Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
204,58 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm y học cổ truyền đại học – hồng ban lang sang hồng ban lang sang (Luput ban đỏ hệ thống) 1. Đại cương: 1.1. Theo quan điểm của YHHĐ. + Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh khá phổ biến, tiên lượng nặng, nguyên nhân chưa thật rõ, nhưng thường gặp ở phụ nữ trẻ và do rối loạn điều hoà miễn dịch gây ra. + Đặc điểm: bệnh phát sinh đột ngột, có triệu chứng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân. - Đau bụng, đau khớp, đau ngực. - Khởi phát đột ngột, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. - 50 – 80% có tổn thương ở da mặt từng mảng đỏ hình cánh bướm. - Tổn thương tạng phủ đa dạng (tim, phổi, thận, thần kinh…) nên còn có tên là luput ban đỏ rải rác. Người ta tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân một yếu tố đặc biệt gọi là yếu tố LE. Yếu tố này làm tan nhân bạch cầu nên còn gọi là yếu tố kháng nhân. Các mảnh nhân bị vỡ, được một bạch cầu trung tính khác ăn vào, chụp được qua kính hiển vi gọi là tế bào Hargraves (do Hagraves tìm ra). Yếu tố kháng nhân là một loại globulin miễn dịch kiểu IgG, phá vỡ các AND kiểu chuỗi kép .Người ta tìm được nhiều AND tự do trong máu bệnh nhân bị bệnh luput ban đỏ. Ngoài ra còn thấy kháng thể chống lại hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu; kháng thể kháng cơ quan trong bệnh luput ban đỏ hệ thống. Như vậy, tự kháng nguyên là AND của nhân tế bào, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Tự kháng thể là một globulin miễn dịch kiểu IgG phá các kháng nguyên nói trên. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể tạo ra lắng đọng trên thành mạch của nhiều cơ quan nhất là thận (gây ra protein niệu), khớp (gây viêm khớp). Một số tác giả cho rằng, bệnh có liên quan đến dùng một số thuốc: penixilin, isoniazid, procainamid, hydralazin… và thuốc tránh thai; hoặc do thuốc gây bệnh là điều kiện để phát bệnh thì còn đang nghiên cứu. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến yếu tố di truyền, đến nội tiết và tác động của môi trường. Xét nghiệm: tìm tế bào luput, tìm kháng thể kháng nhân (ANA), phức hợp miễn dịch (PHMD), bổ thể (C 3 – C 4 ), giảm lắng đọng Ig và bổ thể trong mô; ngoài ra còn tìm thấy một số tự kháng thể khác. 1.2. Chẩn đoán : dựa vào 11 tiêu chuẩn (theo phân loại của Mỹ, 1982) - Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt. - Ban dạng đĩa ngoài da (Discoid rash). - Da nhạy cảm với ánh sáng. - Mồm có vết loét. - Viêm khớp. - Viêm các màng (phổi, tim). - Viêm thận (protein niệu, đái máu, trụ niệu). - Rối loạn tâm thần kinh (hưng phấn, u ám). - Rối loạn máu, thiếu máu, tan máu, giảm bạch cầu, giảm limpho, giảm tiểu cầu. - Rối loạn miễn dịch: có tế bào luput kháng thể kháng DNA, kháng Smith (Sm). - Có kháng thể kháng nhân. Chẩn đoán (+) khi có 4 triệu chứng trở lên. 1.3. Theo Y học Cổ truyền. Theo YHCT, bệnh thường dựa vào tổn thương da, phát sốt, mệt mỏi, đau khớp, mà đặt tên bệnh. Bệnh được mô tả trong các phạm trù: hồng hồ điệp sang, thù du đan, mã nhiếp đan, nhật tây sang, âm – dương độc, huyết phong sang, diện du phong… Khi bệnh ảnh hưởng đến nội tạng thì thường thấy thủy thũng, hư tổn, suyễn tức, huyết chứng, quan cách. - Nguyên nhân bệnh là do tiên thiên bẩm thụ bất túc lại nhận cảm phải lục dâm ngoại tà hoặc nhân do tình trí dẫn đến ẩm thực thất tiết, lao thương quá độ dẫn đến âm – dương thất điều, khí – huyết hao hư, vận hành không thông, khí trệ huyết ứ, kinh lạc thụ trở mà luỵ đến ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hạch, cơ phu cân cốt diễn biến nhiều chứng trạng phức tạp. Bệnh diễn biến kéo dài khó khỏi, nhiệt độc vào huyết phận làm thiêu đốt âm huyết, tý trở kinh mạch, thường đến tạng phủ, cân cốt cơ phu. Ngoài ra, còn do dùng thuốc quá mẫn, cảm thụ vi khuẩn bệnh độc, thức ăn quá mẫn. - Trương Trọng Cảnh (trong Kim quĩ yếu lược) đã nêu trong “thời độc âm – dương” trong biện chứng luận trị đã lấy “dương độc vi bệnh” (mặt đỏ nổi ban, đau họng hầu, thường có nùng huyết (mủ máu)) thì trọng dụng “thăng ma miết giáp thang” làm chủ. Nếu “âm độc vi bệnh”( mặt đỏ, toàn thân như bì tượng, hầu họng đau ) thì trọng dụng “thăng ma miết giáp thang” bỏ vị thuốc hùng hoàng. Nếu thế bệnh thuộc loại “âm – dương độc vi bệnh” thì bản chất chính là bệnh thuộc về âm – dương thịnh suy. 2. Biện chứng luận trị: Hiện nay y học hiện đại không có phương pháp nào điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị bằng thuốc kích thích tố và thuốc ức chế miễn dịch nhưng hiệu quả không mỹ mãn mà có nhiều tác dụng phụ. Hiện nay, đa số các tác giả đều thừa nhận điều trị kết hợp giữa Đông y và Tây y trong biện chứng biện bệnh sẽ đạt được hiệu quả tối ưu, giảm được tác dụng phụ đến mức tối đa, giảm lượng thuốc, rút ngắn thời gian sử dụng; ổn định và khống chế được bệnh, giảm thấp được tỷ lệ tái phát, được đại bộ phận bệnh nhân tín nhiệm. 2.1. Thể nhiệt tà tích thịnh . - Triệu chứng: đột nhiên sốt cao liên tục không lui, vùng mặt và da xuất hiện ban đỏ (hồng ban) hoặc ban đỏ phù nề , thậm chí mọng to ứ huyết (ra ánh sáng thì bệnh nặng lên hoặc tái phát), toàn thân vô lực, cơ nhục khớp xương đau nhức, phiền táo bất miên, tinh thần mệt mỏi hoặc thần hôn, loạn ngôn hay co giật, đại tiện táo kết, tiểu tiện ngắn đỏ; miệng khát, thích uống nước mát; mắt đỏ, môi đỏ; có thể thấy thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, xuất huyết hoặc mồm và lưỡi sinh mụn, hầu họng sưng đau; lưỡi đỏ tía hoặc giáng đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc vàng khô hoặc là vàng trắng xen kẽ, nhờn hoặc xám bóng; mạch huyền, sác. - Pháp điều trị: thanh nhiệt – giải độc, lương huyết dưỡng âm – hoá ứ tiêu ban. - Phương thuốc: “thanh ôn bại độc ẩm” gia giảm: Sinh thạch cao (sắc trước) 60g Tri mẫu Hoàng liên 15g Thuỷ ngưu giác 30g Hoàng cầm 15g Chi tử 15g Liên kiều 15g Huyền sâm 15g Sinh địa 20g Đan bì 20g Xích thược 20g Đương qui 20g Trúc diệp 10g Cát cánh 10g. Cam thảo 10g - Gia giảm: . Nếu đại tiện táo kết thì gia thêm đại hoàng 10g (sắc sau). . Nếu sốt cao không lui hoặc thấy thần chí bất minh thì gia thêm linh dương giác 0,3 – 0,5g (xung phục). . Sốt hư nhiệt (kỳ nhiệt) thì gia thêm: ngân sài hồ, địa cốt bì mỗi thứ đều 15g. . Nếu ban xuất huyết nhiều thì gia thêm: bạch mao căn, tử thảo mỗi thứ đều 20g. . Nếu thấp nhiệt rõ, rêu lưỡi dày nhờn thì gia thêm : thương truật, thạch xương bồ mỗi thứ đều 10g và bỏ đi: sinh địa, huyền sâm, chi mẫu. 2.2. Nhiệt thương khí âm: - Triệu chứng: phiền nhiệt tự hãn; tâm quí, ngực bí; khí đoản, khái thấu; hư phiền bất miên hoặc phiền táo tương đối nặng hoặc mồm môi xanh tím, sắc mặt bạch sang (lở trắng); tứ chi nghịch lạnh, tứ chi phạp lực; tinh thần mệt mỏi; mạch tế nhược hoặc kết đại; lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng. Thể này phần nhiều có tâm – phế tổn hại hoặc là trung khu thần kinh