bản để lập cán cân thanh toán như quy định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Tuy nhiên, việc phân loại các hạng mục chỉ tiết rong cán cân thanh toán của Việt Nam khác với phân loại chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế do khả nang thu thập số liệu chỉ tiết của Việt Nam vẫn còn hạn chế (sẽ được đề cập chỉ tiết hơn trong Chương 1Ï )
Để lập được bản cán cân thanh toán, một nước phải tuân thủ những quy định nguyên tắc lập cán cân thanh tốn Có một số quy định mang tính nguyên tắc lập cán cân thanh toán như nguyên tắc hạch toán kép, nguyên tắc về người cư trú và người không cư trú, nguyên tắc về định giá, nguyên tắc về thời gian hạch
toán
Nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt cả quá trình lập cán cân thanh tốn đó là
nguyên tắc hạch toán kép Theo nguyên tắc này, bất kỳ một giao dịch nào trong
cán cân thanh toán đều được hạch toán bằng 2 bút toán với giá trị bằng nhau
nhưng trái dấu, gọi là bút toán nợ và bút tốn có Bởi vậy, theo nguyên tắc, một
số hạng mục được hạch toán nợ và một số hạng mục được hạch tốn có Có thể tóm tắt các bút tốn nợ/có trong cán cân thanh toán như sau:
Bút tốn có:
Trang 16- Giảm tài sân có tài chính nước ngồi”
Bút tốn nợ:
Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Những khoản thu nhập phải trả Các khoản chuyên giao một chiếu Giảm tài sản nợ tài chính nước ngồi” Tang tai san có tài chính nước ngồi
Theo ngun tắc này, tống các bút toán có sẽ bằng tổng các bút toán nợ,
và tổng tất cả các bút toán sẽ bằng 0 Bởi vậy, cán cân thanh tốn ln cân bằng Tuy nhiên, người ta vẫn thường hay nói đến thăng dư và thâm hụt cán cân thanh
tốn
Khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán là người ta nói đến thâm hụt hay thặng dư của một số cán cân bộ phận Sau đây là sơ lược về cấu thành các cán cân bộ phận trong của Bảng cán cân cân thanh toán
1.1.3 Sơ lược về cấu thành của Bảng cán cân thanh toán
Theo cách phân loại trong cuốn Cẩm nang cán cân thanh toán xuất bản lần thứ 5 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cán cân thanh toán bao gồm cán cân vãng lai, cán
cân vốn và tài chính.”
Cán cân vấng lai là một trong những bộ phận chính hình thành bảng cán cân thanh toán của một nước Nó phản ánh tồn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao Đây là một chỉ số quan trọng của cán cân thanh toán, phản ánh sự mất cân bằng đối
+ Tai san có tài chính nước ngồi bao gỏm vàng, ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán nước ngoài (trái phiếu, các giấy tờ có giá, tiền gửi tại nước ngoài, hùn vốn, đóng cổ phần ở nước ngoài, cho nước ngoài vay, ứng trước cho nước ngoài, những khoản phải thu từ người không cư trú
* Tài sản nợ tài chính nước ngoài bao gồm tiền gửi của các tổ chức cá nhân không cư trú, tiền gửi của các ngân hàng nước ngồi, vay của người khơng cư trú
Trang 17ngoai của một nền kinh tế Cán cân vãng lai bao gồm cán cân thương mai, dich vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai”
Cán cân vốn và tài chính tổng hợp các khoản chuyển giao vốn và giao dịch về tài sân phi tài chính, phi sản xuất và các giao dịch về tài sản có và tài sản nợ tài chính Cán cân vốn được chỉ tiết theo chức năng đầu tư (như đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đầu tư vào giấy tờ có giá dau tu khác và tài sản dự trữ quốc
tế) và tiếp đó có thể phân chỉ tiết theo các khu vực của nền kinh tế
Khi lập được bản cán cân thanh toán Có hai cách trình bày Đó là cách trình bày theo hai cột nợ có thơng thường và cách trình phân tích đưa ra cán cân thanh toán tổng thể Theo cách trình bày theo dạng hai cột nợ/có, Bảng cán cân thanh toán chỉ ghi tên các hạng mục chính trong đó có chỉ tiết và 2 cột nợ/có như trong Bang 1
Để phục vụ mục đích phân tích, người ta trình bày cán cân thanh tốn theo
cách có đưa ra cán cân thanh toán tổng thể Theo cách này, ta có thể thấy được
từng cán cân bộ phận như trong Bảng 2
Theo cách trình bày phân tích, sẽ có thêm một khái niệm về "Cán cán
tổng thể" hay ở một số sách gọi là "Cán cân chính thức" Theo cách này, các giao dich trong cán cân thanh toán được chia thành hai loại, gi2o địch tự định và giao dịch điều chỉnh Giao dịch tự định là những giao dịch được thực hiện vì lợi ích của bản thân chúng và được thực hiện một cách độc lập, không phụ thuộc vào trạng thái của cán cân thanh toán Tất cả các giao dịch khác được gọi là giao dịch điều chỉnh Những giao dịch này được thực hiện là để lấp những lỗ hồng hay thiếu hụt đo các giao địch tự định gây ra Hãy tưởng tượng một đường nằm ngang được vẽ xuyên qua Bảng cán cân thanh tốn Phía trên vạch là tất cả các giao dịch của các cá nhân và tổ chức kinh tế Còn phía dưới vạch là các giao dịch điều chỉnh của cơ quan chức năng quản lý cán cân thanh toán
Š Nghĩa là những khoản viện trợ và quá tặng cho mục đích tiêu dùng
Trang 18
Bảng 1: Bằng cán cân thanh toán quốc tế
—
(trình bày theo hai cột nợ (có)
Don vi: Triéu USD
Có Nợ
x CAN CAN VANG LAI
1 Hang hoa
Dịch vụ
3 Thu nhập
4 Chuyển giao vãng lai
to
B CAN CAN VON VA TAI CHINH (loai trir du trữ quốc tế)
5 Cán cân vốn
a Chuyển giao vốn
b Mua và bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất
6 Cán cân tài chính a Đầu tư trực tiếp
~_ Ra nước ngoài
