Do nắm bắt được kinh nghiệm và rút ra bài học từ các cuộc khởi nghĩa trước, Lê Lợi bí mật chuẩn bị một cuộc kháng chiến mới và dựng trang trại Lam Sơn cùng với toàn bộ tài sản của mình
Trang 1GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN NHÓM :8
1 NGUYỄN NGỌC HÒA
2 ĐINH THỊ THÚY AN
3 KIM PHƯƠNG HUYỀN
4 PHẠM THỊ CẢNH
5 LƯU THỊ HOA PHƯỢNG
Trang 4II- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427)
Lê Lợi :(1385-1433) là một hào trưởng thuộc giai cấp xã hội mới, có uy tín
và thế lực lớn ở vùng Lam Sơn, có tính hào phóng và quyết đoán đã tập hợp được những gia nhân và nông dân trong vùng Do nắm bắt được kinh nghiệm và rút ra bài học từ các cuộc khởi nghĩa trước, Lê Lợi bí mật chuẩn bị một cuộc kháng chiến mới
và dựng trang trại Lam Sơn cùng với toàn bộ tài sản của mình để mưu toan việc lớn Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn
bị khởi nghĩa ở Lam Sơn Các anh hùng hào kiệt khắp nơi đã tìm đến và xin gia nhập, trong đó có Nguyễn
Trãi.
Trang 5NguyễnTrãi:(1380-1442 )
• Nguyễn Trãi :sinh tại kinh thành Thăng Long,
là con của Nguyễn Phi Khanh, ông đỗ Thái học sinh năm 1400 và cùng tham dự chính qui nhà
Hồ, ông là người học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực, quân Minh tìm đủ mọi cách để dụ dỗ ông nhưng đều thất bại Khi găp Lê Lợi ,ông dâng tập “Bình Ngô sách” Đó
là cả một kế sách lớn nhằm diệt giặc cứu nước
mà Nguyễn Trãi đã nghiên cứu và ôm ấp từ nhiều năm, nay mới tìm thấy người minh chủ xứng đáng để cống hiến, trong kế sách đó Nguyễn Trãi nêu lên “Ba kế sách dẹp giặc Ngô”,trong đó ông không nói tới việc đánh thành mà lại khéo nói việc đánh vào lòng người
“chiến thuật công tâm”, có nghĩa là phải dựa vào dân, phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của toàn dân Đó là một tư tưởng lớn vạch ra đường lối chính trị và đương lối quân sự nhằm tổ chức một cuộc chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm.
Trang 6HỘI THỀ LŨNG NHAI:
Đầu năm 1416 tại Lũng
Nhai(Thanh hóa), một địa
điểm gần Lam Sơn, Lê Lợi
cùng 18 người bạn chiến đấu
thân cận nhất làm lễ thề kết
nghĩa anh em, nguyện một
lòng đánh giặc cứu
nước.Trong lễ thề có ý nghĩa
thiêng liêng đó,19 người anh
hùng đầu tiên của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn đã cùng nhau
chích máu ăn thề,nêu cao
quyết tâm đoàn kết diệt giặc.
Hội thề Lũng Nhai đặt cơ sở
hạt nhân đầu tiên của bộ tham
mưu khởi nghĩa 2/1/1418,Lê
Lợi dựng cờ khởi nghĩa và tự
xưng là Bình Định Vương.
Tái diễn hội thề Lũng Nhai(Thanh Hóa)
Trang 7NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN:
Những ngày đầu của cuộc khởi
nghĩa,lực lượng còn yếu,nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rât nhiều khó khăn,nguy
nan,quân Minh nhiều lần tấn công,bao vây căn cứ Lam Sơn.
Nghĩa quân 3 lần phải rút lên núi Chí Linh(Lang Chánh-Thanh Hóa) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân
giặc.Trong gian khổ,có nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh, dũng cảm,tiêu biểu là Lê Lai “liều mình cứu chúa”.
Lợi dụng khó khăn của nhà Minh và để bảo toàn lực lượng về quân sự,chính trị.
Lê Lợi đã tìm cách tạm hòa hoãn với địch trong hơn 1 năm(1423-1424).Kết quả của kế sách này là đã giữ vững được căn cứ địa,chặn đứng âm mưu tiêu diệt khởi nghĩa của quân địch chuẩn bị đón chờ thời cơ mới.
Trang 8• 2)TIẾN QUÂN RA NGHỆ AN, MỞ RỘNG VÙNG GIẢI PHÓNG TÂN BÌNH-
THUẬN HÓA (1424-1425).
Vượt qua thời kì củng cố căn cứ địa, năm 1424,nghĩa quân chuyển sang giai đoạn phát triển.Đó là kế hoạch tiến xuống vùng đồng bằng của Nguyễn Chích.Ông nói: “Nghệ
An,là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông để dựa vào đó đáng Đông Đô”
Kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp nhận
Ngày 12/10/1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng(Thọ Xuân-Thanh Hóa) và thắng lợi giòn giã,sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng Lưu sông Lam buộc địch phải đầu hàng sau 2 tháng vây hãm
Trên đà thắng đó,nghĩa quân tiến đánh quân giặc ở Khả Lưu(tả ngạn sông Lam thuộc Anh Sơn,Nghệ An).Quân giặc phải rút vào thành cố thủ.Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An,tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa.Cả vùng Diễn Châu,Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng
Tháng 8-1425,các tướng Trần Nguyên Hãn,Lê Ngân…được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An vào Tân Bình( Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hóa
(Thừa Thiên – Huế).Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc ,giải phóng Tân Bình ,Thuận Hóa
Như vậy trong vòng 10 tháng ( từ tháng 10-1424 đến tháng 8- 1425 ), nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.Quân Minh chỉ chỉ còn giữ được mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm
Trang 9Lam S N Ơ
TÂY ĐÔ
T
N
 BÌN H
THU ẬN
HÓ A
TrÀ L N Â Di N Ch U Ễ Â
Kh L U Ả Ư
L c Ninh ộ
a C ng
Đ Ă
Ngh An ệ
Trang 11Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam
Sơn (1426)
Trang 12Trận :Tốt Động-Chúc Động (11-1426) :
Tháng 10-1426 , 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan Đầu tháng 11-1426 quân địch chia làm 3 đạo tấn công vào vị trí bàn đạp của nghĩa quân :
•Đạo quân 1: do Vương Thông chỉ huy đóng ở cầu Thanh Oai trên sông Đỗ Động và đường
bộ từ phía Tây Nam đến Đông Quan
•Đạo quân 2: do Phương Chính , Lý An chỉ huy đóng ở cầu Sa Đồi trên sông Nhuệ
•Đạo quân 3: do Sơn Thọ , Mã Kì chỉ huy đóng ở cầu Thanh Oai trên sông Đỗ Động và
đường bộ từ phía Tây Nam đến Đông Quan
Bộ chỉ huy nhanh chóng chọn đạo quân ở cầu Thanh Oai làm mục tiêu tấn công, nghĩa
quân bố trí mai phục sẵn ở cánh đồng Cổ Lãm ( Thanh Oai – Hà Tây) Đạo quân của Sơn Thọ , Mã Kì nhanh chóng bị tiêu diệt Đạo quân của Phương Chính , Lý An nhanh chóng rút quân về Đông Quan để tránh đòn tiến công của quân ta Tối 5-11-1426 , Vương Thông đều binh từ Đông Quan lên Cổ Sở nhằm tập trung lực lượng đánh xuống Ninh Kiều
Nhắm bắt được tình hình, ngày 6-11-1426 bộ chỉ huy điều quân của Lý Triện tiến lên Cổ
Sở nhằm làm tiêu hao và khiêu khích địch
Sáng ngày7-11-1426 Vương Thông cho rút quân tiến về hướng Cao Bộ Nắm được ý đồ
và hướng tiến quân của Vương Thông , nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động-Chúc
Động Khi quân Minh lọt vào trận địa , nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt Kết quả , trên 5 vạn quân giặc tử thương , bắt sống trên 1 vạn , Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan , Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng , Lý Đằng bị giết tại trận
Trang 14b.Trận Chi Lăng – Xương Giang (8-10->3-11-1427)
-Tháng 10-1427 , 15 vạn quân Minh từ Trung Quốc
kéo vào nước ta ta tập trung lực lượng tiêu diệt
Liễu Thăng trước.
-Ngày 8-10-1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã
bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.
-Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Trạm Phố Cát
-Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước.
-Nghe tin hai đạo viễn binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10-12-1427) để được an toàn
rút quân về nước.Ngày 3-1-1428 toán quân cuối
cùng của Vương Thông đã rút khỏi nước ta.Đất
nước sạch bóng quân thù.
Trang 15Trận Chi Lăng – Xương Giang (8-10->3-11-1427)
Trang 174.KẾT LUẬN:
• Đất nước được giải phóng hoàn toàn,Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo Đây là một áng anh hùng ca tổng kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc
từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.
do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn , ý chí bất Khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đáng giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa
quân…)
• Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược , chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu,đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô
cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.
• Cuội khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước ,dân tộc Việt Nam –thời Lê Sơ.
•