Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
33,73 KB
Nội dung
GIAO VÀ HƯỚNG DẪN CÂU HỎI, BÀI TẬP HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã môn học: BAS 110 Thời lượng: 3 tín chỉ I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích Về kiến thức - Củng cố kiến kiến thức lý thuyết học trên lớp. Giúp sinh viên nắm được nội dung cơ bản của học phần bao gồm: + Quá trình vận động dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam – chủ thể hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. + Quá trình hình thành, bổ sung và phát triển Đường lối cách mạn của Đảng, đặc biệt trên một số vấn đề quan trong của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (xây dựng nền KTTTg, CNH,HĐH, xây dựng HTCT, xây dựng nền văn hóa,…) + Những kết quả đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng,… Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đọc, nghiên cứu tài liệu - Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm và trình bày, thuyết trình một vấn đề trước đám đông (trình bày trên lớp) Có khả năng vận dụng đúng, linh hoạt đường lối cách mạng của Đảng ta vào việc giải quyết các vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay. Về thái độ - Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, chủ động - Tôn trọng quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế, chính trị -xã hội - Xác định được nhiệm vụ, vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2. Yêu cầu - Sinh viên cần chuẩn bị bài ở nhà trước khi học lý thuyết và thảo luận trên lớp - SV tham dự các buổi học lên lớp và thảo luận - SV cần làm đầy đủ các câu hỏi được giao cho mỗi tín chỉ theo quy định. II. Hình thức báo cáo và đánh giá kết quả học tập - Có 06 bài kiểm tra quá trình từ 10 đến 15 phút trên lớp lấy từ hệ thống câu hỏi, bài tập đã giao cho sinh viên làm ở nhà. (kiểm tra trên lớp không báo trước thời gian) - Có 03 đầu điểm thu chấm bài tập về nhà của SV. Cụ thể: + Đợt 1: thu chấm từ câu 1 đến câu hỏi 60 vào tuần thứ 5 thực học (tuần 6 theo TKB của GV và SV) + Đợt 2: thu chấm từ câu 61 đến câu 120 vào tuần 10 thực học (tuần 11 theo TKB) + Đợt 3: thu chấm từ câu 121 đến câu 180 vào tuần 14 thực học (tuần 17 theo TKB) III. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, (dùng trong các trường Đại học, cao đẳng). NXB, CTQG, H, 2006, tr 20- 60. 3. Hội đồng Trung ương, chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB – CTQG, H. 2001, (trang 19-48) 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tòan tập, tập 2 (1930). NXB chính trị quốc gia. H.2000 (trang 2-14 và 88-104) 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tòan tập, tập 3 (1931). NXB chính trị quốc gia. H.2000 (trang 50-79). 6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đảng tòan tập, tập 6 (1936-1939). NXB chính trị quốc gia. H.2000. (trang 102-130) 7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tòan tập, tập 7 (1940-1945). NXB chính trị quốc gia. h.2000. (trang 20-82 và 96-137). Lưu ý: - Dựa trên các nội dung đã học trên lớp, kết hợp với các nguồn tài liệu tham khảo, giáo viên hướng dẫn sinh viên giải quyết các câu hỏi ở 2 dạng: + Dạng câu hỏi cơ bản: giúp sv hệ thống kiến thức đã học và nắm vững được những nội dung cơ bản của chương. + Dạng câu hỏi nâng cao (có thể là câu hỏi khái quát, tổng hợp kiến thức các chương) giúp sinh viên hiểu sâu hơn nội dung của chương. - Bài sẽ chữa và trả cho SV. IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM ( TC thứ nhất, 60 câu hỏi bài tập) Phần 1: Dạng câu hỏi cơ bản: Chương mở đầu Câu 1: Phân tích khái nhiệm “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”? *Yêu cầu đối với SV: • SV đọc giáo trình mục I – phần khái niệm về Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nghiên cứu tài liệu có liên quan • Chỉ ra khái niệm • Phân tích nội hàm khái niệm: là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp của CMVN. • Đường lối cách mạng được thể hiện qua cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng. Câu 2: Làm rõ đối tượng nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ? *Yêu cầu đối với SV: • SV đọc giáo trình mục I – phần đối tượng nghiên cứu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nghiên cứu tài liệu có liên quan • Chỉ ra đối tượng nghiên cứu: thống quan điểm, chủ trương, chính sách của cách mạng Việt Nam Câu 3: Làm rõ nhiệm vụ nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ? *Yêu cầu đối với SV: • SV đọc giáo trình mục I – phần nhiệm vụ nghiên cứu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nghiên cứu tài liệu có liên quan • Làm rõ Đảng CSVN ra đời là kết quả tất yếu của lịch sử • Làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng. Trong đó, đặc biệt làm rõ đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản của thời kỳ đổi mới. • Làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong tiến trình CMVN. Câu 4: Làm rõ phương pháp nghiên cứu của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ? *Yêu cầu đối với SV: • SV đọc giáo trình mục II – phần phương pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nghiên cứu tài liệu có liên quan • Chỉ ra 2 phương pháp cơ bản để nghiên cứu môn học • Chỉ ra 1 số phương pháp bổ trợ, liên ngành,… Câu 5: Nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa gì đối với bản thân? *Yêu cầu đối với SV: • SV đọc giáo trình mục II – phần ý nghĩa học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nghiên cứu tài liệu có liên quan. • Chỉ ra ý nghĩa học tập môn học • Liên hệ với bản than. Chương 1 Câu 6: Phân tích sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hậu quả của sự chuyển biến đó. *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra 4 đặc điểmcủa tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đàu thế kỷ XX - Chỉ ra tác động của sự chuyển biến đối với Việt Nam giai đoạn này. Câu 7: Chủ nghĩa Mác – Lênin có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Liên hệ với Việt Nam? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra 4 sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với phong trào cách mạng thế giới - Liên hệ đối với cách mạng Việt Nam. Câu 8: Cách mạng tháng Mười Nga có tác động như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra tác động của cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào cách mạng thế giới - Tác động của cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Câu 9: Tổ chức quốc tế Cộng sản ra đời vào thời gian nào? Sự ra đời của tổ chức này có tác động như thế nào đối với phong trào cách mạng thê giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Bối cảnh lịch sử dãn đến sự ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng sản? thời gian? - Chỉ ra tác động của tổ chức này đối với phong trào cách mạng thế giới - Liên hệ với phong trào cách mạng Việt Nam. Câu 10: Phân tích chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Phân tích chính sách cai trị trên tất cả các mặt: Chính trị-kinh tê-văn hóa, xã hội - Chỉ ra tác động của các chính sách cai trị trên Câu 11: Sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách thống trị, khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam như thế nào? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra sự phân hóa giai cấp trong xã hội nước ta giai đoạn này. - Nhận xét về thái độ chính trị cách mạng của từn giai cấp. Câu 12: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gi? Trong các mâu thuẫn đó, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chủ yếu? Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra yêu cầu gi? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội nước ta giai đoạn này. - Chỉ ra mẫu thuẫn chủ yếu là gi? Giải thích vì sao? - Yêu cầu của xã hội Việt Nam trước sự tồn tại của các mâu thuẫn này là gi? Câu 13: Chỉ ra những phong trào yêu nước tiêu biểu theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Đặc điểm của các phong trào này? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra 2 phong trào yêu nước tiêu biểu theo khuynh hướng phong kiến - Nêu đặc điểm các phong trào. - Kết quả các phong trào? Câu 14: Chỉ ra những phong trào yêu nước tiêu biểu theo khuynh hướng tư sản đầu thế kỷ XX? Đặc điểm của các phong trào này? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra 2 xu hướng yêu nước tiêu biểu theo khuynh hướng tư sản - Nêu đặc điểm các phong trào. - Kết quả các phong trào? Câu 15: Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra nguyên nhân khách quan dẫn tới sự thất bại - Chỉ ra nguyên nhân chủ quan dẫn tới sự thất bại - Nêu nhận xét. Câu 16: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam (theo khuynh hương vô sản) đầu thế kỷ XX? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam - Con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản? Câu 17: Vì sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Trên cơ sở các ưu điểm của con đường cứu nước theo khunh hướng vô sản hãy lý giải vì sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng này? - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tìm ra một con đường cách mạng mới cho CMVN? Câu 18: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc? Câu 19: Phân tích sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng vô sản? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Phân tích quá trình tìm đường cứu nước - Chỉ ra sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở nước ta. Câu 20: Tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời vào thời gian nào? Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của tổ chức này? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục II – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của tổ chức? thời gian ra đời? - Ảnh hưởng đối với cách mạng Việt Nam Câu 21: Tổ chức An Nam Cộng sản Đảng ra đời vào thời gian nào? Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của tổ chức này? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của tổ chức? thời gian ra đời? - Ảnh hưởng đối với cách mạng Việt Nam Câu 22: Tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời vào thời gian nào? Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của tổ chức này? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của tổ chức? thời gian ra đời? - Ảnh hưởng đối với cách mạng Việt Nam Câu 23: Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn) đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra những hạn chế khi cả 3 tổ chức cùng tồn tại và phát triển trong cùng một dân tộc, cùng một thời điểm. - Chỉ ra yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này? Câu 24: Cho đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có những đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra 4 đóng góp to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Câu 25: Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mùa xuân năm 1930? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục II – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập hội nghị thành lập Đảng - Chỉ ra các nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng - Ý nghĩa của Hội nghị? Câu 26: Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục II – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra ý nghĩa sự ra đời của Đảng đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc, đối với cách mạng Việt Nam? Câu 27: Trình bày hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục II – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của Cương linh chính trị đầu tiên - Chỉ ra nội dung cơ bản của Cương lĩnh? Phân tích? [...]... biết lịch sử, anh (chị) hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của một quá trình vận động lịch sử quyết liệt Câu 52: Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có gì khác so với quy luật ra đời của các Đảng Cộng sản phương Tây? Vì sao? Câu 53: Anh (chị) hãy chứng minh rằng: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nắm vững bài học kinh nghiệm “giương... tính tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Câu 57: Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có mấy Cương lĩnh chính trị? Hãy kể tên và hoàn cảnh ra đời của các Cương lĩnh này Câu 58: Anh (chị) hãy so sánh nhận thức về mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến của cách mạng Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930)... xã hội” Câu 54: Cách mạng Việt Nam từ khi đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn mang tầm vóc thời đại nào? Câu 55: Anh (chị) hãy cho biết Đảng ta đã mấy lần đổi tên? Nêu hoàn cảnh lịch sử của những lần đổi tên? Câu 56: Từ thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua, anh (chị) hãy chứng minh tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng... tập hợp lực lượng cách mạng trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 So sánh với quan điểm tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 2 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra quan điểm tập hợp lực lượng cách mạng thể hiện trong Luận cương - Trên cơ sở quan điểm tập hợp lực lượng cách mạng của Cương lĩnh chính trị,...Câu 28: Phân tích nhiệm vụ cụ thể của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục II – Chương 1 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của cách mạng tư sản dân quyền? - Chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của cách mạng thổ địa? - Trong 2 nhiệm vụ đó, nhiệm vụ nào là chủ yếu cần... (5/1941) Câu 59: Anh (chị) hãy so sánh nội dung cơ bản của Luận cương tháng 10/1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng để thấy được những ưu điểm và hạn chế của bản Luận Cương so với Cương lĩnh? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? Câu 60: Anh (chị) hãy trình bày tiến trình nhận thức và phát triển đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng thời kỳ 1930-1945 Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Vân Bộ môn... ra đời của Luận cương chính trị đỗi với việc luận giải các chiến lược và sách lược đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn này Câu 38: Anh (chị) hãy nêu chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935 *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 2 và tài liệu tham khảo của chương - Nêu các chủ trương khôi phục tổ chức Đảng - Các phong cách mạng giai đoạn 1930-1935... cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đối chiếu với mẫu thuẫn trong Luận cương có phù hợp không? Vì sao? Câu 33: Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là gi? Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ đó? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 2 và tài liệu tham khảo của chương - Chỉ ra 2 nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền - Chỉ... Câu 34: Việc Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” có phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam lúc bấy giờ hay không? Vì sao? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 2 và tài liệu tham khảo của chương - Trên cơ sở 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đối chiếu với mẫu thuẫn trong Luận cương có phù hợp không?... biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương được diễn ra vào thời gian nào? Những nhiệm vụ trước mắt mà Đại hội đã đề ra cho cách mạng nước ta lúc đó là gi? *Yêu cầu đối với SV: - SV đọc giáo trình mục I – Chương 2 và tài liệu tham khảo của chương - Hoàn cảnh lịch sử diễn ra đại hội ĐB lần thứ 1 Đảng Cộng sản Đông Dương? Thời gian? - Chỉ ra các nhiệm vụ trước mắt mà Đại hội đã đề ra Câu 40: Anh (chị) . đối với cách mạng Việt Nam Câu 23: Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn) đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam? *Yêu. nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ? *Yêu cầu đối với SV: • SV đọc giáo trình mục I – phần nhiệm vụ nghiên cứu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nghiên. môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa gì đối với bản thân? *Yêu cầu đối với SV: • SV đọc giáo trình mục II – phần ý nghĩa học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản