Trang1/4 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÝ LẦN 9 năm 2011 Thời gian làm bài : 90 phút (Đề thi gồm 4 trang-50 câu) Họ và tên thí sinh ………………………………… Câu 1: Chọn đáp số đúng. Một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần , tụ điện và cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều có chu kỳ là 0,01s , người ta đo được hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở , hai đầu cuộn cảm và hai đầu tụ điện lần lượt là 400V ; 400V và 100V. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch và tần số riêng của mạch có giá trị lần lượt là: A. 900V – 100Hz B .500V – 100Hz C. 500V – 50Hz D.700V – 50Hz. Câu 2: Một tia sáng truyền từ môi trường trong suốt 1 có chiết suất n 1 với góc tới 45 0 sang môi trường trong suốt 2 có chiết suất n 2 với góc khúc xạ 30 0 . Nếu chiếu tia sáng này từ môi trường 2 sang môi trường 1sao cho bắt đầu có phản xạ toàn phần thì góc tới phải là A.i = 30 0 . B.i = 45 0 . C.i = 25 0 . D.i = 60 0 . Câu 3: Độ cao, độ to và âm sắc là ba đặc tính sinh lý của âm đều được tạo thành bởi một đặc tính vật lý chung là A.tần số. B.năng lượng. C.biên độ. D.cường độ âm. Câu 4: Một sóng dừng có bước sóng 20cm được tạo ra trên dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu tự do. Nếu trên dây đếm được 8 nút thì chiều dài dây là A. l = 70cm. B. l = 85cm. C. l = 80cm. D. l = 75cm Câu 5: : Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin t cm. Biết rằng sau khoảng thời gian t = 1/60 (s) kể từ lúc t = 0 vật có li độ x = 5 cm và đang chuyển động theo chiều dương thì tần số dao động A.f = 5,5Hz B.f = 6,5Hz C.f = 7,5Hz D.f = 15 Hz Câu 6: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Biết biên độ hai dao động thành phần là 4cm và 6cm. Biên độ dao động tổng hợp không thể nhận giá trị A.A = 2cm. B.A = 7cm. C.A = 10cm D.A = 12cm. Câu 7: Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau A và B, cách nhau một khoảng AB = 6cm đang dao động vuông góc với mặt nước. C là một điểm trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng CO = 4cm. Biết bước sóng = 0,4cm. Số điểm dao động cùng pha với nguồn có trên đoạn CO là: A. 3 B.2 C.4 D.5 Câu 8: Một con lắc đơn có chu kỳ dao động T 0 = 2,5 s tại nơi có g = 9,8m/s 2 . Treo con lắc vào trần một thang máy đang đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 4,9m/s 2 . Chu kỳ dao động của con lắc trong thang máy là A.3.54 s. B.2,04 s. C.1,77 s. D.2,45 s. Câu 9: Đồng vị có chu kỳ bán rã 15 ngày là chất phóng xạ , hạt nhân con của nó là Mg. Nếu vào thời điểm khảo sát một mẫu trong đó tỉ số khối lượng Mg và Na là 0,25 thì sau bao lâu tỉ số này là 9 ? A.60 ngày. B.45 ngày. C.30 ngày. D.75 ngày. Câu 10: Chiếu một bức xạ đến catốt của tế bào quang điện sao cho có dòng quang điện. Nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích và tăng cường độ chùm sáng chiếu đến catốt thì A.hiêu điện thế hãm tăng lên . B.cường độ dòng quang điện bão hòa tăng lên . C.động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện tăng lên. D.các electron quang điện đến anốt với vận tốc lớn hơn . Câu 11: Cả ba tia nào sau đây đều bị lệch trong điện trường và từ trường? A.Tia Rơnghen, tia anpha, tia bêta. B.Tia anpha, tia bêta, tia âm cực. C.Tia anpha, tia bêta, tia gamma. D.Tia Rơnghen, tia anpha, tia gamma. Câu 12: Tại cùng một nơi và trong cùng một khoảng thời gian t con lắc đơn chiều dài l 1 ; l 2 lần lượt thực hiện 10 và 6 dao động bé Biết hiệu độ dài của chúng là 48cm. Chiều dài l 1 ; l 2 lần lượt là : A.75cm ; 27cm. B.27cm ; 75cm. C.70cm ; 22cm. D.22cm ; 70cm. Câu 13: Chiếu bức xạ bước sóng λ vào catốt của một tế bào quang điện thì có dòng quang điện, để triệt tiêu dòng này cần đặt hiệu điện thế hãm có độ lớn 2,5V. Vận tốc ban đầu cực đại của electron là A.0,9376.10 5 m/s B.0,9376.10 7 m/s C.0,9376.10 6 m/s D.0,9376.10 8 m/s Câu 14: Một đoạn mạch xoay chiều R,L,C. Điện dung C thay đổi được và đang có tính cảm kháng. Cách nào sau đây không thể làm công suất mạch tăng đến cực đại? A.Cố định C và mắc song song với C tụ C’ có điện dung thích hợp. B.Cố định C và mắc nối tiếp với C tụ C’ có điện dung thích hợp. Mã đ ề thi 567 Trang2/4 C.Cố định C và thay cuôn cảm L bằng cuộn cảm có L’<L thích hợp. D.Điểu chỉnh để giảm dần điện dung của tụ điện C. Câu 15: Một khung dao động gồm một cuộn dây L và tụ điện C thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên bản tụ là Q 0 = 10 -5 C và cường độ dòng điện cực đại trong khung là I 0 = 10A. Chu kỳ dao động của khung dao động là A.6,28.10 -5 s. B.3,14 . C.6,28 . D.3,14.10 -5 s. Câu 16: Các sóng vô tuyến nào sau đây đã được sắp xếp theo năng lượng tăng dần? A.sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn. B.sóng dài, sóng trung, sóng ngắn. C.sóng trung, sóng ngắn, sóng dài. D.sóng ngắn, sóng trung, sóng dài Câu 17: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,35mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 1,5m. Chiếu đến hai khe ánh sáng đơn sắc bước sóng 700nm. Khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc ba là A.1,8mm. B.20mm. C.1,8cm. D.1,5cm. Câu 18: Tác dụng nào sau đây không có ở tia hồng ngoại ? A.Tác dụng nhiệt dùng để sấy khô. B.Tác dụng nhiệt dùng để sưởi ấm. C.Tác dụng lên kính ảnh. D.Tác dụng ion hóa không khí. Câu 19: Sau khi chỉnh lưu hai nửa chu kỳ của một dòng điện xoay chiều thì được dòng điện A.có cường độ không đổi. B.một chiều nhấp nháy, đứt quãng. C.một chiều nhấp nháy. D.có cường độ bằng cường độ dòng điện hiệu dụng Câu 20: Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R ( x << R ) và đối xứng qua tâm vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng và x = 5,2 . Tính số điểm dao động cực đại trên vòng tròn A.24. B.22. C.20. D.26. Câu 21: Lúc t = 0, ta tạo ra tại O một sóng dọc nằm ngang có Phương trình 0 3sin10 t (cm) u , vận tốc truyền sóng v = 1 m/s thì vào thời điểm t =1/10 (s), trạng thái của điểm M trên phương truyền sóng nằm bên phải O và cách O một đoạn 10 cm là A.vẫn đứng yên vì sóng chưa truyền đến. B. đi qua vị trí cân bằng và hướng lên trên C.đi qua vị trí cân bằng và hướng sang phải . D. giống như trạng thái của O lúc t = 0 Câu 22: Trong tế bào quang điện thì A.vận tốc các electron bật khỏi catốt đạt cực đại nên các electron luôn chuyển động chậm dần về anốt B.tất cả mọi êlectron bật khỏi catốt đều có vận tốc ban đầu cực đại như nhau. C.các electron bật khỏi catốt mang điện tích âm nên đều bị hút về catốt và chuyển động nhanh dần đều. D.các electron chuyển động về anốt có thể chuyển động nhanh dần hay chậm dần, thậm chí không đến được anốt. Câu 23: Dao động điện từ trong mạch LC là dao động điều hòa với chu kỳ T = 2 LC , khi đó năng lượng của mạch dao động là một đại lượng A.biến đổi theo thời gian theo quy luật hình sin. B.không thay đổi và tỉ lệ với bình phương độ lớn của điện tích trên tụ điện. C.biến đổi tuyến tính theo thời gian. D.biến đổi điều hòa theo thời gian với tần số f = 1/T Câu 24: Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc : A.Tỉ số trọng lượng và khối lượng con lắc. B.Khối lượng của con lắc. C.Khối lượng riêng của con lắc. D.Khối lượng dây treo con lắc Câu 25: Một phản ứng hạt nhân có phương trình: + + +17,6MeV Biết các độ hụt khối Δm D = 0,0029u ; Δm T = 0,0087u, và 1u.c 2 = 931MeV Độ hụt khối của hạt nhân Heli là: A. 0,305u B.0,00305u C. 0,0305u D.0,00301u Câu 26 : Chọn câu sai. Các tia Rơnghen phát ra từ một ống Rơnghen A.có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng trong chân không B.phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai cực của ống. C.có tần số hoàn toàn xác định và như nhau. D.có năng lương xác định bởi công thức ε = hf. Câu 27: Tổng số các hạt cơ bản của một nguyên tử là 34. Biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 10 hạt. Số khối của hạt nhân tạo thành nguyên tử này là: A.21 B.24. C.22 D.23 Câu 28: Một mạch dao động LC gồm một tụ điện có điện dung C = 50pF và cuộn dây thuần cảm L có độ tự cảm biến thiên trong khoảng từ 50 5 H mH . Mạch dao động này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng A.từ 9,425m đến 92,45m. B.từ 942,5m đến 9245m. C.từ 94,25m đến 942,5m. D.từ 9425m đến 92450m. Câu 29: Khi bay vào cùng một điện trường của một tụ điện phẳng, theo phương song song với hai bản thì tia bị lệch nhiều nhất về bản dương là A.tia bêta âm B.tia anpha. C.tia bêta dương D.tia gamma. Câu 30: Chiếu lần lượt ba bức xạ λ 1 = 0,5068μm; λ 2 = 0,491µm; λ 3 = 0,522µm bước sóng vào tấm kim loại có công thoát 2,45eV thì hiện tương quang điện xảy ra Trang3/4 A.với λ 1 ; λ 2 λ 3 . B.chỉ với λ 1 C.với λ 1 và λ 2 D.chỉ với λ 2 Câu 31: Hạt anpha có khối lượng 4,0015 m u , 2 1u = 931,5MeV/c . Nếu một hạt anpha có động năng K = 4,5MeV thì có vận tốc A.2,5481.10 7 m/s. B.5,3496.10 6 m/s. C.0,1474.10 8 m/s. D.0,1538.10 8 m/s. Câu 32: Một bếp điện có điện trở 20 và độ tự cảm không đáng kể. Nó được nối với mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế cực đại 180V. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua bếp, công suất của bếp điện là bao nhiêu? A.2,50A ; 500W B.6,00A ; 800W C.6,36A ; 810W D.6,50A ; 850W Câu 33: Chọn phát biểu sai. A. Trong phóng xạ + , số prôtôn của hạt nhân tăng 1 đơn vị và số nơtrôn giảm một đơn vị. B. Trong phóng xạ – , số nuclôn không thay đổi, nhưng số prôtôn và số nơtrôn thay đổi. C. Phóng xạ không làm biến đổi cấu tạo hạt nhân, chỉ làm giảm mức năng lương hạt nhân D. Trong phóng xạ α, số nơtron giảm 2 đơn vị và số khối giảm 4 đơn vị. Câu 34: Một mạch dao động LC khi phát sóng điện từ có bước sóng A. 8 3.10 .2 C L . B. 8 1 6 .10 LC . C 8 6 .10 LC . D. 8 3.10 .2 L C . Câu 35: Một đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm có cảm kháng bằng 10 , mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung 4 2.10 C F . Dòng điện qua mạch có biểu thức 2 2sin(100 ) 3 i t A . Biểu thức hiện điện thế hai đầu mạch là A. 120 2sin(100 ) 6 u t V B. 80 2sin(100 ) 6 u t V C. 80 2sin(100 ) 6 u t V D. 2 80 2sin(100 ) 3 u t V Câu 36: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có u = 20 sin vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở R = 7 nối tiếp với một cuộn dây thì thấy hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu R và hai đầu cuộn dây lần lượt là: U 1 = 7V, U 2 = 15V. Cảm kháng Z L của cuộn dây là: A. 12 B. 15 C. 13 D. 9 Câu 37: Chọn câu sai khi nói về máy phát điện xoay chiều A.Khi số cuộn dây và số cặp cực nam châm tăng lên bao nhiêu lần thì số vòng quay giảm bấy nhiêu lần. B.Máy phát điện xoay chiều ba pha không thể tạo ra dòng điện xoay chiều một pha. C.Từ máy phát điện xoay chiều một pha có thể tao ra dòng điện một chiều. D.Có thể đưa dòng điện từ máy phát điện xoay chiều ra ngoài mà không cần bộ góp. Câu 38: Chiếu ánh sáng bước sóng 0,666µm vào catốt của một tế bào quang điện thì phải đặt hiệu điện thế hãm 0,69V để vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện. Công thoát electron khỏi ca tốt là A.2,500.10 -20 J. B.1,206.10 -18 J. C.1,907.10 -19 J. D.1,880.10 -19 J. Câu 39: Trong các hiện tượng vật lí sau, hiện tượng nào không phụ thuộc vào tác động bên ngoài ? A.Hiện tượng phóng xạ. B.Hiện tượng tác sắc ánh sáng. C.Hiện tượng giao thoa ánh sáng. D.Hiện tượng quang điện. Câu 40: Con lắc đơn chiều dài 1,44m dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 2 m/s 2 . Thời gian ngắn nhất để quả nặng con lắc đi từ biên đến vị trí cân bằng là A.2,4s. B.1,2s. C.0,6s. D.0,3s. .Câu 41: Một người mắt tốt có năng suất phân li của mắt là , để thấy rõ một vật qua kính lúp có độ tụ D mà mắt không phải điều tiết thì chiều cao tối thiểu của vật AB phải là A. AB D B. AB G C. . AB G D. . AB D Câu 42: Một người đứng trước một gương cầu lồi nhìn thấy ảnh của mình trong gương bằng 1/5 người. Tiến lại gần gương thêm 0,5m thì ảnh bằng 1/4 người. Bán kính gương cầu là A.1,0m B.25cm. C.0,5m. D.0,8m. Câu 43: Bạn đi chậm dọc theo trục chính của một gương cầu lõm lớn. Thoạt đầu bạn thấy rõ ảnh lộn ngược của mình đang tiến về phía bạn. Sau khi bạn đi qua một điểm nào đó, bạn sẽ không thấy rõ ảnh của mình nữa. Tiến gần lại gương hơn nữa, bạn lại thấy ảnh của mình, nhưng bây giờ là ảnh thuận chiều và lớn hơn bạn. Vậy trong thời gian bạn không nhìn rõ ảnh là khi A.bạn ở gần gương hơn tiêu điểm và ảnh bây giờ ở phía sau bạn. B.bạn ở giữa tâm gương và tiêu điểm, đồng thời bây giờ ảnh là ảnh ảo và không nhìn thấy được. C.bạn ở giữa tâm gương và tiêu điểm, đồng thời bây giờ ảnh ở phía sau bạn. D.bạn ở gần gương hơn tiêu điểm và ảnh bây giờ là ảnh ảo và không nhìn thấy được. Trang4/4 Câu 44: Khoảng cách a giữa một vật và ảnh thật của nó qua thấu kính hội tụ luôn là A. 2 a f . B. 4 a f . C. a f . D. a f . Câu 45: Một vật AB đặt trước thấu kính hội tụ qua thấu kính cho ảnh thật A’B’< AB. Di chuyển thấu kính ra xa vật thì: A.Ảnh vẫn là ảnh thật, ảnh di chuyển ra xa thấu kính và lớn hơn ảnh trước. B.Ảnh vẫn là ảnh thật, ảnh di chuyển lại gần tiêu điểm và bé hơn ảnh trước C.Ảnh vẫn là ảnh thật, ảnh di chuyển lại sát thấu kính và bé hơn ảnh trước. D.Ảnh vẫn là ảnh thật, ảnh di chuyển lại gần tiêu điểm và lớn hơn ảnh trước Câu 46: Xác định câu sai khi nói về gương cầu. A.Mặt phẳng tiêu diện là mặt phẳng qua tiêu điểm. B.Tiêu điểm của gương cầu có thể ở trước hoặc sau gương. C.Mọi tiêu điểm phụ đều nằm trên mặt phẳng tiêu. D.Trục phụ là mọi trục qua tâm C khác trục chính Câu 47: Một người có điểm cực viễn vách mắt 20cm muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng không đeo kính cận mà dùng một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm thì phải đặt mắt cách kính đoạn : A.5 cm B.8 cm C.10 cm D.4 cm Câu 48: Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước thấu kính hội tụ, một vật đặt trước thấu kính phân kỳ. Cả hai thấu kính có cùng độ lớn tiêu cự và vật đều cách kính khoảng 2f. Hai ảnh qua hai kính có đặc điểm là : A.Khác bản chất, đều có kích thước bằng vật. B.Khác bản chất, có kích thước khác vật. C.Khác bản chất, đều cùng chiều với vật. D.Khác bản chất, có kích thước khác nhau. Câu 49: Một điểm sáng S nằm ngoài trục chính của một gương cầu lõm cách gương đoạn bằng bán kính R thì A.ảnh S' đối xứng với S qua gương. B.ảnh S' đối xứng với S qua đỉnh gương. C.ảnh S' đối xứng với S qua tiêu diện. D.ảnh S' đối xứng với S qua trục chính. Câu 50: Một chiếc đèn nêon được đặt dưới hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 119V. Nó sáng lên hoặc tắt đi mỗi khi hiệu điện thế tức thời có giá trị 84V. Xác định thời gian nêon sáng trong một nửa chu kỳ của dòng địên xoay chiều. A.T/4 B.T/3 C.T/6 D.T/2 HẾT ĐỀ . Trang1/4 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÝ LẦN 9 năm 2011 Thời gian làm bài : 90 phút (Đề thi gồm 4 trang-50 câu) Họ và tên thí sinh ………………………………… Câu. 0,69V để vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện. Công thoát electron khỏi ca tốt là A.2,500.10 -2 0 J. B.1,206.10 -1 8 J. C.1 ,90 7.10 - 19 J. D.1,880.10 - 19 J. Câu 39: Trong các hiện tượng vật. thi n trong khoảng từ 50 5 H mH . Mạch dao động này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng A.từ 9, 425m đến 92 ,45m. B.từ 94 2,5m đến 92 45m. C.từ 94 ,25m đến 94 2,5m. D.từ 94 25m