Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
729,72 KB
Nội dung
Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 3 - CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ I. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN 1. Các khái niệm cơ bản Thông tin là khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan. Thông tin có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị méo mó, sai lệch đi do nhiều tác động hay do người xuyên tạc Dữ liệu có thể hiểu nôm na là vật liệu thô mang thông tin. Dữ liệu sau khi được tập hợp lại và xử lý sẽ cho ta thông tin. Nói cách khác, dữ liệu là nguồn gốc, là vật mang thông tin, là vật liệu sản xuất ra tin. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Bit (viết tắt của Binary Digit - số nhị phân) là một đơn vị dùng để đo dung lượng thông tin. Bit chỉ có thể nhận một trong hai giá trị: 1 hoặc 0. 8 bit tạo thành 1 byte. Mỗi ký tự thông thường được biểu diễn bằng 1 byte. 1byte = 8bit, 1KB = 1024Byte, 1Mb = 1024Kb = 1.048.576byte, 1Gb = 1024Mb 2. Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử Thế giới quanh ta rất đa dạng nên có nhiều dạng thông tin khác nhau. Có thể phân loại thông tin thành loại số (số nguyên, số thực, ) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh, ). Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hóa thành dãy bit. Ta tìm hiểu về cách biểu diễn thông tin loại số và loại phi số. a) Thông tin loại số Hệ đếm Hệ đếm được hiểu như tập các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí. Hệ đếm La Mã là hệ đếm không phụ thuộc vị trí. Tập các ký hiệu trong hệ này gồm các chữ cái: I, V, X, L, C, D, M. Mỗi ký hiệu có một giá trị, cụ thể: I = 1; V = 5; X = 10; L = 50; C = 100; D = 500; M = 1000 Trong hệ đếm này, giá trị của các ký hiệu không phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. Ví dụ, X trong biểu diễn XI (11) và IX (9) đều có cùng giá trị là 10. Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 4 - Các hệ đếm thường dùng là các hệ đếm phụ thuộc vị trí. Bất kỳ một số tự nhiên b nào lớn hơn 1 đều có thể chọn làm cơ số cho một hệ đếm. Trong các hệ đếm này, số lượng các ký hiệu được sử dụng bằng cơ số của hệ đếm đó. Các ký hiệu được dùng cho hệ đếm đó có các giá trị tương ứng: 0, 1, , b-1. Hệ thập phân (hệ cơ số 10) sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Giá trị của mỗi chữ số tùy thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. Ví dụ, trong số 545, chữ số 5 ở hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị, trong khi đó chữ số 5 ở hàng trăm chỉ 500 đơn vị. Giá trị số thập phân được xác định theo quy tắc: mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải. Ví dụ: 345,6 = 3 10 2 + 4 10 1 + 5 10 0 + 6 10 -1 Trong hệ đếm cơ số b, giả sử số N có biểu diễn: d n d n-1 d 1 d 0 d -1 d -2 d -m trong đó n+1 là số các số chữ số bên trái, m là số các chữ số bên phải dấu phân chia phần nguyên và phần thập phân của số N (0 d i <b) thì giá trị của nó là: N = d n b n + d n-1 b n-1 + + d 0 b 0 + d -1 b -1 + + d -m b -m Ví dụ: 123,5= 1.10 2 + 2.10 1 + 3.10 0 + 5.10 -1 Chú ý: Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó. Ví dụ biểu diễn số 7: 111 2 (hệ 2), 7 10 (hệ 10), 7 16 (hệ 16) Các hệ đếm dùng trong tin học Ngoài hệ thập phân, trong tin học thường dùng hai hệ đếm sau: - Hệ nhị phân (hệ cơ số 2): chỉ dùng 2 ký hiệu là số 0 và số 1. Ví dụ: 10011 2 = 1.2 4 + 0.2 3 + 0.2 2 + 1.2 1 + 1.2 0 = 19 - Hệ hexa (hệ cơ số 16): hệ dùng các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F để biểu diễn. Trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị lần lượt là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân. Ví dụ: 1BE 16 =1.16 2 +11.16 1 + 14.16 0 = 446 10 Biểu diễn số nguyên: Số nguyên có thể có dấu hoặc không dấu. Tùy vào độ lớn của số nguyên mà ta có thể chọn 1byte, 2 byte, 4 byte, để biểu diễn. Mỗi cách chọn tương ứng với một phạm vi giá trị có thể biểu diễn được. Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte. Một byte có 8 bit, mỗi bit là 0 hoặc 1. Các bit của một byte được đánh số từ phải sang trái bắt đầu từ 0. Ta gọi 4 bit số hiệu nhỏ là các bit thấp, 4 bit số hiệu lớn là các bit cao. Bit 7 Bit 6 Bit 5 Bit 4 Bit 3 Bit 2 Bit 1 Bit 0 Các bit cao Các bit thấp Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 5 - Biểu diễn số nguyên có dấu: dùng bit cao nhất thể hiện dấu với quy ước 1 là dấu âm, 0 là dấu dương và 7 bit còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng nhị phân. Theo cách đó, 1byte có thể biểu diễn được số nguyên trong phạm vi từ -127 đến 127. Đối với số nguyên không âm, toàn bộ 8 bit được dùng để biểu diễn giá trị của 1 số. 1 byte biểu diễn được các số nguyên không âm trong phạm vi từ 0 đến 255. Biểu diễn số thực: Cách viết số thực thông thường trong tin học khác với cách viết ta thường dùng trong toán học: dấu phẩy (,) dùng để phân cách phần nguyên và phần thập phân được thay bằng dấu chấm (.) và không dùng dấu nào để phân cách nhóm 3 số liền nhau. Ví dụ, ta thường viết là 123 435,34 nhưng khi làm việc với máy tính ta phải viết là 123435.34. Mọi số thực đều biểu diễn được dưới dạng dấu phẩy động: K 10M (0.1 M<1). M là phần định trị và K là một số nguyên không âm được gọi là phần bậc. Ví dụ: 13 456,25 được biểu diễn là 0.1345625 10 5 . Máy tính sẽ lưu thông tin gồm dấu của số, phần định trị, dấu của phần bậc và phần bậc. b) Thông tin loại phi số Văn bản Như đã nói ở phần trên, máy tính có thể dùng một dãy bit để biểu diễn một ký tự, chẳng hạn mã ASCII của ký tự đó. Để biểu diễn một xâu ký tự (dãy các ký tự), máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu diễn một ký tự theo thứ tự từ trái sang phải. Ví dụ: Biểu diễn xâu ký tự TIN: 01010100 01001001 01001110 Các dạng khác Hiện nay, việc tìm cách biểu diễn hiệu quả các dạng thông tin loại phi số như âm thanh, hình ảnh rất được quan tâm vì các thông tin loại này ngày càng phổ biến. Để xử lý âm thanh, hình ảnh, ta cũng phải mã hóa chúng thành các dãy bit. Các thành tựu trong lĩnh vực này đã và đang nâng cao chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn hai người ở xa nhau vẫn có thể trò chuyện, thậm chí có thể nhìn thấy hình ảnh của nhau. Như vậy, thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn. Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 6 - II. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm và lịch sử phát triển của máy tính điện tử Máy tính điện tử là một loại máy có khả năng tuân theo các chỉ lệnh để thay đổi dữ liệu theo cách tùy theo yêu cầu, và để hoàn thành ít nhất vài ba thao tác trong các thao tác đó mà không cần sự can thiệp của con người. Máy tính được dùng để biểu diễn và xử lý văn bản, đồ họa, các ký hiệu, âm nhạc cũng như các con số. Kỹ thuật máy tính gắn liền với kỹ thuật và công nghệ điện tử. Từ khi ra đời đến nay máy tính đã trải qua 4 thế hệ. Mỗi thế hệ gắn liền với một thành tựu của bán dẫn điện tử. * Thế hệ thứ nhất (1945 - 1958): Máy tính điện tử dùng đèn chân không Năm 1941, J.V.Atanasoff - Giáo sư Toán học và Vật lý tại ĐH Iowa State- cùng sinh viên của mình đã chế tạo thành công một chiếc máy có thể giải được hệ phương trình 29 ẩn số. Nó mang tên Atanasoff - Berry Computer hay còn được gọi tắt là ABC. Đây là chiếc máy đầu tiên sử dụng tụ điện để lưu trữ dữ liệu và cũng là chiếc máy đầu tiên sử dụng tính toán nhị phân. Tuy nhiên chiếc máy này không thể lập trình được, nó không có điều khiển rẽ nhánh. Về thực chất, nó được thiết kế chỉ để giải một lớp các bài toán toán học định sẵn. Năm 1943, nhà Toán học Alain Turing đã chế tạo máy Colossus với mục đích giúp quân đội Anh bẻ mật mã được mã hóa bằng thiết bị ENIGMA của quân đội Đức. Colossus dùng đến 2.000 đèn chân không, nó đã giúp bẻ mật mã ENIGMA của Đức, góp phần vào chiến thắng của quân đội Anh. Tuy nhiên, suốt 30 năm sau chiến tranh Colossus vẫn được chính phủ Anh giữ bí mật hoàn toàn. Năm 1942, John P.Eckert, John W.Mauchly và các đồng nghiệp tại Trường ĐH PennsyIvania cũng nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ để xây dựng một chiếc máy tính dành cho quân đội. Nó được biết đến với cái tên ENIAC (Electrical Numerical Integrator And Calculator). Tuy nhiên mãi đến năm 1946 chiếc máy này mới được hoàn thành. Cỡ một từ (word) của ENIAC là 10 chữ số thập phân. Nó có thể nhân 2 số như vậy với tốc độ 300 phép tính/giây bằng cách tìm giá trị của mỗi tích số từ bảng cửu chương được lưu trữ trong bộ nhớ. ENIAC nhanh hơn khoảng 1.000 lần thế hệ của các máy tính rơle song nó nặng đến 30 tấn, chứa khoảng 100.000 linh kiện điện tử, sử dụng đến 18.000 đèn chân không, chiếm một diện tích khoảng 1.500 feet vuông (140m 2 ) và tiêu tồn khoảng 180.000watts điện. Nó bao gồm một bộ xử lý thẻ đục lỗ (punched card I/O), một bộ nhân và một bộ chia và lấy căn bậc hai, 20 bộ cộng đồng thời là những thanh ghi đọc/viết truy nhập nhanh (quick - access read - write register storage) ENIAC được sử dụng nhiều trong khoảng thời gian từ 1946 đến 1955. Mauchly và Eckert đã tuyên bố rằng ENIAC là máy tính điện tử số đa mục đích đầu tiên, tuy nhiên vào năm 1973 vấn đề đã được quyết định bởi tòa án Mỹ, họ tuyên bố rằng Atanasoff - Berry mới là chiếc máy tính nhận được danh hiệu này. Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 7 - Thế hệ máy tính hiện đại đầu tiên tận dụng những lợi điểm của kỹ thuật nói trên được xây dựng vào năm 1947. Chúng sử dụng một bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory - RAM) với dung lượng 1.000 từ và thời gian truy xuất là 0.5 phần triệu giây. Ngoài ra chúng cũng dùng đến các thiết bị vào ra bằng thẻ đục lỗ hay băng đục lỗ (punched tape). Về mặt vật lý, chúng nhỏ hơn so với ENIAC và chỉ dùng khoảng 2.500 đèn điện tử. Tuy nhiên, những máy tính này cần một sự bảo dưỡng thường xuyên và chỉ có thể sử dụng trong khoảng từ 8 đến 12 năm. Một số máy tính điển hình trong nhóm này bao gồm ADVAC và UNIVAC, là những máy tính thương mại đầu tiên. * Thế hệ thứ 2 (1958 - 1964) - Máy tính dùng Transistor Một cuộc cách mạng trong lĩnh vực máy tính đã diễn ra vào tháng 12 năm 1947 với sự kiện khám phá ra Transistor của 3 nhà khoa học John Bardeen, Walter Houser Brattain và William Bradford Shockley tại Bell Labs. Với khám phá của mình, họ đã nhận được giải Nobel Vật lý vào năm 1956. Cùng năm này, chiếc