ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC - ĐỀ SỐ 33 Thời gian làm bài 45 phút 1. Về công nghiệp silicat, nhận định đúng là: A. Sứ là vật liệu cứng, xốp, không màu, gõ kêu B. Thuỷ tinh có cấu trúc tinh thể và cấu trúc vô định hình nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định C. Sành là vật liệu cứng, gõ không kêu, màu nâu hoặc xám D. Thuỷ tinh, sành, sứ, xi măng đều có chứa một số muối silicat trong thành phần của chúng 2. Nhận định sai là: A. Cacbon monoxit không tạo muối và là một chất khử mạnh B. Ở nhiệt độ cao cacbon có thể khử được tất cả các oxit kim loại giải phóng kim loại. C. Than gỗ được dùng để chế thuốc súng đạn, thuốc pháo, chất hấp phụ D. Than muội được dùng để làm chất độn khi lưu hóa cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy 3. Nhận định sai khi xét về khí cacbon đioxit là: A. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống B. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại C. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí D. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính 4. Cho khí CO 2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành: A. Tím B. Không màu C. Xanh D. Hồng 5. Điều chế than cốc theo cách nào là đúng nhất? A. Nung than đá ở nhiệt độ khoảng 1000 - 1200 0 C trong điều kiện không có không khí. B. Nung than đá ở nhiệt độ khoảng 1000 - 1200 0 C ở ngoài không khí C. Nung than gỗ ở ngoài không khí D. Nung than mỡ ở nhiệt độ khoảng 1000 - 1250 0 C trong điều kiện không có không khí 6. Từ C đến Pb khả năng thu thêm electron để đạt đến vỏ electron bền của khí hiếm là: A. giảm dần C. không biến đổi B. tăng dần D. không xác định được 7. Hấp thụ hoàn toàn 0,5 mol khí CO 2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH) 2 . Sau phản ứng thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 19,7 gam B. 59,1 gam C. 39,4 gam D. 78,8 gam 8. Cho V lít khí CO 2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH) 2 thu được 10,0 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 6,72 lít B. 2,24 lít C. 2,24 hoặc 4,48 lít D. 2,24 lít hoặc 6,72 lít 9. Cho 2,24 lít CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 6,0 gam kết tủa. Số mol Ca(OH) 2 là: A. 0,08 Mol B. 0,06 Mol C. 0,04 Mol D. 0,03 Mol 10. Thể tích dung dịch KOH 1 M tối thiểu dùng để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO 2 ở đktc là: A. 100ml B. 200ml C. 300ml D. 250ml 11. Thổi luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp 2 oxit Fe 3 O 4 và CuO đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng Ca(OH) 2 dư thấy có 5,0 gam kết tủa trắng. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là bao nhiêu gam? A.3,12g B.2,13g C.1,32g D.2,31g 12. Làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu? A. Cắt giảm lượng khí thải CO 2 . B. Trồng thêm nhiều cây xanh. C. Bảo vệ rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn và các loài rong tảo biển. D. Tất cả các biện pháp nêu trên. 13. Chất khí cacbon monoxit có trong thành phần của: A. Khí tự nhiên B. Khí mỏ dầu C. Khí lò cao D. Không khí 14. Phòng độc với khí CO, người ta có thể dùng mặt nạ với chất hấp phụ: A. CaO B. Than hoạt tính C. CuO D. P 2 O 5 15. Khi kim loại Mg cháy có thể dùng chất nào để dập tắt đám cháy ? A. Khí CO 2 B. Cát C. Khí H 2 D. Nước 16. Bột nở khi làm bánh có công thức phân tử là: A. NH 4 HCO 3 B. NaHCO 3 C. Na 2 CO 3 D. (NH 4 ) 2 SO 4 17. Điều giải thích đúng trong số các câu sau: Người ta dùng NH 4 HCO 3 để làm bột nở vì khi bị nhiệt phân sẽ tạo ra các chất khí: A. NH 3 , CO 2 , H 2 O B. CO 2 , NH 3 , H 2 C. Nitơ, hiđro, CO 2 D. Nitơ, hiđro, O 2 18. Thổi một luồng khí CO dư qua hỗn hợp gồm Al 2 O 3 , CuO, Fe 2 O 3 nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Chất rắn X gồm: A. Al 2 O 3 , Cu, Fe B. CuO, Al, Fe C. Cu, Al, Fe D. Cu, Al, FeO 19. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có dạng RH 4 . Oxit cao nhất của nó chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. Clo B. Cacbon C. Silic D. Lưu huỳnh 20. Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng RO 2 . Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố đó có 25% hiđro về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. Silic B. Lưu huỳnh C. Clo D. Cacbon 21. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH) 2 . Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm: A. Chỉ có CaCO 3 B. Chỉ có Ca(HCO 3 ) 2 C. Cả CaCO 3 và Ca(HCO 3 ) 2 D. Không có cả hai chất CaCO 3 và Ca(HCO 3 ) 2 22. Chất góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit là: A. Lưu huỳnh đioxit B. Cacbon đioxit C. Ozon D. Dẫn xuất clo của hiđrocacbon 23. Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat được dùng trong công nghiệp thực phẩm là: A. NaHCO 3 B. Na 2 CO 3 C. Na 2 CO 3 . 10 H 2 O D. Na 2 CO 3 . 2 H 2 O 24. Thuốc muối nabica để chữa đau dạ dày, có thành phần chính được chế tạo từ: A. Na 2 CO 3 .10 H 2 O B. NaHCO 3 C. Na 2 CO 3 D. NaHCO 3 và Na 2 CO 3 25. Khi trộn khí than (CO và H 2 ) với hơi nước có xúc tác Fe 2 O 3 thu được CO 2 và H 2 . Đây là một phản ứng hóa học tỏa nhiệt, để chuyển dịch cân bằng sang chiều thuận, người ta tiến hành biện pháp nào sau đây? A. Hạ thấp nhiệt độ của phản ứng. B. Tăng nồng độ hơi nước gấp 4 đến 5 lần theo tỷ lệ mol. C. Tăng áp suất chung của hệ D. Giảm áp suất chung của hệ. 26. Để tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp khí gồm CO và CO 2 , có thể thực hiện bằng cách: A. cho hỗn hợp khí qua H 2 SO 4 đặc B. cho hỗn hợp khí qua nước C. cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong D. cho hỗn hợp khí qua dung dịch H 2 SO 4 loãng 27. Chọn biện pháp thích hợp để dập tắt đám cháy của kim loại Na trong số các biện pháp sau: A. Dùng khí CO 2 B. Dùng cát B. Dùng H 2 O D. Dùng khăn ướt phủ lên 28. Người ta thường dùng cát (SiO 2 ) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch: A. Dung dịch H 2 SO 4 B. Dung dịch HCl C. Dung dịch HF D. Dung dịch NaOH loãng 29. Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na 2 CO 3 với dung dịch FeCl 3 là: A. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt B. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu C. Có các bọt khí thoát ra khỏi dung dịch D. Cả B và C đều đúng 30. Chỉ có hai cốc chia độ, dung dịch NaOH, bình nén khí CO 2 . Làm theo cách nào để thu được dung dịch Na 2 CO 3 ? A. Sục từ từ CO 2 đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH đã lấy sẵn B. Lấy sẵn vào 2 cốc chia độ một lượng NaOH bằng nhau. Sục CO 2 từ từ cho đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH thứ nhất. Sau đó đổ cốc đựng NaOH thứ hai vào dung dịch vừa thu được ở cốc thứ nhất C. Sục CO 2 từ từ cho đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH thứ nhất. Lấysẵn một lượng NaOH vào cốc thứ hai (bằng 2 lần lượng NaOH ở cốc thứ nhất) rồi đem đổ vào dung dịch thu được ở cốc thứ nhất D. Lấy sẵn vào 2 cốc chia độ một lượng NaOH bằng nhau. Sục CO 2 từ từ vào cốcđựng dung dịch NaOH thứ nhất. Sau đó đổ cốc đựng NaOH thứ hai vào dung dịch vừa thu được ở cốc thứ nhất 1. D 2. B 3. B 4. D 5. D 6. A 7. B 8. D 9. A 10. B 11. A 12. D 13. C 14. B 15. B 16. A 17. A 18. A 19. C 20. D 21. C 22. A 23. A 24. B 25. B 26. C 27. B 28. C 29. D 30. B . ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC - ĐỀ SỐ 33 Thời gian làm bài 45 phút 1. Về công nghiệp silicat, nhận định. Sành là vật liệu cứng, gõ không kêu, màu nâu hoặc xám D. Thuỷ tinh, sành, sứ, xi măng đều có chứa một số muối silicat trong thành phần của chúng 2. Nhận định sai là: A. Cacbon monoxit không. dùng để làm chất độn khi lưu hóa cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy 3. Nhận định sai khi xét về khí cacbon đioxit là: A. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống B. Chất khí dùng để