1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình : KINH TẾ Y TẾ part 2 doc

10 291 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 303,41 KB

Nội dung

9 trọng quyết định đến cầu nhưng nó không phải là duy nhất. 4.2. Các yếu tố quyết định đến cầu - Thu nhập. - Qui mô của thị trường (số lượng người mua) : Số lượng người mua tăng gấp 2 lần thì cầu về hàng hoá cũng tăng khoảng 2 lần. - Giá cả và tính sẵn có của hàng hoá khác: + Hàng hóa không liên quan (hàng hoá độc lập): Sự thay đổi giá của mặt hàng này không làm ảnh hưởng đến cầu của hàng hoá kia. Ví dụ: Quần áo và than tổ ong là hai loại hàng hóa độc lập. + Hàng hoá thay thế được cho nhau: Nếu giá của mặt hàng này tăng thì cầu của hàng hoá thay thế sẽ tăng (quan hệ thuận chiều). Ví dụ thị trường chất đốt: Giá gas tăng dẫn đến cầu của than tổ ong tăng. + Hàng hoá bổ sung cho nhau: Nếu giá mặt hàng này tăng thì cầu của mặt hàng kia giảm (quan hệ nghịch chiều). - Th ị hiếu (mốt, quảng cáo). - Kỳ vọng về giá cả, thu nhập, thị hiếu, giá cả của các hàng hoá khác 5. Cung 5. 1. Các khái niệm - Lượng cung: Là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể trong một thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác là như nhau như: Công nghệ, giá cả đầu vào, chính sách của Nhà nước không bị thay đổi. - Cung: Là lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. - Cung khác lượng cung: Cung không phải là số lượng cụ thể mà là sự mô tả toàn diện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung hàng hoá. Cung là một hàm số thể hiện hành vi của người bán ở các mức giá khác nhau. - Hai yếu tố không thể thiếu được của cung là: Sự sẵn sàng và khả năng bán. Cung thị tr ường = tổng cung cá nhân. - Biểu cung: Thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung của một hàng hoá và giá trị của chính nó. Đặc điểm của biểu cung là lên trên và nghiêng về bên phải, thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận có tính phổ biến giữa P và Q. 10 - Luật cung: Giá một mặt hàng tăng thì lượng cung tăng và ngược lại với giả thiết các yếu tố khác là không đổi. 5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung - Công nghệ. - Giá cả đầu vào. - Số lượng người sản xuất. - Chính sách điều tiết của Nhà nước. - Kỳ vọng về giá cả, chính sách của Nhà nước, giá cả đầu vào 6. Kinh tế y tế 6.1. Khái niệm Là một chuyên ngành c ủa khoa học kinh tế. Nó vận dụng kinh tế học vào quản lý ngành y tế; nó tập trung vào việc nghiên cứu bằng cách nào sử dụng một cách tối ưu nguồn lực của ngành y tế để cải thiện sức khoẻ cộng đồng. 6. 2. Mối quan hệ qua lại giữa kinh tế và y tế 6.2.1. ảnh hưởng của hệ thống y tế đến nền kinh tế quốc dân Y tế được coi là một bộ phận không thể tách rời nền kinh tế quốc dân và đã trở thành yếu tố tất yếu và cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân: Tạo ra lực lượng lao động kể cả số lượng, chất lượng và làm tái sản xuất sức lao động. 6.2.2. Một số đặc điểm của hệ thống y tế mang ý nghĩa kinh tế Thông thường giá cả rẻ, thu nhập cao thì sức mua sẽ lớn. Trong y tế điều này không luôn đúng. Y tế có 3 trường hợp: - Nhu cầu chạy chữa cho các bệnh tật không nguy hiểm, không đe doạ sự sống sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi thu nhập của người bệnh và giá cả dịch vụ. Thu nhập cao sẽ chi phí nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe. - Trong trường hợp đe doạ cuộc sống thì sẽ không tuân theo qui luật thông 11 thường trên. Đòi hỏi về dịch vụ điều trị trong các trường hợp này thường không bị ảnh hưởng bởi thu nhập của người bệnh và giá cả dịch vụ. Ví dụ: Trường hợp bệnh nhân chấn thương sọ não bắt buộc đến bệnh viện mà không tính đến thu nhập hoặc hiện tại anh ta có bao nhiêu tiền để trả cho các dịch vụ y tế sẽ sử dụ ng để điều trị chấn thương sọ não. - Nhu cầu về các dịch vụ phòng bệnh xuất hiện không bị ảnh hưởng bởi thu nhập và giá cả dịch vụ. Người tiêu dùng các dịch vụ y tế không xác định được chủng loại, số lượng và chất lượng những cái mà anh ta mua. Người thầy thuốc đưa ra quyết định còn người bệnh trả tiền, tuy vậy người b ệnh không có khả năng xét đoán về mặt kỹ thuật và cũng không ở vị trí để đánh giá dịch vụ mà anh ta nhận được. Sự cạnh tranh trong bệnh viện không phải do hạ giá thành dịch vụ mà là chất lượng dịch vụ và độ tin cậy. Bởi vì sự cạnh tranh giữa các bệnh viện không dựa trên nền tảng chi phí mà trên dịch vụ và hiệu quả y học. Người thầy thuốc không thể quyết định gửi bệnh nhân đến nơi có chi phí thấp mà thường dựa trên khả năng chẩn đoán và điều trị của cơ sở đó. Bệnh nhân cũng không yêu cầu thầy thuốc gửi họ tới cơ sở y tế rẻ tiền mà thường yêu cầu gửi tới nơi nào có dịch vụ tốt và tiện nghi thoải mái. Mục đích tiếp thị để tăng yêu c ầu dịch vụ chỉ áp dụng cho các chương trình phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ. Với bệnh viện thì mục đích tốt hơn là đảm bảo dân khoẻ mạnh để họ không cần vào bệnh viện. Không phải tất cả các trung tâm chi phí trong một bệnh viện đều có lãi. Một số dịch vụ trong bệnh viện có thể không bao giờ tạo ra nguồn vốn có lãi nhưng vẫn duy trì lâu dài do nhu cầu c ủa cộng đồng. Lợi ích từ bên ngoài: Nghĩa là lợi ích của việc chi tiêu không chỉ phụ thuộc về cá nhân sử dụng chi phí đó mà còn cho cả cộng đồng. Ví dụ: Tiêm chủng mở rộng hay tham gia phòng chống bệnh sốt rét lợi ích cho cá nhân và phòng lây nhiễm cho cả cộng đồng. Nhu cầu, mong muốn, đòi hỏi y tế. Nhu cầu sức khoẻ của nhân dân là số lượng dịch vụ y tế do chuyên môn y học qui định. Mong muố n hay đòi hỏi về dịch vụ y học được định nghĩa là số lượng dịch vụ y học mà thành viên cộng đồng cảm thấy họ tiêu thụ dựa trên sự nhận thức về nhu cầu sức khoẻ và y học. Như vậy khi nói đến nhu cầu thường trên quan điểm y học, còn nói đến mong muốn và đòi hỏi thường bao gồm cả quan điểm kinh tế. Trong lĩnh v ực y tế, đặc biệt là chăm sóc y học, khả năng của đồng vốn hay các máy chuyên dùng để thay thế hoạt động của con người là rất hạn chế và thậm chí ở các lĩnh vực mà máy móc được sử dụng thì cũng có rất nhiều người tham gia. Đối tượng phục vụ của y tế là con người đang mắc các điều phiền muộn khác nhau. Đòi hỏi không chỉ có kiến thứ c, kỹ năng khoa học mà còn cả hiểu biết tính nhân bản. Y tế là 12 mục tiêu của tiêu dùng và đầu tư. Theo thông lệ, nhà kinh tế cho y tế là khoản mục tiêu dùng. Hiện nay quan điểm này đã thay đổi. Nguồn lực dành cho chăm sóc sức khoẻ biểu hiện một phần đầu tư trong y tế. 6.2.3. Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tác động đến hệ thống y tế Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tác động đến nhiều mặt của h ệ thống y tế: Tình trạng sức khoẻ của nhân dân, sự thay đổi mô hình bệnh tật; sự phát triển đến các chuyên ngành y tế, mạng lưới y tế từ Trung ương đến y tế thôn bản. 7. Chức năng của kinh tế y tế - Tạo nguồn lực cho ngành y tế. Tư vấn cho các nhà lãnh đạo nhằm tạo nguồn lực tối ưu cho ngành y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến s ức khoẻ Bao gồm: Con người, kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho các loại hình dịch vụ y tế. - Thiết lập mục tiêu chăm sóc sức khoẻ: Tư vấn để lựa chọn các vấn đề chiến lược các mục tiêu tổng thể, mục tiêu chuyên biệt cho toàn ngành y tế hoặc cho các chương trình, hoạt động y tế dựa trên cơ sở phân tích vấn đề sức khoẻ và nguồn lực dành cho y tế. - Phân tích việc sử dụng các nguồn lực: Tư vấn việc phân bổ nguồn lực cho các chương trình, hoạt động y tế nhằm mang lại hiệu quả cao trong chăm sóc sức khoẻ một cách tối ưu cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực và địa phương. - Lựa chọn các vấn đề ưu tiên: Nguồn lực luôn có hạn vì vậy cầ n phải nghiên cứu để xác định vấn đề ưu tiên phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn nhất định. - Phân tích và đánh giá hiệu quả: Các chính sách, các quyết định cần phải được phân tích đánh giá một cách khách quan nhằm đạt được mục đích và lường trước những điều bất lợi có thể xảy ra, cũng như các giải pháp tác động tiế p theo. - Nghiên cứu mô hình dịch vụ y tế. Nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực và hiệu quả kinh tế xã hội. - Nghiên cứu khoa học quản lý trong ngành y tế. Quản lý ngành, quản lý dịch vụ y tế, quản lý bệnh viện, quản lý dược 8. Cung, cầu trong chăm sóc sức khoẻ 8. 1. Đặc điểm cung cầu trong chăm sóc sức khoẻ Tình huống: Chị Mường là cán bộ củ a Uỷ ban nhân dân xã, sống ở xã vùng cao. Người dân trong làng có thói quen cúng khi ốm đau vì theo họ là do ma làm người ốm. Một số người dân cũng đến nhà ông lang Tèo rất nổi tiếng chữa được nhiều bệnh bằng uống thuốc từ các loại lá cây. Đôi khi chị cũng thấy người dân đến trạm y tế xã để chữa bệnh. Cách nhà chị Mường khoảng 10 km trên phố huyện có bà bác sỹ già chữa bệnh tại nhà, bà còn có cả máy siêu âm để khám bệnh, bà cũng bán thuốc cho người 13 đến khám bệnh ngay tại nhà. Khi chồng bị ốm, mẹ chồng chị sắm lễ để cúng ma, các bà làm cùng Uỷ ban với chị khuyên đến nhà ông lang Tèo, nhưng chị nghe theo lời khuyên của anh Tinh - nhân viên y tế thôn bản đến khám tại trạm y tế xã. Ở trạm y tế xã, chị phải đợi mãi mới thấy cô y sĩ trẻ xuất hiện, cô hỏi mấy câu rồi phát thuốc cho chồng chị miễn phí vì xã chị là xã vùng cao nên được hưởng chính sách, chị thắc mắc tại sao chữa bệnh dễ thế, có vẻ giống ông lang Tèo. Hai ngày sau, thấy chồng mình không đỡ nhiều nên chị đã cố gắng thu xếp tiền để đi đến nhà bà bác sỹ trên phố huyện. Tại đây bà bác sỹ đã siêu âm, hỏi tỉ mỉ, bán thuốc và dặn dò chu đáo, còn hẹn chồng chị khám lại sau 3 ngày nữa. Chị Mường đã rất hài lòng với việc khám bệnh của bà bác sỹ tuy chị phải trả khoản tiền mà theo chị là tương đối lớn nhưng chắc là chồng chị sẽ khỏi bệnh. Tình huống trên đây mô tả một số đặc điểm của thị trường chăm sóc sức khoẻ. Loại hình cung cấp dịch vụ y tế khác nhau như tư nhân hoặc nhà nước. Cầu trong y tế xuất phát khi người dân ốm đau hoặc có nhu cầu được nâng cao sức khoẻ. Giá cả cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn dịch vụ y tế nhưng người dân không chỉ nghệ đến chi phí trực tiếp cho y tế mà tính toán tổng thể như thời gian chờ đợi, mức độ khỏi bệnh hay chất lượng dịch vụ. - Cầu của chăm sóc y tế cũng được quyết định một phần bởi trình độ của thầy thuốc và bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật công nghệ. - Đối với y tế, người bệnh chỉ biết chút ít về tính hiệu quả, phẩm chất hoặc hậu quả của việc điều trị hay không điều trị, hay nói cách khác kiến thức của người tiêu dùng hàng hoá này nói chung là thấp. - Về tổng thể, chăm sóc sức khoẻ không có nhạy cảm v ới giá cả. Tuy nhiên, thu nhập giảm, cầu sẽ nhạy cảm hơn với giá cả. Điều đó đúng một phần khi chăm sóc sức khoẻ không mất tiền cho việc chăm sóc, khi những chi phí lúc này là tương đối cao. Chi phí cho chăm sóc sức khoẻ có thể cao hơn so với thu nhập, sức khoẻ kém sẽ làm giảm khả năng kiếm sống. - Người tiêu dùng khó dự đoán nhu cầu của họ đối với y tế. Nhu cầu tương lai về y tế, chi phí cho việc ốm đau thường không chắc chắn và thường tốn kém; dẫn tới việc hình thành các quĩ bảo hiểm của khu vực tư nhân hay công cộng để chia sẻ rủi ro và giảm bớt sự bất ổn. - Rất ít các dịch vụ có thể thay thế được dịch vụ y tế khi người ta bị ốm đau. Tuy vậy, trường h ợp thuốc phòng, điều trị bệnh cũng có khá nhiều sự thay thế và giá cả của chúng đóng vai trò khá quan trọng. - Người bệnh tham gia trực tiếp vào “sản xuất, tiêu thụ” dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Quyết định tiêu thụ hay không tiêu thụ một dịch vụ y tế có thể dẫn đến những hậu quả không hồi phục được (có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn). - Thị trường chăm sóc sức khoẻ không hướng tới cạnh tranh tự do, khống chế 14 người cung cấp tham gia vào thị trường chăm sóc sức khoẻ. Cần duy trì các chuẩn mực hành nghề và giảm rủi ro do năng lực nghề nghiệp, điều này có nhược điểm làm tăng chi phí do làm giảm cung cấp. Khi tham gia vào thị trường cần có giấy phép hành nghề, chuyên nghiệp hoá, tăng số người đào tạo có chất lượng, giảm tính không chắc chắn do năng lực nghề nghiệp, chính là để chống lại c ạnh tranh trong thị trường. 8.2. Thành phần cung cấp dịch vụ y tế và hiệu quả của từng dịch vụ Trong giai đoạn hiện này, ảnh hưởng của cơ chế thị trường trong đời sống kinh tế đối với sự công bằng trong ngành y tế (sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo, sự cách biệt giữa người miền núi và miền xuôi, tiếp cận với dịch vụ và đ iều trị, tiếp cận với dịch vụ y tế Nhà nước và dịch vụ y tế tư nhân) đã đặt ngành y tế trước sự lựa chọn cấp bách: - Hoặc là hướng nền y tế về phía thị trường (tư nhân). - Hoặc là hướng nền y tế vào vị trí trung gian, Nhà nước và tư nhân đóng vai trò như nhau. - Hoặc là hướng nền y tế quay lại thời kỳ bao cấp, nghĩa là Nhà n ước đảm bảo gần như toàn bộ mọi chi phí y tế. - Hoặc là hướng nền y tế về phía mà ở đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tư nhân là một lực lượng cùng tham gia và cùng chia sẻ. Với quan điểm coi trọng tính công bằng và đầu tư ổn định hiện nay, ngành y tế Việt Nam đi theo chiều hướng Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tư nhân là một lực lượng cùng tham gia và cùng chia sẻ . Với chiều hướng này, ngành y tế sẽ kết hợp tốt giữa phòng và chữa bệnh, nguồn đầu tư bền vững, dựa trên nhu cầu, người dân có quyền lựa chọn dịch vụ y tế. - Khu vực y tế Nhà nước: Không lấy mục tiêu vì lợi nhuận làm nòng cốt. Dịch vụ y tế công cộng thường do các tổ chức rất lớn cung cấp với số lượng lớn nhìn viên, đ iều này có thể dẫn tới kém hiệu quả trong quản lý. Tuy nhiên, có một số cơ chế trong khu vực y tế công cộng có thể làm tăng hiệu quả thông qua việc tăng cường khả năng và động cơ hoạt động của những người quản lý, xây dựng kế hoạch. - Khu vực y tế tư nhân không vì lợi nhuận: Giống như khu vực công cộng, các tổ chức phi Chính phủ không đặt vấ n đề lợi nhuận là mục đích hoạt động của mình. Họ cố gắng giữ vững tổ chức, ngay cả khi nguồn tài chính không bền vững. Do phụ thuộc nguồn tài chính nên tập trung phần phòng bệnh không đắt tiền. Việc sử dụng quĩ tài chính thường là hiệu quả. - Khu vực tư nhân vì lợi nhuận: Cung cấp dịch vụ hoàn toàn vì động cơ lợi nhuận. Trong tình hình có nhiều ngườ i cung cấp cạnh tranh nhau, không ai làm ảnh hưởng tới giá cả, vì thế mọi người cạnh tranh nhau bằng cách làm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Nếu chỉ có số ít các dịch vụ y tế, nghĩa là cung cấp hạn chế thì giá cả sẽ 15 tăng, làm tăng lợi nhuận. Tuy vậy, với sản xuất và cung cấp dịch vụ ở mức hạn chế, chi phí có thể không phải ở mức thấp nhất do tỷ lệ kỹ thuật, công nghệ đầu vào Ngoài mục đích lợi nhuận, loại hình dịch vụ này cũng đóng góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế và tăng cường nguồn lực cho ngành y tế. 9. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam được xác định bởi hai loại tiêu chí: - Tiêu chí về tính tiếp cận: Tức là lấy khả năng đáp ứng với nhu cầu tiếp cận của dân với hệ thống y tế là tiêu chí đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Người dân (không phân biệt giàu nghèo, địa lý, dân tộc, giớ i ) càng dễ tiếp cận với hệ thống y tế bao nhiêu thì hệ thống y tế thể hiện tính công bằng càng lớn bấy nhiêu. Ngược lại người dân càng hạn chế tiếp cận với dịch vụ y tế thì tính không công bằng càng lớn. - Tiêu chí "sàn": Tức là quy định về dịch vụ thiết yếu và công bằng được đánh giá ở chỗ không một người dân nào được đáp ứng thấp h ơn dịch vụ thiết yếu đó. Dưới góc độ cung - cầu và sự điều tiết cung - cầu chúng ta hiểu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ không phải là cào bằng và bình quân. Khác với các loại dịch vụ khác, các chính sách và hoạt động về sức khoẻ trước hết trước hết phải đáp ứng theo yêu cầu chăm sóc sức khoẻ của từng loại đối tượng, bên cạnh đó có loạ i hình phục vụ sức khoẻ theo yêu cầu (tức là theo khả năng chi trả). Phải lấy việc phục vụ nhu cầu làm ưu tiên hàng đầu chứ không thể lấy việc thực hiện yêu cầu làm ưu tiên hàng đầu. Nói một cách khác không thể thương mại hoá dịch vụ y tế. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Câu hỏi lượng giá Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan • Trả lời các câu hỏi từ 1 đế n 12 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn (A) trong số các phương án sử dụng các (B) , để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và của cộng đồng. A B 2. Kinh tế học vĩ mô là môn kho a học kinh tế (A) , nghiên cứu các (B) hoạt động kinh tế và khoa họ c hành vi ứng xử của toàn bộ nền kinh tế. A B 16 3. Phạm vi nghiên cứu của kinh tế vĩ mô ở mức (A) , quốc gia, (B) A B 4. Kinh tế học vi mô là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu phân tích và lựa chọn (A) của các bộ phận của nền kinh tế. A 5. Thị trường là một quá trình, trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá, dịch vụ nào đó, tác động qua lại với nhau để xác định (A) . và (B) A B 6. Mục đích của thành viên tham gia vào thị trường là: - Người sản xuất (hàng hoá-dịch vụ) Bán → Tối đa …(A)… - Người tiêu dùng (cá nhân, hộ gia đình, cơ quan) Mua → Tối đa …(B)… A B 7. Luật cầu: Khi giá cả một mặt hàng tăng lên, lượng cầu về hàng hoá đó sẽ. (A) và ngược lại với giả thiết các yếu tố khác là không đổi. Mặc dù giá c ả là yếu tố quan trọng quyết định đến cầu nhưng (B) A B 8. Luật cung: Giá một mặt hàng tăng thì (A) và ngược lại với giả thiết các yếu tố khác là (B) A B 9. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung: A. Công nghệ B C D. Chính sách điều tiết của Nhà nước E. Kỳ vọng về giá cả, chính sách của Nhà n ước, giá cả đầu vào 10.Các yếu tố quyết định đến cầu: 17 A. Thu nhập B C. Giá cả và tính sẵn có của hàng hoá.khác D E. Kỳ vọng về giá cả, thu nhập, thị hiếu, giá cả của các hàng hoá khác 11. Các thành phần cung cấp dịch vụ y tế bao gồm: A. Khu vực y tế Nhà nước B C. Khu vực y tế tư nhân vì lợi nhuận 12. Sự lựa chọn hướng phát triển của nền y tế Việt Nam : A. Hoặc là B. Hoặc là hướng nền y tế vào vị trí trung gian. C. Nhà n ước đảm bảo D. Hoặc là hướng nền y tế về phía mà ở đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tư nhân là một lực lượng cùng tham gia và cùng chia sẻ. • Phân biệt đúng sai các câu từ 13 đến 24 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: TT Câu hỏi A B 13 Nhu cầu chạy chữa các bệnh đe doạ cuộc sống không bị ảnh hường bởi thu nhập và giá cả 14 Nhu cầu về các dịch vụ phòng bệnh xuất hiện không bị ảnh hưởng bởi thu nhập và giá cả dịch vụ. 15 Chức năng của kinh tế y tế là tạo nguồn lực cho ngành y tế 16 Chức năng của kinh tế y tế là thiết lập mục tiêu chăm sóc sức khoẻ 17 Chức năng của kinh tế y tế là phân tích việc sử dụng các nguồn lực 18 Chức năng của kinh tế y tế là lựa chọn các vấn đề ưu tiên 19 chức năng của kinh tế y tế là phân tích và đánh giá hiệu quả 20 Chức năng của kinh tế y tế là nghiên cứu mô hình dịch vụ y tế 21 Chức năng của kinh tế y tế là nghiên cứu khoa học quản lý trong ngành y tế 22 Trình độ của cán bộ y tế quyết định đến cầu 23 Kỹ thuật công nghệ quyết định đến cầu trong y tế 24 Thị trường chăm sóc sức khoẻ hướng tới tự do cạnh tranh 18 • Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 25 đến 33 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn: Câu hỏi A B C D 25.Nhu cầu chạy chữa các bệnh không nguy hiểm không đe doạ sự sống sẽ bị tác động mạnh bởi: A. Thu nhập của người bệnh B. Giá cả của dịch vụ C. Thu nhập của người bệnh và giá cả của dịch vụ D. Trình độ của thầy thuốc 26. Sự cạnh tranh trong bệnh viện được hình thành bằng cách: A. Hạ giá thành dịch vụ B. Tăng chất lượng và độ tin cậy C. Tăng số lượng dịch vụ D. Tăng chất lượng dịch vụ 27. Lượng cầu là lượng hàng hoá và dịch vụ mà : A. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở một mức giá có thế B. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mọi mức giá C. Người mua có khả năng mua ở một mức giá có thể D. Người mua có sẵn sàng mua ở mọi mức giá 28. Cầu là lượng hàng hoá và dịch vụ mà: A. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau B. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mức giá nhất đình C. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá thị trường quy định D. Người mua có khả năng mua ở các mức giá khác nhau 29. Lượng cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà: A. Người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể B. Người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mọi mức giá Người bán có khả năng bán theo mức giá của thị trường C. Người bán có sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể 30. Cung là lượng hàng hoá và dịch vụ mà: A. Người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau B. Người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể C. Người bán có khả năng bán theo mức giá của thị . Chức năng của kinh tế y tế là nghiên cứu khoa học quản lý trong ngành y tế 22 Trình độ của cán bộ y tế quyết định đến cầu 23 Kỹ thuật công nghệ quyết định đến cầu trong y tế 24 Thị trường. năng của kinh tế y tế là lựa chọn các vấn đề ưu tiên 19 chức năng của kinh tế y tế là phân tích và đánh giá hiệu quả 20 Chức năng của kinh tế y tế là nghiên cứu mô hình dịch vụ y tế 21 Chức. 15 Chức năng của kinh tế y tế là tạo nguồn lực cho ngành y tế 16 Chức năng của kinh tế y tế là thiết lập mục tiêu chăm sóc sức khoẻ 17 Chức năng của kinh tế y tế là phân tích việc

Ngày đăng: 27/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w