máy tính sử dụng Transistor đầu tiên mang tên TX-0 (Transistorized eXperimental computer) đã được hoàn thành tại MIT Lincoln Labs. So với bóng đèn chân không, transistor có kích cỡ nhỏ hơn, độ tin cậy cao hơn, tiêu tốn ít năng lượng và sử dụng được lâu hơn. Những máy tính sử dụng transistor được xem như là máy tính thuộc thế hệ thứ 2. Chúng rất phổ biến vào những năm 50 và đầu những năm 60. Mặc dù được chế tạo nhờ sử dụng kỹ thuật in mạch, những chiếc máy dùng transistor vẫn có kích cỡ lớn và khá đắt, do đó chúng chỉ xuất hiện trong các trường đại học, các công ty lớn hoặc các cơ sở của Chính phủ. Năm 1959, chiếc máy IBM 7030 - Stretch của IBM ra đời, nó dài 1m và chứa 150000 transistor. * Thế hệ 3 (1964 - 1974): Máy tính dùng mạch tích hợp Sự bùng nổ sử dụng máy tính chỉ thực sự bắt đầu với những máy tính thế hệ thứ 3. Chúng là kết quả của phát minh ra mạch tích hợp hay còn gọi là vi mạch (microchip) do Jack Kilby ở Texas Instruments và Robert Noyce ở Fairchild Semiconductor thực hiện. Mạch tích hợp đầu tiên được sản xuất vào tháng 9 năm 1958. Song đến năm 1963 những máy tính sử dụng mạch tích hợp đầu tiên mới xuất hiện, một trong số đó là System/360 của IBM. Ưu điểm chính của mạch tích hợp không phải là do kích cỡ của các transistor rất nhỏ (đây chỉ là ưu điểm thứ 2) mà hàng triệu transistor có thể được tạo ra và kết hợp với nhau bởi cùng một quá trình chế tạo. Điều này làm tăng tốc quá trình sản xuất máy tính và từ đó làm giảm giá thành của nó. Kỹ thuật mạch tích hợp đã tạo sự phát triển mạnh cho dòng máy tính mini sử dụng trong các công ty. Chẳng hạn như máy PDP - 12 của DEC chế tạo năm 1969. * Thế hệ 4 (từ 1974 đến nay): Máy tính dùng mạch tích hợp tỉ lệ cao Vào ngày 15 tháng 11 năm 1971, Intel giới thiệu bộ vi xử lý đầu tiên trên thế giới mang tên 4004. Sự kiện này đã khai sinh ra máy tính thế hệ thứ 4, máy tính xử dụng bộ vi xử lý (microprocessor) để tính toán. Cùng với phát minh về Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 8 - chip nhớ (RAM chip), bộ vi xử lý của Intel đã giúp cho máy tính thế hệ thứ 4 nhỏ hơn và nhanh hơn bao giờ hết. Bộ 4004 bao gồm 2.300 transistor, tốc độ xung nhịp 108 kHz và có thể xử lý 60.000 lệnh trên giây. Đến nay bộ vi xử lý này vẫn còn hoạt động trên tàu vũ trụ Pioneer 10, vật thể xa trái đất nhất được chế tạo bởi con người. Sau 4004, Intel tiếp tục phát triển bộ vi xử lý 4040, 8008 tốc độ 2 MHz vào năm 1974. Một điều thú vị là hồi đó bộ 8008 chỉ được bán với giá $360 để chạy trong các máy mainframe 360 nổi tiếng của IBM trị giá hàng triệu đôla. Công nghệ vi xử lý đã tạo cơ hội tốt để thế hệ các máy tính cá nhân ra đời và phát triển. Chúng là những máy tính nhỏ và rẻ để một cá nhân có thể sở hữu được. Máy tính cá nhân đầu tiên là chiếc MITS Altair 8800 ra đời vào cuối năm 1974. Nó có bộ vi xử lý 8080 và 256 byte RAM song không có bàn phím, màn hình cũng như thiết bị lưu trữ. Người lập trình phải sử dụng các công tắc để đưa vào từng lệnh một, sau đó máy sẽ tính toán và hiển thị kết quả thông qua các bóng đèn ở phía trước máy. Tiếp theo Altair 8800 là sự ra đời của một loạt máy tính cá nhân khác, đó là Apple I &II vào những năm 1976 - 1977, Commandore PET và IBM PC vào năm 1981 Apple I được Steve Wozniak và Steve Jobs chế tạo trong một gara ôtô vào năm 1976. Máy tính này có bộ vi xử lý tốc độ 1 Mhz, 4Kb RAM và 1Kb bộ nhớ màn hình. Lúc đầu Wozniak và Jobs không biết đặt tên cho chiếc máy của mình là gì, thế rồi khi chợt nhìn thấy cây táo trong vườn, 2 ông liền đặt tên cho máy là Apple. Đây cũng là tên công ty máy tính do 2 ông thành lập về sau này. Còn về IBM PC chế tạo bởi hãng IBM vào năm 1981, nó bao gồm bộ vi xử lý 8088 với tốc độ 4.77MHz và 64 Kb RAM. Nó sử dụng hệ điều hành MS - DOS và được cài sẵn trình thông dịch BASIC do Bill Gates và Paul Allen xây dựng. Về sau chính 2 ông là người đã thành lập công ty phần mềm Microsoft nổi tiếng. Kể từ những năm 70 đến nay, khả năng lưu trữ và xử lý của máy tính đã tăng lên rất nhanh, tuy nhiên kỹ thuật cơ bản của nó là LSI (Large scale integration) và VLSI (very large scale integration) vẫn hầu như không thay đổi. Vì thế các máy tính ngày nay đều được coi là máy tính thế hệ thứ 4. Trên thực tế, khả năng tính toán của vi xử lý tăng theo định luật Moore (Moore’s Law) do một nhà đồng sáng lập ra hãng Intel là Gordon Moore nhận ra năm 1965: “Cứ 18 tháng tốc của vi xử lý lại tăng lên gấp đôi”. Năm 2000, những bộ vi xử lý Pentium 4 mới của hãng Intel chứa gần 100.000.000 transistors và đạt tới tốc độ 3.2GHz. Như vậy theo định luật Moore, đến năm 2010 chúng ta có thể đạt được 1 tỉ transistor trong một chip vi xử lý. Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 9 - Đơn vị vào keyboard, Mouse, Scan … Đơn vị ra Monitor, Printer Đơn vị điều khiển Bộ nhớ Bộ số học và Logic 2. Cấu trúc của máy tính điện tử Về mặt chức năng, một hệ thống máy tính bao gồm bốn thành phần cơ bản: Khối xử lý trung tâm (còn gọi là CPU), bộ nhớ trong, các đơn vị đưa (thông tin) vào, các đơn vị đưa (thông tin) ra. Cấu trúc tổng quát của máy tính có thể mô tả qua sơ đồ sau: a) Khối xử lý trung tâm Khối xử lý trung tâm ( còn gọi là CPU - Centre Proccessing Unit) có nhiệm vụ xử lý dữ liệu, đóng vai trò như bộ não của con người. Bên trong CPU bao gồm đơn vị điều khiển và đơn vị tính toán số học và logic. CPU có tốc độ tính toán rất nhanh, loại trung bình hiện nay có thể thực hiện khoảng trên 2 triệu phép tính trong một giây. CPU của các máy tính được cấu tạo trên một hoặc nhiều tấm vi mạch và được đóng trên một tấm bảng nhỏ, gọi là Chip. Ngày nay người ta thường sử dụng các loại Chip 80386, 80486, 80586, Pentium M ặt tr ư ớc của CPU M ặt sau của CPU Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 10 - b) Bộ nhớ trong Bộ nhớ trong chứa các đối tượng (có thể là chương trình hoặc dữ liệu) dưới dạng đã được mã hóa thành dãy các số 0 và 1. Các thông tin này được đưa vào bộ xử lý. Bộ nhớ trong được chia làm 2 loại: ROM - Read Only Memory: Là loại bộ nhớ chỉ đọc. Thông tin trong ROM được các nhà sản xuất phần cứng ghi vào và có tác dụng điều khiển, kiểm tra khi hệ thống bắt đầu khởi động. RAM - Random Access Memory: là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Thông tin trong RAM chỉ là tạm thời để đưa vào xử lý hoặc đưa ra. RAM có tốc độ truy xuất rất nhanh tuy nhiên toàn bộ thông tin trong RAM sẽ biến mất khi bị mất điện. Đơn vị cơ sở đo dung lượng thông tin là bit. Dung lượng RAM là khối lượng dữ liệu tối đa mà RAM có thể lưu trữ đồng thời. c) Các đơn vị vào / ra - Thiết bị nhập: Sau đây là một số thiết bị nhập thông thường của máy tính cá nhân: Bàn phím (Keyboard): Bàn phím của máy tính cũng giống như bàn phím của máy chữ với các nhóm phím bấm có tính năng khác nhau. Có bốn nhóm: nhóm các phím ký tự, nhóm các phím chức năng, nhóm các phím dịch chuyển và nhóm các phím số. Nhóm các phím ký tự: bao gồm các phím thông thường của máy chữ và cộng thêm các phím CTRL và ALT để tăng cường chức năng các phím khác. Chức năng của chúng tùy thuộc vào phần mềm đang sử dụng. Nhóm các phím chức năng: Bao gồm các phím từ F1 đến F12 thực hiện các chức năng khác nhau tuỳ thuộc vào HĐH và chương trình đang sử dụng. Nhóm các phím định hướng: Dùng để dịch chuyển con trỏ trên màn hình, bao gồm các phím , phím Home, End, Page Up, Page Down. Nhóm các phím số: Nằm bên phải của bàn phím và khi đèn NumClock sáng, ta có thể dùng nhóm phím này để nhập nhanh dữ liệu kiểu số. Chuột (Mouse): Chuột là một thiết bị nhập ngày càng trở nên thông dụng. Sử dụng chuột bằng cách di chuyển chuột trên mặt bàn để làm di chuyển con trỏ chuột trên màn hình, sau đó có thể bấm (hoặc bấm đúp) nút chuột (trái hoặc phải) để thực hiện lệnh. Đối với chuột cơ, dưới đế có một viên bi xoay được để điều khiển vị trí con trỏ (cursor) trên màn hình. Đối với chuột quang, sử dụng ánh sáng để điều khiển. Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 11 - Chuột quang Chuột cơ Ngoài các thiết bị bàn phím và chuột còn có các thiết bị nhập khác như màn hình tiếp xúc, bút điện, máy quét … - Thiết bị xuất: Hai thiết bị xuất thông dụng nhất là màn hình và máy in. Màn hình (Monitor): Là thiết bị hiển thị các thông tin của máy tính. Màn hình máy tính có cấu tạo gần giống như Ti-vi nhưng chúng dùng các chuẩn xử lí tín hiệu khác nhau. Hiện nay đang có hai loại màn hình là màn hình CRT và màn hình tinh thể lỏng LCD. Màn hình CRT Màn hình tinh thể lỏng (LCD) Máy in (Printer): Là thiết bị xuất thông tin ra giấy, bao gồm hai loại điển hình là máy in kim và máy in la-de. * Lưu trữ dữ liệu Vì RAM là loại bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời nên thiết bị lưu trữ dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều thiết bị lưu trữ dữ liệu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ xét tới đĩa cứng và đĩa mềm là hai thiết bị lưu trữ phổ thông. + Đĩa mềm (Flopy disk): Là một đĩa từ mỏng nằm trong một vỏ nhựa bảo vệ. Hiện nay thông dụng loại đĩa mềm có kích thức 3 2 1 inch với dung lượng 1,44Mb. Khi sử dụng đĩa, ta cần lưu ý đến nút kéo khóa bảo vệ chống ghi chép nằm ở góc đĩa. + Đĩa cứng (Hard disk): Là thiết bị lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn từ hàng chục đến hàng trăm Gb. Được cấu tạo bởi nhiều đĩa kim loại được phủ từ tính và xếp chồng lên nhau, tất cả được đặt trong hộp bảo vệ bằng kim loại. Đĩa Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW - 12 - cứng có tốc độ truy xuất rất nhanh và thường được gắn vào bên trong thùng máy. Đĩa mềm Đĩa cứng + Các thiết bị lưu trữ khác: Ngoài hai loại thiết bị kể trên, hiện nay còn rất nhiều loại thiết bị lưu trữ khác như: băng từ, đĩa CD ROM, đĩa DVD ROM, đĩa USB … * Bảo vệ máy tính và nguyên tắc vệ sinh khi làm việc với máy tính - Bảo vệ máy tính: Để máy tính làm việc ổn định và có tuổi thọ lâu, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: + Tránh đặt máy tính nơi quá bụi bặm, nơi có độ ẩm cao. + Tránh di chuyển thường xuyên máy tính để bàn. + Bảo đảm nguồn điện ổn định bằng thiết bị ổn áp, lưu điện … + Tuân thủ các nguyên tắc bật, tắt máy tính. - Bảo vệ đĩa từ: Đối với các loại đĩa mềm, không được uốn cong đĩa, không để gần môi trường có từ tính (nam châm), tránh nơi có độ ẩm cao. * Nguyên tắc vệ sinh lao động: Ngồi trước máy tính nên giữ tư thế thoải mái, mắt để cách xa màn hình khoảng 50 cm. Máy đặt trên bàn vừa tầm mắt nhìn màn hình. Tay đặt ngang tầm bàn phím, cố gắng gõ phím bằng hai tay khi mắt theo dõi màn hình. Sau khoảng 20 phút nên rời mắt khỏi màn hình và giải phóng tầm mắt ra xa. III. MỘT SỐ PHẦN MỀM THÔNG DỤNG 1. Winzip - Chương trình dùng để nén và giải nén các file hay folder lớn Nếu vẫn theo dõi các báo, tạp chí tin học, hẳn bạn sẽ thấy WinZip thường là một trong các phần mềm có trong "10 ứng dụng kinh doanh hàng đầu" (Top [...]...Các khái niệm cơ bản của tin học và MTĐT TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TW 10 Business Applications) Phiên bản 7.0 của tiện ích này có thêm một số tính năng mới như khả năng mở và tự bung các file dưới dạng Cabinet (trong đó có các file tự bung CAB), mặc dù không thể tạo chúng Để quản lý các file có hệ thống, từ nay bạn có thể bổ sung các ghi chú vào các file ZIP,... in những file bên trong các bản sao đã nén, sắp xếp dựa theo thuộc tính file Bạn cũng có thể cấu hình thanh công cụ tùy thích Winzip được xem như là một chương trình nén thuộc loại cấp cao được nhiều người sử dụng Hiện nay đã có phiên bản Winzip 10 .0 Pro với nhiều cải tiến đáng giá Bạn có thể tải bản dùng thử tại www.Winzip.com 2 ACDSee - chương trình quản lý ảnh Từ lâu phần mềm ACDSee (của hãng ACD... những ai muốn quản lý hiệu quả các tập tin ảnh số, các tập tin media trên máy tính Mới đây hãng ACD Systems đã giới thiệu phiên bản mới của ACDSee - phiên bản 8 với nhiều tính năng cải tiến và mới bổ sung, chắc chắn sẽ đem lại cho người dùng sự tiện lợi hơn nhiều so với những phiên bản trước 3 JetAudio Chương trình chơi multimedia hỗ trợ rất nhiều format Chương trình này giống như một dàn máy nghe nhìn,... nhạc từ đĩa AudioCD hay MP3, và chơi cả các file midi karaoke (.kar) Version này bao gồm cả chương trình Jet Radio để bạn nghe radio Internet khi kết nối với Internet Nó có cả chương trình UIB Maker để bạn tự tạo ra các giao diện của dàn máy theo ý muốn của mình Ở Version 4.7, chất lượng chiếu phim VCD của Jet-Audio Plus được nâng cao rất đáng để bạn tốn đồng tiền bát gạo mà tậu nó Sử dụng nút Record... chuyển đổi các dạng thức phân vùng ổ cứng một cách dễ dàng Partition Magic sẽ có 1 phiên bản cho Dos bao gồm tất cả các file nằm trong thư mục Program Files\PowerQuest\PartitionMagic 8.0\Dos Bạn có thể chép các file này ra đĩa mềm hay đĩa CD để chạy độc lập Cách sử dụng phiên bản cho Dos và cho Win hoàn toàn giống nhau - 13 - ... x 240 pixels với chế độ 16 triệu màu có chất lượng cao 4 Partition Magic Partition Magic là một phần mềm không thể thiếu trong “túi càn khôn” đối với những người làm công tác “bảo trì” máy tính hay các “vọc sĩ” tại gia Đây là 1 phần mềm chuyên dùng để phân chia và tái phân chia ổ cứng mà không làm mất dữ liệu đã có trong ổ cứng Phần mềm này có thể làm việc với “gần như” mọi Hệ điều hành hiện có và . dụ biểu diễn số 7: 11 1 2 (hệ 2), 7 10 (hệ 10 ), 7 16 (hệ 16 ) Các hệ đếm dùng trong tin học Ngoài hệ thập phân, trong tin học thường dùng hai hệ đếm sau: - Hệ nhị phân (hệ cơ số 2): chỉ dùng. Trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị lần lượt là 10 , 11 , 12 , 13 , 14 , 15 trong hệ thập phân. Ví dụ: 1BE 16 =1. 16 2 +11 .16 1 + 14 .16 0 = 446 10 Biểu diễn số nguyên: Số nguyên có thể có dấu. + + d 0 b 0 + d -1 b -1 + + d -m b -m Ví dụ: 12 3,5= 1. 10 2 + 2 .10 1 + 3 .10 0 + 5 .10 -1 Chú ý: Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta