MỤC TIÊU - Nắm được khái niệm về mô thực vật - Xác định mối liên quan giữa tế bào và mô - Phân biệt được nguồn gốc, cấu tạo, chức năng của các loại mô: mô phân sinh, mô che chở, mô dẫ
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
HỌC PHẦN:HÌNH THÁI- GIẢI PHẪU HỌC
THỰC VẬT Chương 2 – MƠ THỰC VẬT
Trang 2Chương 2 – MÔ THỰC VẬT
I MỤC TIÊU
- Nắm được khái niệm về mô thực vật
- Xác định mối liên quan giữa tế bào và mô
- Phân biệt được nguồn gốc, cấu tạo, chức năng của các loại mô: mô phân sinh, mô che chở, mô
dẫn, mô mềm, mô tiết Qua đó chứng minh cấu tạo của từng loại mô phù hợp với chức năng của
Trang 3I MỤC TIÊU
- Khẳng định tầm quan trọng của mô phân sinh.
Sinh viên có khả năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế, sản xuất có liên quan đến mô thực vật, hiểu sâu sắc và có khả năng trình bày
những kiến thức về mô thực vật trong các bài học SGK SH 6.
- Làm quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học qua các bài tập nghiên cứu nhỏ.
Trang 41 KHÁI NIỆM VỀ MÔ THỰC VẬT
- Nêu định nghĩa về mô TV? Ví dụ.
- Mô TV bắt đầu xuất hiện ở nhóm thực vật nào?
- Trong lịch sử phân loại mô đã có những quan điểm phân loại mô như thế nào? Quan điểm phân loại mô ngày nay dựa trên những cơ sở nào và hình thành mấy loại mô?
Trang 51 KHÁI NIỆM VỀ MÔ THỰC VẬT
Mô là tập hợp những tế bào có chung nguồn gốc,
có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng sinh lí.
Ví dụ: Ở đầu ngọn cây, đầu cành cây có những
tế bào non, cấu tạo, hình dạng giống nhau, có
khả năng sinh sản rất mạnh làm cho thân và
Trang 62 PHÂN LOẠI MÔ
Chia thành 6 loại mô:
Trang 72.1 Mô phân sinh
• Nêu định nghĩa mô phân sinh?
• Các tế bào của mô phân sinh có những đặc điểm cấu tạo nào giúp chúng có thể phân chia rất
nhanh và liên tục?
Trang 82.1 Mô phân sinh
Trang 112.1.2 Đặc điểm chung
- Tế bào xếp sít nhau không để hở các khoảng gian bào Vách tế bào mỏng, nước chiếm tới 92,5%, ngoài ra còn chứa chủ yếu là pectin và hemixenlulozơ, rất ít
xenlulozơ.
- Khi mô phân sinh hoạt động phân chia mạnh thì tế bào thường không thấy rõ các bào quan.
Trang 122.1.3 Các loại mô phân sinh
+ Dựa vào vị trí có thể chia mô phân sinh thành mấy loại?
Trang 132.1.3 Các loại mô phân sinh
- Mô phân sinh sơ cấp gồm: mô phân sinh ngọn (mô
trước phân sinh) là mô không phân hoá, nằm trên
ngọn chồi, đầu rễ và mô phân sinh lóng thường có ở các cây thuộc họ Lúa.
- Mô phân sinh thứ cấp có nguồn gốc từ mô phân
sinh sơ cấp, gồm tầng sinh trụ, tầng sinh vỏ (mô phân sinh bên)
Trang 14Hình Lát cắt dọc của chồi ngọn
Trang 162.1.3.1 Mô phân sinh ngọn (mô phân
sinh sơ cấp)
Mô phân sinh của nón tăng trưởng ở chồi là mô phân sinh đầu tiên, gồm một vài lớp tế bào khởi sinh Các tế bào khởi sinh phân chia liên tục, hình thành nên các loại mô phân sinh phân hoá:
- Tầng sinh bì -> hình thành nên mô bì
- Mô trước phát sinh -> hình thành nên mô dẫn
- Mô phân sinh cơ bản -> hình thành nên mô cơ bản
Trang 172.1.3.2 Mô phân sinh gióng (lóng)
cây họ Lúa và một số họ khác, thân cây chỉ có mọc dài ở ngọn mà còn mọc dài ra ở phần gốc ở mỗi
gióng.