- _ Vào nền kinh tế báo cáo b Đầu tư vào giấy tờ có giá
-_ Tài sản có (phân loại theo khu vực) - _ Tài sản nợ (phân loại theo khu vực) c Đầu tư khác
-_ Tài sản có (phân loại theo khu vực) ~-_ Tài sản nợ (phân loại theo khu vực) C TÀI SẢN DỰ TRỮ (=7+8+9+10)
7 Vàng § Ngoại tệ
9, Quyền rút vốn đặc biệt
10 Vi thé dự trữ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Trang 19
Bảng 2: Cán cân thanh toán quốc tế ”
(Theo cach trinh bay phan tich có dua ra cản cán thanh toán tong thé) Don vi: Triéu USD
v Can can thương mại a Xuất khẩu b Nhập khẩu Cán can dich vu : a Xuất khẩu _ b Nhập khẩu 3 Cán cân thu nhập a Thu b Chi
4 Cán cân hàng hoá, dịch vụ và thu nhập (1+2+3) 5 Chuyển giao vâng lai
A CÁN CÂN VÃNG LAI (4+5)
B CÁN CÂN VỐN VÀ TÀI CHÍNH (6+7)
6 Cán cân vốn
a Chuyển giao vốn
b Mua và bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất 7 Cán cân tài chính
a Đầu tư trực tiếp - Ra nước ngoài
- - Vào nền kinh tế báo cáo b Đầu tr vào giấy tờ có giá
~-_ Tài sản có (phân loại theo khu vực) -_ Tài sản nợ (phân loại theo khu vực) c Đầu tư khác
- Tài sản có (phân loại theo khu vực) - Tai san nợ (phân loại theo khu vực)
Cc LOI VA SAI SOT TRONG THONG KE (=D-A-B) D CAN CAN TONG THE (=-E)
E TAI TRO HAY PHAN BU DAP (=8+9)
8 Du trit quéc té
9, Tài trợ đặc biệt
tệ
T7 tia " son bà 5 tah bay og 4 i
¡ Hiện nay, Việt nam đang trình bày theo cách trình bày có đưa ra cán cần tổng thể
Trang 20Vẻ lý thuyết các giao dịch đưa xuống phần dưới để làm phần tài trợ là những thay đổi dự trữ của ngân hàng trung ương, bởi vì Ngân hàng Trung ương là cơ quan có chức nãng bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán và can thiệp tỷ giá
khi đồng bân tệ bị biến động Tuy nhiên, đối với một nước, khi ngân hàng trung ương có thể kiểm sốt ngoại hối của các ngắn hàng thương mại phần tài sản có
ngoại tệ rịng của các Ngân hàng thương mại được đưa xuống phần tài trợ cùng với thay đổi dự trữ quốc tế Và như vậy, phần tài trợ cán cân thanh toán phản ánh tài sân có ngoại tệ của cả hệ thống ngân hàng (kế cả ngân hàng trung ương và các ngân hàng nhận tiền gửi) (Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 1996, trang 171)
Với lý luận như vậy, ta có một phương trình như sau:
Cán cân vãng lai + Cán cán vốn + Lỗi và sai sót = Cán cân thanh toán
tổng thể Sự tăng hay giảm của cán cân tổng thể có giá trị tuyệt đối bang phan
tài trợ hay còn gọi là phần bù đắp Ngoài ra, phần tài trợ còn bao gồm cá phần thay đổi nợ quá hạn, các khoản hoãn nợ, xoá nợ Theo cách này, ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa các hạng mục chính trong cán cân thanh toán như sau:
A+B+C=D=-E (1)
Theo nguyên tắc, tổng các bút toán phải bằng không Nhưng trong thực tế, tổng số các bút toán thường không bằng 0, chủ yếu do số liệu thu thập từ nhiều nguồn hoặc một số khoản mục bị thống kê thiếu hay không được thống kê Vì vậy, trong cán cân thanh toán thường có khoản mục lỗi và sai sót trong thống kê rịng Khoản mục này được hạch tốn rịng bởi vì có thể lỗi và sai sót của các bút tốn có sẽ triệt tiêu lỗi và sai sót của các bút tốn nợ Ví dụ, việc thống kê thiếu phần thu xuất khẩu có thể bị triệt tiêu bởi phần thống kê thiếu của phần nhập khẩu Do các bút toán nợ và có có thể triệt tiêu lẫn nhau, mức độ lỗi và sai sót khơng thể được xem là một chỉ số phản ánh độ chính xác của cần cân thanh toán Tuy nhiên, nếu phần này thường xuyên lớn sẽ hạn chế chất lượng của phân tích
cán cân thanh tốn
Trang 211.2 LÝ luận về phân tích cán cân thanh toán
Phần trên đã đề cập đến cách trình bày phân tích có đưa ra cán cân tổng thể của cán cân thanh toán Việt Nam trong đó phản ánh thặng dư hay thâm hụt
của các cán cân bộ phận trong cán cân thanh tốn Trong phân tích diễn biến cán
cân thanh tốn ngồi việc xem xét những biến động của từng hạng mục trong cán cân cân thanh toán như hàng hoá, địch vụ thu nhập, chuyển giao, đầu tư trực tiếp và nợ nước ngoài, các nhà phân tích và lập chính sách thường quan tâm đến những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt hay thặng dư của cán cân thanh toán,
Các lý thuyết khác nhau về cán cân thanh toán đưa ra những nguyên nhân dẫn đến mất cân đối trong cán cân thanh toán khác nhau, từ đó đưa ra chính sách điều chỉnh cán cân thanh tốn khác nhau Nhìn chung, có một số cách tiếp cận đến cán cân thanh tốn Đó là cách tiếp cận theo độ co giãn, cách tiếp cận theo chỉ tiêu và cách tiếp cận tiền tệ
1.2.1 Cách tiếp cận theo độ co giãn
Cách tiếp cận này cho rằng tỷ giá và độ co giãn của cầu về hàng hoá theo giá dẫn đến những biến động trong cần cân thanh toán
Sự thay đổi về cầu hàng hoá theo giá được thể hiện bằng hệ số co dãn nhu cầu Hệ số co dãn theo cầu phản ánh sự phản ứng của người mua đối với những
thay đổi về giá cả Nó chính là phần trăm tăng lên về số lượng khi giá cả thay đổi
1 phần trăm và được biểu thị bằng công thức sau:
Hệ số co dãn = (AQ/Q)/( AP/P)
Trong đó: Q là lượng hàng hoá, P và giá cả A biểu hiện sự thay đổi
Trang 22Như vậy, tuỳ thuộc vào độ lớn của các hệ số co đãn nhu cầu đối với hàng
xuất khẩu và nhập khẩu cua nước pha gid, can cân thương mại của nước đồ có thể được cải thiện hay khóng được cải thiện.`
Đề đâm bảo cán cân thương mại của một nước cải thiện khi phá giá, điều kiện Marshall-Lerner phải thoả mãn, đó là khi hệ số co dẫn nhu cầu nhập khẩu của nước phá giá cộng với hệ số co dan nhu cau hang hoa xuất khẩu của nước đó là lớn hơn 1
Do các hệ số co đãn trong ngắn hạn thường thấp hơn trong dai hạn nền điều kiện Marshall-Lerner chỉ được duy trì trong dài hạn Bởi vậy, khi phá giá,
đầu tiên cán cân thương mại thường xấu đi và qua thời gian sẽ được cải thiện
Thông qua việc phá giá hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn khi tính bằng đồng ngoại tệ và bởi vậy khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu được tăng lên
Trong khi đó, hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn khi tính bằng đồng nội tệ Việc phá giá
có cải thiện cán cân thương mại hay không tuỳ thuộc vào những khoản thanh
toán cho hàng nhập khẩu tăng ít hơn hay nhiều hơn những khoản thu từ hàng
xuất khẩu Và điều này lại phụ thuộc vào nhu cầu của nước ngồi về hàng hố xuất khẩu có co dãn hay khơng co dãn và nhu cầu nhập khẩu của quốc gia phá
giá co dan hay khong co dan khi giá xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi Có thể
tóm tắt tác động của phá giá đồng bản tệ lên cán cân thanh toán trong Sơ đồ 1 Như đã chỉ ra ở phần trên, cách tiếp cận này giả định là khơng có thay đổi nào trong thu nhập hay giả sử rằng thu nhập được các cơ quan chức trách tiền tệ ổn định Những giả thiết này không hợp lý bởi vì khơng những khi phá giá sẽ có những ảnh hưởng do tỷ giá nhưng lại có những ảnh hưởng do thay đổi thu nhập Bởi vậy, cách tiếp cận mới là kết hợp ảnh hưởng về số nhân thu nhập với ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá Nếu đưa ra ảnh hưởng thu nhập theo số nhân của Keynes thi điều kiện đâm bảo phá giá thành công vẫn 1a MarShall Leaner >1
By + ; z Am cá Ậ vài nhị ag
Trang 23nhưng ảnh hưởng sẽ khác đi do ảnh hưởng của tỷ giá bị triệt tiêu ¡ phần bởi ảnh
hướng của thu nhập
Sơ đồ 1
Tác đóng của chính sách phá giá đồng bản tệ lên cán cân thanh toán
Phá giá đồng bản tế ,
Ị
Giá xuất khẩu Giá nhập khẩu
Hệ số co dan cầu Hệ số co dãn cầu
xuất khẩu nhập khẩu
Số lượng xuất Số lượng nhập
khẩu khẩu
Thu nhập xuất Chi tiêu nhập
khẩu ị khẩu
Trang 24
1.2.2 Cách tiếp cận theo thu nhập
Cách tiếp cận này dựa trên những hạn chế của cách tiếp cận rneo độ có
đãn Theo cách tiếp cận này cách tốt nhất để phân tích cán cân thanh toán và
đánh giá các chính sách đưa ra để điều chỉnh những mất cân đối trong cán cân thanh toán là phải xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu nhập kháu và nền kinh tế
một cách tổng thể, Theo đó cán cân thanh toán là chênh lệch giữa tổng san lượng
(thu nhập thực tế) của nền kinh tế và chỉ tiêu trong nước Dựa trên đồng đăng thức kinh tế vĩ mô:
Y=C+I+G + (X-MI) xắp xếp lại các biến số ta được: (2)
X-M=Y-(C+l+Œ)hayB=Y-A (3)
Trong đó B là cán cân thương mại, Y là sản lượng hay thu nhập thực tế và A là tổng chỉ tiêu hấp thụ bởi thị trường trong nước C là chi tiêu dùng, I là đầu tư, G là chỉ tiêu chính phủ, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Trong phương trình (3) ở trên, chừng nào tổng chỉ tiêu lớn hơn sản lượng thì sẽ có thâm hụt cán cân vãng lai Bởi vậy, trong trường hợp thâm hụt cán cân vãng lai, chính sách điều chỉnh hoặc là tăng sản lượng Y hay giảm chị tiêu Theo đó, Y chỉ bị thay đổi nếu phần chỉ tiêu vượt quá tạo ra thâm hụt được điều chỉnh Bởi vậy, chính sách để điều chỉnh cán cân thanh toán cần hướng tới việc quản lý kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài khố, tiền tệ và các công cụ trực tiếp Do thâm hụt cán cân thanh toán chỉ là sự mất cân bằng trong ngắn hạn, sản lượng không thể tăng trong ngắn hạn, một cách nhìn khác khi đưa ra để xuất về chính sách là điều chỉnh chỉ tiêu được xem là cách tốt nhất để điều chỉnh cán cân thanh toán Xuất phát từ đồng đẳng thức kinh tế, Y - C= S, cán cân thương mại có thể được biểu điễn như sau:
B=(X-M)=S-I (4)
Phương trình này cho thấy để điều chỉnh cán cân thanh toán dùng chính sách để tăng tiết kiệm so với vốn đầu tư hay là giảm đầu tư so với tiết kiệm
Trang 25O phuong trink (4), néu chinh sach dua ra dé tang Y, goi 1a chinh sach điều chỉnh chi tiéu (Expenditure switching) và phải được đi kèm với tăng của chỉ tiêu không bằng mức tăng lên của Y thì cán cân thanh tốn mới được cải thiện Chính sách giảm chỉ tiéu "expenditure reducing” phai khong duoc gay ra mot su giảm Y bằng số giảm chỉ tiêu, thì cán cân thanh toán mới được cái thiện Theo cách tiếp cận này tất cả mọi nhân tố dẫn đến sự thành công của phá giá phải phụ thuộc vào việc xác định độ co dẫn và phải dựa trên những giả thiết Hơn nữa, ha: cách tiếp cận này dựa trên đồng đẳng thức kinh tế vĩ mơ nghĩa là nó khơng phải là một phương trình hàm số Tuy nhiên, khi đưa thêm cả ảnh hưởng thu nhập của phá giá cũng không giải quyết những hạn chế của phương pháp này, bởi cách tiếp cận này mới chỉ xem xét tác động của tỷ giá đến thị trường xuất nhập khẩu hàng hố mà thơi Nhưng giá cả thay đổi ở 2 thị trường này sẽ có một loạt các ảnh hưởng đây chuyển đến toàn bộ hệ thống kinh tế (kể cả thị trường tiền tệ) và tiếp đó lại ảnh hưởng lại đến thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá
1.2.3 Cách tiếp cận tiển tệ
Khác với các cách tiếp cận trên đây, quan điểm của những nhà theo trường phái tiền tệ cho rằng những mất cân đối trong cán cân thanh toán là do những
