KIỂM TRA: AMIN - AMINO AXIT – PROTEIN - POLIME (Thời gian: 45 phút) Câu 1. Cho các chất sau: stiren, isopren, Glyxin, toluen, propen, cumen, axit ađipic, axit acrylic Có bao nhiêu chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 2. Hỗn hợp A gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, có chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm chức cacboxyl trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 100 ml dd HCl 3,5M (có dư). Để tác dụng hết các chất trong dd D cần dùng 650 ml dd NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là A. CH 3 CH(NH 2 )COOH, CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH B. CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH, CH 3 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH C. H 2 NCH 2 COOH, CH 3 CH(NH 2 )COOH D. CH 3 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH, CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH Câu 3. Các chất trong dãy nào sau đây đều có tính lưỡng tính? A. H 2 N–CH 2 –COONa, ClH 3 N–CH 2 –COOH, NH 2 –CH 2 –COOH. B. H 2 N–CH 2 –COOH, H 2 N–CH 2 –COONH 4 , CH 3 –COONH 4 . C. CH 3 –COOCH 3 , H 2 N–CH 2 –COOCH 3 , ClH 3 NCH 2 –CH 2 NH 3 Cl. D. ClH 3 N–CH 2 –COOH, NH 2 –CH 2 –COOCH 3 , H 2 N–CH 2 –COONH 4 Câu 4. X, Y, Z là 3 amino axit no chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Đốt cháy X thu được hỗn hợp sản phẩm CO 2 , hơi H 2 O và N 2 trong đó 2 2 CO H O V : V 8:9= . M Y =1,136M X. Trong Z phần trăm khối lượng C là 54,96%. Peptit nào dưới đây có phân tử khối là 273? A. X–X–X B. X–Z–X C. X–X–Y D. X–Z–Y Câu 5. Cho các dung dịch: lisin, alanin, axit aminoaxetic, metyl amin, Natri axetat, alinin, axit fomic. Có bao nhiêu dung dịch không làm đổi màu quỳ tím? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 6. X là tetrapeptit, Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH 2 và M X =1,3114M Y . Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dd NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan? A. 75,0 gam B. 58,2 gam C. 66,6 gam D. 83,4 gam Câu 7. Cho các polime: polietilen, tơ visco, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, tơ olon, polibutađien. Có bao nhiêu polime là polime tổng hợp? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8. Cho sơ đồ biến hóa : 2 o HNO NaOH NaOH CaO,t X Y Z T + + + → → → . X là 1 aminoaxit mạch thẳng có 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH, T là 1 ancol và % khối lượng oxi trong T là 34,78%. M là este của X và T có phần trăm khối lượng oxi là : A. 35,955% B. 27,350% C. 22,069% D. 18,497% Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol-fomanđehit). B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. C. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng. D. Tơ visco là tơ tổng hợp. Câu 10. Cho 0,02 mol chất X (X là một α–amino axit) phản ứng vừa hết với 160 ml dd HCl 0,125M thì tạo ra 3,67 g muối. Mặt khác 4,41 gam X khi phản ứng với 1 lượng NaOH vừa đủ thì tạo ra 5,73g muối khan. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. Vậy CTCT của X là A. HOOC–CH(NH 2 )–CH(NH 2 )COOH B. HOOC–CH 2 –CH 2 –CH(NH 2 )–COOH C. CH 3 –CH 2 –CH(NH 2 )–COOH D. CH 3 –CH 2 –CH 2 –CH(NH 2 )–COOH Câu 11. Dung dịch nào sau đây có pH nhỏ nhất? A. CH 3 NH 2 . B. CH 3 NHCH 3 . C. C 2 H 5 NH 2 . D. NH 3 . Câu 12. Hỗn hợp A gồm hai amino axit no chứa một chức amin, một chức axit, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Dùng không khí dư để đốt cháy hoàn toàn 3,21 g hỗn hợp A. Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem làm khô được hỗn hợp khí B. Cho B qua dd Ca(OH) 2 dư thu được 9,5 g kết tủa. Phần trăm số mol các amino axit trong hỗn hợp A lần lượt là : A. 50% và 50% B. 62,5% và 37,5% C. 40% và 60% D.27,5% và 72,5% Câu 13. Hỗn hợp X gồm 1 số amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH 2 , không có nhóm chức khác) có tỉ lệ khối lượng m O :m N = 48:19. Để tác dụng vừa đủ với 39,9 gam hỗn hợp X cần 380 ml dd HCl 1M. Mặt khác đốt cháy 39,9 gam hỗn hợp X cần 41,776 lít O 2 (đktc) thu được m gam CO 2 . m có giá trị là : A. 63,36 gam B. 59,84 gam C. 61,60 gam D. 66 gam Câu 14. Phát biểu không đúng là: A. Trong dd, H 2 N-CH 2 -COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H 3 N + -CH 2 -COO - . B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. 1 C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. D. Hợp chất H 2 N-CH 2 -COOH 3 N-CH 3 là este của glyxin (hay Glyxin). Câu 15. X và Y là 2 tetrapeptit, khi thủy phân trong môi trường axit đều thu được 2 loại amino axit no đơn chức mạch hở là A và B. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 23,256% và trong Y là 24,24%. A và B lần lượt là A. alanin và valin B. glyxin và alanin C. glyxin và axit α–aminobutiric D. alanin và axit α–aminobutiric Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai: A. Alinin là một bazơ vì có khả năng nhận H + B. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng thu được muối điazoni C. Alinin không làm đổi màu quì tím thành xanh D. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí. Câu 17. X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val. Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân m gam hỗn hợp gồm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại amino axit trong đó có 30 gam Glyxin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là A. 87,4 gam B. 73,4 gam C. 77,6 gam D. 83,2 gam Câu 18. Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C 4 H 9 O 2 N là A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 19. A là một α–aminoaxit. Cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng clo trong muối thu được là 19,346%. Công thức của A là A. HOOC–CH 2 –CH 2 –CH(NH 2 )–COOH B. CH 3 –CH 2 –CH(NH 2 )–COOH C. HOOC–CH 2 –CH 2 – CH 2 –CH(NH 2 )–COOH D. CH 3 CH(NH 2 )COOH Câu 20. Chất hữu cơ A có 1 nhóm amino và 1 chức este. Hàm lượng nitơ trong A là 15,73%. Xà phòng hóa m gam chất A, hơi ancol bay ra cho đi qua CuO nung nóng được anđehit B. Cho B thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 16,2 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là A. 7,725 gam B. 3,3375 gam C.6,675 gam D. 5,625 gam Câu 21. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. đietyl amin và ancol benzylic B. Metyl phenyl amin và ancol isopropylic C. 2-metylpropan-2-ol và 2-metylpropan-2-amin D. ancol isopropylic và propan-2-amin Câu 22. Khi cho một loại cao su Buna-S tác dụng với brom (trong CCl 4 ) người ta nhận thấy cứ 1,05 gam sao su đó có thể tác dụng hết với 0,8g brom. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và stiren trong loại cao su nói trên là A. 3:2 B. 3:4 C. 2:3 D. 4:4 Câu 23. Cho các câu sau: (1) Amin là loại hợp chất có chứa nhóm –NH 2 trong phân tử. (2) Hai nhóm chức –COOH và –NH 2 trong amino axit tương tác với nhau thành ion lưỡng cực. (3) Poli peptit là polime mà phân tử gồm 11 đến 50 α-amino axit nối với nhau bởi các liên kết peptit. (4) Protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24. Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 5:4. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là : A. 43,2 gam B. 32,4 gam C. 19,44 gam D. 28,8 gam Câu 25. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH 4 → C 2 H 2 → C 2 H 3 Cl → PVC. Để tổng hợp 50 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m 3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH 4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%) A. 89,6. B. 44,80. C. 28,67. D. 22,40. 2 . axit ađipic, axit acrylic Có bao nhiêu chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 2. Hỗn hợp A gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, có chứa 1 nhóm amino và. và 60% D.27,5% và 72,5% Câu 13. Hỗn hợp X gồm 1 số amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH 2 , không có nhóm chức khác) có tỉ lệ khối lượng m O :m N = 48:19. Để tác dụng vừa đủ với 39,9 gam. được 4 loại amino axit trong đó có 30 gam Glyxin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là A. 87,4 gam B. 73,4 gam C. 77,6 gam D. 83,2 gam Câu 18. Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C 4 H 9 O 2 N