Trang 18- Tại sao cỏ khi đổ lại có thể tự đứng lên ?
- Các cây cỏ như mần trầu, cỏ may, cỏ gà, cỏ dùi trống và cả cây lúa khi bị tác động của các điều kiện bên ngoài như: mưa to, bão lớn, trâu
bò dẫm gạp, chúng bị đỗ, nằm gí xuống đất, nhưng chỉ trong một thời gian lại tự đứng dậy
Vì sao có hiện tượng lạ như vậy ?
Trang 192.1.3.2 Mô phân sinh gióng (lóng)
Mô phân sinh gióng hình thành từ mô phân sinh ngọn trong quá trình phân hoá từ chồi Tuỳ
thuộc vào từng loài, vào độ dài ở phần gốc của mỗi gióng mà mô phân sinh ngừng hoạt động để phân hoá thành tế bào của mô trưởng thành Nhưng cũng
có các mô phân sinh gióng mà nhiều cây khi bị gẫy thì gẫy ở đoạn gốc của mỗi gióng như tre, mía
Trang 202.1.3.3 Mô phân sinh bên (mô phân
sinh thứ cấp)
Mô phân sinh bên làm rễ và thân cây tăng trưởng theo chiều ngang, cấu tạo bởi tầng tế bào non, sinh sản lần lượt theo mặt ngoài và mặt trong thành 2 lớp
tế bào non mới, dần dần phân hoá thành 2 thứ mô
khác nhau.
Trang 21Hình Mô phân sinh bên
1 Tầng sinh trụ; 2 Tầng sinh vỏ
Trang 222.1.3.3 Mô phân sinh bên (mô phân
sinh thứ cấp)
và thân cây, cấu tạo bởi nhiều tế bào có hình dạng cạnh, đôi khi kéo dài theo cơ quan trục, vách mỏng, không bào phát triển, có thể chứa tanin, tinh bột Các tế bào xếp xích nhau, chúng phân chia nhiều lần, tạo ra bên ngoài là lớp bần và bên trong là lớp
vỏ lục
Tập hợp cả ba lớp : bần, tầng sinh vỏ và vỏ lục gọi là
Trang 232.1.3.3 Mô phân sinh bên (mô phân
sinh thứ cấp)
làm thành một khối lớp liên tục hay dưới dạng những dãy riêng biệt giữa gỗ và libe Phía ngoài sinh
ra những tế bào libe thứ cấp có chức năng dẫn nhựa luyện; phía trong sinh ra những tế bào gỗ thứ cấp làm chức năng dẫn nhựa nguyên
Số lượng tế bào gỗ nhiều gấp 3-4 lần libe, do đó gỗ thường phát triển mạnh hơn libe.
Trang 24Thảo luận nhóm đôi
+ Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ có vai trò gì trong
sự sinh trưởng của cây?
+ So sánh những điểm giống và khác nhau của mô phân sinh sơ cấp và mô phân sinh thứ cấp?
Trang 252.2 Mô che chở (mô bì)
2.2.1 Định nghĩa
Mô che chở bao bọc toàn bộ phía ngoài cơ thể
thực vật, có chức năng bảo vệ các mô bên trong khỏi các tác động vật lý, hoá học hay sự phá hoại của các sinh vật khác, đồng thời trao đổi chất với môi trường ngoài.
Trang 262.2.2 Các loại mô che chở 2.2.2.1 Mô che chở sơ cấp – biểu bì
biểu bì, được hình thành từ mô phân sinh ngọn, có chức năng che chở cho lá, thân non, rễ non và các cơ quan sinh sản.
cây và cây một lá mầm) hay chỉ một thời gian và sau
đó được thay thế bằng mô che chở thứ cấp (ở thân và
Trang 272.2.2.1 Mô che chở sơ cấp – biểu bì
- Quan sát hình, nhận xét:
+ Hình dạng, cấu tạo của các tế bào biểu bì ?
+ Các tế bào biểu bì có đặc điểm gì chung nhất ? + Các cơ quan của thực vật được bao bọc kín bởi các tế bào biểu bì, theo bạn các cơ quan đó được thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào ?
Trang 28Hình Biểu bì lá khoai lang
1 Biểu bì dưới; 2 Biểu bì trên
Trang 29Hình Biểu bì lá cỏ chông
Trang 30
2.2.2.1 Mô che chở sơ cấp – biểu bì
từ lớp nguyên bì của mô phân sinh ngọn, tồn tại cho đến hết đời sống của cơ quan hoặc đến khi được mô thứ cấp thay thế Tế bào biểu bì được gắn chặt với nhau nên dễ bị bóc, tách ra.
dạng tế bào phụ thuộc phần lớn vào hình dạng của
cơ quan mà nó bảo vệ, che chở.
Trang 312.2.2.1 Mô che chở sơ cấp – biểu bì
Vách tế bào thường thẳng, cũng có khi ngoằn ngoèo, thường rất dày không đồng đều ở các phía Vách
ngoài dày hơn nhiều so với vách bên và vách trong.
số lớp như: lớp cuticun; lớp sáp mỏng; có khi thấm chất ligin (cói, lá thông …), muối canxi, chất silic (cỏ tháp bút, cói, cỏ tranh).
Trang 32Hình Biểu bì lá lẻ bạn
a Hình cắt ngang; b Hình nhìn từ bề mặt
1 Vách ngoài; 2 Vách bên; 3 Vách trong; 4 Lỗ khí
Trang 33Cấu tạo của tế bào biểu bì:
- Khi còn non, khoan tế bào chứa đầy chất tế bào với một nhân tròn và một số thể lạp nhỏ (như ở lá khoai lan, thài lài tía), đó là những lạp không màu, tập trung
quanh nhân.
Trang 34Cấu tạo của tế bào biểu bì:
dồn chất tế bào ra sát vách, các lạp thể thường bị hủy hoại Không bào chứa dịch tế bào trong suốt hoặc có màu do chất màu hòa tan
Tế bào thường không có lục lạp, trừ một số loài cây sống trong bóng hoặc sống chìm dưới nước Ngoài ra, trong tế bào còn có chứa tinh thể oxalat canxi hay
Trang 35Cấu tạo của tế bào biểu bì:
Đa số biểu bì chỉ gồm một tế bào Một số cây biểu
bì có thể có từ hai đến nhiều lớp tế bào như các cây trong họ Dâu tầm (chi ficus), họ Gai, họ
Bông …
Biểu bì có hai chức năng :
+Bảo vệ, che chở cho các mô bên trong
+ Đảm nhận chức năng trao đổi khí giữa cây với môi trường.
Trang 37Hình 2.6 Cấu tạo lỗ khí
A Nhìn thẳng từ trên xuống; B Nhìn theo mặt cắt ngang
1 Khe lỗ khí; 2 Tế bào lỗ khí; 3 Cửa trước; 4 Cửa sau;
5 Khoang khí; 6 Tầng cuticun; 7 Nhân tế bào;
8 Hạt lục lạp
Trang 38b Lỗ khí
hở nằm giữa 2 tế bào lỗ khí (tế bào bảo vệ) hình hạt đậu hay hình thận Hai tế bào này úp mặt lõm vào
nhau, hai đầu gần dính liền nhau chừa ra khe lỗ khí
ở giữa
nhỏ ở phía trên gọi là cửa trước và ở phía dưới là cửa sau Cửa sau thông trực tiếp với khoang trống ở phía dưới lỗ khí gọi là khoang khí.
Trang 39Cơ chế đóng mở lỗ khí có thể giải thích như thế nào ?
Trang 40Cơ chế đóng mở lỗ khí
sáng chúng tiến hành quang hợp và tạo thành đường, làm tăng nồng độ của dịch tế bào, nước của các tế bào bên cạnh vào tế bào lỗ khí Do
vách ngoài của tế bào mỏng, dễ co giản còn vách trong rất dày chịu được sức kéo căn làm lỗ khí
mở ra.
Trang 41c Lỗ nước
- Lỗ nước khác lỗ khí như thế nào?
Trang 42c Lỗ nước
Lỗ nước trông giống như lỗ khí nhưng khe
lỗ ở đây luôn luôn mở vì vách tế bào của nó
không có khả năng co giản Ở phía dưới, chỗ lỗ tiết nước ra ngoài có một khối tế bào mô mềm nhỏ, không chứa lạp lục gọi là mô nước.
Hệ thống dẫn nước (mạch xoắn) đưa nước vào mô nước rồi sẽ thoát ra ngoài qua lỗ nước
Trang 43d Lông
Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của các
loại lông ?
Trang 44Hình Lông che chở
1 Lông đơn bào ở lá sắn; 2 Lông đa bào một dãy ở
thân bí ngô;
3 Lông đa bào hình sao ở lá dương xỉ;
4 Lông đa bào phân nhánh ở kẻ hoa đào
Trang 45Hình Lông tiết
1 Lông tiết ở cây bắt ruồi; 2 Lông tiết ở thân bí ngô
Trang 462.2.2.2 Mô che chở thứ cấp – chu
bì và thụ bì
Trang 47a Chu bì
- Chu bì được hình thành như thế nào ?
- Chu bì có tồn tại suốt đời sống của cây không?
- Các tế bào ở tầng sinh vỏ có đặc điểm như thế nào ?
- Lỗ vỏ được hình thành như thế nào ?
Trang 48- Lớp bần
Gồm những tế bào chết, hình phiến dẹp xếp theo từng dãy xuyên tâm đều đặn Vách tế bào hoá bần do thấm chất suberin, chính do chất suberin này làm tế bào
mất nội chất sống Tế bào thường rỗng, không nội
chất, không màu hay có màu vàng, màu nâu Các tế bào bần xếp sít nhau không để hở những khoảng gian bào.
Trang 49- Lớp bần
bần có tác dụng bảo vệ cho cây khỏi bị mất
nước, chống sự xâm nhập của vi sinh vật, nấm, bảo vệ cho các mô bên trong khỏi bị phá hoại.
Trang 50- Tầng sinh vỏ (tầng sinh bần, tầng
phát sinh bần lục bì)
năng phân chia (thuộc mô phân sinh)
Tầng sinh vỏ phân chia liên tiếp theo hướng tiếp tuyến, phía ngoài cho các tế bào bần, phía trong cho các tế bào vỏ lục (lục bì).
Trang 51mà còn thay đổi theo tuổi của cây.
Tế bào của lớp vỏ lục giống tế bào mô mềm vỏ, nhưng bên trong có các hạt diệp lục, vách tế bào
Trang 52Hình Lỗ vỏ
Trang 53- Lỗ vỏ
Quá trình hình thành lỗ vỏ diễn ra như sau:
- Đầu tiên, những tế bào ở miền dưới lỗ khí trong tầng sinh vỏ phân chia, cho ra phía ngoài các tế bào hình tròn hay bầu dục, không chứa diệp lục, vách mỏng, không hoá bần gọi là các tế bào bổ sung.
- Các tế bào bổ sung xếp không sít nhau mà để chừa lại nhiều khoảng gian bào làm cho không khí ở vào lọt vào và hơi nước ở trong thoát ra ngoài dễ dàng.
Trang 54- Lỗ vỏ
- Các tế bào bổ sung chiếm đầy khoang dưới lỗ khí cũ, xé rách biểu bì và phình ra ngoài tạo thành các u nổi.
- Những tế bào bổ sung ở về sau chết đi bong ra.
Lúc này tầng sinh vỏ lại sinh ra các tế bào bổ sung
mới thay thế vào các tế bào đã chết Tầng sinh vỏ ở lỗ
vỏ thường nối liền với tầng sinh vỏ của chu bì thành một dãy liên tục
Trang 55b Thụ bì
- Thụ bì được hình thành như thế nào ?
- Thụ bì có tồn tại suốt đời sống của cây không ?
- Có phải tất cả các loại cây đều có thụ bì ?
Trang 57Hình Thụ bì
Trang 582.3 Mô cơ (mô nâng đỡ)
- Định nghĩa mô cơ.
- Đặc điểm chung của các tế bào mô cơ
- Mô cơ được phân loại như thế nào ? Cơ sở để phân loại.
Trang 592.3.2 Các loại mô cơ
2.3.2.1 Mô dày (hậu mô)
Trang 602.3.2.1 Mô dày (hậu mô)
dày bằng xenlulozơ, không hoá gỗ, thường chứa lạp lục
hoá với chức năng cơ học, được nhuộm hồng
bởi son phèn.
Trang 612.3.2.1 Mô dày (hậu mô)
nhưng không đồng đều ở các phía; các tế bào thường xếp thành một vòng liên tục hay thành từng dãy, từng đám riêng quanh cơ quan.
Trang 62Quan sát hình và nêu sự khác biệt
giữa các loại mô dày?
Trang 632.3.2.1 Mô dày (hậu mô)
a) Mô dày góc: chỗ dày lên của vách tế bào nằm ở góc tế bào như ở thân các cây bóng nước, nhọ nồi, bần, gáo trong họ cafe, cà gai, bí ngô; trong cuống lá cần tây, cà rốt … Vách dày của 3 – 4 tế bào liền nhau giúp cho mô có tính đàn hồi và
mềm dẻo khi bị va chạm
b) Mô dày phiến: vách tế bào dày lên theo hướng tiếp tuyến như ở thân cây cơm cháy, sen cạn, rau
Trang 64Hình Mô dày xốp
Trang 65Hình Mô dày tròn
Trang 662.3.2.1 Mô dày (hậu mô)
c) Mô dày xốp: ở giữa các tế bào của mô dày có khoảng gian bào, vách tế bào chỉ dày lên ở chỗ tiếp giáp với gian bào như ở thân các cây rau muối, rau diếp, su hào.
.
d) Mô dày tròn: Sự dày lên của vách tế bào xảy ra đều đặn xung quanh tế bào như ở cuống lá gạo.
Trang 672.3.2.2 Mô cứng (cương mô)
- Quan sát hình, mô tả các loại mô cứng
Trang 68Hình Tế bào đá ở lá chè
Trang 69a Tế bào đá
dày, bịt gần kín khoang tế bào chỉ để lại một khe hẹp.
nhau Vách tế bào cấu tạo thành từng lớp, trên đó
có những lỗ đơn, lỗ phân nhánh hay lỗ tịt Tế bào thường đứng riêng lẻ hoặc tạo thành từng đám lớn cứng rắn, có nguồn gốc từ các mô phân sinh, mô mềm cơ bản hay mô xốp
Trang 70b Sợi
Sợi cấu tạo bởi những tế bào hình thoi dài, hẹp, vách rất dày, hoá gỗ nhiều hay ít, khoang tế bào rất hẹp Tế bào sợi nằm từng đám hay thành từng dãy, hoặc thành vòng liên tục bao quanh bó dẫn của thân, cuống lá.
Sợi có cả trong phần libe và phần gỗ của cây Người ta chia sợi làm 2 nhóm: sợi libe và sợi
Trang 71- Sợi libe : nằm trong phần libe
Tế bào sợi libe có chiều dài từ 2mm đến
400mm có khi 500 – 1000mm (như sợi gai),
đường kính khoảng vài chục micromet
Khi còn non, sợi libe là các tế bào sống, chứa chất tế bào, nhân và các hạt tinh bột; khi trưởng thành, chất tế bào chết đi, vách tế bào phát triển rất dày làm khoang tế bào hẹp lại.
Trang 72- Sợi libe
Vách tế bào sợi libe bằng xenlulozơ nhưng thường hoá gỗ sớm Các sợi libe xếp xoắn thành
bó sợi Tập hợp các bó sợi đó lại thành libe
cứng Do cấu tạo như vậy nên sợi libe bền vững, dẻo dai.
Sợi libe có nguồn gốc khác nhau: Sợi libe sơ cấp; Sợi libe thứ cấp
Trang 73Hình Sợi libe ở thân dâm bụt
Trang 75Hình Sợi gỗ ở rễ lưỡi đòng
Trang 762.3.3 Vị trí các mô nâng đỡ trong cây
Trang 772.3.3 Vị trí các mô nâng đỡ trong cây
Mô cơ vững chắc, có khả năng đàn hồi lớn Vách các tế bào mô cứng có sức chống gãy và chống cong không kém thép, vì vây mô cứng có thể bị đè nén mà không bị biến dạng.
Trong thân cây có tiết diện hình vuông, mô nâng đỡ
có 4 gốc của thân cây, còn trong các thân cây
tròn, có tác dụng chống lại tác động của gió bão.
Trang 782.3.3 Vị trí các mô nâng đỡ trong cây
trung tâm có tác dụng chống lại trọng lực đè từ trên xuống.
được sử dụng làm cột nhà, trụ cầu, tà vẹt
Trang 792.4 Mô dẫn
- Định nghĩa mô dẫn.
- Đặc điểm chung của các tế bào mô dẫn
- Mô dẫn được phân loại như thế nào ? Cơ sở để phân loại.
Trang 802.4 Mô dẫn
2.4.1 Định nghĩa
Mô dẫn là một tổ chức chuyên hoá cao, cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp thành những dãy dọc song song với trục của cơ quan, có chức năng dẫn nhựa.
Trang 82+ Quản bào
Là các tế bào hình thoi, chết, nhọn hai đầu, xếp nối tiếp nhau Nhựa nguyên chuyển từ quản bào này sang quản bào khác qua các vách ngăn không hoá gỗ Vách bên, ở mặt trong dày lên,
hoá gỗ Sự dày lên này không đồng đều, có chỗ vách vẫn còn mỏng và bằng xenlulozơ xen lẫn với những chỗ dày hoá gỗ.
Trang 832.4 Mô dẫn
Tuỳ theo hình dạng của những chỗ dày hoá gỗ, người
ta phân biệt các loại quản bào sau:
Quản bào vòng
Quản bào xoắn
Quản bào thang
Quản bào điểm (hay quản bào núm)
Trang 84Hình Các loại quản bào
1 Quản bào xoắn; 2 Quản bào thang;
3 Quản bào núm
Trang 85H Các kiểu dày lên thứ cấp trên vách của các thành
phần mạch sơ cấp
ở cây mộc hương Aristolochia (A) lát cắt ngang, (B)
lát cắt dọc
Trang 86+ Quản bào
Hai hướng chuyên hoá của quản bào là:
- Hoàn thiện chức năng dẫn truyền, thể hiện rõ các quản bào dạng mạch.
- Thích nghi với chức năng cơ học và giảm nhẹ chức năng dẫn truyền, thể hiện rõ ở quản bào dạng sợi