mất cân đối trên thị trường tiền tệ gây ra vì những thay đổi trong cung ứng tiền
có thể tác động nhu cầu tiêu dùng trong nước, đến tỷ giá, đến thu nhập , qua đó ảnh hưởng đến mất cân đối trong cán cân thanh tốn Hay nói cách khác, cán cân thanh toán là một hiện tượng tiền tệ Do đó, việc phân tích cán cân thanh toán cần phải tập trung cả về phía cung và cầu tiền tệ (phần này sẽ được phân tích sâu ở phần sau)
Trên đây vừa để cập đến các cách tiếp cận khác nhau đến cán cân thanh toán Mỗi cách tiếp cận đưa ra những giải thích khác nhau về sự mất cân đối trong cán cân thanh tốn Tóm lại, qua một số cách tiếp cận đối với cán cân thanh toán, có thể thấy nhiều nguyên nhân gây ra những thay đổi trong cán cân
thanh toán như nhu cầu hàng xuất, nhập khẩu, tỷ giá, thu nhập, thay đổi trong
cung và cầu tiền tệ, từ đó đưa ra các chính sách điều chỉnh cán cân thanh toán
Trang 26là: Phá giá đồng bản tê; sử dụng chính sách tài khố; sử dụng chính sách tiền tệ, đặc biệt là điều hành cung ứng tiền Cách tiếp cận theo độ co dẫn và cách tiếp cận theo thu nhập coi cán cân thanh toán chỉ bao gồm cán cân vâng lai mà cán cân vãng lai chủ yếu là cán cân thương mại Trong bối cảnh luồng vốn quốc tế chu chuyển, cán cân vốn cũng rất quan trọng và những mất cân đối trong can can thanh tốn khơng hồn tồn do những thay đổi trong cán cân vãng lai mà còn do những thay đổi về cán cân vốn Bởi vậy, đòi hỏi một cách tiếp cận khác xem xét những điển biến về tiền tệ
Để có thể vận dụng cách tiếp cận tiền tệ đưa ra chính sách điều chỉnh cán cân thanh toán hợp lý nhằm ồn định kinh tế vĩ mô, cần thiết phải rõ lý luận về cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương Từ đó có thể thấy rõ hơn mối quan hệ giữa cung ứng tiền và cán cân thanh toán — TT _——_
—
2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƯNG ỨNG TIỀN
Theo lý thuyết tiền tệ hiện đại thì cung ứng tién (money supply) duge hiéu là toàn bộ lượng tiên tệ được lưu hành ngoài Ngân hàng Trung Ương, nó bao gồm tiên mặt trong lưu thông, tiên gửi của các cá nhân tổ chức tại các ngân hàng, và cá giấy tờ có giá khác.Với cách định nghĩa "cung Ứng tiền" như vậy, ta có thể xem xét ai tham gia quá trình cung ứng tiền? Nhân tố nào ảnh hưởng đến cung ứng tiền?
2.1 Các tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiên
Fredric S Minskin đã nghiên cứu và chứng minh được 4 tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiền là:
- Ngân hàng Trung ương: Cơ quan có chức năng quản lý, theo dõi bao quát hoạt động của hệ thống ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo chính sách tiền tê
Trang 27- Các ngân hàng thương mại (các tổ chức nhận tiền gửi) là những trung gian tài chính nhận tiền gửi từ các cá nhân những tế chức kinh tế và thực hiện việc cho vay đến các cá nhân, những tổ chức có yêu cầu
- Những người gửi tiền: là các cá nhân và tổ chức có tiền gửi ở ngán hàng và là chủ sở hữu lượng tiền gửi đó
- Những người vay tiền từ ngân hàng: các cá nhân và các tổ chức vay tiền từ ngân hàng và các tổ chức phát hành trái khoán, các trái khốn đó được các ngân hàng thương mại mua
Trong 4 tác nhân trên, mỗi tác nhân đều có vai trò nhất định trong quá trình cung ứng tiền và các tác nhân có mối quan hệ ràng buộc nhau tạo nên khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế hay là cung ứng tiền (money supply) Mối quan hệ này có thể được minh hoạ bằng Sơ đồ 2:
Sơ đồ 2
Tác động của cung ứng tiền đến tổng phương tiện thanh toán
Người vay tiền
Vay tiền
= Cung ứng tiền — = ¬ Tạo tiền
Ngân hàng trung ương Các ngân hàng thương mại MS Gửi tiền
Người gửi tiền
Trang 28
Trong 4 tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiền, Ngân hàng Trung ương có vai trị quan trọng nhất Hơn nữa mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là cung ứng tiến của Ngân hàng Trung ương Do vậy chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu tác
nhân này
- Chỉ đạo và điều hành chính sách tiền tệ thông qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến dự trữ của các ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng
- Thực hiện chức năng trung tâm thanh toán giữa các ngân hàng thương mại tức là thực hiện chuyển vốn giữa các ngân hàng để giải quyết những vướng mắc do tiền gửi thanh toán ở một ngân hàng, nhưng nhụ cầu chi trả (thanh toán) cho tài khoản của một ngân hàng khác (thanh toán liên ngân hàng)
- Thực hiện chức năng điều hành qua việc qui định các nguyên tắc hoạt động cho các ngân hàng
Hoạt động của Ngân hàng Trung ương, cụ thể là việc điều hành chính sách tiền tệ, điều tiết cung ứng tiền liên quan đến các hoạt động tác động đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối tài sản của nó, bao gồm tài sản nợ và tài sản có Qua các diễn biến trong tài sản có và tài sản nợ của Ngân hàng Trung ương ta thấy được hoạt động của hoạt động của Ngân hàng Trung ương có tác động như thế nào đến cung ứng tiền, vì vậy, để hiểu được tác nhân này có vai trị gì trong quá trình cung ứng tiền phải hiểu rõ các thành phần cấu tạo nên tài sản nợ, có Ngân hàng Trung ương trên bảng cân đối tổng hợp, qua đó ta thấy được hoạt động của Ngân hàng Trung ương tác động như thế nào?
* Tài sản nơ của Ngân hàng Trung ương gồm có:
- Tiền đang lưu hành: Là tổng số lượng tiền lưu thông trong tay dân chúng (tức là ngoài hệ thống ngân hàng) - Một thành phần quan trọng của lượng tiền cung ứng
Trang 29- Các khoản tiền dự trữ: Tất cả các ngân hàng đều có tài khoản tiên gửi tại Ngân hàng Trung ương Các khoản tiền dự trữ bao gồm các khoản tiền gửi của ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Trung ương cộng Với tiền mặt tồn quỹ tại ngân hàng thương mại
- Các khoản tiền là tài sản nợ của Ngân hàng Trung ương nhưng là tài sản
có của các ngân hàng thương mại do vậy các ngân hàng thương mại có thể yêu
cầu thanh toán chúng bất cứ lúc nào và Ngân hàng Trung ương buộc phải thanh toán bằng tiền của Ngân hàng Trung ương (tiên mặt hay chuyến khoản) Chính vì vậy, một sự tăng lên của tiền dự trữ dẫn đến tăng mức tiền gửi và do đó tăng lượng tiền cung ứng Tiền dự trữ chia làm 2 loại: tiền dự trữ bắt buộc là phan Ngân hàng Trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải gửi tại mình và một phần tiền mật tại Quỹ các ngân hàng thương mai; tién dự trữ vượt là tiền mà các ngân hàng thương mại lưu giữ để bảo đảm khả năng thanh toán
Tài sản có của Ngân hàng Trung ương: tài sản có thể hiện trên bảng cân đối của Ngân hàng Trung ương là rất quan trọng vì những thay đổi trong tài sản có dẫn đến những thay đổi về tiền dự trữ và tiếp theo đó là những thay đổi về lượng tiền cung ứng
* Tài sản có của Ngân hàng Trung ương bao gồm;
+ Các chứng khoán, chủ yếu là chứng khốn Chính phủ Ngân hàng Trung ương cung cấp tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng bằng cách mua chứng khốn, qua đó làm tăng tài sản có của nó, việc mua chứng khoán như vậy của Ngân hàng Trung ương sẽ dẫn tới tăng lượng tiền cung ứng và ngược lại Việc tăng, giảm tài sản có chứng khoán này của Ngân hàng Trung ương được thực hiện thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Đây chính là một cách để Ngân hàng Trung ương cung cấp hoặc thu hẹp dự trữ của hệ thống ngân hàng qua tác động đến việc tăng giảm lượng tiền cung ứng
+ Tiền cho vay các ngân hàng thương mại: Ngân hàng Trung ương có thể
cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng thương mại bằng cách cho các ngân
Trang 30hàng vay Một sự tang tiền cho vay của Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại cũng là một nguồn gây ra sự táng lượng tiền cung ứng Các khoản vay của các ngân hàng thương mại hiện nay gọi là khoản vay tái cấp vốn,
fịa
việc cho vay tái cấp vốn (refinancing) được Ngân hàng Trung ương thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu:
- Cho vay tái chiết khấu có nghĩa là Ngân hàng Trung ương cho các tổ chức tín dụng vay thông qua chiết khấu (mua lại) các chứng từ có giá của các ngân hàng thương mại như chứng khốn Chính phủ hối phiếu, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn ngắn
- Cho vay có cầm cố bằng các chứng từ có giá của các ngân hàng thương mại (như chứng khoán Chính phủ, thương phiếu các chứng từ và giấy tờ có giá khác phải đáp ứng điều kiện cho việc tái chiết khấu và thường có thời hạn đài từ
1 năm trở lên)
Vì vậy, cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương có tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông Cung cấp khối lượng tín dụng trở thành một công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương chỉ đạo chính sách tiền tệ, trong đó lãi suất là biến số hoạt động chủ yếu của chính sách tái cấp vốn Ở mỗi nước, Ngân hàng Trung ương đều đưa ra một chính sách tái chiết khấu phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của mình Việc cung cấp tín dụng tái chiết khấu và tín dụng cầm cố (tín dụng lombard) cho các ngân hàng được thực hiện tuỳ thuộc vào tình hình tiện tệ
Nói chung, Ngân hàng Trung ương tác động đến khối lượng cho vay của mình bằng 2 cách: bằng cách tác động đến các khoản vay thông qua thay đối lãi suất tái chiết khấu và chiết khấu hoặc tác động vào khối lượng cho vay thông qua việc quản lý hạn mức cho vay
Cơ chế mà theo đó lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương tác động đến khối lượng tiền vay là dựa trên cung cầu vốn Một lãi suất tái cấp vốn
Trang 31cao sẽ làm tăng chỉ phí của các ngân hàng thương mại, như vậy ngân hàng
thương mại sẽ đến vay Ngân hàng Trung ương ít hơn và ngược lại
Ngân hàng Trung ương sử dụng cơ chế tín dụng cho các khoản vay thông qua quân lý các khoản vay, thông thường là nhằm giúp các ngân hàng thương mại giải quyết vấn để khả năng hoàn trả ngắn hạn do tiền gửi bị rút tạm thời hoặc là đề đáp ứng như cầu thời vụ hoặc là do các ngân hàng có khó khăn nghiêm trọng về khả năng hoàn trả do tiền bị rút ra
Mua, bán ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương trên thị trường ngoại tệ cũng có tác động làm thay đổi cung ứng tiền Vấn để đặt ra ở đây là tại sao khi Ngân hàng Trung ương mua, bán các chứng khoán, ngoại tệ hoặc cho vay, lại tác động đến lượng tiền cung ứng và quá trình tác động đó diễn ra như thế nào? Để để hiểu ta đi từ ví dụ đơn giản sau:
Trang 32Quá trình tác động đến lượng tiền cung ứng khi Ngân hàng Trung ương
cho các ngân hàng thương mại vay cũng điễn ra tương tự như trên, tức là hành
dong cho vay của Ngân hàng Trung ương trước hết tác động đến mức dự trữ của ngân hàng thương mại, sau đó là tác động đến khối lượng tín dụng và tác động đến lượng tiền cung ứng
Qua trình bày trên đã cho chúng ta thấy những hoạt động nào của Ngân hàng Trung ương có tác động làm thay đổi cung ứng tiền? Tuy nhiên để có được tồn bộ "cung ứng tiền" của nền kinh tế cịn phải có sự tham gia của các ngân hàng thương mại Thông qua việc nhận tiền từ Ngân hàng Trung ương, từ những người gửi tiền và thực hiện các nghiệp vụ cho vay thì các ngân hàng thương mại đã làm cho "cung ứng tiền" của nền kinh tế lớn hơn lượng tiển cung ứng của Ngân hàng Trung ương bằng một hệ số k
Mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Trung ương với toàn bộ "cung ứng tiền" của nền kinh tế được thể hiện qua biểu thức sau:
M, = MRxk (5)
trong đó:
Mẹ; "cung ứng tiền" của nền kinh tế
MR: tiên cung ứng của Ngân hàng Trung ương (hay là tiền dự trữ) k: hệ số tạo tiền
Hệ số k được hình thành trong quá trình cung ứng tiến bởi 3 tác nhân là các ngân hàng thương mại, người gửi tiền và người vay tiền
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng tiền
Ở phần trên, chúng ta đã khái quát được quá trình cưng ứng tiền được hình
Trang 33vào sự tăng giảm Ms là hoàn toàn do nhân tố chủ quan của Ngân hàng Trung ương, hay hoàn toàn do như cầu tiền tệ của nền kinh tế quyết định”
Nếu việc xem xét cung ứng tiền chỉ đừng lại ở các tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiền, thì thoạt nhìn người ta thấy cơ quan tiền tệ (hay Ngân hàng Trung ương) có thể tạo ra bất kỳ tông lượng nào họ mong muốn: TỶ lệ dự trữ bắt
buộc thấp sẽ làm tổng lượng tiền tăng lên và ngược lại Ngân hàng Trung ương
có thể hạ thấp lãi suất và các ngân hàng thương mại sẽ đến vay làm tổng lượng tiền tăng lên
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Ngân hàng Trung ương khó có thể kiểm sốt được tổng lượng tiền Đặc biệt ở nền kinh tế mở cửa, nền kinh tế song bản vị, cán cân thanh toán là một trong những nguồn tạo ra tiền tệ Nếu Ngân hàng Trung ương cung ứng ra nhiều hơn số tiền mà công chúng muốn thì họ sẽ làm cho giá trị số cung tiền đó giảm và ngược lại
Sơ đỏ 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng tiền
- Thay đổi tài sản có ngoại tệ rịng
- "Tín dụng cho chính phủ rịng ` ˆ Tiẻ lên dự trữ x
- Tín dụng cho các NHTM ,
- C&c khoản khác ròng
Tổng phương
tiện thanh toán
- Dự trữ bắt buộc - Dự trữ vượt —.Sỏ.„ ws
- Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm/tiền gửi không kỳ hạn Số nhân tiền tệ
~ Tỷ lệ giữa tiền mặt trên tiền gửi không kỳ hạn
Qua phân tích trên cho thấy, tác động trực tiếp đến thay đối "cung im aq ta
tiền" của nền kinh tế phụ thuộc vào các tác nhân tham gia quá trình cung ứn
Trang 34tiền là Ngân hàng Trung ương-người cung ứng tiền; các ngân hàng thương mai, người gửi tiền, người vay tiền - là người góp phần hình thành hệ số k tạo tiền
Các tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiền này cũng chính là các tác nhân thực hiện các giao địch trong cán cân thanh toán Mỗi một giao dịch cán
cân thanh tốn sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến bản cân đối tiền tệ của hệ thống
ngân hàng tuỳ thuộc vào hình thức tài trợ và thanh toán cho giao dịch đó và do
vậy sẽ ảnh hưởng đến thay đổi tài sản có ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương và ảnh hưởng đến tổng phương tiện thanh toán Do vậy, khi phân tích mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và việc điều hành tiền cung ứng, có thể sử dụng chỉ tiêu đại diện như thay đổi tài sản có ngoại tệ rịng của tồn hệ thống ngân hàng đại diện cho thay đổi trong cán cân thanh toán và thay đổi tài sản có trong nước rịng là đại diện cho việc điều hành chính sachs tiền tệ, đặc biệt là việc điều hành tiền
cung ứng
2.3 Phân tích bản cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương và của toàn hệ thống ngân hàng
Để có thể nhìn nhận mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và diến biến tiền
tệ dựa trên số liệu, việc hiểu và giải thích biến động trong bảng cân đối tiền tệ
của Ngân hàng Trung ương và bản cân đối tiền tệ toàn ngành là điều cần thiết 2.3.1 Bảng cân đối tiên tệ của Ngân hàng Trung wong
Mối quan hệ giữa cung ứng tiền và cán cân thanh toán thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ tổng quát của Ngân hàng Trung ương (xem Bảng 3) Trong Bảng 3, các chỉ tiêu có mối liên hệ như sau:
NFA + NDA = MR hay (6)
ANFA + NADA = AMR (7)
MR được coi như tài sản nợ của Ngân hàng Trung ương, những thay đổi trong tiền dự trữ phản ánh lại những thay đổi bên tài sản có trên bảng cân đối của
Trang 35Ngân hàng Trung ương (gồm có tài sản có nước ngồi rịng và tài sản có trong
nuéc rong)
Bảng 3: Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
TAI SAN CO TAI SAN NO
1 Tai sản có ngoại tệ ròng (NFA) 1 Tiên dự trữ (MR)
- Tài sản có ngoại tệ - Tiển gửi của các ngân hàng thương - Tài sản nợ ngoại tệ mại tại Ngân hàng Trung ương
IL Tài sản có trong nước rịng (NDA) - Tiền ngoài Ngân hàng Trung ương
- Cho vay Chính phủ rịng
- Cho vay các ngân hàng thương mại
- Các khoản khác ròng
Ngân hàng Trung ương có thể tác động đến tiền dự trữ bằng cách sử dụng một hoặc một số công cụ trực tiếp như can thiệp ngoại hối, các hoạt động thị
trường mở, tài trợ thâm hụt ngân sách, chính sách tái chiết khấu và dự trữ bắt
buộc Khi ngân hàng trung ương can thiệp trên thị trường ngoại hối do sự bội thu hay bội chỉ cán cân thanh toán sẽ dẫn đến những thay đổi đến tiền cơ sở và sau đó là cung tiền
—— -
Một sự thặng dư trong cán cân thanh toán sẽ làm tăng tài sản có ngoại tỆ của Ngân hàng Trung ương và với một lượng tín dụng trong nước và mục khác khơng đổi thì sẽ làm tăng tiền dự trữ Ngược lại, một sự bội chỉ cán cân thanh toán sẽ làm giảm tiền dự trữ với tín dụng trong nước và các khoản mục khác không đổi Những thay đổi về tiền dự trữ sẽ làm thay đổi tổng mức tiền tệ qua phân tích số nhân tiền tệ
Những thay đổi trong tài sản có ngoại tệ rịng được định nghĩa như là bội thu hay bội chỉ cán cân thanh toán tổng thể Bội thu cán cân thanh toán tổng thể sẽ làm tăng tài sản có ngoại tệ ở Ngân hàng Trung ương và nếu tín dụng trong
t !
Trang 36nước không thay đổi sẽ làm tăng tiền dự trữ, ngược lại, bội chỉ sẽ làm giảm tài
sản có ngoại tệ và nếu tín dụng trong nước không thay đối sẽ làm giảm tiền dự
trữ
2.3.2 Bản cán đối tiền tệ của toèn hệ thống ngắn hàng
Những thay đổi trong tiền dự trữ thông qua quá trình gia tăng tiền tệ ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng bảng cân đối toàn ngành thể hiện rõ điều đó
(xem Bảng 4)
Bảng 4: Bằng cân đối tiền tệ của tồn hệ thơng ngân hàng
TAI SAN CO TAI SAN NO
I Tai san có ngoại tệ ròng (NFA) Tiên rộng (MS) - Tài sản có ngoại tệ Tiền hẹp (M1)
- Tài sản nợ ngoại tệ Tiền trong lưu thông (CY) IL.Tài sản có trong nước rịng (NDA) - Tiển gửi không kỳ hạn (D)
+ Tín dụng trong nước ròng (NDC) _ Bán tiên té (QM)
- Ròng cho vay Chính phủ Tiên gửi tiết kiệm và có kỳ hạn (TD) - Cho vay các ngân hàng thương | Tiển gửi bằng ngoại tệ
mại l
+ Các khoản khác ròng (OIN)
Trong Bảng 4, có mối quan hệ cơ bản, đó là mối quan hệ giữa vị thế kinh tế đối ngoại của một nước và tài sản có nước ngồi rịng của hệ thống ngân hàng Khi các giao dịch của toàn hệ thống ngân hàng được hạch tốn vào phía dưới dòng cán cân tổng thể, tức là hạch toán vào phần tài trợ, cán cân tổng thể trong cán cân thanh toán sẽ được tài trợ bằng phần thay đổi tài sản có nước ngồi rịng của hệ thống ngân hàng Về nguyên tắc, phần thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng dù lấy từ cân đối tiền tệ hay từ cấu thành của cán cân thanh toán đều giống nhau Do vậy, trên Bảng cân đối tiền tệ ta có:
Trang 37ANFA = AMS-ANDA (8) Và trên cán cân thanh tốn ta có : CA + AKA + ARES =0 (9)
Vì A NFA =- ARES, do đó A NFA = CA + AKA q0) Trong đó, CA là cán cân vâng lai, KA là cán cân vốn và RES là thay đổi dự trữ ngoại tệ của toàn ngành Phương trình phản ánh bản cân đối tiền tệ cho thấy rằng chênh lệch giữa phần tăng tín dụng trong nước so với mức tăng cung tiền (tại điểm cân bằng khi M, = MỤ) luôn được phản ánh ở việc giảm tài sản có ngoại tệ rịng của hệ thống ngân hàng (nghia là NFA âm) Mối quan hệ này tạo cơ sở cho việc đánh giá trên phương diện tiền tệ và đưa ra căn cứ về lý thuyết
cho việc xác định trần tài sản có nội tệ ròng trong các chương trình được Quỹ
Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ
3 LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ CUNG ỨNG
TIỀN
3.1 Quan điểm của trường phái tiền tệ nhìn nhận mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và điều hành tiền cung ứng của Ngân hàng Trung ương
Trở lại quan điểm của những nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ cho rằng những mất cân đối trong cán cân thanh toán là do những mất cân đối trên thị trường tiền tệ gây ra và bởi vậy cán cân thanh toán là một hiện tượng tiền tệ Do đó, việc phân tích cán cân thanh toán cần phải tập trung cả về phía cung và cầu tiền tệ
3.1.1 Cầu tiên tệ
Trường phái tiền tệ sử dụng học thuyết khối lượng tiền tệ làm nền tảng để đưa ra hàm cầu tiền như sau: M¿= k xP x y với k > 0 Trong đó, Mĩ, là khối lượng cầu tiền danh nghĩa; P là mặt bằng giá trong nước; y là thu nhập thực tế hay còn gọi là tổng cầu thực tế, do đó (P x y) là thu nhập danh nghĩa; k là thông số đo nhạy cảm của cầu tiền khi thu nhập danh nghĩa thay đổi
Trang 383.1.2 Cung tiên tệ
Cung tiền tệ trong nước gồm hai thành phần cơ bản như sau:
Ms=D+R ah
Trong đó, Ms là mức cung tiền của NHTW hay còn gọi là tiền dự trữ, D là cơ số tiến nội địa: R là dự trữ ngoại hối qux thành đồng bản tệ Phương trình trên nói lên rằng tiền dự trữ bao gồm hai thành phần, nhờ đó tiền vào lưu thơng có thể qua một trong hai kênh, một là tác động đến D hoặc là tác động đến R 3.143 Mất cân đối cán cân thanh toán do mắt cân đối cung cầu trên thị trường tiên tệ
Trong một nền kinh tế đóng, Ngân hàng Trung ương có thể xác định được lượng tiền cung ứng và có thể dễ dàng làm được như vậy để kiểm soát được hành
vị của các ngân hàng và các cá nhân trong việc nắm giữ tiền tệ và do vậy, Ngân
hàng Trung ương có thể tác động và kiểm sốt hồn tồn MR và do đó cũng tác động đến MS
Trong một nền kinh tế mở, các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế tiến
bành các giao địch cán cân thanh toán Theo quan điểm của trường phái tiền tệ, sự mất cân đối trong cán cân thanh toán phản ánh những mất cân đối giữa cung và tiền tệ, tác động đến hành vi của các chủ thé giao địch cán cân thanh toán Với giả định là vẻ mặt dài hạn, cầu tiền tệ của quốc gia là một hàm số của thu nhập thực tế, giá cả và lãi suất Cán cân thanh toán thặng dư là do chính các luồng tiền phát sinh do âu đồng bản tệ lớn hơn cung Cán cân thanh toán tổng thể bao gồm cán cân vãng lai, cán cân vốn và thay đổi dự trữ ngoại tệ Nghĩa là :