trung ương tổn hại. - Phương trị: thanh nhiệt dưỡng âm – ích khí an thần. - Phương thuốc: “chích cam thảo thang” hợp phương “tả tâm thang” gia giảm: Nhân sâm 15g Đại táo 20g Sinh địa 50g Chích cam thảo 15g A giao 10g Mạch đông 10g Sinh khương 10g Quế chi 10g Ma nhân 10g Hoàng liên 10g Hoàng cầm 10g Đại hoàng 10g. - Gia giảm: Nếu khí hư nặng thì gia thêm hoàng kỳ 30 – 100g (toại triết gia đại). Nếu tỳ hư rõ mà tiện lỏng ăn kém thì gia thêm phục linh, bạch truật, tiêu tam tiên mỗi thứ đều 10g. Âm hư rõ mà dẫn đến miệng khô họng ráo, ho khan thì gia thêm: sa sâm 20g, thiên môn 10g, mạch môn 10g. Nếu hư phiền, khó ngủ thì gia thêm : hợp bì, dạ giao đằng, toan táo nhân mỗi thứ đều 10g. Nếu phiền táo nặng thì gia thêm : trúc diệp 5g, liên kiều 10g, địa cốt bì 10g. Nếu khí cấp khái thấu, ho khan không long đờm thì gia thêm: tang bạch bì, ngư tinh thảo, tử uyển khoản đồng hoa mỗi thứ đều 10g, bạch hoa xà thiệt thảo 15g. Nếu có sắc mặt trắng sang, sợ hàn chi lạnh thì gia thêm : phụ tử, nhục quế, tiên linh tỳ mỗi thứ đều 10g. 2.3. Can kinh uất nhiệt. Vùng gan đau tức, hoặc là ngực sườn quản phúc bĩ mãn chướng đau, tâm phiền dễ giận dữ hoặc uất ức bất thư, da lở loét sắc hồng hoặc tía xám, phụ nữ đa phần là thống kinh, bế kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Ngoài ra có thể sợ lạnh, phát sốt; ăn kém, phạp lực; đầu choáng, thất miên; lưỡi đỏ giáng, có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng khô; mạch khẩn tế hoặc huyền sác; thường có huyết áp tăng cao và can tỳ thũng đại công năng thương tổn. - Phương trị: sơ can thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ. - Phương thuốc: “nhất quán tiễn “ hợp” tứ diệu dũng an thang” gia giảm. Đương qui 30g Sinh địa 30g Huyền sâm 20g Kỷ tử 20g Kim ngân hoa 15g Bắc sa sâm 10g Mạch đông 10g Xuyên luyện tử 10g . Sinh cam thảo 10g – Gia giảm: . Nếu gan lách đều to, vùng gan đau tức thì gia thêm: qui bản, miết giáp mỗi thứ đều 30g; hương phụ, uất kim mỗi thứ đều 15g. . Nếu huyết ứ nặng thì thêm : tam lăng 15g, nga truật 15g, xích thược10g, đan bì 10g. . Nếu tỳ hư rõ thì gia thêm: nhân sâm 10g, phục linh 20g, bạch truật 10g. . Nếu nhiệt độc thiên thịnh thì gia thêm: đại hoàng, long đởm thảo, sài hồ, kỷ tử, chi tử mỗi thứ đều 10g. 2.4. Âm hư hoả vượng Sốt kéo dài, ngũ tâm phiền nhiệt, mặt đỏ, gò má đỏ, tự hãn, phạp lực; bì chẩn sắc hồng hoặc hồng nhợt, phát ban mới; khớp đau mỏi, đầu choáng, mắt hoa, tai ù; tóc rụng, họng khô miệng ráo; nước tiểu đỏ, đại tiện bế; lưỡi đỏ, lưỡi ít rêu; mạch huyền tế sác; nếu là phụ nữ thì kinh nguyệt không đều. Nhóm này đa phần cấp tính. - Phương trị: tư thận, dưỡng âm, thanh nhiệt. - Phương thuốc: “đại bổ âm hoàn” hợp phương “tứ vật thang” gia giảm: Qui bản 30g Miết giáp 30g Sinh địa 20g Thục địa 20g Hoàng bá 20g Tri mẫu 20g Đương qui 20g Bạch thược 10g. Xuyên khung 10g - Gia giảm: . Khí hư nặng thì gia thêm: hoàng kỳ 20g, tây dương sâm 10g. . Nếu tự hãn rõ phải gia thêm: long cốt, mẫu lệ mỗi thứ đều 10g. . Nếu tỳ hư , ăn kém thì gia thêm: hoài sơn, phục linh mỗi thứ đều 20g, bạch truật 10g. . Nếu triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt phải gia thêm: sơn dược, phục linh mỗi thứ đều 20g; đan bì, sơn thù, trạch tả mỗi thứ đều 10g và địa cốt bì, huyền sâm, hoa phấn, thanh cao mỗi thứ đều 10 – 15g. . Nếu huyết hư, bì chẩn rõ thì gia thêm: hồng hoa, đào nhân mỗi thứ đều 10g; đan sâm, xích thược mỗi thứ đều 15g; bạch mao căn, ngân tiết mỗi thứ đều 20g. [...]... thêm: kỷ tử, thỏ ty tử, nhục thung dung, ngưu tất, hà thủ ô mỗi thứ đều 10g 2.5 Thể khí trệ huyết ứ Đoạn chi xanh tía, thương bạc (sang bạch), xanh tía xen kẽ, bì phu tía ban, cơ phu khô thô, khớp và cơ nhục đau mỏi, tình chí uất ức; chất lưỡi hồng tía, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi rõ ứ huyết xanh tía Bệnh nhân là nữ thì kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc thống kinh Thời kỳ n y, viêm các huyết quản nổi bật... hoạt huyết hóa ứ – lý khí thông lạc - Phương thuốc: “huyết phụ trục ứ thang” gia giảm Sinh địa 20g Đào nhân 20g Hồng hoa 20g Xích thược 20g Ngưu tất 20g Sài hồ 10g Xuyên khung 10g Chỉ thực 10g - Gia giảm: Nếu tình chí uất ức thì gia thêm: uất kim, hương phụ, thanh bì mỗi thứ đều 10g Đoạn chi đau đớn, khớp đau phải gia thêm: tang chi, quế chi, tần cửu, kê huyết đằng, thông t y đằng mỗi thứ đều 10 – 15g... bì, bán hạ, hậu phác, thạch xương bồ mỗi thứ đều 10g Thận hư thì gia thêm: thỏ ty tử, tiên mao, tiên linh tỳ, tang ký sinh, xuyên tục đoạn, kỷ tử, đỗ trọng, hà thủ ô, nhục dung mỗi thứ đều 10 – 15g Tiểu tiện bất lợi th y thũng phải gia thêm: đại phúc bì, trư linh, bạch mao căn, xích biển đậu mỗi thứ đều 10 – 15g Nếu đại tiện tiết tả thì gia thêm: sơn dược 30g, bạch truật sao 20g; nhục khấu, sa nhân... nôn mửa hoặc tiết tả; mặt sang bạch hoặc vàng; lưng gối đau mỏi, khớp sưng đau; chi thể phù thũng, tiểu tiện bất lợi; b chẩn không rõ hoặc có màu tía xám; lưỡi nhợt bệu hoặc xám nhợt có hằn răng, rêu lưỡi mỏng trắng; mạch nhu tế hoặc trầm tế (tương ứng vớ những bệnh nhân có tổn thương thận, dùng kích tố thượng thận kéo dài) - Phương trị: bổ thận – kiện tỳ, ôn – dương lợi th y - Phương dược: “thận khí... huyết đằng, thông t y đằng mỗi thứ đều 10 – 15g Thiên về huyết ứ, chi đoạn cơ phu xanh tía, khi nặng khi nhẹ, thời gian tương đối dài phải gia thêm: Xuyên khung 20g;Tam thất, toàn qui mỗi thứ đều 15g; Nhũ hương, một dược, mộc thông, tam lăng, nga truật, thảo ô, xuyên ô mỗi thứ đều 10g; Tế tân 3g - Khớp chi đau mỏi thì gia thêm: bạch hoa xà, toàn y t, ngô công mỗi thứ đều 10g 2.6 Thể tỳ thận lưỡng hao... thang” hợp phương đại bổ âm hoàn” gia giảm: Huyền sâm 40 – 20g Qui bản 20g Sinh địa 30g Kim ngân hoa Ngải tượng 6g Cam thảo 20g Miết giáp 20g Mạch môn 20g Ngũ vị tử 8g 3.2 Chọn lọc một số bài thuốc: Một số bài thuốc có tác dụng tiêu viêm thoái mẫn: “sơ phong thanh nhiệt ẩm”, “tần cửu ngưu bàng thang”, :long đởm thảo tả can thang”, “ngân kiều tán”, “trừ thấp vị linh thang”, “lương huyết giải độc thang”…... bàng thang”, :long đởm thảo tả can thang”, “ngân kiều tán”, “trừ thấp vị linh thang”, “lương huyết giải độc thang”… Một số bài thuốc kích thích cơ thể sinh kháng thể: “tứ quân tử thang”, “đương qui bổ huyết thang”, “ma hạnh thạch cam thang”.Nếu phối hợp trị liệu thu được kết quả tốt . Sáng kiến kinh nghiệm y học cổ truyền đại học – hồng ban lang sang hồng ban lang sang (Luput ban đỏ hệ thống) 1. Đại cương: 1.1. Theo quan điểm của YHHĐ. + Lupus ban đỏ hệ thống. đan, nhật t y sang, âm – dương độc, huyết phong sang, diện du phong… Khi bệnh ảnh hưởng đến nội tạng thì thường th y th y thũng, hư tổn, suyễn tức, huyết chứng, quan cách. - Nguyên nhân bệnh. lưỡi hồng tía, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi rõ ứ huyết xanh tía. Bệnh nhân là nữ thì kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc thống kinh. Thời kỳ n y, viêm các huyết quản nổi bật. - Phương trị: hoạt huyết