Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

5 4.1K 1
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chõu Tin Lc Lch s Vit Nam (1919 2000) Din n : Suhoctre.hisforum.net - Trang 2 - CHNG I VIT NAM T NM 1919 N 1930 CHUYấN 1 A. KIN THC C BN I/ CUC KHAI THC THUC A LN TH HAI a. Hon cnh lch s - Sau chin tranh th gii th nht (1914 1918), cỏc nc thng trn phõn chia li th gii, hỡnh thnh h thng Vộcxai Oasinhtn. - Hu qu chin tranh lm cỏc cng quc t bn chõu u gp khú khn, Cỏch mng thỏng Mi Nga thng li, Nga Xụ vit c thnh lp, Quc t cng sn ra i Tỡnh hỡnh trờn tỏc ng mnh n Vit Nam. - Sau chin tranh, quc Phỏp tuy l nc thng trn nhng b tn phỏ nng n, nn kinh t kit qu. bự p nhng thit hi to ln trong chin tranh, trờn c s ú khụi phc li a v kinh t ca mỡnh trong h thng t bn ch ngha. quc Phỏp va búc lt nhõn dõn trong nc, va tin hnh Chng trỡnh khai thỏc ln hai ụng Dng. b. Ni dung chng trỡnh khai thỏc thuc a : - T nm 1924 n 1929, tng s vn Phỏp u t vo Vit Nam tng 6 ln so vi trc chin tranh. - u t ch yu vo nụng nghip v khai m. * Nụng nghip: - Thc dõn Phỏp y mnh vic cp ot rung t ca nụng dõn lp cỏc n in m ch yu l n in lua v cao su. - Nm 1927, vn u t vo nụng nghip ca Phỏp l 400 triu Phrng (gp 10 ln trc chin tranh); din tớch trng cao su tng t 15 ngn hộcta nm 1918, lờn 120 ngn hộcta nm 1930. - Thc dõn Phỏp vn u t gp 10 ln trc chin tranh; - Lp n in cao su, din tớch trng cao su tng t 15 ngn ha nm 1918 lờn 120 ngn hộcta nm 1930 - Nhiu cụng ty cao su ln ra i (nh cụng ty t , Cụng ty Mislanh ). * Khai m (ch yu m than) * Phỏp chỳ ý khai thỏc hai ngnh ny l vỡ: + Ch cn b vn ớt m thu li nhun cao, thu hi vn nhanh. + Khụng lm nh hng n s phỏt trin ca nn cụng nghip chớnh quc. * Thng nghip (chớnh sỏch thu khoỏ nng n) : c chim th trng ụng Dng, thc dõn Phỏp ban hnh o lut ỏnh thu nng vo cỏc hng hoỏ nhp ca nc ngoi (ch yu l hng Trung Quc v Nht Bn), nh vy hng hoỏ Phỏp trn vo ụng Dng ngy cng nhiu: trc chin tranh 37%, sau my nm tng 62% (trong tng s hng nhp). T bn Phỏp tp trung u t vo lnh vc khai thỏc than v khoỏng sn Cỏc cụng ty than ó cú trc õy: tng cng u t v khai thỏc. L p th ờm nhi u cụng ty than mi: Cụng ty than H Long - ng ng; Cụng ty than v kim khớ ụng Dng; Cụng ty than Tuyờn Quang; Cụng ty than ụng Triu. Những chuyển biến về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 3 - * Ngân hàng Đông Dương : Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương. Từ 1912 – 1930, ngân sách Đông Dương tăng gấp 3 lần nhờ vào việc đánh thuế nặng các loại thuế đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện * Công nghiệp chế biến : Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở mới (sợi Hải Phòng, rượu Hà Nội, diêm Bến Thuỷ, ) * Về giao thông vận tải : Cũng được đầu tư để phát triển thêm phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác và chuyên chở hàng hoá trong và ngoài nước. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn như Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vĩnh – Đông Hà (1927). c. Kết quả : - Về kinh tế : + Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam thông qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến. + Kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hảm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. - Về xã hội : Có sự phân hoá sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ, phong kiến, nông dân) xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) với những lợi ích khác nhau. II/ CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ – CHÍNH TRỊ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách cai trị của thực dân Pháp không hề thay đổi : * Về chính trị : - Pháp tiến hành các chính sách : + Chuyên chế triệt để, mọi quyền hành trong nước thâu tóm trong tay bọn thực dân Pháp hoàn toàn, trong khi đó bọn vua quan Nam triều chỉ là những tên bù nhìn tay sai. + Chính sách “chia để trị” chia Việt Nam thành 3 kì với 3 chế độ khác nhau nhằm chia rẽ dân tộc (đa số và thiểu số, giữa lương và giáo. Triệt để sử dụng bộ máy cường hào ở nông thôn. Pháp còn mở các cơ quan dân cử (Hội đồng quản hạt Nam Kì, Viện dân biểu) nhằm lôi kéo giới địa chủ và tư sản Việt Nam. * Về văn hoá – giáo dục : Pháp thi hành chính sách : + Văn hoá nô dịch, nhằm gây tâm lí tự tin, vong bả, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội + Trường học chỉ được mở nhỏ giọt ở các thành phố lớn (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) vì Pháp chỉ cần đào tạo một đội ngũ công chức và công nhân lành nghề, phục vụ bộ máy cai trị ở thuộc địa. + Sách báo xuất bản công khai nhằm tuyên truyền cho chính sách “khai hoá” của bọn thực dân. III/ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ VÀ KHẢ NĂNG CÁCH MẠNG CỦA CÁC GIAI CẤP TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn: Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân hóa như địa chủ phong kiến và nông dân, giờ đây xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới: tư sản; tiểu tư sản; giai cấp công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp. 1. Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân. Vì thế họ không có khả năng cách mạng. Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện. 2. Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến.Vì vậy giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo và hăng haí nhất của cách mạng. 3. Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp.Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận: + Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 4 - + Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp. 4. Tầng lớp tiểu tư sản: Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ… thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.Trong đó bộ phận tri thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế họ là lực lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các phong trào, là lực lượng quan trọng của cách mạng. 5. Giai cấp công nhân: Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn)  Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam ? + Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để …giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng o Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt. o Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân. o Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc. o Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga. + Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.  Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam : - Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ. - Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông… để kéo họ về phe vô sản. - Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập. - Dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông. - Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng. - Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến, phản động.  Những mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt Nam ? Vì sao lại có những mâu thuẩn đó ? - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẩn cơ bản :  Mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp  Đây là mâu thuẩn chủ yếu nhất.  Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. - Đế giải quyết các mâu thuẩn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản : + Đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. + Đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân. + Hai mâu thuẩn ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống thực dân, phong kiến ở nước ta.  Nguyên nhân có những mâu thuẫn đó : Do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xã hội ta phân hoá ngày càng sâu sắc. Những giai cấp cũ (như giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân vẫn còn, giờ xuất hiện thêm những giai cấp mới, những tầng lớp mới (tiểu tư sản, tư sản và công nhân (vì họ có hệ tư tưởng riêng, tiến hành cuộc đấu tranh cứu nước theo con đường riêng của mình. Đó chính là những điều kiện mới bên trong, rất thuận lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mà xu hướng tất yếu đưa tới thuận lợi là con đường cách mạng vô sản.  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 5 - B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DỰA TRÊN CƠ SỞ BÀI HỌC Câu hỏi 1. Trình bày nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương và phân tích ảnh hưởng của nó đối với sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam từ năm 1919 đến 1929. Vì sao ngoài giai cấp công nhân và giai cấp nông dân lại có thể vận động các giai cấp khác và các tầng lớp khác tham gia cách mạng ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004) Câu hỏi 2. Cho biết chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chương trình khai thác lần này có những điểm gì mới ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007) Câu hỏi 3. Cho biết những nét chính về chính sách chính trị, văn hoá – xã hội của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu hỏi 4. Phân tích thái độ và khả năng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề này đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2 – 1930) như thế nào ? C/ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN KHÁC Câu hỏi 5. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX. (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005) Hướng dẫn làm bài a. Chuyển biến mới về kinh tế : - Chương trình khai thác lần 2 : + Nông nghiệp: … + Khai mỏ: … + Cơ sở chế biến: … + Thương nghiệp: … + Giao thông vận tải: + Ngân hàng: … + Thuế: … - Chuyển biến: + Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào nước ta nhưng bao trùm vẫn là kinh tế phong kiến. + Nền kinh tế nước ta có phát triển thêm một bước, sự chuyển biến kinh tế có tính chất cục bộ ở một số vùng. + Kinh tế Đông Dương lệ thuộc kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp. b. Chuyển biến mới về xã hội: Do tác động của Chương trình khai thác lần 2, xã hội nước ta phân hóa ngày càng sâu sắc: + Địa chủ phân hóa, địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống đế quốc và tay sai. + Nông dân là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất. + Tiểu tư sản có tinh thần hăng hái cách mạng, là lực lượng quan trọng. + Công nhân bị ba tầng áp bức, có quan hệ gắn bó với nông dân, sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập… + Tư sản bị phân hóa thành 2 bộ phận, tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc… c. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, những chuyển biến mới về kinh tế đã dẫn đến chuyển biến mới về xã hội, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc, thúc đẩy phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ có bước phát triển mới.  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) Diễn đàn : Suhoctre.hisforum.net - Trang 6 - Câu hỏi 6. Lập bảng so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần nhất (1897 – 1914) với cuộc khai thác lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam. (về hoàn cảnh lịch sử, mục đích, nội dung, hệ quả và tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam) Hướng dẫn làm bài Tiêu chí so sánh Cuộc khai thác thuộc địa lần nhất (1897 – 1914) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) Hoàn cảnh lịch sử Sau khi thực hiện xong việc bình định về quân sự, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918); thực dân Pháp tiếp tục khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam. Mục đích Khai thác nguồn tài nguyên phong phú. - Bóc lột nhân công rẻ mạt. - Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp. Cũng giống cuộc khai thác lần thứ nhất. Nội dung Pháp đầu tư vào các ngành kinh tế: - Nông nghiệp: Tiến hành cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền - Công nghiệp: Chủ yếu khai thác mỏ, nhất là mỏ than. Ngoài ra, bắt đầu hình thành những cơ sở công nghiệp hàng tiêu dùng. - Giao thông vận tải: Chú ý phát triển để phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự. - Thương nghiệp: Độc quyền xuất nhập khẩu. Hàng hóa Pháp ở thị trường Việt Nam chiếm 27% số lượng hàng nhập khẩu. Tổng số vốn của Pháp đầu tư vào Việt Nam gần 1 tỷ đồng. Quy mô khai thác gấp nhiều lần so với lần thứ nhất, đầu tư vào các ngành: - Nông nghiệp: Vốn đầu tư cho nông nghiệp tính đến năm 1927 là 64 triệu Phrăng. Đẩy mạng cướp đoạt ruộng đất, tính đến 1930, Pháp chiếm 850.000 ha để lập đồn điền cao su. - Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác mỏ than, sản lượng khai thác than tăng gấp nhiều lần so với trước chiến tranh. Ngoài ra Pháp còn chú ý đến công nghiệp tiêu dùng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. - Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam, đóng thuế nặng vào các mặt hàng nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc. Lập ngân hàng Đông Dương. Tăng thuế đối với hàng hóa nội địa. Hệ quả Làm cho kinh tế Việt Nam bị què quặt, ngày càng lệ thuộc vào chính quốc. Càng làm cho kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. Tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam - Phương thức tư bản chủ nghĩa sản xuất, bắt đầu du nhập vào Việt Nam cùng tồn tại cùng phương thức sản xuất phong kiến. - Xã hội Việt Nam bắt đầu phân chia giai cấp. - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục du nhập vào Việt Nam. Hình thái kinh tế chuyển đổi rõ rệt từ hình thái phong kiến chuyển sang hình thái tư bản chủ nghĩa. - Xã hội Việt Nam có sự phân hoá giai cấp rõ rệt. . thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu hỏi 4. Phân tích thái độ và khả năng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề. với những lợi ích khác nhau. II/ CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ – CHÍNH TRỊ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách cai trị của thực dân Pháp không hề thay đổi :. họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến, phản động.  Những mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt Nam ? Vì sao lại có những mâu thuẩn đó ? - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có

Ngày đăng: 30/10/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan