1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo chủ đề QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ

15 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 281 KB

Nội dung

Đối với dự án đầu tư thực hiện trên trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó tại địa bàn tỉnh, thì hồ sơ đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Báo cáo chủ đề 1: QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ: Căn cứ Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: 1. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 3. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 4. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực; d) Hộ kinh doanh, cá nhân; đ) Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. 6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. 7. Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. 8. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. 9. Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. 2. GIỚI THIỆU HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ 2.1. Đầu tư trực tiếp Nhà đầu tư tự do lựa chọn một trong các hình thức đầu tư trực tiếp dưới đây: 1 - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư (có thể 100% vốn trong nước hoặc 100% vốn nước ngoài); - Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh), hợp đồng BOT (hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), hợp đồng BTO (hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh), hợp đồng BT (hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao); - Đầu tư phát triển kinh doanh; - Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. 2.2. Đầu tư gián tiếp Nhà đầu tư có thể tiến hành đầu tư gián tiếp theo các hình thức dưới đây: - Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; - Thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán; - Thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Hoạt động đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên quan. 2.3. Cơ quan đăng ký đầu tư Dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong địa bàn tỉnh sau đây: + Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; + Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. - Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 2 - Đối với dự án đầu tư thực hiện trên trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó tại địa bàn tỉnh, thì hồ sơ đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Dự án do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (Ban Quản lý) thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. - Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn do Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đầu tư. Các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư - Các dự án dưới đây trên địa bàn tỉnh phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: - Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô trong những lĩnh vực sau: - Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; - Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; - Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản; - Phát thanh, truyền hình; - Kinh doanh casino; - Sản xuất thuốc lá điếu; - Thành lập cơ sở đào tạo đại học; - Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; - Kinh doanh vận tải biển; - Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; - In ấn, phát hành báo chí, xuất bản; - Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập 3 - Dự án đầu tư không thuộc các lĩnh vực trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau: - Kinh doanh điện, chế biến khoáng sản, luyện kim; - Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; - Sản xuất kinh doanh rượu, bia - Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau - Kinh doanh vận tải biển; - Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; - In ấn, phát hành báo chí; xuất bản; - Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập - Đối với dự án đầu tư quy định tại các khoản trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư - Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu tư - Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư 3. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ 3.1. Trình tự thực hiện * Đối với dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. 4 - Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư (nếu ở Cần Thơ thì nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại số 61/21, đường Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. + Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ. Nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, đối với những dự án sau: • Đầu tư ngoài Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu chế xuất và Khu kinh tế. • Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu chế xuất và Khu kinh tế ở những địa phương chưa thành lập Ban quản lý. Nộp hồ sơ cho Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu chế xuất và Khu kinh tế, đối với những dự án sau: • Đầu tư trong Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu chế xuất và Khu kinh tế. • Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu chế xuất và Khu kinh tế. (chỉ có nói nộp tại Sở kế hoạch đầu tư vậy mình chưa thể hiện nộp ở Ban quản lý KCN như thế nào, và dự án thuộc Chính phủ thì nộp ở đâu nhe các chị, em thấy còn thiếu) - Bước 3: + Đối với trường hợp thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình Ủy ban nhân dân thành phố và nhận kết quả giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố. + Đối với trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư. - Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư (số 61/21, đường Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ). 5 + Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp làm mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức. + Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ) + Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút. Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút. + Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút. 3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước. 3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ: tùy theo trường hợp nhà đầu tư đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc diện đăng ký hoặc thẩm tra thì thành phần hồ sơ sẽ khác nhau. b. Số lượng hồ sơ: + Đăng ký đầu tư cấp mới và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng đối với dự án có quy mô đầu tư dưới 300 tỷ đồng (gắn với thành lập doanh nghiệp và không gắn với thành lập doanh nghiệp): 02 bộ (trong đó 01 bộ gốc). + Thẩm tra cấp mới và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (gắn với thành lập doanh nghiệp và không gắn với thành lập doanh nghiệp): 10 bộ (trong đó có 01 bộ gốc). + Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên (thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và không có điều kiện); Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài: 08 bộ (trong đó 01 bộ gốc). 3.4. Thời hạn giải quyết: 6 - Đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài (gắn với thành lập doanh nghiệp và không gắn với thành lập doanh nghiệp): 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. - Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (gắn với thành lập doanh nghiệp và không gắn với thành lập doanh nghiệp): 37 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư 25 ngày, Văn phòng Chính phủ 07 ngày, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố 05 ngày). - Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên (thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và không có điều kiện); Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư 20 ngày, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố 05 ngày). - Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài và Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư đối với dự án sau khi điều chỉnh thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà không có trong quy hoạch hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nhưng điều kiện đầu tư chưa được pháp luật quy định: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (Sở Kế hoạch và Đầu tư 25 ngày, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố 05 ngày). - Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. 3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức 3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư 3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp gắn với thành lập doanh nghiệp), Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp không gắn với thành lập doanh nghiệp) 3.8. Lệ phí: Không có quy định. 3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Căn cứ Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam. PHỤ LỤC Số TT Danh mục Mẫu văn bản Ký hiệu 7 I. Mẫu văn bản quy định cho nhà đầu tư PHỤ LỤC I (từ I-1 đến I-16) a) Mẫu văn bản áp dụng chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài 1 Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp không gắn với thành lập doanh nghiệp/hoặc Chi nhánh) Phụ lục I-1 2 Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp gắn với thành lập Chi nhánh) Phụ lục I-2 3 Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp gắn với thành lập doanh nghiệp) Phụ lục I-3 4 Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp/hoặc Chi nhánh) Phụ lục I-4 5 Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập Chi nhánh) Phụ lục I-5 6 Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp) Phụ lục I-6 7 Bản đăng ký điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp chỉ điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh/hoặc đăng ký hoạt động của Chi nhánh trong Giấy chứng nhận đầu tư) Phụ lục I-7 8 Danh sách thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên Phụ lục I-8 9 Danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Phụ lục I-9 10 Danh sách thành viên sáng lập Công ty hợp danh Phụ lục I-10 8 b) Mẫu văn bản chỉ áp dụng đối với đầu tư trong nước 11 Bản đăng ký dự án đầu tư (đối với trường hợp dự án đầu tư trong nước không cấp Giấy chứng nhận đầu tư) Phụ lục I-11 12 Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (đối với trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư trong nước không cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh) Phụ lục I-12 c) Mẫu văn bản chỉ áp dụng đối với đầu tư nước ngoài 13 Bản đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư (đối với trường hợp đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006) Phụ lục I-13 14 Bản đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006) Phụ lục I-14 15 Bản đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (đối với trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006) Phụ lục I-15 16 Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006 chưa đăng ký lại và không đăng ký lại) Phụ lục I-16 3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: đầu tư trong nước và nước ngoài về yêu cầu và điều kiện giống nhau. * Đăng ký đầu tư đối với dự án gắn với thành lập doanh nghiệp: 9 Ngành nghề kinh doanh không bị cấm. Trường hợp ngành nghề kinh doanh thuộc loại có điều kiện thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định. * Đăng ký đầu tư đối với dự án (áp dụng đối với dự án có quy mô đầu tư dưới 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện): không có yêu cầu điều kiện. * Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (gắn với thành lập doanh nghiệp và không gắn với thành lập doanh nghiệp); Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên (thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và không có điều kiện); Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư: Dự án phải đáp ứng các quy định: - Phù hợp với quy hoạch: kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; sử dụng đất; xây dựng; thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Trường hợp chưa có quy hoạch thì phải được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch tương ứng chấp thuận; - Nhu cầu sử dụng đất phù hợp với diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất; - Tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án phải phù hợp. - Đáp ứng các quy định về môi trường. - Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 29, Luật Đầu tư; Phụ lục III, Ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP và pháp luật có liên quan - Ngành nghề kinh doanh không bị cấm. Trường hợp ngành nghề kinh doanh thuộc loại có điều kiện thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định. * Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện: Dự án phải đáp ứng các quy định: - Phù hợp với quy hoạch: kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; sử dụng đất; xây dựng; thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Trường hợp chưa có quy hoạch thì phải được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch tương ứng chấp thuận; - Nhu cầu sử dụng đất phù hợp với diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất; - Tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án phải phù hợp; 10 [...]... phố cấp chủ trương đầu tư (Công văn 5025 năm 2006) trừ khu đô thị mới, khu Nam 11 Cần Thơ, khu dân cư và khu tái định cư do Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân chấp thuận chủ trương đầu tư 4 THỦ TỤC ĐẦU TƯ: chia ra 03 nhóm đầu tư: 4.1 Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (Đầu tư trong nước): - Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới... 4.3 Dự án đầu tư phải làm thủ tục thẩm tra đầu tư (đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài): 4.3.1 Thẩm tra dự án đầu tư 12 - Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá... Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; khi nhà đầu tư có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ 4.2 Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài): - Đối với dự án đầu tư. .. Quốc hội quy t định chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Điều 47 Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005) 4.3.2 Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều... nhận đầu tư (Khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005) - Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm: + Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; + Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; + Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; + Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; + Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có) (Khoản 3 Điều 45 Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005) - Nhà đầu tư đăng ký đầu tư. .. trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh (Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005) - Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh... đăng ký đầu tư (căn cứ Điều 42 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) Trên đây là quy trình áp dụng đối với nhà đầu tư đã có địa điểm thực hiện dự án đầu tư, đối với nhà đầu tư chưa có địa điểm thực hiện dự án đầu tư: trong thực tế, về lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch do Sở Kế hoạch và Đầu tư trình. .. thực hiện dự án đầu tư (Khoản 3 Điều 45 Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005) - Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đầu tư hợp lệ (Khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư ngày 29 tháng... dự án bao gồm: a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư; b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường; đ) Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ còn... dự án đầu tư phải đáp ứng 4.3.3.2 Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được quy định như sau: a) Hồ sơ dự án bao gồm giải trình điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng; nội dung hồ sơ thẩm tra quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư 2005 b) Nội dung thẩm tra bao gồm các điều kiện mà dự án đầu tư phải . thuận chủ trương đầu tư. 4. THỦ TỤC ĐẦU TƯ: chia ra 03 nhóm đầu tư: 4.1. Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (Đầu tư trong nước): - Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với. Báo cáo chủ đề 1: QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ: Căn cứ Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: 1. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài. cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tư ng Chính phủ quy t định chủ trương đầu tư - Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản

Ngày đăng: 03/09/2014, 19:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w