Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 131 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
131
Dung lượng
1,04 MB
Nội dung
Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo Soạn: Giảng: PHẦN I KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Tiết 1: Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ - TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI). A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu, cơ cấu XH. - Hiểu được khái niệm lãnh địa PK và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. - Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế thành thị trung đại khác kinh tế lãnh địa ra sao. 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho hs về sự phát triển hợp quy luật của XH. 3. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ châu Á để xác định vị trí các quốc gia. - Bồi dưỡng kĩ năng so sánh đối chiếu. B. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: SGK, SGV,Bản đồ Châu Âu thời PK. 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học. C. Hoạt đông lên lớp: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ở Lịch sử lớp 6 đã học về lịch sử các quốc gia cổ đại Phương Tây, em hãy kể tên một vài quốc gia CĐPT? 3. Bài mới: Ở lịch sử 6 các em đã được học về các quốc gia cổ đại phương Tây và ở đây các quốc gia đó sớm phát triển thành những nước có chế độ PK (thay thế chế độ CHNL) đó là các nước Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt, sau này phát triển Anh, Pháp, TBN, Ý. Vậy, để hiểu được quá trình hình thành và phát triển các nước PKCA đã diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu vào nội dung bài học. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động cả lớp, cá nhân. - HS tìm hiểu mục 1 SGK. - GV: các quốc gia cổ đại Phương Tây tồn tại đến thế kỷ V thì bị các bộ tộc người Giéc manh từ P.Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt. ? Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc – man đã làm gì? Những việc làm đó đã tác động như thế nào đến sự hình thành XHPK ở Châu Âu. ? Như vậy, lãnh chúa PK và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của XH cổ đại? Hoạt động cá nhân. - HS quan sát h1 SGK + kết hợp với SGK 1.Sự hình thành xã hội PK ở Châu Âu. - Hoàn cảnh: Cuối thế kỉ V, người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại-> Lập nên nhiều vương quốc mới. - Chiếm ruộng đất chia cho các thủ lĩnh quân sự →quý tộc → lãnh chúa. - Nô lệ + nông dân mất ruộng không có ruộng đất phải phụ thuộc vào lãnh chúa-> nông nô ⇒ Xã hội phong kiến hình thành . 2. Lãnh địa phong kiến - Lãnh địa: khu đất nông thôn rộng lớn: đất, rừng, ao hồ, nhà thờ … 1 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo ? Em hãy miêu tả lãnh địa PK và cuộc sống của lãnh chúa, nông nô trong lãnh địa đó? -HS miêu tả về các khía cạnh tổ chức, đời sống, sự phát triển kinh tế. ? Đời sống, quyền hành của hai giai cấp ntn? - GV miêu tả lại lãnh địa theo tài liệu tham khảo ở SGV. Có thể cho 1 hs đọc: “mức thuế …” ? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? (Họ sản xuất ra những gì, có buôn bán với các lãnh đia không?) Hoạt động cả lớp, nhóm HS tìm hiểu SGK ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại? Quan sát h2: Hội chợ ở Đức. ? Hãy mtả về hội chợ: bức tranh đó ntn? - Bức tranh hội chợ mtả khung cảnh buôn bán sôi động, hoạt động chủ yếu là buôn bán -> kinh tế phát triển. ? Cư dân thành thị gồm những ai ? Họ làm nghề gì ? ? Kinh tế ở các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?( HS thảo luận – trả lời) - Kinh tế lãnh địa: tự sx, tư liệu TCN gắn chặt với NN nhưng chủ yếu là NN. - Kinh tế thành thị: chủ yếu là thủ CN và thương nghiệp (giao lưu buôn bán) . ? Thàmh thị ra đời có ý nghĩa như thế nào? - Đời sống trong lãnh địa: + Lãnh chúa: quyền sở hữu toàn bộ, đặt ra tô thuế, mức thuế, lập pháp, sống đầy đủ, xa hoa. + Nông nô: phụ thuộc về kinh tế, đời sống cực khổ. - Kinh tế: Tự cấp , tự túc không trao đổi với bên ngoài. 3.Sự xuất hiện các thành thị trung đại. - Nguyên nhân: Thợ thủ công đưa hàng hoá thừa tập trung 1 nơi buôn bán, lập xưởng sản xuất ⇒ thành thị trung đại ra đời. - Tổ chức: Bộ mặt thành thị: phố xá, nhà cửa… Tầng lớp: Thị dân (TTC + thương nhân). - Vai trò: Thúc đẩy XH phong kiến Châu Âu phát triển . 4. Củng cố: Thành thị trung đại được xác định bởi yếu tố nào sau đây: Khoanh tròn trước câu trả lời đúng A. Các lãnh địa phong kiến ngoài sản phẩm nông ngiệp là chủ yếu còn làm ra một số mặt hàng thủ công. B. Sản phẩm của các lãnh địa phong kiến không những để dùng mà còn đem buôn bán trao đổi với nhau. C. Một bộ phận nông nô trở thành thợ thủ công, thương nhân chuyên xản xuất buôn bán tập trung ở các đầu mối giao thông để sinh sống và lập nên phường hội. 5. Dặn dò: - Học bài cũ, xem trước bài mới. - Bài tập: So sánh lãnh địa PK và thành thị trung đại về quan hệ sản xuất, sự phát triển kinh tế, chính trị ⇒ rút ra nhận xét. 2 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo Soạn: Giảng: Tiết 2: Bài 2 . SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU A. Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. - Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến Châu Âu. 2. Tư tưởng: - Học sinh thấy được sự ptriển tất yếu, tính quy luật của lịch sử từ XHPK lên CNTB. - Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước tư bản là tất yếu. 3. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ, quả địa cầu. - Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử. B. Phương tiện dạy học : 1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu. 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học. C. Hoạt động Lên lớp: 1. Ổn đinh : 2. Bài cũ: ? Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa? 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài Hoạt động của GV và HS Nội dung kiên thức cần đạt Hoạt độngcả lớp, cá nhân. ? Em hiểu thế nào là phát kiến địa lí? Hs nghiên cứu SGK → trả lời. - Là quá trình tìm ra, phát hiện những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. ? Nêu nguyên nhân dân đến các cuộc phát kiến địa lí? TK XV. ? Theo em để thực hiện các cuộc PKĐL cần có những điều kiện gì? Hs quan sát bản đồ h3. Hãy miêu tả tàu Caraven - Có buồm lớn ở mũi, giữa và đuôi tàu, có bánh lái, tàu lớn – trước đây chưa có ⇒ vượt biển lớn. Gv treo bản đồ h5: Những cuộc phát kiến địa lí. ? Em hãy kể 1 vài phát kiến địa lí mà em 1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí. a. Nguyên nhân : - Sản xuất phát triển -> cần nguyên liệu , cần thị trường. - Khoa học – kỹ thuật tiến bộ (đóng tàu thuyền lớn, la bàn…) b. Các cuộc phát kiến địa lý lớn : - 1487 Đi-a-xơ vòng qua điểm cực Nam Châu Phi. - 1492 → C.Cô Lôm bô tìm ra Châu Mĩ - 1497-1498: Ga-ma chỉ huy đội tàu 4 chiếc 160 thủy thủ vòng qua Châu 3 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo biết (trình bày trên bản đồ) → Hs trình bày → Gv bổ sung - Các cuộc phát kiến lớn: Đi-a-xơ, Cô lôm bô, Ga-ma, Ma-gien-lan. ? Nêu kết quả và sự tác động của những cuộc PKĐL đến xã hội Châu Âu? Hoạt động nhóm, cá nhân ? Sau những cuộc PKĐL, quý tộc và thương nhân đã làm gì? Hs trả lời Hs – gv ghi kết quả lên bảng. ? Những việc làm đó đã tạo ra những biến đổi gì ở CÂ? (ktế, ctrị, XH) ? Công trường thủ công (200-300 người- có sự phân công lao động, kỹ thuật ⇒ hiệu quả lao động cao) ? G/c VS (CN) và g/c TS được hình thành từ giai cấp tầng lớp nào trong xã hội? - Thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc chuyển sang kinh doanh: nhiều của cải ⇒ g/c TS. - Nông nô bị đuổi khỏi lãnh địa ⇒ làm thuê, bị bóc lột thậm tệ ⇒ g/c VS. - Chính trị: g/c TS >< quý tộc, lãnh chúa PK ⇒ đấu tranh chống quý tộc ⇒ tạo đk quan hệ sản xuất TBCN phát triển. Phi đến Calicút (bờ biển Tây Nam Ấn Độ) -1519-1522: Ma-gien-lan đoàn thám hiểu đầu tiên vòng quanh trái đất. c. Kết quả : Mang lại của cải quý giá, nguyên liệu, thị trường rộng lớn ở Á, Phi, Mĩ ⇒ thúc đẩy thương nghiệp phát triển. 2. Sự hình thành chủ nghĩa TB ở Châu Âu. Quí tộc và tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu và đội ngũ đông đảo những người làm thuê. - Cướp bóc của cải, tài nguyên thuộc địa. - Buôn bán nô lệ da đen, cướp biển. - Rào đất cướp ruộng ->Tạo ra một số vốn và người làm thuê ⇒ quá trình tích lũy TB. Biến đổi: - Kinh tế: + Công trường thủ công + Công ty thương mại. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản. - Xã hội: 2 giai cấp mới ra đời: giai cấp CN ( vô sản) và giai cấp TS. - Chính trị : TS > < PK > < VS => Quan hệ sản xuất TBCN hình thành . 4. Củng cố: Như vậy, sau những cuộc phát kiến lớn về địa lí, qtộc, thương nhân giàu có sử dụng nhiều thủ đoạn để tích lũy vốn và tạo nguồn nhân công ⇒ mối quan hệ sx mới làm nảy sinh 2 giai cấp mới trong XH ⇒ Nền sản xuất mới TBCN ra đời ngay trong lòng XHPK. Bài tập: Nếu thiếu những yếu tố nào sau đây thì CNTB ở châu Âu sẽ không được hình thành ( khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng): A. Mở rộng thị trường buôn bán trong và ngoài nước. B. Giai cấp tư sản có được nguồn vốn khổng lồ từ buôn bán , bóc lột, cướp bóc. C. Giai cấp tư sản bỏ tiền xây dựng các nhà máy xí nghiệp. D. Nguồn nhân công làm thuê dồi dào, họ là những nông dân bị tước ruộng và nô lệ bắt được. 5. Dặn dò: Học bài cũ, xem trước bài 3. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 4 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo Soạn: Giảng: Tiết 3. Bài 3. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜIHẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU. A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hs nắm được: - Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng. - Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến XHPK Châu Âu lúc bấy giờ. 2. Kĩ năng: -Rèn luyện kỉ năng phân tích cơ cấu g/c để chỉ ra >< thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp TS chống PK 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, của giai cấp TS. B. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu. Tranh ảnh các thành tựu, danh nhân của thời văn hóa phục hưng. 2. Học sinh: SGK, vẽ lược đồ, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học. C. Hoạt động lên lớp: 1. ổn định: 2. Bài cũ: ? Quan hệ TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào? 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Như vậy, ở bài trước ta thấy được sự ptriển ktế của g/c TS và ngay trong lòng XHPK đã hình thành quan hệ SXTBCN, g/c TS đã có thế lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị chính trị tương xứng, do đó học đã đấu tranh chống lại chế độ PK và mũi tấn công đầu tiên là tấn công vào văn hóa và tôn giáo. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt độngcả lớp, cá nhân Chế độ phong kiến ở Châu Âu tồn tại trong bao lâu? (TK V – XV) ? Vì sao g/c TS đứng lên đấu tranh chống g/c quý tộc PK? (Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa PH?) GV giải thích k/n “Văn hóa PH”: Phục hưng tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp và RôMa ⇒ sáng tạo nên nền văn hóa mới của giai cấp TS. ? Phong trào Văn hóa PH bắt đầu từ đâu, vào thế kỉ mấy? - Hs trả lời, gv dùng bản đồ để chỉ cho hs: VHPH bắt đầu ở Ý TK XIV, sang TK XV- XVI lan rộng khắp Tây Âu → để lại di sản văn hóa khổng lồ. + Văn học: - Đan Tê. ? Văn hóa PH đã thu được thành tựu gì? Nội dung cơ bản của ptrào văn hóa PH? 1. Phong trào Văn hóa Phục hưng (TK XIV - XVII) - Nguyên nhân: + Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội. +Giai cấp TS có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị XH -> đấu tranh trên mặt trận văn hóa ⇒ thời kỳ Văn hóa Phục hưng. - Thành tựu : + Văn học, nghệ thuật: (họa sĩ Lêônađvanhxi) hội họa, kiến trúc, điêu khắc. 5 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo - Đan tê (Ý) – “hài kịch thần thánh”. - Xéc Van Téc (TBN) – “Đôn ki hô tê”. -Sếchpia – “Hăm lét”, “Ô ten lô”, “Rômêô và Juliet”. + Về nghệ thuật: (họa sĩ Lêônađvanhxi) hội họa, kiến trúc, điêu khắc Gv cho xem tranh và các tác phẩm của Lê -ô - na Đơ-vanh –xi, Ra – bơ -le ? Qua các tác phẩm, các tác giả muốn nói lên điều gì? ? Vai trò, giá trị của nền Văn hóa PH? - Phát động quần chúng đấu tranh chống PK. Hoạt động nhóm, cá nhân ? Tìm hiểu SGK, cho biết nguyên nhân dẫn đến các cuộc cải cách tôn giáo? ⇒ Giai cấp TS mà khởi xướng là LuThơ → cải cách tôn giáo - Can vanh . Gv giới thiệu 1 vài nét về LuThơ, CanVanh. ? Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của LuThơ và Can Vanh? HS thảo luận nhóm. ? Tác động của phong trào cải cách tôn giáo? +Tôn giáo chia làm 2 phái (đạo tin lành và Kitô giáo). + Châm ngòi cho các cuộc k/n nông dân. + Khoa học và triết học. - Nội dung: + Phê phán XHPK và giáo hội . + Đề cao giá trị con người . + Mở đường cho sự phát triển của VH nhân loại . 2. Phong trào cải cách tôn giáo. - Nguyên nhân: + Giáo hội tăng cường bóc lột, thống trị nhân dân - Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp TS đang lên. - Nội dung: + Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội, đòi bãi bỏ những nghi lễ phiền toái. + Đòi quay về giáo lí Kitô nguyên thủy (hạn chế). - Tác động : + Đạo Ki tô bị phân hoá . + Châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân. 4. Củng cố: Gv khái quát lại bài học: Khẳng định vai trò của Văn hóa PH và cải cách tôn giáo là những đòn tần công, những cuộc đấu tranh công khai của g/c TS vào XHPK suy tàn, nó còn châm ngòi cho cuộc đấu tranh của quần chúng vốn đầy bất mãn với chế độ PK. Bài tập: Nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phụ hưng và của giáo hội Kitô: Nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phụ hưng: - Đề cao giá trị chân chính con người. - Con người phải được tự do phát triển. - Xây dựng nhận thức thế giới trên quan điểm duy vật - Đề cao khoa học tự nhiên. Nội dung tư tưởng của giáo hội Kitô: - Chúa , thần thánh quyết định mọi việc từ lớn đến nhỏ trên thế gian. - Con người sướng hay khổ là do chúa, thần thánh định sẵn, do vậy không nên đòi hỏi hay đấu tranh. HS làm bài , GV nhân xét , bổ sung. 5. Dặn dò: 6 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo - Dăn học sinh về nhà học bài - Đọc và tìm hiểu bài 4 Rút kinh nghiệm giờ dạy: Soạn: Giảng: Tiết 4: Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Hs nắm được: - Xã hội PKTQ được hình thành như thế nào. - Tên gọi và thứ tự các triều đại PKTQ. - Tổ chức bộ máy chính quyền. - Những đặc điểm kinh tế, văn hóa của XHPK TQ. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết lập bảng niên biểu và những nét cơ bản của các triều đại. - Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH, các thành tựu văn hóa của mỗi triều đại. 3. Thái độ: Thấy được TQ là một nước PK lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của LS VN. B. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ TQ thời PK. - Tranh ảnh: Vạn Lí Trường Thành, Cố cung; cung điện. 2. Học sinh: SGK, vẽ lược đồ Trung Quốc thời phong kiến, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học . C.Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ? Phong trào cải cách tôn giáo và phong trào VHPH đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Là một quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực, thời kì phong kiến Trung Quốc ra đời sớm và kết thúc muộn. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động cá nhân, cả lớp. Gv khái quát: đặc điểm chung để hình thành nên các quốc gia cổ đại Phương Đông (TQ) là đều được hình thành ở lưu vực các con sông lớn (TQ: Hoàng Hà). ? Cuối thời kì cổ đại, TQ đã có những tiến bộ gì trong sản xuất? ? Những tiến bộ trong sản xuất đã làm cho XH có những biến đổi gì? - XH: + địa chủ xuất hiện: quí tộc cũ, nông dân giàu có. + Nông dân bị phân hóa → giàu: địa chủ. → giữ được ruộng: nông dân - tự canh. 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc. * Kinh tế: - Công cụ bằng sắt: → diện tích gieo trồng mở rộng → năng suất lao động phát triển. * Xã Hội : Xuất hiện các giai cấp mới: + Quan lại, nông dân giàu -> Địa chủ . + Nông dân lĩnh canh -> tá điền. → Quan hệ sản xuất hình thành . 7 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo → mất ruộng: nông dân lĩnh canh (tá điền). ? Vậy, g/c địa chủ và nông dân tá điền được hình thành ntn ở TQ? (Hs trả lời, gv khái quát ghi như trên). - Gv: sự xuất hiện 2giai cấp mới → quan hệ sản xuất PK: đây là sự thay thế trong quan hệ bóc lột (cổ đại: quý tộc bóc lột nông dân công xã; PK: địa chủ bóc lột tá điền). - Gv: như vậy từ thời nhà Tần – Hán XH PKTQ đã được hình thành. Hoạt động cá nhân. ? Hãy nêu những chính sách đối nội của các vua thời Tần ? ? Kể tên một số công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nhân dân xây dựng . - HS dựa vào SGK để trả lời. - Hs quan sát h8: Tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ? Từ đó em có nhận xét gì? ? Chính sách đối ngoại của nhà Tần? ? Nhà Hán đã ban hành những chính sách gì?Tác dụng của những chính sách đó? ?So sánh sự tồn tại của nhà Tần và nhà Hán. (Tần: 15 năm; Hán: 426năm). ? Vì sao nhà Hán tồn tại lâu hơn rất nhiều so với nhà Tần. Hoạt động nhóm, cá nhân. ?Nêu những cách đối nội của nhà Đường? ?Nhà Đường đã có biện pháp gì để thúc đẩy nông nghiệp phát triển? Em hiểu thế nào là cs quân điền? Thảo luận nhóm ? Em có nhận xét gì về chính sách đối nội của nhà Đường? ? Nhà Đườg đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? Gv sử dụng bản đồ cho hs thấy được những nước láng giềng mà TQ xâm chiếm. - Liên hệ đến Việt Nam. ( Nhà Đường đã đặt ách đô hộ lên đất nước ta như thế nào?) 2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán. a. Thời Tần *Đối nội: - Xây dựng nhà nước chuyên chế (quyền lực tập trung vào tay vua) chia đất nước thành các quận huyện. - Cử quan lại đến cai trị . - Thông nhất chế độ đo lường, tiền tệ. - Bắt lao dịch * Đối ngoại: xâm lược mở rộng chiến tranh xâm lược. b. Thời Hán : - Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc. - Giảm tô thuế, sưu dịch. - Khuyến khích sản xuất. => Kinh tế phát triển, XH ổn định. 3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường. * Đối nội: - Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện. - Cử người thân tín và thi cử chọn nhân tài … - NN: giảm thuế, chính sách quân điền -> Nông nghiệp phát triển, đất nước phồn thịnh. * Đối ngoại: Tìm mọi cách để mở rộng bờ cõi -> lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn ⇒ cường thịnh nhất Châu Á. 8 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo 4. Củng cố ? Chế độ phong kiến ở TQ được xác lập vào thời gian nào? Những giai cấp chính trong xã hội? ? Sự thịnh cường của TQ thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? ( Kinh tế phát triển, XH ổn định , Bờ cõi được mở rộng ) 5. Dặn dò: Học bài cũ, Làm câu hỏi 1,2 (SGK). Chuẩn bị phần tiếp theo. Soạn: Giảng: Tiết 5: Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN ( Tiếp theo) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Nắm được những nét cơ sơ lược của TQ dưới Tống – Nguyên, Minh – Thanh. - Thấy được những mầm mống qhệ TBCN bắt đầu xuất hiện. - Thấy được những thành tựu rực rỡ về văn hoá- KH KT của Trung Quốc. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết lập bảng niên biểu và những nét cơ bản của các triều đại. - Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách XH, các thành tựu văn hóa của mỗi triều đại. 3. Thái độ: Thấy được TQ là một nước PK lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của LS VN. B. Phương tiện dạy học : 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ TQ thời PK. - Tranh ảnh văn hoá - KHKT của Trung Quốc, các lăng tẩm, cung điện. 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học . C. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Sự thịnh vượng của TQ dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào? 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về quá trình hình thành XHPK ở TQ, và TQ đã trở thành một nước cường thịnh nhất Châu Á. Sau thời Đường, TQ lâm vào tình trạng chia cắt hơn nửa thế kỉ (907-960). Năm 960, nhà Tống thành lập, TQ thống nhất và tiếp tục phát triển. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động cá nhân, nhóm. ? Sau khi thống nhất đất nước, nhà Tống đã thực hiện cs gì? (HS trả lời SGK). ? Mục đích của nhà Tống khi thực hiện những chính sách đó? GV: Thực hiện những chính sách tiến bộ đó, nhà Tống đã muốn khôi phục và phát triển đất nước nhưng TQ không còn được hưng thịnh như trước nữa, giữa lúc 4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên a. Nhà Tống: - Miễn giảm thuế, sưu dịch, mở mang thuỷ lợi. - Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp. - Có nhiều phát minh. -> Đời sống nhân dân ổn định trở lại. b. Nhà Nguyên: Mông Cổ diệt 9 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo đó vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt đem quân tiêu diệt Tống, lập nên nhà Nguyên ở TQ. Thảo luận nhóm: ? Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? - Người Mông Cổ có địa vị cao , được hưởng đặc quyền , đặc lợi. - Người Hán bị cấm đoán đủ mọi thứ -> Nhà Nguyên ngoại bang… Hoạt động cá nhân, cả lớp. ? Trình bày những thay đổi về chính trị của TQ từ sau thời Minh-Thanh? ? Sự suy yếu của XHPKTQ thời Minh – Thanh được biểu hiện ntn? - Vua quan đục khoét, sống xa hoa. - Nông dân, thợ thủ công: nộp thuế, đi lính, xây dựng nhiều công trình. ? Những mầm mống kinh tế TBCN ở TQ xuất hiện như thế nào? - Xưởng dệt chuyên môn hóa cao → nhiều công nhân. - Thương cảng lớn → buôn bán -> thành thị được mở rộng. GV: Lịch sử PK TQ hình thành và phát triển trong thời gian dài nhất trên thế giới, trong quá trình phát triển của mình khi hưng thịnh, khi suy vong nhưng TQ vẫn đạt được những thành tựu rực rỡ về VH, KH-KT và có ảnh hưởng đến các nước láng giềng, đặc biệt VN những thành tựu đó như thế nào ta tìm hiểu mục 6. Hoạt động cá nhân, cả lớp. Hs đọc SGK ? Nêu những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật mà nhân dân TQ đạt được trong thời PK ? Kể một số tác phẩm văn học lớn :Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa… ? Người TQ đã thu được thành tựu gì về mặt KH-KT? HS quan sát H 9-10 và nhận xét : người Tống, lập nhà Nguyên. Chính sách cai trị kì thị đối với người Hán : Phân biệt đối xử. c. Đối ngoại : Mở rộng chiến tranh xâm lược. 5. Trung Quốc thời Minh – Thanh. * Chính trị - 1368 Nhà Minh thành lập - Lý Tự Thành lật đổ nhà Minh. - 1644 Nhà Thanh thành lập * Xã hội : Trung Quốc lâm vào khủng hoảng : + Vua quan sa đọa + Đời sống nhân dân cực khổ. * Kinh tế : + Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN. + Buôn bán với nước ngoài được mở rộng * Đối ngoại : Mở rộng chiến tranh xâm lược. 6. Văn hóa, khoa học-kỹ thuật Trung Quốc thời PK. * Văn hóa: - Tư tưởng: Nho giáo làm nền tảng. - Văn học: Thơ, truyện, kí. - Sử học rất phát triển. - Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mĩ nghệ. *KH-KT: nhiều phát minh quan trọng : - Tứ đại phát minh : giấy, in, la bàn, thuốc súng. - Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai mỏ. -> Có nhiều đóng góp to lớn cho nhân loại. 10 [...]... giá sự kiện và nhân vật lịch sử 3 Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, biến ơn những vị anh hùng dân tộc, bồi dưỡng lòng dũng cảm, tình đoàn kết dân tộc B Phương tiện dạy học: 1 Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ: “ Chống xâm lược Tống lần II (1 075 – 1 077 )” 2 Học sinh: SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học - Vẽ lược đồ: “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống lần II (1 075 – 1 077 )” C Hoạt động dạy học: 1... Soạn: Giảng: Bài 11 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1 075 – 1 077 ) GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1 076 – 1 077 ) Tiết 16: A Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Học sinh nắm được diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của nhân dân Đại Việt 2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến 3 Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống... về truyền thống đánh giặc của nhân dân ta B Phương tiện dạy học: 1 Giáo viên: - SGK, SGV, Bản đồ: “ Chống xâm lược Tống lần II (1 075 – 1 077 )” 2 Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học - Vẽ lược đồ: “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống lần II (1 075 – 1 077 )” C Hoạt động dạy học: 1 Ổn định: 2 Bài cũ: ? Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống? ?Nhà Lý tiến công sang đất Tống... CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1 075 – 1 077 ) Tiết 15 GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1 075 ) A Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Học sinh nắm được: - Âm mưm xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và XH trong nước - Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng 2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích, nhận... là một trong những trung tâm văn minh lớn nhất nhân loại được hình thành rất sớm Với bề dày lịch sử và thành tựu văn hoá vĩ đại ấy, Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại Hoạt động của GV- HS Nội dungkiến thức cần đạt Hoạt động cá nhân, cả lớp Hs đọc bài 1 Những trang sử đầu tiên Gv sử dụng bản đồ: Hs mô tả vị trí địa lí của Ấn Độ Gv : Ấn Độ được hình thành ở lưu vực 2 con - 2500-... đây do Lý Thường Kiệt chỉ huy 4 Diễn biến: ? Em có nhận xét gì về kế hoạch chuẩn bị + Cuối 1 076 : quân Tống tấn công đối phó của LTK? ? Sau khi thất bại ở Ung Châu, nhà Tống vào nước ta: 10 vạn bộ + 1 vạn ngựa + 20 vạn dân phu đã làm gì? + 1 077 , Ta đánh nhiều trận nhỏ GV dùng bản đồ trình bày diễn biến + Cuối 1 076 : Quân Tống do Quách Quỳ, cản địch, Lý Kế Nguyên đánh 10 trận liên tiếp ngăn quân thuỷ Triệu... biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt ? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 8 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Soạn: Giảng: Tiết 17 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ A Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: Củng cố các tiết đã học qua tiết làm bài tập 2 Kĩ năng: Ghi nhớ các sự kiện , lập bảng biểu Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến 3 Thái độ: Giáo dục... Giáo viên: - SGK, SGV, Khung sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê, bảng phụ Bản đồ: “ Chống xâm lược Tống lần I(981); lần II (1 075 – 1 077 )” 2 Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan đến tiết làm bài tập C Hoạt động dạy học : GV ra một số bài tập lịch sử ở phần chương 1, 2 và hướng dẫn HS cách làm bài 35 Trường THCS Phạm Hồng Thái Lê Thị Thảo Bài tập 1: Trong những năm khó khăn lớn của... LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ A Mục đích bài học: 1 Kiến thức: Thông qua việc làm các bài tập giúp học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức lịch sử đã học thời kỳ PK của Châu Âu và Phương Đông 2 Kĩ năng: - Bước đầu làm quen với các dạng bài tập - Rèn luyện cho hs kỹ năng tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa 3 Thái độ: Hs có thái độ tự giác, tích cực tìm hiểu những thành tựu, những sự kiện lịch sử đã diễn ra... đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực - Những nét cơ bản của 2 quốc gia cùng với VN tạo nên bán đảo Đông Dương: Lào, Căm-pu-chia 2 Kỹ năng: - Biết sử dụng bản đồ hành chính Xác định vị trí các vương quốc cổ và phong kiến ĐNA trên bản đồ - Củng cố thêm phương pháp lập biểu đồ xác định các giai đoạn phát triển 3 Về tư tưởng, thái độ Hs nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng . của lịch sử từ XHPK lên CNTB. - Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước tư bản là tất yếu. 3. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ, quả địa cầu. - Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử. B lớp: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ở Lịch sử lớp 6 đã học về lịch sử các quốc gia cổ đại Phương Tây, em hãy kể tên một vài quốc gia CĐPT? 3. Bài mới: Ở lịch sử 6 các em đã được học về các quốc gia. lịch sử và thành tựu văn hoá vĩ đại ấy, Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. Hoạt động của GV- HS Nội dungkiến thức cần đạt Hoạt động cá nhân, cả lớp. Hs đọc bài. Gv sử