Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 09 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 09 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (Cho: H=1, C=12, N= 14, O=16, S= 32, F=19, Cl=35,5, Br=80, P=31; Li=7, Na=23, K=39, Rb=85, Cs=133, Mg= 24, Ca=40, Ba=137, Al=27, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu) Câu 1. Tổng số p, n, e trong nguyên tử X là 10. Số khối của nguyên tử X bằng A. 5. B. 3. C. 6. D. 7. Câu 2. Trong tự nhiên, cacbon có hai đồng vị bền là 12 C và 13 C, còn oxi có ba đồng vị bền là 16 O, 17 O và 18 O. Số loại phân tử CO 2 tạo thành từ các đồng vị trên là A. 9. B. 18. C. 12. D. 6. Câu 3. HCl đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây ? A. 4HCl + 2Cu + O 2 2CuCl 2 + 2H 2 O B. 2HCl + Mg MgCl 2 + H 2 C. 4HCl + MnO 2 MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O D. 16HCl + 2KMnO 4 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O + 2KCl Câu 4. Dung dịch T chứa các ion Na + (a mol), 3 HCO (b mol), 2 3 CO (c mol), 2 4 SO (d mol). Để thu được lượng kết tủa lớn nhất người ta dùng 100 ml dung dịch Ba(OH) 2 xM. Biểu thức tính x theo a và b là A. x = a + b. B. x = a b. C. x = ab 0,2 . D. x = ab 0,1 . Câu 5. Trong 1 ml dung dịch axit axetic có 5,64.10 19 phân tử CH 3 COOH và 3,60.10 18 ion CH 3 COO – . Độ điện li của axit axetic trong dung dịch đó là A. 60%. B. 0,68%. C. 0,06%. D. 6,38%. Câu 6. Để pha loãng dung dịch H 2 SO 4 đặc trong phòng thí nghiệm, có thể tiến hành theo cách cho A. nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. từ từ axit vào nước và khuấy đều. C. nhanh nước vào axit và khuấy đều. D. từ từ nước vào axit và khuấy đều. Câu 7. Cho các phản ứng điều chế SO 2 : (1) Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 Na 2 SO 4 + H 2 O + SO 2 (2) S + O 2 0 t SO 2 (3) 2FeS 2 + 11 2 O 2 Fe 2 O 3 + 4SO 2 Phản ứng được sử dụng để điều chế khí SO 2 trong công nghiệp là A. (2) và (3). B. (3). C. (1). D. (2). Câu 8. Một bình cầu dung tích 1 lít chứa đầy khí HCl (đktc), người ta cho đầy nước vào bình cầu để hoà tan hết lượng HCl trên. Nồng độ % của dung dịch axit thu được là A. 0,136%. B. 0,163%. C. 0,316%. D. 0,361%. Câu 9. Có 4 dung dịch: Ba(OH) 2 , Na 2 CO 3 , NaHCO 3 và NaHSO 4 . Khi trộn lẫn với nhau từng đôi một, số cặp dung dịch tác dụng được với nhau là A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 10. Hoà tan 0,54 gam một kim loại M có hoá trị n không đổi trong 100 ml dung dịch H 2 SO 4 0,4M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Kim loại M là A. Al. B. Zn. C. Mg. D. K. Câu 11. Trong không khí, kim loại kiềm bị oxi hoá rất nhanh nên chúng được bảo quản bằng cách ngâm trong A. dầu thực vật. B. nước. C. ancol etylic. D. dầu hoả. Câu 12. Cho 31,84 gam hỗn hợp hai muối NaX và NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 57,4 gam kết tủa. Công thức của hai muối là A. NaBr và NaI. B. NaCl và NaBr. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 09 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - C. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI. D. NaF và NaCl. Câu 13. Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Hai kim loại đó là A. Be và Mg. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Ca và Sr. Câu 14. Hoà tan 5,6 gam bột sắt trong 300 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H 2 . Cho lượng dư dung dịch AgNO 3 vào dung dịch X thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 28,7. B. 10,8. C. 53,85. D. 39,5. Câu 15. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO 3 , MgCO 3 , Al 2 O 3 thu được chất rắn X và khí Y. Hoà tan chất rắn X vào nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa F. Hoà tan E trong dung dịch NaOH dư thấy tan một phần được dung dịch G. Dung dịch Z chứa A. Ba(OH) 2 . B. Ba(OH) 2 và Ba(AlO 2 ) 2 . C. Ba(AlO 2 ) 2 . D. Ba(OH) 2 và Mg(OH) 2 . Câu 16. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ chứa a gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe 2 O 3 và MgO, đun nóng. Sau một thời gian, trong ống sứ còn lại b gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho khí thoát ra khỏi ống hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được x gam kết tủa. Biểu thức tính a theo b, x là A. a = b + 0,09x. B. a = b – 16x . 197 C. a = b + 16x . 197 D. a = b – 0,09x. Câu 17. Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe 2+ (0,1 mol), Al 3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl – (x mol), SO 4 2- (y mol). Khi cô cạn dung dịch thì thu được 46,9 gam chất rắn khan. Giá trị của x và y là A. 0,2 và 0,1. B. 0,3 và 0,2. C. 0,2 và 0,3. D. 0,1 và 0,2. Câu 18. Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X có khối lượng là 32,8 gam gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 . Cho hỗn hợp X phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng thu được 6,72 lít khí NO (đktc). m có giá trị là A. 16,8. B. 22,4. C. 28. D. 56. Câu 19. Oxi hoá hoàn toàn a gam hỗn hợp Mg và Al thu được b gam hỗn hợp oxit. Cho hỗn hợp oxit trên tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 thu được dung dịch X. Cô cạn X thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m theo a, b là A. b + 96. B. a + b + 80. C. 6b – 5a. D. 96a – 95b. Câu 20. Rót từ từ dung dịch chứa 0,5 mol HCl vào dung dịch X chứa 0,2 mol Na 2 CO 3 và 0,3 mol NaHCO 3 đến hết thì thu được V lít khí CO 2 (đktc). Giá trị của V là A. 8,96. B. 4,48. C. 11,2. D. 6,72. Câu 21. Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO 3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X có chứa A. Fe(NO 3 ) 2 . B. Fe(NO 3 ) 2 và AgNO 3 dư. C. Fe(NO 3 ) 3 và AgNO 3 dư. D. Fe(NO 3 ) 3 . Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam mỗi chất hữu cơ X, Y, Z đều thu được 0,9 gam H 2 O và 2,2 gam CO 2 . Ba chất X, Y và Z : A. có cùng công thức đơn giản nhất. B. là anken hay monoxicloankan. C. là các đồng phân của nhau. D. là các đồng đẳng của nhau. Câu 23. Tiến hành crackinh m gam butan thu được hỗn hợp khí X. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thấy khối lượng bình tăng 16,8 gam. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn được 23,4 gam H 2 O và 35,2 gam CO 2 . Giá trị của m là A. 29. B. 12,2. C. 58,9. D. 75,7. Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B thu được 132a 41 gam CO 2 và 45a 41 gam H 2 O. Nếu thêm vào hỗn hợp X 1/2 lượng A có trong hỗn hợp X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 165a 41 gam CO 2 và 60,75a 41 gam H 2 O. Công thức phân tử của A là A. C 2 H 2 . B. C 2 H 6 . C. C 6 H 12 . D. C 6 H 14 . Câu 25. Cho 11,4 gam hỗn hợp gồm axetilen và anđehit axetic phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 67,2 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của axetilen trong hỗn hợp đầu là A. 45,83%. B. 66,67%. C. 22,81%. D. 33,33%. Câu 26. Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế etyl axetat ? Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 09 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc. B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric đặc. C. Đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt. D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc. Câu 27. Cho sơ đồ phản ứng sau : CH 3 CH(NH 2 )COOH 2 HNO X 0 24 H SO , t®Æc Y 3 0 24 CH OH H SO t®Æc, Z Kết luận nào sau đây là đúng ? A. X là hợp chất đa chức. B. Y là axit propionic. C. Z là metyl metacrylat. D. Z là metyl acrylat. Câu 28. Hợp chất 32 2 5 3 CH CH CH CH CH || C H CH có tên gọi là : A. 3,4-đimetylhex-4-en B. 3,4-đimetylhex-1-en C. 4-etyl-3-metylpent-1-en D. 3-metyl-4-etylpent-1-en Câu 29. Cho sơ đồ phản ứng sau: X 2 Cl Y NaOH Z 0 CuO t T 33 0 AgNO /NH t CH 2 =CH–COONH 4 Các chất X và Z là A. CH 3 –CH 3 và CH 2 =CH–CHO. B. CH 3 –CH 2 –CH 3 và CH 3 –CH 2 –CH 2 –OH. C. CH 3 –CH=CH 2 và CH 2 =CH–CHO. D. CH 3 –CH=CH 2 và CH 2 =CH–CH 2 –OH. Câu 30. Đun sôi chất hữu cơ X với nước sau đó axit hoá bằng HNO 3 , nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch AgNO 3 thì thấy tạo thành chất kết tủa. Chất X là A. Vinyl clorua B. Anlyl clorua C. Phenyl clorua D. Butyl clorua Câu 31. Xà phòng hoá 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch KOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 11,2 g. B. 26,6 g. C. 9,8 g. D. 28 g. Câu 32. Trong công nghiệp, glixerol được tổng hợp theo sơ đồ nào dưới đây ? A. Propan propanol glixerol B. Butan propan propan–1,2,3–triol C. Propilen 3–clopropen 1,2–đibrom–3–clopropan glixerol D. Propilen anlyl clorua 1,3–điclopropanol–2 glixerol Câu 33. Hai este thơm X và Y có cùng công thức phân tử là C 9 H 8 O 2 . X và Y đều tác dụng được với dung dịch Br 2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư cho hai muối và nước. Công thức cấu tạo của X và Y có thể là A. HOOC–C 6 H 4 –CH=CH 2 và CH 2 =CH–COOC 6 H 5 . B. C 6 H 5 –COO–CH=CH 2 và C 6 H 5 –CH=CH–COOH. C. HCOO–C 6 H 4 –CH=CH 2 và HCOO–CH=CH–C 6 H 5 . D. C 6 H 5 COO–CH=CH 2 và CH 2 =CH–COOC 6 H 5 . Câu 34. Trong dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, khi mạch cacbon tăng thì A. nhiệt độ sôi tăng, khả năng hoà tan trong nước giảm. B. nhiệt độ sôi giảm, khả năng hoà tan trong nước giảm. C. nhiệt độ sôi tăng, khả năng hoà tan trong nước tăng. D. nhiệt độ sôi giảm, khả năng hoà tan trong nước tăng. Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,688 lít CO 2 (đktc) và 3,96 gam H 2 O. Giá trị của m và công thức của hai ancol lần lượt là A. 9,24; CH 3 OH và C 2 H 5 OH. B. 3,48; CH 3 OH và C 2 H 5 OH. C. 4,88; C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. D. 3,32; C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. Câu 36. Có V lít khí X gồm H 2 và hai anken là đồng đẳng liên tiếp, trong đó hai anken chiếm 40% về thể tích. Dẫn hỗn hợp X qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn khí Y thu được 19,8 gam CO 2 và 13,5 gam H 2 O. Công thức phân tử của hai olefin là A. C 2 H 4 và C 3 H 6 . B. C 3 H 6 và C 4 H 8 . C. C 4 H 8 và C 5 H 10 . D. C 5 H 10 và C 6 H 12 . Câu 37. Cho 4,2 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, phenol, axit fomic, axit axetic tác dụng vừa đủ với Na thu được 0,672 lít khí (đktc) và hỗn hợp muối Y có khối lượng là Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 09 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - A. 5,05 g. B. 5,52 g. C. 5,25 g. D. 2,55 g. Câu 38. Poli(vinyl ancol) là polime được điều chế từ bằng cách A. trùng hợp ancol vinylic. B. đồng trùng hợp axetilen và nước. C. đồng trùng hợp etilen và ancol etylic. D. thủy phân poli(vinyl axetat). Câu 39. Chia 100 gam dung dịch hỗn hợp X chứa glucozơ và fructozơ thành hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 43,2 gam Ag kết tủa. Phần hai phản ứng vừa hết với 17,6 gam Br 2 trong dung dịch. Nồng độ phần trăm của fructozơ trong dung dịch X là A. 16,2%. B. 45,0%. C. 60,4%. D. 39,6%. Câu 40. Đem đun nóng hỗn hợp fomanđehit và phenol lấy dư, có xúc tác axit thu được nhựa A. novolac. B. rezol. C. rezit. D. bakelit. II. PHẦN RIÊNG (10 câu) A. Theo chương trình Chuẩn Câu 41. Phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất của hệ là A. 2SO 2 (k) + O 2 (k ) 2SO 3 (k) B. C(r) + H 2 O(k) CO(k) + H 2 (k) C. H 2 (k) + I 2 (k) 2HI(k) D. CaCO 3 (r) CaO(r) + CO 2 (k) Câu 42. Để phân biệt được các dung dịch axit metacrylic, axit fomic, anđehit oxalic, metyl axetat có thể dùng các thuốc thử là A. Na và Cu(OH) 2 . B. Na và dung dịch AgNO 3 /NH 3 . C. Na 2 CO 3 và dung dịch brom. D. CaCO 3 và dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Câu 43. Đốt cháy hoàn toàn một anđehit no, đơn chức X thu được 5,4 gam nước. Cho X tác dụng với H 2 dư có xúc tác Ni, đốt cháy hỗn hợp thu được, sau đó cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, thấy có m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 30. B. 40. C. 13,2. D. 20,4. Câu 44. Dãy các ion được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá là A. Mn 2+ < Cu 2+ < Ag + < H + . B. Mn 2+ < H + < Cu 2+ < Ag + . C. Mn 2+ < Cu 2+ < H + < Ag + . D. Mn 2+ < H + < Ag + < Cu 2+ . Câu 45. Cho các chất CrCl 2 , CrCl 3 , Cl 2 , HCl, NaCl, AgCl. Sắp xếp các chất đã cho thành sơ đồ X Y Z N M T Các chất X, Y, Z, T, M, N theo thứ tự lần lượt là A. NaCl, HCl, AgCl, Cl 2 , CrCl 2 , CrCl 3 . B. Cl 2 , HCl, CrCl 2 , CrCl 3 , NaCl, AgCl. C. AgCl, HCl, Cl 2 , CrCl 3 , CrCl 2 , NaCl. D. HCl, CrCl 3 , NaCl, AgCl, CrCl 2 , Cl 2 . Câu 46. Cho ba lá Zn giống nhau vào ba dung dịch (lấy dư) được đánh số thứ tự (1), (2), (3) có nồng độ mol và thể tích như nhau. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy ba lá Zn ra cân thấy: lá Zn thứ nhất không thay đổi khối lượng, lá Zn thứ hai có khối lượng giảm đi, lá Zn thứ ba có khối lượng tăng lên. Ba dung dịch (1), (2), (3) lần lượt là A. FeSO 4 , NaCl, Cr(NO 3 ) 3 . B. MgCl 2 , FeCl 2 , AgNO 3 . C. Pb(NO 3 ) 2 , NiSO 4 , MgCl 2 . D. AlCl 3 , CuCl 2 , FeCl 2 . Câu 47. Có ba lọ đựng 3 hỗn hợp : Fe + FeO, FeO + Fe 2 O 3 , Fe + Fe 2 O 3 . Thuốc thử duy nhất để phân biệt được các lọ trên là dung dịch A. CuSO 4. B. HNO 3 C. HCl. D. AgNO 3 Câu 48. Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol thu được 0,03 mol CO 2 và 0,04 mol H 2 O. Đem ancol đó thực hiện phản ứng tách nước hoàn toàn ở 170 0 C có xúc tác H 2 SO 4 đặc thu được 1 anken. Lượng anken này làm mất màu vừa hết V ml dung dịch Br 2 0,2M. Giá trị của V là A. 100. B. 50. C. 80. D. 150. Câu 49. Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm, đơn chức Y bằng không khí, thu được 24,3 gam H 2 O và 1,68 lít N 2 (0 0 C, 2 atm). CTPT của Y là A. C 6 H 7 N. B. C 7 H 9 N. C. C 7 H 7 N. D. C 8 H 10 N. Câu 50. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau: A. Thuỷ phân đisaccarit trong môi trường axit luôn cho 2 monosaccarit khác nhau. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 09 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - B. Đốt cháy mọi cacbohiđrat luôn cho CO 2 và hơi nước với số mol như nhau. C. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức là C n (H 2 O) n . D. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat duy nhất không bị thuỷ phân. B. Theo chương trình Nâng cao Câu 51. Xét các cân bằng sau : 2SO 2 + O 2 2SO 3 (1) SO 2 + 1/2O 2 SO 3 (2) 2SO 3 2SO 2 + O 2 (3) Gọi K 1 , K 2 , K 3 là hằng số cân bằng ứng với các cân bằng (1), (2) và (3). Biểu thức liên hệ giữa chúng là : A. K 1 = (K 2 ) 2 = ( K 3 ) – 1 . B. K 1 = 2K 2 = ( K 3 ) – 1 . C. K 1 = K 2 = K 3 . D. K 1 = K 2 = ( K 3 ) – 1 . Câu 52. Số lượng đồng phân xeton ứng với CTPT C 5 H 10 O là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 53. Oxi hoá 4 gam ancol đơn chức Z bằng O 2 (có xúc tác) với hiệu suất phản ứng là 80%, thu được 5,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch [Ag(NH 3 ) 2 ]OH đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 21,6. B. 43,2. C. 27. D. 10,8. Câu 54. Cho 2 0 Zn /Zn E = –0,76V, 2 0 Pb /Pb E = –0,13V. Suất điện động chuẩn của pin điện hoá Zn–Pb là A. +0,63V. B. –0,63V. C. –0,89V. D. +0,89V. Câu 55. Cho hỗn hợp X gồm FeS 2 , Cu 2 S, Fe 3 O 4 (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2 SO 4 đặc, đun nóng, thu được dung dịch Y và 14,56 lít khí SO 2 duy nhất (đktc). Số mol của mỗi chất trong hỗn hợp là A. 0,05. B. 0,06. C. 0,065. D. 0,075. Câu 56. Cho một ít tinh thể K 2 Cr 2 O 7 vào ống nghiệm, thêm khoảng 1 ml nước cất. Lắc ống nghiệm để tinh thể tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là A. màu nâu đỏ và màu vàng. B. màu vàng và màu da cam. C. màu vàng và màu nâu đỏ. D. màu da cam và màu vàng. Câu 57. Phát biểu nào dưới đây không đúng ? A. Chì được dùng để ngăn cản chất phóng xạ. B. Thiếc được tráng lên các đồ vật bằng sắt để chống ăn mòn điện hoá học. C. Hợp kim Inva có thành phần là Cu - Ni. D. Kẽm được dùng để chế tạo pin điện hoá. Câu 58. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol đa chức, là đồng đẳng kế tiếp thu được CO 2 và hơi H 2 O theo tỉ lệ số mol 2 CO n : 2 HO n = 5 : 7. Công thức của hai ancol là A. C 2 H 4 (OH) 2 và C 3 H 5 (OH) 3 . B. C 2 H 4 (OH) 2 và C 3 H 6 (OH) 2 . C. C 3 H 6 (OH) 2 và C 4 H 8 (OH) 2 . D. C 2 H 3 (OH) 3 và C 3 H 5 (OH) 3 . Câu 59. Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 3 mol alanin, 1 mol valin và 1 mol glyxin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Val–Ala, Ala–Val và tripeptit Ala–Ala–Gly. Amino axit đầu N, và amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là A. Gly ; Val. B. Gly ; Gly. C. Val ; Gly. D. Ala ; Gly. Câu 60. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ. B. Mantozơ và saccarozơ là hai chất đồng phân của nhau. C. Saccarozơ không có dạng mạch hở vì dạng mạch vòng không thể chuyển thành dạng mạch hở. D. Saccarozơ là thành phần chủ yếu của đường mía, đường thốt nốt, đường củ cải. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn . Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 09 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 5 8-5 8-1 2 - Trang | 1 - ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC. NaCl và NaBr. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 09 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 5 8-5 8-1 2 - Trang | 2 - C. NaF và. etyl axetat ? Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 09 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 5 8-5 8-1 2 - Trang | 3 - A. Đun hồi