1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lý ĐH-KC 2010-Nhận xét,đề,giải

6 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đề Địa "dễ thở" http://chuyentrang.tuoitre.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=389354&ChannelID=142 Thầy Đặng Duy Định - tổ trưởng Tổ Địa trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM, nhận định: "So với đề văn được dư luận khen hay, đề địa lý lần này không có ưu điểm gì đặc biệt. Hầu hết kiến thức nằm trong sách giáo khoa, câu hỏi đơn giản, không hóc búa". Ở câu I.1 nếu không đọc kỹ đề, thí sinh dễ thiếu ý nói về tài nguyên rừng (thực vật) mà chỉ nói về động vật. Câu I.2 lại yêu cầu nhớ và trình bày nhiều số liệu, đây là câu hỏi theo lối học vẹt. Câu II hoàn toàn nằm trong sách giáo khoa. Câu vẽ biểu đồ đơn giản. Hai câu phần tự chọn cũng dễ. Vấn đề còn lại là đáp án như thế nào. Tuy vậy, đề này cũng khó có điểm cao vì thí sinh dễ mất điểm trong từng câu. Đề năm nay đòi hỏi thí sinh phải có chuẩn bị bằng cách làm nhiêu bài tập nếu muốn đạt được điểm cao vì một số câu khó nằm rải rác khắp đề thi. Thí sinh có thể đạt điểm trung bình và khá với đề thi năm nay nhưng khó đạt điểm giỏi. http://www.baodatviet.vn/Home/giaoduc/De-thi-tieng-Anh-Dia-ly-vua-suc-Hoa-kho- nhan/20107/102582.datviet Đúng như nhận định, đề Địa khối C sáng nay được các thí sinh đánh giá là khá cơ bản, câu hỏi rõ ràng và không thách đố thí sinh, tương đương với đề thi năm ngoài. Nếu nắm vững kiến thức, thí sinh dễ dàng đạt điểm cao. “Em hy vọng sẽ gỡ được điểm ở môn địa,phòng em các bạn cũng đều làm khá ổn”, bạn Nguyễn Thị Hậu, thí sinh dự thi trường Học viện Hành chính quốc gia nói. Cùng quan điểm, bạn Lê Anh Phường, thí sinh trường Đại học KHXH & NV đánh giá: “Em thấy đề thi đều nằm trong chương trình, không có câu hỏi khó, tuy nhiên phải nắm vững kiến thức cơ bản và biết phân bố thời gian hợp lý mới đạt điểm cao”. Tuy nhiên, nhiều bạn cho rằng đề hơi dài nên sáng nay, rất ít thí sinh ra khỏi phòng thi trước thời gian. Bạn Tạ Hữu Hiệp, SVTN trường Đại học KHXH & NV cho biết: “Hai môn hôm qua, nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhưng sáng nay, rất ít, chỉ đến gần sát giờ nộp bài 5 đến 10 phút mới thấy có thí sinh ra”. Trong khi đó, nhiều thí sinh khối C rời phòng thi môn địa lý với khuôn mặt hớn hở. Em Huỳnh Duy Khánh (tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Dù đề địa lý ra khá nhiều lĩnh vực nhưng nói chung là dễ. Đề khối C năm nay ra tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải học thuộc và biết tổng hợp. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. 2. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Câu II (3,0 điểm) 1. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm? 2. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải quan tâm là gì? Tại sao? Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ Đơn vị: nghìn tấn Năm Loại hàng 2000 2003 2005 2007 Tổng số 21 903 34 019 38 328 46 247 - Hàng xuất khẩu 5 461 7 118 9 916 11 661 - Hàng nhập khẩu 9 293 13 575 14 859 17 856 - Hàng nội địa 7 149 13 326 13 553 16 730 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008, NXB Thống kê, 2009, trang 516 Anh (chị) hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân loại theo hàng hóa thông qua các cảng biển trong giai đoạn 2000 – 2007. 2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo Chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông ngiệp ở nước ta. Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước? Câu IV.b. Theo Chương trình Nâng cao (2,0 điểm) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên môn hóa? BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C (Đáp án - thang điểm có 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) I 1 Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ 1,00 (2,0 đ) đa dạng sinh học ở nước ta a) Những biểu hiện suy giảm Suy giảm về số lượng loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. 0,25 b) Biện pháp bảo vệ - Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn 0,25 thiên nhiên. - Ban hành Sách đỏ Việt Nam nhằm bảo vệ nguồn gen động, thực vật 0,25 quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. - Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi 0,25 sinh vật của đất nước. II (3,0 đ) 2 1 Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ? a) Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh - Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (dẫn chứng). - Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. b) Khó khăn - Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng… - Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống… Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ? a) Cơ cấu công nghiệp theo ngành - Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. - Tương đối đa dạng (3 nhóm ngành gồm 29 ngành công nghiệp). 1 1,00 0,25 0,25 0,25 0,25 1,50 0,25 0,25 III (3,0 đ) 2 1 - Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm (năng lượng, chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may…). - Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nướ c. b) Lí do phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm - Khai thác có hiệu quả các thế mạnh (tự nhiên, kinh tế - xã hội). - Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây là gì ? Tại sao ? a) Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - Diện tích rộng lớn với nhiều loại đất (đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Khí hậu mang tính chất cận xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, giao thông… - Tài nguyên sinh vật phong phú, nhất là rừng (rừng ngập mặn, rừng tràm) và cá, chim. - Các thế mạnh khác: nguồn lợi hải sản, khoáng sản (than bùn, đá vôi, dầu khí)… b) Nêu vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí, cải tạo tự nhiên và giải thích - Vấn đề quan trọng hàng đầu ở đây là thuỷ lợi, đặc biệt là nước ngọt vào mùa khô. - Nguyên nhân chủ yếu là cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vẽ biểu đồ * Yêu cầu - Chọn dạng biểu đồ miền và vẽ chính xác. - Đảm bảo khoảng cách năm. - Có tên biểu đồ và chú giải. a) Xử lí số liệu Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa (%) 0,25 0,25 0,25 0,25 1,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2,00 0,50 Năm Loại hàng Tổng số - Hàng xuất khẩu - Hàng nhập khẩu - Hàng nội địa 2000 100,0 24,9 42,4 32,7 2 2003 100,0 20,9 39,9 39,2 2005 100,0 25,9 38,8 35,3 2007 100,0 25,2 38,6 36,2 b) Vẽ biểu đồ CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA 1,50 2 Nhận xét và giải thích a) Nhận xét - Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi, nhưng không lớn. - Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng). b) Giải thích - Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng. - Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên nên tỉ trọng giảm. 1,00 0,25 0,25 0,25 0,25 II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) IV.a (2,0 đ) Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta. Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước ? a) Những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn. 2,00 0,25 - Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn. 0,25 - Kinh tế trang trại có bước phát triển mới. - Kinh tế trang trại thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá. b) Giải thích Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước 3 0,25 0,25 IV.b (2,0 đ) - Thuận lợi về tự nhiên: + Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ (nhất là đất badan) thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp trên quy mô lớn. + Khí hậu cận xích đạo, nguồn nước phong phú thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp. - Thuận lợi về kinh tế - xã hội: + Nguồn lao động dồi dào, có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường + Cơ sở vật chất - kĩ thuật khá hoàn thiện, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp, thị trường, vốn đầu tư… Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) So sánh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng lại có sự khác nhau về chuyên môn hoá ? a) So sánh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long - Giống nhau: + Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. + Gia súc, gia cầm và thuỷ sản. - Khác nhau: 0,25 0,25 0,25 0,25 2,00 0,25 0,25 + Đồng bằng sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn nuôi bò sữa. 0,25 + Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thuỷ sản (tôm, cá tra, cá ba sa ). b) Giải thích sự khác nhau về chuyên môn hoá giữa hai vùng - Đồng bằng sông Hồng: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông. + Nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa) của các đô thị (Hà Nội, Hải Phòng…). - Đồng bằng sông Cửu Long: + Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt (nuôi vịt chạy đồng). 0,25 0,25 0,25 0,25 + Có nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn. 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm Hết 4 . ra”. Trong khi đó, nhiều thí sinh khối C rời phòng thi môn địa lý với khuôn mặt hớn hở. Em Huỳnh Duy Khánh (tỉnh Sóc Trăng) cho biết: Dù đề địa lý ra khá nhiều lĩnh vực nhưng nói chung là dễ. Đề khối. trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM, nhận định: "So với đề văn được dư luận khen hay, đề địa lý lần này không có ưu điểm gì đặc biệt. Hầu hết kiến thức nằm trong sách giáo khoa, câu hỏi. Đề Địa "dễ thở" http://chuyentrang.tuoitre.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=389354&ChannelID=142 Thầy Đặng Duy Định - tổ trưởng Tổ Địa trường THPT Nguyễn Chí

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:00

Xem thêm: Địa lý ĐH-KC 2010-Nhận xét,đề,giải

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w