Ðu đủ Ðu đủ còn có tên là Lô hong phlê (Campuchia), Mắc hung (Lào), Phiên mộc. Tên khoa học là Caricapapaya L., thuộc họ đu đủ. Là cây trồng phổ biến ở nước ta. Thân thẳng, cao từ 3-7m đôi khi có phân nhánh. Vỏ mang nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá rộng, to chia làm 6-9 thùy, thùy hình trứng nhọn mép có răng cưa không đều. Cuống lá rỗng và dài 30-50cm. Hoa trắng nhạt hay xanh nhạt. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống rất dài. Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả thịt hình trứng to dài 20- 30cm, đường kính 15-20cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Trong ruột quả có nhiều hạt to đen bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy. Giống đu đủ CO5 (Ấn Ðộ) có hàm lượng 14-15g pagain khô/1 quả, trong khi trước đây chỉ có 3-4g/quả, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Tại nước ta được trồng ở khắp nơi nhưng chưa đi vào quy mô công nghệ. Sau khi trồng 8-10 tháng đã có thể bắt đầu thu hoạch, nhưng năng suất cao nhất là từ năm thứ 3 trở đi. Trước hết đu đủ là một loại thực phẩm thông dụng: Ðu đủ chín có vị thơm ngon, cung cấp nhiều beta caroten (là một tiền chất của vitamin A), vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Ðây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng, nồng độ đạt 2.100 mcg beta caroten/100g ăn được. Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da cho trẻ. Thậm chí cả trẻ nhỏ đang bú mẹ, nếu mẹ thừa beta caroten sẽ bài tiết qua sữa sang con và gây vàng da cho trẻ. Rất may là hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào. Ðu đủ xanh có nhiều men papain, tác dụng giống như pepsin của dạ dày, nhất là giống Trypsin của tụy trong việc tiêu hóa chất thịt. Ở nước ta, gỏi đu đủ trộn vừng lạc là món ăn rất phổ biến. Ngoài ra người ta còn dùng đu đủ xanh nấu với thịt để chóng nhừ hoặc nấu cháo cùng thông thảo, ý dĩ và móng giò cho các phụ nữ đang cho con bú. Ðu đủ còn có tác dụng như một vị thuốc: Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa ho, mất tiếng. Nước sắc lá đu đủ dùng giặt vết máu trên vải, rửa vết thương, vết loét. Lá tươi dùng gói thịt gà để khi nấu chóng mềm. Trong lá, quả, hạt đu đủ còn có chất cacpain với tác dụng làm chậm nhịp tim, có người đã dùng làm thuốc chữa tim. Lá đu đủ thái nhỏ trộn với thóc dùng chữa bệnh biếng ăn cho bò, ngựa. Nhựa đu đủ được coi là vị thuốc tẩy giun. Tác dụng trên giun đũa, giun kim và sán lợn nhưng không có tác dụng trên giun móc. Tuy nhiên cần lưu ý nếu cho lợn ăn lá đu đủ để tẩy giun, lợn thường bị xuống cân và khó vỗ trở lại. Nhựa đu đủ còn dùng ngoài chữa chai chân và hột cơm. Rễ đu đủ được dân gian sắc làm thuốc cầm máu. Như vậy cây đu đủ rất có ích cho con người, có thể sử dụng được tất cả các phần, từ hoa, lá, rễ cho đến nhựa cây. Ðặc biệt đu đủ còn là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên rất tốt. . Ðu đủ Ðu đủ còn có tên là Lô hong phlê (Campuchia), Mắc hung (Lào), Phiên mộc. Tên khoa học là Caricapapaya L., thuộc họ đu đủ. Là cây trồng phổ biến ở. còn dùng đu đủ xanh nấu với thịt để chóng nhừ hoặc nấu cháo cùng thông thảo, ý dĩ và móng giò cho các phụ nữ đang cho con bú. Ðu đủ còn có tác dụng như một vị thuốc: Hoa đu đủ đực tươi. lá đu đủ để tẩy giun, lợn thường bị xuống cân và khó vỗ trở lại. Nhựa đu đủ còn dùng ngoài chữa chai chân và hột cơm. Rễ đu đủ được dân gian sắc làm thuốc cầm máu. Như vậy cây đu đủ rất