1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai 18. Tuần hoàn máu

6 7,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

- Nêu được ưu điểm của HTH kín so với HTH hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.. Cấu tạo chung - Dịch tuần hoàn: gồm máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô - Tim: có vai trò hút, đẩy máu

Trang 1

Ngày soạn: 15/10/2009 Tiết 18

-Bài 18: TUẦN HOÀN MÁU

I Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải:

1 Về kiến thức

- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.

- Nêu được ưu điểm của HTH kín so với HTH hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

2 Về kĩ năng: Biết so sánh, phân tích kiến thức thông qua kênh hình, kênh chữ/SGK

3 Về thái độ: Thấy được sự phù hợp về cấu tạo và chức năng của các loại hệ tuần hoàn và chiều

hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn

II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1 Học sinh: Đọc và nghiên cứu kĩ các hình vẽ và nội dung/SGK

2 Giáo viên: Các phim, ảnh tư liệu, máy chiếu kết nối với máy tính

III Tiến trình tổ chức dạy học

A Ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số

B Kiểm tra bài cũ: (Kiểm trắc nghiệm – câu hỏi sử dụng phần mềm violet)

1 Hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể gặp ở các nhóm động vật nào sau đây?

A Thân mềm, da gai, ruột khoang C Đa số côn trùng.

B Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp D Cá, lưỡng cư, bò sát.

2 Ở nhóm động vật nào sau đây, quá trình trao đổi khí không cần có sự tham gia của hệ tuần hoàn?

A Cá, lưỡng cư C Các loại côn trùng.

B Bò sát, chim, thú D Tất cả các nhóm động vật đó

3 Cơ quan trao đổi khí của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí đạt hiệu quả nhất?

A Phổi của động vật có vú C Phổi của bò sát

B Phổi và da của ếch nhái D Da của giun đất.

C Các hoạt động dạy – học

Nội dung giảng dạy Hoạt động của giáo viên - học sinh

I Cấu tạo & chức năng của hệ tuần

hoàn

1 Cấu tạo chung

- Dịch tuần hoàn: gồm máu hoặc hỗn hợp

máu – dịch mô

- Tim: có vai trò hút, đẩy máu chảy trong

mạch máu

- Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống

động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

2 Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Vận chuyển các chất từ bộ phận này

đến bộ phận khác để đáp ứng cho các

hoạt động sống của cơ thể

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

- Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo bởi các bộ phận nào?

- Tim có vai trò gì?

- Hệ tuần hoàn ở ĐV có chức năng cơ bản gì?

- Tuần hoàn máu có ý nghĩa gì?

→ cung cấp các chất dinh dưỡng & O2 cho TB hoạt động, đồng thời đưa các chất thải đến thải ở phổi và thận

Trang 2

II Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

1 Tuần hoàn hở:

- Đại diện: thân mềm, chân khớp

- Đặc điểm:

+ Máu được tim bơm vào động mạch sau

đó tràn vào khoang cơ thể Ở đây, máu

được trộn với dịch mô tạo thành hỗn hợp

máu – dịch mô Máu tiếp xúc và trao đổi

trực tiếp với các TB sau đó trở về tim.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp

lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2 Hệ tuần hoàn kín

* Đại diện: mực ống, bạch tuộc, giun đốt,

chân đầu và ĐVCXS

* Đặc điểm:

+ Máu được tim bơm đi liên tục trong

mạch kín, từ động mạch, qua mao mạch,

tĩnh mạch sau đó về tim Máu trao đổi

chất với TB qua thành mạch mao mạch.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp

lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu

chảy nhanh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Ở những động vật nào không có hệ tuần hoàn? Những động vật nào đã có hệ tuần hoàn?

- Có thể gặp những dạng hệ tuần hoàn nào?

- Hệ tuần hoàn hở gặp ở những động vật nào?

- HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét và chiếu tóm tắt các dang hệ tuần hoàn ở dđộng vật

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn kép

- Quan sát H 18.1 và mô tả đặc điểm của hệ tuần hoàn hở?

(GV chiếu hình ảnh để HS quan sát, mô tả)

- Vì sao lại gọi là hệ tuần hoàn hở?

- Hệ tuần hoàn kín gặp ở những động vật nào?

- Quan sát H 18.2 và cho biết hệ tuần hoàn kín có đặc điểm

gì khác với hệ tuần hoàn hở?

(GV chiếu hình ảnh để HS quan sát, mô tả)

- Vì sao lại gọi dạng hệ tuần hoàn này là hệ tuần hoàn kín?

- GV cho HS thực hiện các lệnh trong SGK:

 Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ

đồ hệ tuần hoàn hở (H 18.1 ) và hệ tuần hoàn kép (H 18.2 )

- HS dựa vào đặc điểm của hệ tuần hoàn để XD bài

 Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với

hệ tuần hoàn hở.

→ Ở HTH này, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan → đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất và trao đổi khí

 Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu.

→ Tim hoạt động như một cái bơm hút về & đẩy máu đi Tim

là động lực chính đẩy máu tuần hoàn trong các mạch máu

Trang 3

* Hệ tuần hoàn kín gồm hệ tuần hoàn đơn

và hệ tuần hoàn kép - GV phát phiếu học tập cho HS so sánh hệ tuần hoàn đơn

và hệ tuần hoàn kép

Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Đại diện

Đường đi của máu

Áp lực máu Vận tốc máu

- GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

+ Nhóm 1: Nêu đại diện các động vật thuộc mối loại + Nhóm 2: Nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn

+ Nhóm 3: Nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép + Nhóm 4: Nêu áp lực máu và vận tốc máu trong mỗi loại hệ tuần hoàn máu

- HS thực hiện trong thời gian 5 phút, các HS trong nhóm thảo luận, thực hiện theo hướng dẫn và quan sát nghiên cứu các hình vẽ, tư liệu, các lệnh trong SGK để hoàn thành phiếu học tập

 Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn

của cá (xuất phát từ tim) và giải thích tại sao HTH của cá gọi là HTH đơn (H 18.3A )?

 Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép

của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi

là hệ tuần hoàn kép?

 Cho biết ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần

hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

- HS các nhóm báo cáo nội dung điền phiếu HT, các HS khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét chung và đưa ra thông tin phản hồi PHT để HS so sánh đối chiếu.

- Quan sát sơ đồ các hệ tuần hoàn ở cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú để nghiên cứu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật

- Ở lưỡng cư và bò sát, máu đi nuôi cơ thể có đặc điểm gì?

D Củng cố

- Học sinh đọc mục tóm tắt cuối bài – trang 80/SGK

- Phân biệt tuần hoàn kín, tuần hoàn hở; tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép

- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (câu hỏi dạng violet) để củng cố:

 Loại hệ tuần hoàn (HTH) nào có sự trao đổi trực tiếp giữa máu và các tế bào trong cơ thể/?

A HTH đơn B HTH kép C HTH hở D HTH kín

 HTH của nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?

A Cá xương, chim, thú B Lưỡng cư, thú C Bò sát, chim, thú D Lưỡng cư, bò sát, chim

 Chọn đúng/sai cho các câu sau đây:

Trang 4

a Tim là động lực chính đẩy máu tuần hoàn trong hệ mạch.

b Trong hệ tuần hoàn đơn, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy chậm

c Trong hệ tuần hoàn kín, sự điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh

d Trong hệ tuần hoàn, đường đi của máu đều từ động mạch qua mao mạch, đến tĩnh mạch rồi

về tim

e Dịch tuần hoàn là hỗn hợp máu – dịch mô gặp ở các loại hệ tuần hoàn

f Máu đi nuôi cơ thể ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) là máu pha

E Hướng dẫn về nhà

- Nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trang 80/SGK

- Đọc mục “Em có biết” – trang 80/SGK và nghiên cứu nội dung bài 29: Tuần hoàn máu

F Phụ lục

THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP

Hệ tuần hoàn kép

Hệ tuần hoàn đơn

Nội dung

so sánh Đại diện Các loài cá Lưỡng cư, bò sát, chim, thú

- Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn

- Máu từ tim → mang → các cơ quan

→ tim

Đường đi của máu

- Vòng TH nhỏ: máu từ tim

phổi tim (vận chuyển, trao đổi O 2 - CO 2 ).

- Vòng TH lớn: máu từ tim

các cơ quan tim (vận chuyển, trao đổi khí, chất dinh dưỡng, chất thải)

Áp lực trung bình Vận tốc trung bình

Áp lực máu lớn Vận tốc máu nhanh

Áp lực máu Vận tốc máu

Trang 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM SÁCH II

GIÁO ÁN DẠY SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bài 18 – “TUẦN HOÀN MÁU” – SINH HỌC 11

(tiết 18)

Giáo viên thực hiện: Đỗ Văn Mười

Tổ sinh – Hóa Ngày dạy: 29/10/2009 – Lớp 11D

NAM SÁCH, 10 - 2009

Ngày đăng: 14/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w