BOP = CA + KA + đRES = Ô q2)
Bởi vậy, CA + KA = - dRES * (13)
Trong đó, BOP là cán cân thanh toán tổng thể, CA là cán cân vãng lai, KA là cán cân vốn, đRES là thay đổi dự trữ ngoại tệ Việc cán cân thanh toán tổng
Trang 39thể bội thu hay bội chỉ có ảnh hưởng đến dự trữ của Ngân hàng Trung ương hay
khêng phụ thuộc vào chế đệ rÿ giá và mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít phụ thuộc
vào mức độ chu chuyền vốn
3.2 Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và cung ứng tiền trong nền kinh tế tuỳ theo chế độ tỶ giá và mức độ chu chuyển vốn
3.2.1 Dưới chế độ tỷ giá thả nổi
Trong một nền kinh tế mở dưới chế độ tý giá thả nổi, Ngân hàng Trung
ương không can thiệp khi cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt Vì khi có
thang dư cán cân thanh toán (luồng ngoại tệ vào nhiều hơn lượng ngoại tệ chi ra) sẽ làm dư cung trên thị trường ngoại tệ Dẫn đến đồng bản tệ lên giá đồng ngoại tệ mất giá (thay đổi tỷ giá) Do không tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối, nên khi đồng bản tệ lên giá sẽ hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu
làm cho cán cân thanh toán từ thăng dư trở lại vị trí cân bằng Do vậy, dự trữ
ngoại hối của NHTW không thay đổi và do vậy MR cũng không thay đổi và do vậy không tác động đến tổng phương tiện thanh toán Theo trường phái tiền tệ, cán cân thanh toán tổng thể luôn tự động cân bằng Tuy nhiên, trong thực tế, hiếm có nước theo chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, mà phần lớn các nước áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt (nghĩa là thả nổi có điều tiết)
3.2.2 Dưới chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Cán cân thanh toán biến động và chịu tác động bởi các quyết định của các tổ chức và cá nhân người cư trú trong việc mua hàng hoá và chứng khoán trong và ngoài nước mà điều này phụ thuộc vào những biến số kinh tế cơ bản khác như thu nhập, giá xuất khẩu và nhập khẩu
Dưới chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, Ngân hàng Trung ương vẫn phải
duy trì một lượng dự trữ ngoại hối tệ cần thiết để có thể can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá Khi cán cân thanh toán thăng dư, NHTW sẽ phải
mua và bán một phần ngoại tệ thặng dư cần cân thanh toán, dự trữ ngoại hối
Trang 40tang dung bang lượng can thiệp Khi dự trữ ngoại hối của NHTW tăng lên ty giá danh nghĩa tăng ở một mức do nao do, Néu NHTW can thiệp vô niệu trì MÍR khơng đổi, lạm phát không đổi và tỷ giá thực không đổi Trường hợp NHTW không can thiệp vô hiệu, MR tăng do kết quả thặng dư cán cân thanh toán dẫn đến lạm phát tăng và do đó tỷ giá thực tăng
Dưới chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết việc kiếm soát tổng phương tiện thanh tốn MS khơng hồn tồn nằm trong tầm tay của Ngân hàng Trung ương mà chỉ có thể kiểm sốt trực tiếp được một cấu phần của MR thơi (đó là tín dụng của Ngân hàng Trung ương) Ngân hàng Trung ương khơng thể kiếm sốt trực tiếp phần thay đổi tài sản có ngoại tệ rịng của bởi cấu phần này phụ thuộc vào tình trạng cán cân thanh toán
Khi cán cân thanh toán bị thâm hụt mà dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương quá mỏng và không đủ để can thiệp, Nhà nước có thể điểu chỉnh thâm hụt thông qua giảm chỉ tiêu trong nước hay kiểm soát trực tiếp nhập khẩu
3.2.3 Dưới chế độ tỷ giá cố định
Như phần trên đã để cập, cung ứng tiền trong một nền kinh tế chịu tác động của tiền cơ sở (High - powered money) Mối quan hệ giữa MR và MS là số nhân của thị trường tiền tệ và như vậy, rõ ràng những nhân tố ảnh hưởng đến ME
định, 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến MR là hành vi của Ngân hàng Trung ương qua tác động chính sách đến tín dụng trong nền kinh tế và tình trạng cán cân thanh tốn, thơng qua tác động đến dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương nắm giữ Việc tăng (hay giảm) tín dung cha NHTW sé lam tang (hay giảm) MR và bởi vậy tác động đến MS Ngược lại, thâm hụt (hay bội thu) cán cân thanh toán sẽ làm giảm (hoặc tăng) dự trữ của Ngân hàng Trung ương và làm giảm (hay tăng) MR và làm giảm (hay tăng) MS một số nhân tiển tệ
Nếu xét từ 2 vế bảng cân đối của Ngân hàng Trung ương ta thấy rằng: