1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

GIÃN PHẾ QUẢN ppt

9 364 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 116,55 KB

Nội dung

GIÃN PHẾ QUẢN Giãn phế quản là trạng thái bệnh lý của các phế quản bị giãn rộng toàn bộ hay từng phần, các lớp cơ đàn hồi của phế quản bị tổn thương do viêm nhiễm hoặc các tác nhân vật lý gây tắc đường hô hấp. Bệnh phát sinh nhiều ở thanh niên và nhi đồng, nam nhiều hơn nữ. Đặc điểm chủ yếu của bệnh là ho đờm thật nhiều, 50-100ml/ngày, liên tục, nhất là buổi sáng và dễ ho, dễ khạc khi đổi tư thế. Đàm có nhầy lẫn mủ, có khi chỉ có mủ. Ngộp thở, khó thở, ho ra máu, ngón tay dùi trống. Bệnh có thể do nguyên nhân tiên thiên như phế quản hẹp, phát dục không bình thường, hoặc hậu thiên như thứ phát ở các bệnh sởi, ho gà, viêm phổi do virút, viêm phế quản nhỏ, hen phế quản hoặc tại chỗ có khối u, dị vật, ung thư chèn ép. Theo Đông y, bệnh thuộc phạm trù các chứng bệnh Khái Thấu, Khái Huyết. Nguyên Nhân Theo Đông y, bệnh phát sinh do 2 nguyên nhân: ngoại nhân và nội nhân. Ngoại nhân là do cảm phải phong hàn, phong nhiệt, tà nhập vào phế hóa nhiệt, nhiệt đốt tân dịch kết thành đờm lưu tại Phế. Mặt khác cơ thể bệnh nhân vốn Tỳ hư, đờm thấp nội sinh cũng tích tại Phế gây nên ho đờm nhiều. Ngoài ra, nhiệt tích tại Phế lâu ngày gây tổn thương Phế lạc sinh ho ra máu. Bệnh kéo dài không trị khỏi, Tỳ khí hư yếukhông nhiếp được huyết, ho ra máu nặng hơn. Bệnh lâu ngày, chức năng Thận cũng bị ảnh hướng nên xuất hiện khó thở và phù. Về bệnh lý, cần chú ý 2 mặt đờm và ứ. Người bệnh thường ho nhiều đờm. Đờm nhiều ứ tụ lâu ngày gây trở ngai khí huyết lưu thông sinh ứ huyết, và ứ huyết cũng gây xuất huyết nên trong điều trị các y gia ngày xưa chú ý nhiều đến dùng thuốc hoạt huyết. Cho nên trong quá trình bệnh, 3 trạng thái bệnh lý đan xen nhau làm cho bệnh kéo dài lâu khỏi. Triệu Chứng Lâm Sàng Bệnh bắt đầu thường là ho kéo dài, nhiều đờm, có lúc đờm lẫn mủ, theo sự phát triển của bệnh, ho nặng hơn và đờm nhiều hơn. Dịch đờm để lắng thường chia làm 3 lớp: lớp trên là bọt, lớp giữa là dịch nhầy, lớp dưới là mủ và các tế bào tổ chức hoại tử, có mùi tanh hôi. Phần lớn bệnh nhân khạc ra máu, ít là sợi máu lẫn trong đờm. Bệnh nhân thường ho có cơn, ho nhiều và sáng sớm và lúc thay đổi tư thế. Trạng thái ho đờm có thể nặng lên lúc thay đổi thời tiết hoặc mắc bệnh ngoại cảm. Bệnh nặng có thể kèm theo phổi xơ, phế khí thũng, khó thở, ngón tay (chân) dùi trống. Chẩn Đoán Chẩn đoán chủ yếu dựa vào: . Triệu chứng lâm sàng: Ho kéo dài, đờm nhiều có mủ (lượng mỗi ngày có thể 60- 400ml) để lắng chia 3 lớp (bọt, dịch nhầy, mủ), mùi thối, ho ra máu tái diễn nhiều lần, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn phổi và đường hô hấp, sốt, sụt cân. Thiếu máu, bệnh lâu ngày có ngón tay dùi trống, dị dạng lồng ngực và có thể gây bệnh tâm Phế mạn. . Xét nghiệm: Sắc tố giảm trường hợp nhiễm khuẩn, số lượng bạch cầu và tế bào trung tính tăng. Máu lắng tăng. Cấy đờm vi khuẩn dương tính Chụp X quang phổi hình ảnh phế quản đậm, có thể có xẹp phổi, vị trí tim và trung thất lệch. Chẩn Đoán Phân Biệt Giãn phế quản cần phân biệt chẩn đoán với Lao phổi, Viêm phế quản mạn tính, Áp xe phổi, Nang phổi tiên thiên Chủ yếu biểu hiện khác hình ảnh X quang và mỗi loại bệnh đều có triệu chứng riêng. Triệu Chứng + Đờm Nhiệt Ủng Phế (thời kỳ cấp diễn): Ho sốt, đờm nhiều đặc, ho ra máu, khát muốn uống, nước tiểu vàng, táo bón, rêu vàng nhầy, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng bài Thanh Kim Hóa Đờm Thang gia giảm: Tang bạch bì, Hoàng cầm, Tri mẫu, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch linh, Mạch môn, Ngư tinh thảo, Bạch mao căn đều 12g, Chi tử, Trần bì, Cát cánh, Đông qua nhân đều 10g. + Khí Âm Hư (thời kỳ ổn định): Ho đờm ít, tiếng ho nhỏ, trong đờm có sợi máu, miệng khô, họng táo, tinh thần mệt mỏi, lười đỏ sẫm, mạch Hư Tế. Điều trị: Ích khí, dưỡng Phế âm, thanh nhiệt. Dùng bài Sinh Mạch Tán hợp Tả Bạch Tán gia Giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Mạch đông, Tang bạch bì, Địa cốt bì, Tiên hạc thảo, Ngẫu tiết, Đương qui đều 12g, Tử uyển 10g, A giao 6g (hòa uống), Ngũ vị tử, Chính thảo đều 4g. Ngoài 2 thể bệnh chính trên đây lúc bệnh tình ổn định, ho đờm không nhiều, nên dùng Lục Quân Tử Thang để kiện Tỳ, hóa đờm. Thuốc thường dùng có Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Sơn dược, Chích cam thảo kiện tỳ ích khí, Trần bì, Bán hạ, Hạnh nhân lý khí hóa đờm. Trường hợp đờm vàng, thêm Hải cáp xác, vỏ Đông qua nhân; Âm hư, miệng khô, lưỡi đỏ thêm Sa sâm, Mạch môn. Khó thở thêm Ma hoàng, Tô tử. MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM + Vi Kinh Thang Gia Vị (Triệu Thương Cửu, Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1982 (5): Vi kinh (Lô căn), Đông qua nhân, Ý dĩ nhân đều 30g, Đào nhân 10g, Tam thất bột 5g (hòa uống), Tang bạch bì 15g. + Sa Sâm Hoàng Cầm Thang (Hình Lệ Giang, Giang Tô Trung Y 1982 (4): Nam sa sâm, Mạch môn, Thuyên thảo (than), Hoè hoa (than) đều 15g, Hoàng cầm 10g. Trị chứng dãn phế quản, ho ra máu. + Tứ Nhị Thang (Trần Vệ Bình, Tân Cương Trung Y Tạp Chí 1989 (2): Tang bạch bì, Bạch thược, Bạch cập, Địa cốt bì, Bách hợp, Bách bộ đều 15g, Tô tử, Ngũ vị tử đều 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia làm sáng chiều. + Tam Hoàng Tả Tâm Thang: (Bao Cao Văn, Trung Y Tạp Chí 1984 (9): Đại hoàng (cho vào sau), Hoàng liên, Hoàng cầm đều 10g, Giáng hương, Hoa nhị thạch đều 12g, sắc uống. + Lương Cách Tán Gia Giảm (Tào Long Hưng, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985 (5): Đại hoàng, Mang tiêu, Cam thảo, Bạc hà, Trúc diệp đều 6g, Liên kiều, Chi tử, Hoàng cầm đều 9g, Mật ong 18g hòa với nước thuốc uống. + Tả Bạch Hóa Huyết Thang (Nhậm Đạt Nhiên, Bắc Kinh Trung Y Tạp Chí 1985 (5): 11-12): Tang bạch bì 15-20g, Địa cốt bì, Huyết dư than đều 10g, Hoa nhị thạch 15g, Cam thảo, Cánh mễ đều 5g, bột Tam thất 3g hòa uống. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng tối. Kèm biểu nhiệt thêm Tang diệp, Cúc hoa, Ngưu bàng tử đều 10g. Táo hỏa gây tổn thương tân dịch, bỏ Địa cốt bì thêm Sa sâm, Mạch môn, Thiên hoa phấn đều 10g. Đờm nhiệt nặng thêm Ngư tinh thảo 15-30g, sao Hoàng cầm, Bối mẫu đều 10g. Can hỏa phản khắc Phế kim gây ho nhiều thêm Sơn chi sao, Đại cáp tán 15-20g (bọc sắc). Táo bón thêm Đại hoàng sống 5-10g. Đã trị 53 ca kết quả hết triệu chứng 51 ca, uống thuốc từ 5- 10 thang, theo dõi thời gian 1-2 năm kết quả vẫn tốt. + Toàn Phúc Đại Giả Thang Gia Giảm (Chương Văn Lương, Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1980, 15 (3): 134): Toàn phúc hoa, Đại giả thạch, Tiên hạc thảo, Bạch cập, Trắc bá diệp, Bắc sa sâm, Mạch đông, Bách bộ, Chế đại hoàng, Sinh cam thảo, Tử uyển, Bạch mao căn, Vân Nam Bạch Dược sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sáng tối. Dùng trị chứng dãn phế quản ho ra máu. Đã điều trị 13 ca ho ra máu mỗi ngày trên 100ml, có kết quả, trong đó có 1 ca ngày trước ho ra máu 6 lần lượng trên 250 ml, uống 20 thang thuốc là khỏi. + Thu Liễm Chỉ Huyết Cao (Phan Đăng Liêm, Trung Y Tạp Chí 1964, (8): 11- 12): Lộ đảng sâm, Bách hợp, Sinh địa hoàng, Kha tử nhục, Đại cáp tán, Hoa nhị thạch, Toàn phúc hoa Trúc lịch, Bán hạ, Mã đầu linh, Mạch đông, Ngũ vị tử, Ba kích nhục, Trần bì, Chích cam thảo. Nấu thành cao lỏng, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 - 3 lần với nước nóng, một liệu trình 3 tháng, nếu bệnh nặng có thể kéo dài thêm 2 liệu trình. Đã trị 9 ca, kết quả sau 1, 5 - 4 năm theo dõi thì hết ho ra máu, ho có đàm giảm rõ, thể trọng tăng. + Thanh Kim Hoàn (Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng Phương Luận): Hạnh nhân 30g (bỏ vỏ, đầu nhọn, cho vào bột Mẫu lệ sao vàng, rồi bỏ bột Mẫu lệ), Thanh đại 30g. Tán nhuyễn, cho thêm Sáp vàng 30g vào làm thành hoàn. Trị chứng P hư, ho khó thở, đờm có máu, mỗi lần dùng 1 quả Hồng, bỏ hột, cho thuốc vào trong, giã nhỏ nấu chung với xôi (nếp), ăn ngày 2 lần. + Viên Trị Ho Máu Do Dãn Phế Quản (Hầu Nhân Tuấn, Thượng Hải Trung Y Tạp Chí 1990; (7): 5): Sa sâm, Mạch môn, Bạch cập, Đương qui, Thục địa, Quế chi, Xuyên tục đoạn, Nữ trinh tử, Ngư tinh thảo đều 60g, Tam thất 15g, Qua lâu, Sinh cam thảo đều 30g. Tán bột, hoà với 120g Mật ong làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, liên tục 3-6 tháng. Đã trị 25 ca, trong đó có 13 ca dãn phế quản do lao, tất cả đều mắc bệnh ho ra máu 6 tháng trở lên, tái phát nhiều lần, thậm chí có trường hợp mỗi tuần ho ra máu nhiều lần, đã dùng thuốc tây không khỏi, trong đó ho ra máu nhiều (300- 500ml) 5 ca, mỗi năm lượng ho ra máu từ l00-300ml 12 ca. Kết quả: trong thời gian uống thuốc hoặc sau khi ngưng thuốc trên 6 tháng không ho ra máu hoặc trong đờm có máu 12 ca. Có 8 ca sau trong khi uống thuốc hoặc sau khi ngưng thuốc nửa năm ho ra máu còn một nửa và có 5 ca không kết quả. + Bài Thuốc Trị Dãn Phế Quản (Phí Tán Thần, Tân Trung Y Tạp Chí 1983, (9): 25): Sâm tam thất, Bồ hoàng than, Hạnh nhân, Khoản đông hoa, Xuyên bối mẫu, Quất lạc, A giao, Đảng sâm đều 15g, Hải cáp phấn, Nam thiên trúc, Bách hợp, Sinh bạch truật, Mẫu lệ đều 30g, Gạo nếp 60g, Bạch cập 120g. Chế thành thuốc tán hoặc thuốc viên, mỗi ngày uống 15g, chia 2 lần, 1 tháng là 1 liệu trình, trong lúc và trước khi ho ra máu đều có thể dùng. Trị dãn phế quản 84 ca, cầm máu rõ rệt 56 ca, có tác dụng cầm máu 24 ca, không có tác dụng 4 ca, giảm ho rõ rệt 15 ca, có giảm ho 32 ca, không giảm ho 29 ca, tác dụng long đờm rõ là 13 ca, có long đờm 26 ca, không có tác dụng long đờm 35 ca. + Tư Âm Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Sinh địa 6-10g, Mạch môn, Bạch thược, Bách hợp, Sa sâm đều 6g, Sinh cam thảo 3g, Phục linh 5g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần. Ra mồ hôi trộm thêm Địa cốt bì 6g. Đờm nhiều thêm Bối mẫu 6-10g, A giao 3-6g, Thiên hoa phấn 10g. Không ngủ được thêm Táo nhân 6g. Sốt cao thêm Hoàng bá 3-6g. Tư Thế Dẫn Lưu Đặt mình ở tư thế nào đó thích hợp để dẫn đờm thoát ra ngoài. Nguyên tắc chung là làm cách nào để đáy phổi (ở trên vùng thắt lưng quần) nằm vào tư thế cao hơn cổ họng để đẩy đờm chảy đến cổ họng gây ho và khạc hết đờm ra ngoài. Khi đờm ra hết thì không còn ho nữa, ngoài ra, đờm thoát ra hết, vi khuẩn không còn môi trường để tiếp tục sản sinh ra mủ, máu nữa. Mỗi ngày, một hoặc vài lần, quỳ gối, chổng mông (đít cao, đầu thấp), nhờ người khác đấm mạnh trên lưng để đờm tróc ra khỏi phế quản chảy xuống cổ họng. Nếu không nhờ được người khác đấm hộ thì tự mình có thể dùng loại cây đấm bóp, một đầu có trái banh tennis, tự đấm lấy vào vùng lưng, ngang với hai bả vai. . GIÃN PHẾ QUẢN Giãn phế quản là trạng thái bệnh lý của các phế quản bị giãn rộng toàn bộ hay từng phần, các lớp cơ đàn hồi của phế quản bị tổn thương do viêm nhiễm. nguyên nhân tiên thiên như phế quản hẹp, phát dục không bình thường, hoặc hậu thiên như thứ phát ở các bệnh sởi, ho gà, viêm phổi do virút, viêm phế quản nhỏ, hen phế quản hoặc tại chỗ có khối. có xẹp phổi, vị trí tim và trung thất lệch. Chẩn Đoán Phân Biệt Giãn phế quản cần phân biệt chẩn đoán với Lao phổi, Viêm phế quản mạn tính, Áp xe phổi, Nang phổi tiên thiên Chủ yếu biểu hiện

Ngày đăng: 26/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN