Chương trình giáo dục trung cấp ngành nuôi trồng thủy sản
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trà Vinh, ngày tháng năm 2008
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(hệ đào tạo vừa làm vừa học)
(Ban hành tại Quyết định số: /QĐ – ĐHTV, ngày tháng năm 2008
của Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh)
1 Ngành đào tạo: Nuôi trồng Thủy sản
2 Mã ngành:
3 Thời gian đào tạo: 24 tháng
4 Đối tượng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên
5 Giới thiệu chương trình:
Sau khi học xong chương trình sinh viên có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề
nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản ở trình độ trung cấp.
Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp Nuôi trồng thủy sản hệ vừa làm vừa học được thiết kế học trong 04 học kỳ (tương đương 02 năm)
Tổng khối lượng chương trình: 98 đơn vị học trình, trong đó:
Kiến thức giáo dục đại cương: 19 đơn vị học trình.
+ Khối kiến thức Khoa học Xã hội và Nhân văn : 08 ĐVHT + Khối kiến thức Toán và Tin học: 03 ĐVHT + Khối kiến thức Ngoại ngữ : 08 ĐVHT
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 79 đơn vị học trình.
+ Khối kiến thức cơ sở ngành: 12 ĐVHT + Khối kiến thức chuyên ngành : 44 ĐVHT + Thực tập tốt nghiệp: 19 Tuần
6 Mục tiêu đào tạo:
6.1 Chính trị tư tưởng: Đào tạo người sinh viên có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, có đạo đức nghề nghiệp, có ý chí lập thân lập nghiệp với tư duy năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật tốt và tác phong sinh hoạt văn minh
6.2 Sức khỏe: Đào tạo người sinh viên có ý thức rèn luyện sức khỏe để đảm bảo
yêu cầu công tác
6.3 Chuyên môn:
Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản được xây dựng dựa trên quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu cho cấp đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số: 13/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18
Trang 2tháng 4 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học
Đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản ở trình độ trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm được việc làm, đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
Chương trình sẽ cung cấp cho người học lượng kiến thức lý thuyết chuyên ngành
và kỹ năng thực hành gắn với thực tiễn sản xuất nhằm đáp ứng theo yêu cầu của cộng đồng
Những kỹ năng đạt được cho nghề nghiệp:
+ Chọn địa điểm nuôi các đối tượng thủy sản
+ Thiết kế trang trại nuôi và sản xuất giống một số đối tượng thủy sản
+ Nuôi và sản xuất giống một số đối tượng thủy sản
+ Kiểm tra bệnh trên tôm, cá
+ Kỹ năng giao tiếp và tiếp thị sản phẩm
+ Quản lý trang trại nuôi thủy sản
Có khả năng làm việc ở những nơi
+ Các công ty thuốc, thức ăn thuỷ sản
+ Trang trại nuôi và sản xuất giống tôm, cá
+ Hỗ trợ giảng dạy tại các trường dạy nghề, cán bộ khuyến ngư tại các trạm trại thuỷ sản ở các huyện
+ Tự tổ chức sản xuất vừa và nhỏ
+ Kỹ thuật viên tại các cơ quan nhà nước chuyên về thủy sản
7 Kế hoạch thực hiện:
7.1 Phân bố thời gian hoạt động toàn khóa học (kế hoạch tổng thể).
7.2 Phân bố chương trình và thời lượng đào tạo toàn khóa:
ĐVHT
chú
2 Động thực vật thủy sinh 4 90 30 60
3 Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản 3 60 30 30
4 Chọn địa điểm nuôi trồng và 2 30 30
Trang 3xây dựng công trình thủy sản
1 Nuôi động vật có vỏ giáp 3 45 45
2 Thực hành nuôi động vật có vỏ
3 Kỹ thuật sản xuất giống cá 2 30 30
4 Thực hành sản xuất giống cá 3 90 90
5 Kỹ thuật sản xuất giống tôm 2 30 30
6 Thực hành sản xuất giống tôm 4 120 120
10 Bảo quản sản phẩm thủy sản 3 60 30 30
11 Dinh dưỡng và thức ăn tôm, cá 3 60 30 30
13 Các nguyên tắc quản lý nông nghiệp – thủy sản 3 45 45
14 Chuyên đề thiết kế câu hỏi và
phỏng vấn đánh giá thị trường 1 30 30
15 Phương pháp viết báo cáo 1 15 15
7.3 Kế hoạch đào tạo theo từng học kỳ:
Học kỳ 1 (năm thứ 1):
4 Dinh dưỡng và thức ăn tôm, cá 3 30 30
7 Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản 3 30 30
8 Chọn địa điểm nuôi trồng và xây
dựng công trình thủy sản 2 30
Học kỳ 2 (năm thứ 1):
ĐVHT
chú
3 Kỹ thuật Sản xuất giống cá 2 30
Trang 44 Thực hành sản xuất giống cá 3 90
5 Nuôi động vật có vỏ giáp 3 45
6 Thực hành nuôi động vật có vỏ giáp 4 120
7 Bảo quản sản phẩm thủy sản 3 30 30
Học kỳ 1 (năm thứ 2):
ĐVHT
chú
2 Kỹ thuật Sản xuất giống tôm 2 30
3 Thực hành sản xuất giống tôm 4 120
6 Các nguyên tắc quản lý Nông nghiệp
7 Chuyên đề thiết kế câu hỏi và phỏng
8 Phương pháp viết báo cáo 1 15
Học kỳ 2 (năm thứ 2):
8 Đối tượng tuyển sinh:
Là công dân Việt Nam, có lý lịch bản thân rõ ràng (không đang trong thời kỳ thi hành án hoặc bị truy tố); có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc Trung học bổ túc văn hóa
8.1 Hình thức tuyển sinh:
Áp dụng Quy chế và những văn bản hướng dẫn tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Tuyển sinh toàn quốc theo chỉ tiêu đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp hàng năm được giao
8.2 Điều kiện trúng tuyển:
Tất cả thí sinh đăng ký vào Trường ngành Nuôi trồng thủy sản bậc Trung cấp
hệ vừa làm vừa học được trúng tuyển theo các quy định hiện hành về tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường Đại học Trà Vinh
8.3 Hồ sơ nhập học:
Trang 5Túi đựng hồ sơ gồm có:
Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương
Bản sao giấy khai sinh (có dấu của chính quyền hoặc là bản photo có công chứng)
Bản sao văn bằng tốt nghiệp có công chứng
9 Đánh giá học sinh:
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong đào tạo và khi kết thúc khóa học được thực hiện theo Quyết định số: 13/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học
10 Thang điểm:
+ Thang điểm để đánh giá kết quả học tập của sinh viên là thang điểm 10
+ Việc xếp loại kết quả học tập theo thang điểm được quy định như sau:
4 Từ 6 đến 6.9 Trung bình khá
5 Từ 5 đến 5.9 Trung bình
11 Mô tả vắn tắt nội dung các học phần giáo dục chuyên nghiệp:
11.1 Các môn cơ sở ngành:
1 An toàn lao động
Điều kiện tiên quyết: Không
Môn học mô tả các yêu cầu, qui định và nguyên tắc an toàn lao động trong các hoạt động tại nông trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh Thủy sản; từ đó hướng dẫn việc thực hiện các nguyên tắc, qui định an toàn lao động tại các nông trại và doanh nghiệp Thủy sản Môn học cũng giới thiệu các nguyên tắc quản lý sử dụng an toàn các chất sinh – hoá học; quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững…
2 Động thực vật thủy sinh
Điều kiện tiên quyết: Không
Môn học cung cấp kiến thức về một số loài thực vật và động vật có giá trị làm thức ăn cho tôm cá Sinh viên sẽ ứng dụng môn học này trong việc chọn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá
3 Chọn địa điểm nuôi trồng và xây dựng công trình thủy sản
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về cách chọn địa điểm và thiết kế công trình thủy sản
4 Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản
Điều kiện tiên quyết: Không
Trang bị cho sinh viên kiến thức về các yếu tố thủy lý, thủy hoá; kiến thức về quản lý các yếu tố thủy lý và thủy hoá trong Nuôi trồng thủy sản
Trang 6Trang bị cho sinh viên kiến thức về nguyên lý xác định giá trị các yếu tố thủy lý, thủy hoá
Trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng các thiết bị xác định giá trị các yếu tố thủy lý, thủy hoá
11.2 Các môn chuyên ngành:
5 Các nguyên tắc quản lý Nông nghiệp - Thủy sản
Điều kiện tiên quyết: Không
Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng giao tiếp, quản lý nhân sự, tính toán tiền lương, tính toán hiệu quả kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp – thủy sản
6 Chuyên đề thiết kế câu hỏi và phỏng vấn đánh giá thị trường
Điều kiện tiên quyết: Các nguyên tắc quản lý nông nghiệp – thủy sản
Chuyên đề nhằm giúp sinh viên có kỹ năng nghiên cứu và dự đoán thị trường và đưa ra tính khả thi của kế hoạch
7 Nuôi động vật có vỏ giáp
Điều kiện tiên quyết: An toàn lao động, Động thực vật thủy sinh, Chọn địa điểm nuôi trồng và xây dựng công trình thủy sản, Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản
Mục đích của môn học này là dạy cho sinh kỹ thuật nuôi một số loài động vật có
vỏ giáp phổ biến và có giá trị kinh tế cao Môn học này tập trung vào các nhiệm vụ chung và các hoạt động phổ biến trong quá trình nuôi Sinh viên học những kỹ năng và kiến thức này thông qua việc kết hợp bài giảng, tự học và thực hành
8 Thực hành nuôi động vật có vỏ giáp
Điều kiện tiên quyết: Nuôi động vật có vỏ giáp
Môn học cũng cố kiến thức cho sinh viên ở phần học lý thuyết, từ đó có thể vận dụng vào thực tế
9 Kỹ thuật sản xuất giống cá
Điều kiện tiên quyết: Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản, Dinh dưỡng và thức
ăn tôm cá
Môn học nhằm cung cấp kiến thức cho sinh viên về phương pháp chọn, nuôi vỗ
cá bố mẹ, phương pháp tiến hành sinh sản nhân tạo một số loài cá, phương pháp ấp trứng và ương nuôi cá con Môn học này tập trung vào các nhiệm vụ chung và các hoạt động phổi biến trong trại sản xuất cá giống Sinh viên học những kỹ năng và kiến thức này thông qua việc kết hợp bài giảng, tự học và thực hành
10 Thực hành kỹ thuật sản xuất giống cá
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật sản xuất giống cá
Môn học cũng cố kiến thức cho sinh viên ở phần học lý thuyết, từ đó có thể vận dụng vào thực tế
11 Kỹ thuật sản xuất giống tôm
Điều kiện tiên quyết: Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản, Nuôi động vật có vỏ giáp, Động thực vật thủy sinh, Dinh dưỡng và thức ăn tôm cá, Bệnh học thủy sản
Mục đích của môn học này là dạy cho sinh viên cách chọn tôm bố mẹ cho đẻ, sản xuất giống tôm sú, tôm càng xanh Môn học này tập trung vào các nhiệm vụ chung và các hoạt động phổ biến trong trại giống tôm Sinh viên học những kỹ năng và kiến thức này thông qua việc kết hợp bài giảng, tự học và thực hành
12 Thực hành kỹ thuật sản xuất giống tôm
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật sản xuất giống tôm
Môn học cũng cố kiến thức cho sinh viên ở phần học lý thuyết, từ đó có thể vận dụng vào thực tế
Trang 713 Kỹ thuật nuôi cá
Điều kiện tiên quyết: Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản, Động thực vật thủy sinh, Dinh dưỡng và thức ăn tôm cá, Bệnh học thủy sản
Mục đích của môn học nầy là cung cấp cho sinh viên kiến thức về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Đồng thời giúp sinh viên có được những kỹ năng về kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế trong các loại hình thủy vực và các mô hình nuôi thích hợp Sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng nầy thông qua việc kết hợp bài giảng trên lớp, tự học, làm bài tập và thực hành
14 Thực hành nuôi cá
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nuôi cá
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về:
+ Chuẩn bị ao nuôi cá (tát cạn ao, diệt tạp, sên vét bùn đáy, bón vôi, phơi khô đáy ao, bón phân tạo thức ăn tự nhiên, lấy nước vào ao nuôi)
+ Chọn giống và thả giống
+ Theo dõi, chăm sóc và quản lý ao nuôi
+ Kiểm tra tốc độ tăng trưởng
+ Thu hoạch
+ Tính hệ số chuyển đổi thức ăn
+ Hạch toán kinh tế
15 Dinh dưỡng và thức ăn tôm, cá
Điều kiện tiên quyết: Không
Sinh viên nghiên cứu về vai trò dinh dưỡng của thức ăn ảnh hưởng đến đời sống tôm, cá, xác định các loại thức ăn trong nuôi thủy sản, xây dựng công thức thức ăn và cách chế biến thức ăn cho tôm, cá
16 Bệnh học thủy sản
Điều kiện tiên quyết: Vi sinh thủy sản, Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản
Môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu về bệnh cá, bệnh tôm Hướng dẫn sinh viên nhận biết nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng trị bệnh cá tôm
17 Bảo quản sản phẩm thủy sản
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về các cách thức bảo quản, các yếu tố gây hư hỏng sản phẩm và cách hạn chế, cách khắc phục khi
có sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất Đồng thời sinh viên nắm được các thông số kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng quy định cho từng dạng sản phẩm
18 Nuôi cá cảnh
Điều kiện tiên quyết: Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản, Kỹ thuật nuôi cá, Kỹ thuật sản xuất giống cá
Môn học cung cấp kiến thức về kỹ thuật nuôi, trang trí bể cá cảnh, Sản xuất giống một số loài cá cảnh
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng viết, trình bày bài báo cáo tốt nghiệp, thiết lập đề cương thực tập tốt nghiệp
12 Danh sách giáo viên thực hiện chương trình:
1 Nguyễn Trường Sinh Cao học Nuôi trồng thủy sản Bộ môn Thủy sản
Trang 82 Trần Thị Hồng Tơ Đại học Nuôi trồng thủy sản //
3 Nguyễn Thị Hồng Thắm Ths Nuôi trồng thủy sản //
4 Châu Hồng Thúy Cao học Nuôi trồng thủy sản //
5 Dương Hoàng Oanh Cao học Nuôi trồng thủy sản //
6 Phan Thị Thanh Trúc Đại học Nuôi trồng thủy sản //
7 Lai Phước Sơn Đại học Nuôi trồng thủy sản //
8 Trần Thanh Tú Nuôi trồng thủy sảnCử nhân cao đẳng //
9 Trần Thị Ngọc Bích Đại học Nuôi trồng thủy sản //
10 Huỳnh Kim Hường Ths Nuôi trồng thủy sản Khoa NNTS
11 Phạm Thị Thủy Đại học Nuôi trồng thủy sản //
12 Trần Thị Phương Lan Cao học Nuôi trồng thủy sản Khoa NN-TSThư viện Các giáo viên khác thuộc Khoa KHCB, Bộ môn CNTT và Bộ môn Ngoại ngữ Các thành viên trong Ban Tư vấn Chương trình ngành Nuôi trồng thủy sản
13 Hướng dẫn thực hiện chương trình:
Chương trình đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản hệ vừa làm vừa học được soạn thảo để sử dụng tại Trường Đại học Trà Vinh
Toàn bộ khối lượng chương trình phải được thực hiện, phát huy triệt để khối lượng kiến thức quy định theo từng môn học cụ thể; kiến thức lý thuyết và thực hành phải có tính thống nhất liên tục và bổ trợ cho nhau
Giờ quy đổi được tính như sau:
1 đơn vị học trình (ĐVHT) = 15 tiết lý thuyết;
= 30 – 45 giờ thực hành, thí nghiệm hay thảo luận;
= 45 – 60 giờ thực tập tại cơ sở;
= 45 – 60 giờ làm tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp