TRƯỜNG THPT ANH SƠN 2. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC , CAO ĐẲNG 2010 (Lần 1) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40 ). Câu 1. Sản phẩm nào sau đây không phải là của công nghệ gen: A. Sữa cừu chứa protein của người. B. Insulin từ huyết thanh của ngựa. C. Tơ nhện từ sữa dê. D. Insulin của người từ E.coli. Câu 2. ADN tái tổ hợp gồm: A. Virut và gen cần chuyển. B. ARN và gen cần chuyển. C. Thể truyền và gen cần chuyển. D. Plasmit và gen cần chuyển. Câu 3: Trường hợp đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất? A. Mất 3 cặp nuclêotit trước mã kết thúc. C. Thêm 3 cặp nuclêotit trước mã kết thúc. B. Thay thế 1 cặp nuclêotit ở đoạn giữa. D. Mất cặp nuclêotit đầu tiên. Câu 4: Phân tích thành phần của các axit nuclêic tách chiết từ 3 chủng vi rút, thu được kết quả như sau Chủng A : A = U = G = X = 25% ,Chủng B : A = G = 20% ; X = U = 30%, Chủng C : A = T = G = X = 25% Vật chất di truyền của : A. chủng A là ARN còn chủng B và C là ADN B. chủng A và B là ARN còn chủng C là AND C. cả 3 chủng đều là ARN D. cả 3 chủng đều là ADN Câu 5: Hóa chất gây đột biến 5BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X C. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X B. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X D. A–T → U–5BU → G–5BU → G–X Câu 6: Một tế bào của người có bộ nhiễm sắc thể (22 + XY) NST, tế bào này là : A. Tế bào sinh dưỡng vừa qua nguyên phân. C.Tế bào sinh dưỡng bất thường. B. Tế bào trứng vừa thụ tinh. D.Tinh trùng bất thường vừa được hình thành. Câu 7. Chọn trình tự thích hợp của các Ribônuclêôtit được tổng hợp từ một đoạn mạch gốc có trình tự TTAAGATTXXATTTG là : A. AUGUXUAAGGUAAAX B. AAUUXUAAGGUAAAX C. AAUGXUAAGGUAAAX D. AAUUXUAAGGUAUAA Câu 8. Một phân tử m ARN dài 5100A 0 , có A m – X m = 300, U m – G m = 200. Số nuclêôtit của gen tổng hợp phân tử m ARN này là: A. A = T = 1000, G = X = 500. B. A = T = 750, G = X = 500. C. A = T = 900, G = X = 500. D. A = T = 500, G = X = 1000. Câu 9. Các đơn phân nuclêôtit liên kết với nhau tạo thành mạch polinuclêotit nhờ liên kết: A. Liên kết kị nước. B. Liên kêt cộng hoá trị. C. Liên kết hiđrô. D. Liên kết iôn. Câu 10. Một m ARN dài 4080 A 0 , để cho 25 ribôxôm trượt qua. Các ribôxôm giữ khoảng cách đều nhau khi trượt trên m ARN là 61,2 A 0 ứng cới thời gian 0,6 giây. Thời gian để hoàn tất quá trình tổng hợp 25 phân tử prôtêin này là: A. 54,4 giây. B. 40 giây. C. 1000 giây. D. 14,4 giây. Câu 11. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu? A. 500 B. 499 C. 750 D. 498 Câu 12. Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là: A. nuclêôxôm B. ribônuclêotit C. axit amin. D. Nuclêôtit Câu 13. Muốn ngay F 1 đồng loạt xuất hiện một kiểu hình,kiểu gen của P là: A. AA x AA hoặc aa x aa hoặc AA x aa. B. Aa x Aa hoặc Aa x aa. C. AA x Aa hoặc AA x aa hoặc Aa x aa. D. AA x AA hoặc AA x Aa hoặc Aa x aa. Câu 14. Trong quần thể tự phối, xu hướng biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen là: A. Tần số alen thay đổi, tần số kiểu gen không đổi. B. Tần số alen và tần số kiểu gen đều thay đổi. C.Tần số alen và tần số kiểu gen đều không đổi. D. Tần số alen không đổi và tần số kiểu gent hay đổi. Câu 15. Sự hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi:A. Các gen di truyền độc lập với nhau .B. Tạo biến dị tổ hợp. C. Các gen không alen cùng nằm trên một NST. A. Tạo ra sự đột biến của các gen trên NST. Trang 0 / 05– Mã đề thi 374 1 1 Câu 16. Để phát huy hết toàn năng của giống cần phải: A. Tạo giống mới. B. Thường xuyên cải tạo giống cũ. C. Sử dụng biện pháp kĩ thuật chăm sóc tốt nhất. D. Chọn cá thể có năng suất cao nhất làm giống. Câu 17. Mức xoắn 1 của NST là : A. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm. C. sợi cơ bản, đường kính 11nm B. siêu xoắn, đường kính 300nm. D. crômatic, đường kính 700nm. Câu 18. Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người thuộc bệnh di truyền phân tử: A. Hội chứng Đao. B. Bệnh ung thư máu. C. Bệnh bạch tạng. D. Hội chứng Tơcnơ. Câu 19: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST số 2, người ta thu được kết quả sau Dòng 1: ABFEDCGHIK , Dòng 2: ABCDEFGHIK, Dòng 3: ABFEHGIDCK, Dòng 4: ABFEHGCDIK Nếu dòng 3 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự là: A. 3 → 2 → 4 → . B. 3 → 2 → 1 → 4. C. 3 → 1 → 2 → 4. D. 3 → 4 → 1 → 2 Câu 20. Thường biến chỉ có ý nghĩa: A. Tạo giống có năng suất cao. B. Giúp đưa ra kĩ thuật sản xuất phù hợp. C. Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình. D. Tạo nguyên liệu cho chọn giống. Câu 21. Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào 1. Nhân đôi ADN. 2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit. 3. Phiên mã. 4. Mở xoắn. 5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn.: A. 1,2,4. B. 1,3,6. C. 1,3,5. D. 1,2,5. Câu 22. Gen quy định màu lông mèo nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong đó, DD : quy định lông hung, dd : lông đen, Dd : lông tam thể. Mèo đực tam thể có kiểu gen là: A. X D X d Y. B. Dd. C. X D Y. D. X D X D Y. Câu 23. Nếu A : quy định quả vàng , a: quả xanh và B : hạt trơn, b: hạt nhăn thì theo định luật PLĐL kiểu gen của bố mẹ phải như thế nào để F 1 có tỉ lệ KH : 75 vàng,trơn : 25 vàng,nhăn : A. AABb x AaBB. B. aaBB x AaBB. C. AABb x AaBb. D. AaBb x AaBb. Câu 24. Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau tỉ lệ kiểu hình trội về cả ba tính trạng là: A. 12,5%. B. 6,25%. C. 25%. D. 37,5%. Câu 25. Cho biết tính trạng màu sắc hoa loa kèn do hai gen không alen cùng quy định theo sơ đồ sau đây: + Enzim A và Enzim B Màu tím. + Enzim A Màu xanh Hợp chất không màu + Enzim B Màu đỏ + không có enzimA,B Màu trắng Nếu F 1 là AaBb tự thụ phấn thì F 2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào: A. 9 : 6 : 1. B. 12 : 3 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 9 : 3 : 4. Câu 26. Phép lai P T/C : AABBDDee x aabbddee tạo ra F 1 , cho F 1 lai với nhau F 2 có tỉ lệ kiểu gen AabbDDee là : A. 4/64. B. 16/64. C. 32/64. D. 2/64. Câu 27. Bệnh, tật nào sau đây ở người không được di truyền chéo: A. Bệnh mù màu. B. Bệnh máu khó đông. C. Bệnh loạn sắc. D. Tật dính ngón tay 2 và 3. Câu 28. Trên 1 NST, xét 4 gen X, Y, Z, W. Khoảng cách tương đối giữa các gen là XY = 2.5cM, YZ = 15.5cM, YW= 6.5cM, ZW = 22cM, XZ = 18cM. Trật tự các gen trên NST là: A. WXYZ. B. XYZW. C. ZXYW. D. YXZW. Câu 29. Có 3 tế bào sinh tinh của 1 cá thể có kiểu gen : AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: A. 6. B. 8. C. 4. D. 2. Câu 30. Một cơ thể có KG AaBbDd, sau một thời gian dài thực hiện giao phối gần thì số dòng thuần được tạo ra là: Trang 0 / 05– Mã đề thi 374 2 2 A. 32. B. 16. C. 8. D. 9. Câu 31. Cho phép lai P : Aa(Bd/bD)X E X e x aa(bd/bd)X E Y. Nếu không có HVG tỉ lệ kiểu gen aa(Bd/bd)X E X e là: A. 1/8. B. 1/16. C. 1/4. D. 1/2. Câu 32. Trong một huyện có 400000 dân,nếu thống kê được 160 người bị bạch tạng ( bệnh do gen lặn nằm trên NST thường) thì số người mang kiểu gen dị hợp là: A. 15678. B. 15670. C. 15780. D. 15680. Câu 33. Khi nghiên cứu một bệnh M ở người trong một gia đình đã lập được phả hệ sau: Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định và nằm trên NST gì? A. Do gen lặn quy định và nằm trên NST thường. B. Do gen trội quy định và nằm trên NST thường. C. Do gen lặn quy định và nằm trên NST X. D. Do gen lặn quy định và nằm trên NST Y. Câu 34. Tất cả các tổ hợp kiểu gen trong quần thể tạo nên: A. Vốn gen của quần thể. B. Kiểu gen của quần thể. C. Trạng thái cân bằng di truyền quần thể. D. Mức phản ứng của quần thể. Câu 35. Thường biến có tính chất: A. Xuất hiện riêng lẻ, không định hướng. B. Do sự phân li độc lập của các gen trong phân bào. C. Phát sinh dưới ảnh hưỏng trực tiếp của môi trường. D. Do sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh. Câu 36. Trong một quần thể giao phối ci\ó tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,64 AA + 0,32Aa + 0,04aa =1. Tần số tương đối của các alen A và a là : A. A = 0,6; a = 0,4. B. A = 0,64; a = 0,36. C. A = 0,2; a = 0,8 D. A = 0,8; a = 0,2. Câu 37. Cônsixin có thể gây đột biến là do có khả năng : A. Làm A – T thay bằng G – X. B. Làm NST bị đứt gãy. C. Làm rối loạn nhân đôi ADN. D. Làm NST nhân đôi mà không phân li. Câu 38. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng nội dung giả thuyết siêu trội: A. AaBb > AABB > aabb. B. AABB > AaBb > aabb. C. AABb > AaBb >Aabb. D. AABB > AaBB > aabb. Câu 39. Ở một gia đình, bố mẹ đều bình thường về một bệnh A nhưng lại sinh một con gái bị bệnh A. Vậy bệnh A do gen nằm trên NST nào quy định: A. Nằm trên NST thường. B. Nằm trên NST giới tính X. C. Nằm trên NST giới tính Y. D. Nằm trong tế bào chất. Câu 40. Ở quần thể gà , AA quy định lông đen, Aa : lông đốm, aa: lông trắng. Một quần thể có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 lông trắng. Cấu trúc di truyền quần thể ở trạng thái cân bằng là: A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1. B. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1. C. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. D. 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1. II. PHẦN RIÊNG ( 10 câu ) – Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần ( phần A hoặc phần B ) A. Theo chương trình chuẩn ( 10 câu, từ câu 41 đến câu 50 ) Câu 41. Hội chứng Đao ở người là thuộc dạng đột biến : A. Thể một nhiễm. B.Thể tứ bội. C. Thể ba nhiễm. D. Thể khuyết nhiễm Câu 42. Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là : A. Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một axit amin. B. Nhiều bộ ba mã hoá cùng mã hóa cho một axit amin. C. Hầu hết các loài có chung một bộ mã di truyên. D. Mỗi loài có một bộ ba mã di truyền khác nhau. Câu 43. Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li không bình thường ở kì sau có thể tạo ra các loại giao tử: A. XY và O. B. X,Y,XX và O. C. XY,XXY và O. D. X,Y,XX,YY,XY và O. Câu 44. Cừu Đôly là thành tựu được tạo ra từ lĩnh vực: Trang 0 / 05– Mã đề thi 374 3 3 A. Nhân bản vô tính ở động vật. B. Kĩ thuật chuyển gen. C. Cấy truyền phôi. D. Lai hữu tính. Câu 45. Màu da ở người di truyền theo quy luật di truyền : A. Phân li độc lập. B. Tương tác át chế. C. Tương tác cộng gộp. D. Tương tác bổ sung. Câu 46. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có 15 nuclêôtit và được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit ( A, T, G, X ) thì sẽ có bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau: A. 600. B. 15 4 . C. 6000. D. 4 15 . Câu 47. Ở ruồi giấm gen quy định màu mắt nằm trên NST X, không có alen trên Y và W quy định màu đỏ, w : màu trắng. Phép lai giữa X W X w x X W Y thì F 1 có tỉ lệ kiểu hình là: A. 100% mắt đỏ. B. 100% mắt trắng. C. 75% mắt đỏ : 25% mắt trắng. D. 50% mắt đỏ : 50% mắt trắng. Câu 48. Con vật nào sau đây không phải được tạo ra từ kĩ thuật chuyển gen: A. Cừu sản xuất sữa có protein của người. B. Con la mang đặc điểm giống ngựa. C. Dê sản xuất sữa có tơ nhện. D. Chuột bạch chứa gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống. Câu 49. Bệnh phênikêtô - niệu ở người là do đột biến nào gây ra: A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST. C. Đột biến đa bội. D. Đột biến lệch bội. Câu 50. Điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và tương tác gen không alen là: A. Các gen đều phân li độc lập. B. Mỗi gen đều quy định một tính trạng. C. Các gen đều di truyền cùng nhau. D. Các gen trao đổi chéo cho nhau. B. Theo chương trình nâng cao ( 10 câu, từ câu 51 đến câu 60 ) Câu 51: Gen điều hoà có chức năng chủ yếu là. A. Tổng hợp chất ức chế. B. Tổng hợp chất cảm ứng. C. Tổng hợp các enzim. D. Tổng hợp Prôtêin cấu trúc. Câu 52: Đặc điểm giống nhau giữa định luật phân ly độc lập và liên kết gen là. A. Các gen cùng nằm trên 1 NST. B. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. C. Các gen đều phân ly độc lập. D. Các gen cùng quy định 1 tính trạng. Câu 53: Phương pháp nào sau đây không dùng để ngiên cứu di truyền người: A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. B. Phương pháp ngiên cứu đồng sinh. C. Pgương pháp nghiên cứu tế bào. D. Phương pháp lai hữu tính. Câu 54: Ở phép lai giữa : ngựa đực x lừa cái -> Booc đô. Con Boocđôcó đặc điểm chủ yếu giống với: A. Ngựa. B. Lừa. C. Cả ngựa và lừa. D. Không giống ngựa và lừa. Câu 55. Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở kì trung gian kéo dài khoảng: A. 7 – 9 giờ. B. 6- 10 giờ. C. 15-16 giờ. D. 18- 20 giờ. Câu 56: Cứ 7.5 lít dịch nuôi E.coli có ADN tái tổ hợp mang gen sản xuất Somatôstatin thì có bao nhiêu miligam Somatostatin nguyên chất: A. 5 miligam. B. 10 miligam. C. 15 miligam. D. 20 Miligam. Câu 57. Trên một đơn thứ nhất của gen tỷ lệ A: T: G: X lần lượt là là : 25% : 35% : 30% : 10%. Tỉ lệ % nuclêôtit mỗi loại của gen là: A. A = T = 30%, G = X = 20%. B. A = T = 20%, G= X = 30% C. A = T = 37,5%, G = X = 12,5%. D. A = T = 17,5%, G = X = 37,5%. Câu 58: Thực chất của phương pháp cấy truyền phôi là: A. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong 1 phôi. B. Tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu. C. Tạo ra nhiều cá thể từ nhiều phôi ban đầu. D. Cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi con người. Câu 59: Hội chứng Etuôt là do DB loại: A. 3 NST số 15. B. 3 NST số 18 C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 21 Câu 60. Ở phép lai phân tích F 1 có kiếu gen AB/ab người ta thu được Fa gồm: 35%AB/ab: 35% ab/ab: 15%Ab/ab: 15% aB/ab. Tần số hoán vị gen trong phép lai này là: A. 70%. B. 35% C. 30%. D. 15%. Trang 0 / 05– Mã đề thi 374 4 4 ………………….Hết…………………… Mã đề 374 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 – 10 B C D B A D B A B A 11 – 20 D A A D C C C C D C 21 – 30 C A C D C D D A B C 31 – 40 B D A A C D D A A B 41 – 50 C C D A C D C B A A 51 - 60 A B D B B A A B B C Trang 0 / 05– Mã đề thi 374 5 5 . C. ZXYW. D. YXZW. Câu 29. Có 3 tế bào sinh tinh của 1 cá thể có kiểu gen : AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: A. 6. B alen và tần số kiểu gen đều thay đổi. C.Tần số alen và tần số kiểu gen đều không đổi. D. Tần số alen không đổi và tần số kiểu gent hay đổi. Câu 15. Sự hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi:A. Các gen. Mã đề thi 374 1 1 Câu 16. Để phát huy hết toàn năng của giống cần phải: A. Tạo giống mới. B. Thường xuyên cải tạo giống cũ. C. Sử dụng biện pháp kĩ thuật chăm sóc tốt nhất. D. Chọn cá thể có