Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
148,76 KB
Nội dung
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần 3 332. Lao phổi kéo dài "Tôi bị lao phổi đã 6 năm nay, điều trị theo phác đồ của trạm chống lao nhưng không bớt, bệnh ngày một nặng thêm, thể trọng chỉ còn 40 kg. Vừa rồi, qua báo chí tôi được biết có loại thuốc Rifampicine trị lao hữu hiệu. Xin cho biết mua ở đâu, có đắt tiền không, sử dụng như thế nào?". Thuốc chống lao Rifampicine có mặt ở nước ta vào khoảng giữa thập niên 1980 do một số người đi nước ngoài mang về hoặc bà con Việt kiều gửi biếu thân nhân. Từ mấy năm nay, nó đã rất phổ biến ở các thành phố. Tiếc rằng bác không được biết nên bị "oan", nhưng không sao, bác nhớ tiến hành ngay mấy việc: - Theo đơn của bác sĩ, dùng thuốc Rifampicine (Pháp) hoặc Rifacin (Mỹ), cả hai đều cùng hàm lượng 300 mg/viên nhộng và tác dụng ngang nhau. Nếu ít tiền thì nên mua Rifacin. Những loại thuốc này uống vào hơi mệt, cần uống luôn 2 viên ngay sau bữa ăn tối rồi đi nằm. Nước tiểu của bác sẽ có màu hồng đậm trong suốt thời gian sử dụng, đó là điều bình thường. Trường hợp của bác có thể phải dùng thuốc 5-6 tháng hoặc hơn, kèm theo một số thuốc khác theo các phác đồ điều trị lao của ngành y tế (hiện được Nhà nước cấp miễn phí). - Nên dùng thêm viên đa sinh tố Theravit, mỗi ngày 2 viên; khi đã khỏe nhiều chỉ cần dùng 1 viên. - Cố gắng bồi dưỡng tối đa về chất đạm (thịt, tôm cá, trứng, đậu phụ ). Nếu bác không ghê thì xin mách bác một cách bồi dưỡng hữu hiệu, ít tốn kém và đơn giản như sau: Liên hệ trước với trạm hộ sinh để có được những nhau thai bình thường, không bệnh, mỗi tuần vài ba cái. Bóc bỏ toàn bộ màng ối và cắt bỏ cuống rốn. Dùng khăn sạch thấm bớt máu. Cho vào chảo dầu nóng, rồi lật qua mặt kia thật nhanh (để cái nhau chắc lại thôi, chưa cần chín). Lấy ra, thái miếng vừa phải. Ướp tỏi hoặc gừng, thêm chút nước mắm. Rửa sạch cái chảo đã dùng, cho dầu, bắc lại lên bếp. Cho nhau vào, đảo đều tay, khi còn sền sệt thì nhấc ra (khô quá sẽ không ngon). Ăn ngay tại chỗ lúc còn nóng, nhâm nhi với rau thơm hay gừng tươi đã chuẩn bị từ trước. Bác ăn chừng chục cái là đã thấy sức khỏe khá hẳn lên, dễ ngủ. - Cho các thành viên khác trong gia đình đi kiểm tra phổi, bắt đầu từ những người tiếp xúc nhiều với mình, để được điều trị nếu lây bệnh. Với các cháu nhỏ, nếu bị sơ nhiễm lao, nên cho dùng Rimifon với thời gian không dưới 6 tháng. - Thường xuyên phơi nắng các vật dụng (quần áo, chăn màn, bát đũa ) và mở cửa cho ánh mặt trời chiếu nhiều vào nhà. 333. Khạc ra máu dai dẳng "Cháu có đứa em gái thỉnh thoảng bị khạc ra máu (mỗi lần như vậy thấy nhờn nhờn nơi cổ và cứ thế oẹ ra khá nhiều), đi bệnh viện nhi địa phương hai lần đều được chẩn đoán là viêm phổi thùy, khạc ra máu, chữa trị mãi không hết. Đến bệnh viện lao thì họ bảo không phải bệnh lao và không nhận chữa. Hiện nay em cháu vẫn cứ như vậy. Xin cho biết cách xử trí". Thư cháu sơ sài và nhất là không nói rõ em cháu có được chụp X- quang phổi không, kết quả đọc phim ra sao, do đó không nắm chắc được tình hình. Chỉ nêu mấy hướng để gia đình cháu liên hệ: Nếu là "lao phổi có khạc ra máu", thì trên phim X-quang sẽ thấy hình ảnh của hang (một hoặc một vài hình tròn sáng, có bờ dày, xung quanh là một đám mờ không đều). Với thể lao hang có khạc ra máu dữ dội, đe dọa tính mạng thì phải cho nằm viện, có thể phải mổ. Nhưng lao hang là một thể bệnh rất hiếm thấy ở tuổi thiếu niên. Hy vọng em cháu không rơi vào trường hợp đó. Nếu là "viêm phổi thùy gây khạc ra máu" thì cứ chữa hết viêm phổi sẽ hết khạc ra máu. E rằng em cháu không bị bệnh này. Còn lại một bệnh có thể nghĩ đến, đó là giãn phế quản gây chảy máu, xuất hiện do di chứng của các bệnh mắc vào lúc nhỏ như viêm phế quản, viêm phổi, ho gà. Những bệnh này làm cho thành của các phế quản (cuống phổi) bị suy yếu và giãn mỏng, dễ chảy máu (thường xuyên khạc ra chút máu nên ta tưởng nhầm là lao phổi; nếu chỗ giãn nằm sát mạch máu thì lượng máu khạc ra sẽ nhiều hơn). Điều đặc biệt là ở trường hợp này, bệnh nhân thấy nhờn nơi cổ và cứ thế oẹ máu ra, đúng như trong thư cháu nói. Gia đình cháu cần khẩn trương đưa em tới một bệnh viện nào có khoa phẫu thuật lồng ngực. Nếu ở ngoài bắc thì đến Viện lao và bệnh phổi, Hà Nội, nơi có khoa phẫu thuật lồng ngực giàu kinh nghiệm, kể cả mổ trẻ em. 334. Khi bạn cùng lớp bị lao "Một bạn trai cùng tuổi (12 tuổi) trong lớp chúng cháu có người mẹ bị lao phổi nặng đã đi nằm viện. Gần đây, bạn ấy xanh xao, thỉnh thoảng lại ho húng hắng, chúng cháu sợ bạn ấy cũng bị lao như mẹ. Nếu vậy thì lớp cháu có bị lây hay không, nhất là những ai ngồi cùng bàn?". Tuy còn ít tuổi, hai cháu đã đặt ra câu hỏi lâu nay vẫn làm nhức nhối nhiều nhà y học trong các nước nghèo: Làm sao ngăn chặn được một cách hữu hiệu, không cho bệnh lao phổi tiếp tục lây lan như hiện nay? Chắc các cháu biết đã có thuốc chữa khỏi bệnh lao. Điều này hoàn toàn chính xác. Một tài liệu công bố năm 1996 cho biết rằng nếu được chữa tốt thì chỉ sau hai tuần, một người lao phổi sẽ không còn lây lan sang người khác. Tất nhiên, người này phải tiếp tục điều trị cho đến khi hoàn toàn không còn hình ảnh tổn thương lao ở phổi; bấy giờ, bác sĩ mới cho ngừng thuốc. Tuy bệnh đã khỏi nhưng chụp X-quang vẫn thấy dấu vết cũ của bệnh lao, dưới dạng xơ hoặc nốt vôi ở phổi. Như vậy, các cháu cũng thấy là muốn bệnh lao phổi khỏi hoàn toàn, không còn dấu vết, hai phổi trở lại "nguyên xi" thì điều quan trọng hàng đầu là chữa thật sớm, càng sớm càng hay. Bây giờ nói sang chuyện lớp các cháu. Nếu mẹ của bạn cháu bị lao như vậy thì nhất thiết phải tiến hành tuần tự một số việc: - Kiểm tra không chỉ người bạn đó mà tất cả những ai đã và đang gần gũi mẹ bạn đó, đặc biệt các cháu nhỏ dưới 5 tuổi (bằng thử phản ứng lao, chụp X-quang, thử đờm, nếu cần thì cấy đờm, cũng ba lần liên tiếp, để tìm vi khuẩn lao). Nếu có vấn đề, bác sĩ chuyên khoa lao sẽ cho điều trị theo phác đồ từng trường hợp cụ thể. - Nếu người bạn nhỏ của cháu bị sơ nhiễm lao (chắc là bị, vì mẹ con không tránh khỏi quan hệ, chăm sóc, nâng giấc), bạn đó phải uống thuốc đặc trị sơ nhiễm lao. Thể bệnh này không lây, các cháu cứ quan hệ bình thường, nhưng nên ít lui tới nhà bạn ấy một cách thường xuyên (vì ổ vi khuẩn lao của mẹ bạn vẫn tồn tại nơi đó). - Nếu chẳng may bạn ấy bị lao phổi thực sự (ít khả năng hơn nhưng cũng phải dè chừng), phải kiểm tra toàn thể học sinh trong lớp, các thầy cô trực tiếp dạy lớp cháu hoặc vẫn kèm riêng bạn đó, không phải bằng ống nghe (ống nghe không khẳng định được bệnh lao đâu), mà phải kiểm tra theo cung cách nói trên. Nếu thầy cô giáo bị lao, lại phải kiểm tra các giáo viên hoặc nhân viên trong trường có quan hệ thường xuyên với thầy cô đó. Tất nhiên, thầy cô không may này lại phải cho kiểm tra các thành viên thân cận nhất của mình. Và cứ thế rất phiền phức, tốn kém, nhưng vô cùng cần thiết cho tính mạng và hạnh phúc của con người. 335. Tràn dịch màng phổi "Cháu có một người bạn trai bị tràn dịch màng phổi, hiện đã chữa khỏi. Nhưng có người bảo là bạn ấy mỗi năm vẫn phải đến bệnh viện để hút dịch một lần, và chỉ sống được đến 30-40 tuổi thôi. Nghe vậy bạn cháu rất buồn, sức khỏe giảm sút nhiều. Xin giải thích rõ để cháu có thể giúp đỡ bạn ấy". Xin biểu dương tấm lòng nhân hậu của cháu đối với bạn bè (một số người thấy bạn như vậy thì "cao chạy xa bay" đấy!); và cũng nói ngay để cháu yên trí: những điều đoán mò về tương lai của bạn cháu như vậy là sai trăm phần trăm. Tràn dịch màng phổi ở người trẻ (thuật ngữ chuyên môn: tràn dịch màng phổi thanh tơ nguyên phát) xuất hiện do viêm màng phổi riêng biệt hoặc kèm theo viêm màng bụng, màng tim (viêm đa màng), thủ phạm gây bệnh là trực khuẩn lao. Do chỉ viêm ở màng phổi, bệnh nhân chỉ ho khan mà không có đờm, vì vậy không hề lây nhiễm cho người khác. Chữa bệnh này cũng không phức tạp: dùng các thuốc chống lao, kết hợp với rút dịch màng phổi (chọc hút hết luôn một lần, hoặc bằng nhiều lần, trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối, kỹ thuật chính xác). Bệnh nhân phải tập thở nhiều, giúp phổi hoạt động tốt trở lại (vì bệnh ít nhiều đều để lại dính màng phổi). Đối với bạn cháu, điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn này là uống thuốc dự phòng lao phổi, ít nhất trong 6 tháng, và cứ 6 tháng kiểm tra một lần tại một cơ sở lao của ngành y tế (trong năm đầu), sau đó thì 12 tháng, rồi thưa dần nếu tình hình tốt đẹp. Tràn dịch màng phổi không gây hậu quả gì cho tuổi thọ hoặc chuyện sinh con đẻ cái. Trong một lớp y khoa từ hồi kháng chiến chống Pháp có ba bác sĩ bị bệnh này lúc còn sinh viên. Hiện nay ba cụ gần 70 tuổi vẫn khỏe không kém thanh niên, và đã có nhiều cháu nội ngoại). Chắc chắn bạn cháu sẽ hơn ba cụ đó - vì hiện đã có thuốc chống lao hữu hiệu và mức sống ít nhiều được nâng lên - nếu anh ta luôn tự nhắc nhở điều này: đã bị tràn dịch màng phổi thì phải luôn chú ý phòng lao phổi. Từ đó, phải lo giữ điều độ trong sinh hoạt mọi mặt và tự bồi dưỡng tối đa, ít nhất trong 1-2 năm đầu. Xin nói thêm là: Nếu không theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, một thời gian sau, người tràn dịch màng phổi thanh tơ nguyên phát có thể mắc lao phổi. Lúc bấy giờ có thể bị tràn dịch thứ phát (do tổn thương lao ở phổi), rất nguy hiểm. 336. Tràn dịch màng phổi ở người cao tuổi "Mẹ tôi đã 87 tuổi, trước nay vẫn khỏe mạnh. Gần đây, bà thấy mệt và chán ăn, bác sĩ khám thấy tiếng phổi đục, chụp X-quang phát hiện tràn dịch màng phổi, đã chọc hút dịch (màu vàng chanh), thử phản ứng Rivalta dương tính, chẩn đoán là lao màng phổi. Mẹ tôi được chuyển về địa phương điều trị khoảng non một tuần thì lại tràn dịch, phải tới bệnh viện chọc hút; trong 1 tháng đã chọc 5 lần, khoảng hơn 5 lít, đều có màu đỏ máu. Hiện mẹ tôi vẫn chán ăn, chỉ muốn uống thôi. Xin cho biết đây là bệnh gì, nguyên nhân và cách phòng trị? Có thể truyền dịch, truyền đạm không?". Qua thư bạn, có thể thấy bác sĩ chẩn đoán như vậy là đúng: Mẹ bạn bị tràn dịch màng phổi nguyên phát thanh tơ (dịch màng phổi nhiều, màu vàng chanh, thử phản ứng Rivalta dương tính), nguyên nhân do lao màng phổi. Thể bệnh này hay gặp ở người trẻ tuổi, rất hiếm ở người cao tuổi như cụ. Về xử trí, việc chọc hút dịch kịp thời giúp bệnh nhân dễ thở, không bị suy hô hấp, nhất là ở người già; cần chọc hút triệt để nhằm phòng ngừa di chứng dày dính màng phổi. Cần nhớ rằng: Sau khi chọc hút dịch màng phổi lần đầu, dù lấy ra được hết hoặc gần hết dịch, cũng không thể coi là đã làm cho màng phổi hết dịch. Bệnh nhân phải sẵn sàng để chọc tiếp rất sớm sau đó và chọc nhiều lần, trong khi vẫn phải chữa nguyên nhân là bệnh lao. Thư bạn không nói rõ cụ nhà đã được dùng những thuốc gì. Nhất thiết cụ phải được điều trị bằng các thuốc chống lao mạnh để chữa cho khỏi viêm lao màng phổi. Có như vậy phổi mới có thể hết dịch, ngăn ngừa được bệnh lao phổi (vốn nặng nề và phiền phức hơn nhiều). Gia đình nên cho cụ đi khám chuyên khoa lao của ngành y tế để được dùng thuốc chống lao miễn phí theo phác đồ, trong đó thế nào cũng có Rifamipicine và Rimifon (có bán tại hiệu thuốc tây). Không nên truyền dịch, càng không nên truyền máu, để phòng ngừa biến chứng nề phổi, rất nguy hiểm. Nếu có truyền đạm, phải truyền thật [...]... rơi vào tình huống này, bởi vì, như đã nói ở trên, thể tràn dịch này ít khi thấy nơi người cao tuổi như cụ 33 7 Tràn khí màng phổi tự phát "Em 32 tuổi, cách nay hai năm bị tràn khí màng phổi tự phát bên trái, toàn bộ phổi trái bị chèn ép, được Bệnh viện Đà Lạt chẩn đoán và cho chuyển cấp cứu về Trung tâm lao và bệnh phổi TP HCM Các bác sĩ rạch ngay một vết nhỏ ở ngực trái để đặt ống dẫn lưu khí và dịch,... Em nên thường xuyên tập hít thở sâu (thở vào và thở ra tối đa), để khắc phục hiện tượng dính màng phổi, chú ý sinh hoạt điều độ, và hãy yên tâm 33 8 Bệnh bụi phổi "Từ năm 20 tuổi, cháu vào làm tại một xí nghiệp gạch ngói, chuyên đốt lò; từ đó đến nay da cháu sạm lại, môi thâm Vừa qua, xí nghiệp mời bác sĩ về khám định kỳ, phát hiện cháu bị rối loạn nhịp tim, viêm phế quản và viêm họng hạt, nằm viện một... thiểu năng hô hấp và ảnh hưởng đến tim (tâm phế mãn) Cháu nên sớm đi chụp X-quang hai phổi để lấy tài liệu chẩn đoán Nếu giải đáp này không trúng thì thật may mắn và cháu cũng yên tâm thêm khi biết mình có bị lao phổi hay không Dù kết quả ra sao, cháu cũng nên chú trọng hơn đến việc phòng hộ lao động, hoặc chuyển sang công tác khác 33 9 Sán và ấu trùng sán "Cháu đọc báo thấy một bệnh viện phía Bắc... sinh như lần trước, và vẫn không đỡ" Thư cháu không nói về điều kiện làm việc cụ thể, cũng không nói có được chụp X-quang phổi hay không nên khó nói chắc Nhưng có khả năng cháu mắc bệnh bụi phổi (do không đeo khẩu trang thường xuyên trong khi làm việc, cháu đã hít phải bụi than đá, những bụi này nằm lại vĩnh viễn trong phổi) Bệnh bụi phổi gây ho nhiều và khạc ra máu lắt nhắt Nếu bệnh nặng, lâu ngày... sẽ vỡ ra, để cho không khí lùa vào khoang ảo nằm giữa màng phổi và lồng ngực (bình thường thì khoang này hoàn toàn không có không khí, áp lực âm tính, cho phép phổi luôn áp sát vào lồng ngực) Không khí này chèn ép phổi, làm cho phổi bẹp xuống, không còn hoạt động trao đổi khí Cách xử trí duy nhất là lấy bỏ lượng không khí này Lý tưởng nhất là đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi (như đã làm với em) rồi... ít nhất 1 năm - Zeffix 100 mg, lọ 28 viên, giá khoảng 34 ngàn đồng/viên - Lavudine 100 mg, lọ 30 viên, giá khoảng 26 ngàn đồng/viên 2 Alpha-interferon (Intron A), kích hoạt hệ miễn dịch, tiêm mỗi tuần 3 lần trong 4-6 tháng Giá khoảng 450 ngàn/lọ Nhân đây xin giới thiệu 1 bài thuốc Đông y để các em có thể sử dụng kết hợp: - Bồ công anh, nhân trần, phục linh, sài hồ, sơn chi mỗi vị 1 0-1 2 g, uất kim... khí tự phát là gì, nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm và khó chữa lắm không?" Em đã may mắn được chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời và đúng nguyên tắc Tràn khí màng phổi tự phát, ở người trẻ tuổi và có bề ngoài khỏe mạnh như em, thường là do vỡ một vài kén khí (kyste aérien) nằm ngay bên dưới màng phổi Những kén khí này nếu qúa nhỏ sẽ rất khó phát hiện bằng X-quang Lúc bình thường thì không sao, nhưng khi gắng... nước chưa chín Hậu quả này rất nghiêm trọng, vì các ấu trùng sán nằm trong não sẽ gây chứng nhức đầu thường xuyên và tăng dần theo tuổi của ấu trùng, hoặc gây bệnh động kinh Sai một ly đi một dặm là như vậy Nếu con người ăn phải thịt lợn gạo nấu chưa kỹ, ấu trùng từ thịt lợn, thịt bò vào ruột sẽ trở thành con sán trưởng thành (chứ ấu trùng đó không chui vào các tổ chức khác như não, cơ, da như trường hợp... nếu đầu chưa ra là chưa khỏi bệnh, sán sẽ tiếp tục sản xuất ra các đốt như trước 34 0 Xét nghiệm viêm gan virus "Chồng cháu 33 tuổi, qua xét nghiệm được chẩn đoán là viêm gan virus B: SGOT 588, SGPT 417 Xin cho biết SGOT, SGPT là gì, kết quả xét nghiệm như vậy có nặng không?" SGOT và SGPT là những enzyme (men) vốn nằm trong tế bào, được giải phóng ra khi tế bào hoại tử và đi vào máu (bình thường có < 40... gây bệnh là HBsAg Bởi vì bệnh viêm gan virus không chỉ có VGB mà còn có viêm gan C (cũng lây qua đường máu) và viêm gan A (nhẹ nhất, lây qua đường tiêu hóa) 34 1 Viêm gan virus B lây như thế nào? "Chúng em đã được một cháu gái sáu tuổi Vừa rồi, bệnh viện phát hiện trong máu chồng em có kháng nguyên virus viêm gan B dương tính Chúng em phải làm gì để khỏi lây bệnh, nhất là với cháu nhỏ; có phải cách . Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Phần 3 33 2. Lao phổi kéo dài "Tôi bị lao phổi đã 6 năm nay, điều trị theo phác đồ. trong phổi) . Bệnh bụi phổi gây ho nhiều và khạc ra máu lắt nhắt. Nếu bệnh nặng, lâu ngày sẽ dẫn đến thiểu năng hô hấp và ảnh hưởng đến tim (tâm phế mãn). Cháu nên sớm đi chụp X-quang hai phổi. tuổi như cụ. 33 7. Tràn khí màng phổi tự phát "Em 32 tuổi, cách nay hai năm bị tràn khí màng phổi tự phát bên trái, toàn bộ phổi trái bị chèn ép, được Bệnh viện Đà Lạt chẩn đoán và cho chuyển