ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 13 pdf

6 266 0
ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 13 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC - ĐỀ SỐ 13 Thời gian làm bài 45 phút Thời gian làm bài 45 phút 1. Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hoá - khử? A. Phản ứng hoá hợp B. Phản ứng phân huỷ C. Phản ứng thế D. Phản ứng trung hoà 2. Ở 4 phản ứng dưới đây, phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố? A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch B. Sự tương tác của sắt với clo C. Sự hoà tan kẽm vào dung dịch H 2 SO 4 loãng D. Sự nhiệt phân kali pemanganat 3. Phản ứng Na 2 CO 3 + 2HCl  2NaCl + CO 2 + H 2 O thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Trung hoà B. Phân huỷ C. Trao đổi D. Oxi hoá - khử 4. Cho phương trình nhiệt hoá học F 2 + H 2  2HF H = 542,4 kJ Hỏi lượng nhiệt toả ra khi tạo thành 380g HF là bao nhiêu kJ? A. 5215,8 B. 5512,8 C. 5152,8 D. 5125,8 kJ 5. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? A. C + O 2  CO 2 B. H 2 + Cl 2  2HCl C. 2HgO  2Hg + O 2 D. 2C + O 2  2CO 6. Cho biết nhiệt toả ra khi cho 1 mol nguyên tử F, Cl, Br, I tác dụng hoàn với 1 mol nguyên tử Na tương ứng lần lượt là -573,8 kJ ; - 411,1 kJ; -362,89 kJ; - 284,5 kJ. Từ dữ kiện nhiệt phản ứng trên có thể rút ra kết luận gì về khả năng và mức độ phản ứng của các halogen với natri kim loại? A. Mức độ phản ứng tăng dần khi đi từ flo đến iot B. Mức độ phản ứng giảm dần khi đi từ flo đến iot C. Mức độ phản ứng ở đây không theo quy luật nào D. Không thể kết luận gì về mức độ phản ứng khi dựa vào nhiệt phản ứng 7. Nguyên tử hay ion nào sau đây chỉ đóng vai trò chất oxi hóa? A. Mg B. Cu 2+ C. Cl - D. S 2- 8. Chọn định nghĩa đúng về chất khử. Trong các phản ứng hóa học, chất khử là chất A. nhận eletron B. nhường electron C. trao đổi electron D. nhường nơtron 9. Số mol electron cần dùng để khử 1,5 mol Al 3+ thành Al là bao nhiêu? A. 0,5 mol B. 1,5 mol C. 3,0 mol D. 4,5 mol 10. Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phương trình hóa học của phản ứng oxi hoá - khử? A. Tạo ra chất kết tủa B. Tạo ra chất khí (sủi bọt) C. Màu sắc của các chất thay đổi D. Có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố 11. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử ? A. HNO 3 + NaOH  NaNO 3 + H 2 O B. N 2 O 5 + H 2 O  2HNO 3 C. 2HNO 3 + 3H 2 S  3S + 2NO + 4H 2 O D. 2Fe(OH) 3 o t  Fe 2 O 3 + 3H 2 O 12. Phản ứng nào sau đây, trong đó ion Fe 2+ thể hiện tính khử? A. FeCl 2 + Zn  ZnCl 2 + Fe B. FeSO 4 + BaCl 2  BaSO 4 + FeCl 2 C. 4FeCl 2 + O 2 + 4HCl  4FeCl 3 + 2H 2 O D. 3FeO + 2Al o t  Al 2 O 3 + 3Fe 13. Cho sơ đồ phản ứng FeO + HNO 3  Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 + NO + H 2 O Nếu tỉ lệ 2 NO n n NO = a b thì các hệ số của phương trình hoá học trên là dãy số nào sau đây? A. (a + 3b), (2a + 5b), (6 + 5b), (a + 5b), a, (2a + 5) B. (3a + b), (3a + 3b), (a + b), (a + 3b), a, 2b C. (3a + 5b), (2a + 2), (a + b), (3a + 5b), 2a, 2b D. (a + 3b), (4a + 10b), (a + 3b), a, b, (2a + 5b). 14. Trong phản ứng Zn + CuCl 2  ZnCl 2 + Cu Phát biểu nào sau đúng đối với 1 mol ion Cu 2+ ? A. Đã nhận 1 mol electron B. Đã nhận 2 mol electron C. Đã nhường 1 mol electron D. Đã nhường 2 mol electron 15. Phản ứng phân huỷ nào sau đây cũng là phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử? A. Cu(OH) 2 o t  CuO + H 2 O B. CuCO 3 .Cu(OH) 2 o t  2CuO + CO 2 + H 2 O C. 2Cu(NO 3 ) 2 o t  2Cu + 4NO 2 + O 2 D. CuCO 3 o t  CuO + CO 2 16. nào đúng trong số các sau đây? A. Khi một chất oxi hoá tiếp xúc với một chất khử phải xảy ra phản ứng oxi hoá - khử B. Trong các phản ứng hoá học kim loại chỉ thể hiện tính khử C. Một chất chỉ có thể thể hiện tính khử hoặc chỉ có thể thể hiện tính oxi hoá D. Số oxi hoá của một nguyên tố bao giờ cũng là số nguyên, dương 17. Phản ứng Fe 3+ + 1e  Fe 2+ biểu thị quá trình nào sau đây? A. Oxi hoá B. Khử C. Hoà tan D. Phân huỷ 18. Cho các phản ứng 1. CaCO 3 o t  CaO + CO 2 2. SO 2 + H 2 O  H 2 SO 3 3. 2Cu(NO 3 ) 2 o t  2CuO + 4NO 2 + O 2 4. Cu(OH) 2 o t  CuO + H 2 O 5. 2KMnO 4 K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 6. NH 4 Cl o t  NH 3 + HCl Phương án nào sau đây chỉ gồm các phản ứng oxi hoá - khử? A. 1, 2, 3 B. 4, 5, 6 C. 3, 5 D. 4, 6 19. Cho sơ đồ phản ứng Al + HNO 3  Al(NO 3 ) 3 + NO 2 + NO + H 2 O Nếu hỗn hợp khí NO 2 và NO thu được có tỉ lệ mol 1 1 thì sau khi cân bằng các hệ số thuộc phương án nào sau đây? A. 4, 16,5, 6, 7. 8 B. 4, 12, 4, 7, 6, 8 C. 4, 12,6, 5. 3. 9 D. 4, 18, 4, 3, 3, 9 20. Trong phản ứng Zn + CuCl 2  ZnCl 2 + Cu Phát biểu nào sau đây đúng đối với ion Cu 2+ ? A. Bị oxi hoá B .Bị khử C.Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử D. Không bị oxi hoá, không bị khử 21. Cho sơ đồ phản ứng Al + HNO 3  Al(NO 3 ) 3 + N 2 O + N 2 + H 2 O Nếu tỉ lệ mol 2 2 N O N n :n = 2 3 thì sau khi cân bằng ta có tỉ lệ mol 2 2 Al N O N n :n :n là phương án nào sau đây? A. 23 4 6 B. 20 2 3 C . 46 2 3 D. Tất cả đều sai 22. Trong phản ứng NH 4 NO 2  N 2 + 2H 2 O NH 2 NO 2 đóng vai trò chất nào sau đây? A. Chất oxi hoá B. Chất khử C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử 23. Nguyên tử hay ion nào sau đây chỉ đóng vai trò chất khử? A. Al B. Al 3+ C. Mg 2+ D. Na + 24. Trong các phản ứng hoá hợp sau, phản ứng nào là phản ứng không oxi hoá - khử? A. NO 2 + O 2 + H 2 O  HNO 3 B. NH 3 + CO 2 + H 2 O  NH 4 HCO 3 C. N 2 + H 2  NH 3 D. NO + O 2  NO 2 25. Trong phản ứng sau Na + H 2 O  NaOH + H 2 H 2 O đóng vai trò gì? A. Dung môi B. Chất oxi hoá C. Chất khử D. Không có vai trò gì 26. Cho phản ứng M 2 O x + HNO 3  M(NO 3 ) 3 + Phản ứng trên thuộc loại oxi hoá - khử khi x có giá trị là bao nhiêu? A. x= 1 B. x = 2 C. x = 1 hoặc x = 2 D. x = 3. 27. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hoá - khử? A. Al 4 C 3 + 12H 2 O  4Al(OH) 3 + 3CH 4 B. 2Na + 2H 2 O  2NaOH + H 2 C. NaH + H 2 O  NaOH + H 2 D. 2F 2 + 2H 2 O  4HF + O 2 28. Ở phản ứng oxi hoá - khử nào sau đây chỉ có sự thay đổi số oxi hoá của một nguyên tố? A. KClO 3 o t  KCl + O 2 B. KMnO 4 o t  K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 C. KNO 3 o t  KNO 2 + O 2 D. NH 4 NO 3 o t  N 2 O + H 2 O 29. Số oxi hóa của nitơ trong NH 4 Cl là A. 0 B. -1 C. -2 D. -3 30. Cho các phản ứng 1. KCl + AgNO 3  AgCl + HNO 3 2. 2KNO 3 to  2KNO 2 + O 2 3. CaO + C  CaC 2 + CO 4. 2H 2 S + SO 2  3S + 2H 2 O 5. CaO + H 2 O  Ca(OH) 2 6. 2FeCl 2 + Cl 2  2FeCl 3 7. CaCO 3  CaO + CO 2 8. CuO + H 2  Cu + H 2 O Phương án nào sau đây chỉ gồm các phản ứng oxi hoá - khử? A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 2, 3, 4, 5, 6 C. 2, 3, 4, 6, 8 D. 4, 5, 6, 7, 8 Đáp án đề số 13 1.C 2.A 3.C 4.C 5.C 6.B 7.B 8.B 9.D 10.D 11.C 12.C 13.D 14.B 15.C 16.B 17.B 18.D 19.D 20.B 21.C 22.C 23.A 24.B 25.B 26.B 27.A 28.D 29.D 30.C . ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC - ĐỀ SỐ 13 Thời gian làm bài 45 phút Thời gian làm bài 45 phút 1. Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là. Al 2 O 3 + 3Fe 13. Cho sơ đồ phản ứng FeO + HNO 3  Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 + NO + H 2 O Nếu tỉ lệ 2 NO n n NO = a b thì các hệ số của phương trình hoá học trên là dãy số nào sau đây? . 4, 5 B. 2, 3, 4, 5, 6 C. 2, 3, 4, 6, 8 D. 4, 5, 6, 7, 8 Đáp án đề số 13 1.C 2.A 3.C 4.C 5.C 6.B 7.B 8.B 9.D 10.D 11.C 12.C 13. D 14.B 15.C 16.B 17.B 18.D 19.D 20.B 21.C 22.C 23.A 24.B 25.B

Ngày đăng: 09/08/2014, 01:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan