1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Loãng xương ppt

16 356 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 178,13 KB

Nội dung

Loãng xương Bệnh có thể xảy ra không một lời báo trước, bạn cúi người để nhặt tờ báo buổi sáng và thấy đau xé mạn sườn. Sau đó bạn phát hiện ra là mình đã bị gãy xương sườn. Nếu bạn là phụ nữ lớn tuổi, gẫy xương của bạn thường là hậu quả của loãng xương. Loãng xương làm cho xương bị yếu và giòn – giòn đến mức ngay cả những stress nhẹ như cúi, nhấc phích hoặc ho cũng có thể gây gẫy xương. Ở phần lớn các trường hợp, xương bị yếu khi bạn có nồng độ calci, phospho và các chất khoáng khác trong xương thấp. Loãng xương cũng có thể đi kèm với rối loạn nội tiết hoặc do dùng quá nhiều những thuốc như corticosteroid. Ở Mỹ, loãng xương gây hơn 1,5 triệu ca gẫy xương mỗi năm. Thường những trường hợp gẫy xương này xảy ra ở xương sống, cổ xương đùi hoặc cổ tay. Khoảng 8 triệu phụ nữ Mỹ và 2 triệu nam giới Mỹ bị loãng xương và chừng 18 triệu người Mỹ có mật độ xương thấp. Một tin tốt về loãng xương là không bao giờ quá muộn bắt đầu làm một điều gì đó về nó. Nếu bạn là phụ nữ và chưa mãn kinh, bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp để ngăn không cho bệnh loãng xương thầm lặng lấy đi sự vững chắc của xương bạn. Còn nếu bạn đã mạn kinh, các xét nghiệm có thể giúp phát hiện giai đoạn sớm của bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng Trong giai đoạn đầu của mất xương, bạn thường không đau hoặc không có triệu chứng. Nhưng khi xương đã bị yếu vì loãng xương, bạn có thể có các triệu chứng sau:  Đau lưng  Giảm chiều cao, đi kèm với tư thế cõng  Gẫy xương sống, cổ tay, cổ xương đùi hoặc các xương khác Nguyên nhân Độ vững chắc của xương phụ thuộc vào khối xương về mật độ xương. Và mật độ xương tùy thuộc một phần vào lượng calci, phospho và các chất khoáng khác trong xương. Khi xương của bạn chứa ít chất khoáng, sự vững chắc của xương bị giảm và chúng bị mất cấu trúc chống đỡ bên trong. Các nhà khoa học đã biết tất cả những lý do gây ra tình trạng này, nhưng quá trình có sự tham gia của cơ chế tạo xương. Xương liên tục thay đổi, xương mới được tạo ra và xương cũ sẽ mất đi, tiến trình được gọi là tái tạo, hoặc thay thế xương. Một chu kỳ tái tạo xương hoàn chỉnh mất khoảng 2-3 tháng. Khi bạn còn trẻ, cơ thể bạn tạo xương mới nhanh hơn là mất xương cũ, và khối xương tăng lên. Bạn đạt khối xương tối đa vào giữa độ tuổi 30. Sau đó, sự tái tạo xương tiếp tục. Nhưng mất xương nhiều hơn chút ít so với tạo xương khoảng 0,3-0,5%/năm. Không đủ vitamin D và calci trong chế độ ăn có thể đẩy nhanh quá trình này. Ở tuổi mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm, mất xương tăng 1- 3%/năm. Ở độ tuổi 60, mất xương chậm nhưng không dừng lại. Khi người phụ nữ về già, họ có thể mất 35-50% khối xương. Nam giới có thể mất 20- 35% khối xương. Nguy cơ bị loãng xương của bạn tùy thuộc vào khối xương có được khi bạn ở tuổi 25-35 (khối xương tối đa) và tốc độ mất xương sau đó. Khối xương tối đa càng cao, bạn càng có nhiều xương "dự trữ" và ít bị loãng xương khi bạn bị mất xương trong quá trình lão hóa bình thường. Đủ calci và vitamin D trong chế độ ăn, và tập luyện thường xuyên có thể đảm bảo cho xương bạn khỏe mạnh trong suốt cuộc đời. Các yếu tố nguy cơ Phát hiện sớm loãng xương là rất quan trọng. Bạn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu bạn biết mình bị bệnh và phòng tránh bệnh nếu bạn biết mình dễ bị bệnh. Hãy xem xét các yếu tố nguy cơ sau, thảo luận với bác sĩ của bạn về những nguy cơ này đề ra chiến lược phòng tránh. Nếu bạn là phụ nữ, tốt nhất là làm tốt những việc này trước khi mãn kinh. Các yếu tố nguy cơ gồm:  Giới tính. Gẫy xương do loãng xương hay gặp ở phụ nữ gấp 2 lần so với ở nam giới. Đó là do phụ nữ có khối xương thấp hơn và thường sống lâu hơn. Họ cũng bị giảm đột ngột estrogen khi mãn kinh, làm đẩy nhanh sự mất xương. Phụ nữ mảnh mai, tầm vóc nhỏ đặc biệt có nguy cơ. Nam giới có nồng độ hormon nam testosteron thấp cũng có nguy cơ cao.  Tuổi. Càng nhiều tuổi, nguy cơ loãng xương càng cao. Khi nam giới sống lâu hơn, nguy cơ của họ cũng tăng.  Chủng tộc. Bạn có nguy cơ bị loãng xương cao nhất nếu bạn là người da trắng hoặc người gốc Đông Nam Á. Người da đen có nguy cơ thấp nhất, còn người gốc Tây Ban Nha và người da đỏ có nguy cơ trung bình.  Tiền sử gia đình. Có mẹ hoặc chị em gái bị loãng xương làm tăng nguy cơ của bạn.  Hút thuốc lá. Chưa rõ vai trò chính xác của thuốc lá trong loãng xương, nhưng các nhà nghiên cứu biết rằng hút thuốc lá làm yếu xương.  Estrogen. Bạn càng có estrogen, nguy cơ loãng xương càng thấp. Thí dụ, bạn có nguy cơ thấp hơn nếu bạn mãn kinh muộn hoặc bắt đầu có kinh sớm hơn bình thường. Nhưng nếu bạn có tiền sử chu kỳ kinh nguyệt không bình thường, mãn kinh sớm trước những năm cuối của lứa tuổi 40 hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng trước tuổi 45 mà không dùng liệu pháp thay thế hormon (HRT), nguy cơ của bạn sẽ tăng.  Thuốc. Dùng dài ngày các thuốc corticosteroid, như prednison, cortison, prednisolon và dexamethason, sẽ gây tổn thương xương. Những thuốc này thường được dùng điều trị các bệnh mạn tính như hen, viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến. Nếu bạn cần dùng thuốc steroid trong thời gian dài, bác sĩ có thể theo dõi mật độ xương và khuyên dùng các thuốc khác để phòng tránh mất xương. Quá nhiều hormon tuyến giáp cũng có thể gây mất xương. Tình trạng này có thể xảy ra khi tuyến giáp của bạn hoạt động quá mức (cường tuyến giáp) hoặc khi bạn dùng quá nhiều thuốc hormon tuyến giáp để điều trị tuyến giáp hoạt động quá kém (thiểu năng tuyến giáp). Xét nghiệm hormon kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu có thể theo dõi nồng độ hormon chính xác hơn nhiều và giúp bạn dùng lượng thuốc tuyến giáp hợp lý. Một số thuốc lợi niệu là những thuốc ngăn ứ dịch trong cơ thể cũng có thể làm cho thận bài tiết nhiều calci hơn. Nếu bạn không nhận đủ calci và các khoáng chất khác, xương của bạn sẽ mỏng hơn. Các thuốc lợi niệu làm cho thận bài tiết nhiều calci bao gồm furosemid (Lasix), bumetanid (Bumex), acid ethacrynic (Edecrin) và torsemid (Demadex). Nếu hiện bạn đang dùng một trong những thuốc này, hãy nói với bác sĩ để chuyển sang thuốc lợi niệu không gây mất calci. Dùng trong thời gian dài thuốc chống đông heparin, methotrexat, một số thuốc chống động kinh và thuốc giảm acid dạ dày chứa nhôm cũng gây mất xương.  Ăn ít calci, hoặc bị một số bệnh và làm các thủ thuật gây giảm hấp thu calci. Những bệnh này gồm phẫu thuật dạ dày (cắt dạ dày) hoặc các bệnh đường tiêu hóa, như bệnh Crohn. Bệnh Cushing – là bệnh hiếm gặp do tuyến thương thận sản sinh quá nhiều hormon corticosteroid và chứng biếng ăn cũng có thể làm tăng mất xương.  Lối sống ít hoạt động. Sức khỏe của xương bắt đầu từ khi còn nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em hoạt động thế chất nhiều nhất có mật độ xương cao nhất. Mỗi bài tập tư thế đứng đều rất có lợi, nhưng nhảy và đi bộ dường như đặc biệt giúp ích cho việc tạo xương khỏe mạnh. Mặc dù tập luyện suốt đời là quan trọng, song bạn có thể tăng mật độ xương ở bất cứ lứa tuổi nào.  Nghiện rượu. Với nam giới, nghiện rượu là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất gây loãng xương. Uống quá nhiều rượu làm giảm sự hình thành xương và cản trở khả năng hấp thu calci của cơ thể.  Trầm cảm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ bị trầm cảm tăng tỷ lệ mất xương. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu sớm của loãng xương bằng xét nghiệm mật độ xương đơn giản, không đau (đo mật độ xương). Cho tới nay, xét nghiệm sàng lọc chủ yếu đối với loãng xương là đo độ hấp thu tia X năng lượng kép (DEXA). Nhưng năm 1998, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Mỹ đã phê chuẩn một thiết bị khác có thể đánh giá nguy cơ loãng xương của bạn trong chưa đến 1 phút. Thiết bị này truyền sóng âm không đau qua gót chân của bạn để đo mật độ xương. Xương bạn càng dày gót chân càng khỏe, và sóng âm thanh càng mất nhiều thời gian để truyền qua. Máy siêu âm là một thiết bị xác tay, rẻ tiền khiến cho bất cứ ai có nguy cơ bị loãng xương đều có thể được sàng lọc. Mặc dù siêu âm gót chân đủ chính xác để sàng lọc, hiện nó chưa phải là công cụ chẩn đoán nhạy như DEXA, và DEXA vẫn là công cụ chuẩn trong chẩn đoán và điều trị cũng như sàng lọc. Nếu bạn là phụ nữ, Tổ chức Loãng xương Quốc gia của Mỹ khuyên rằng bạn phải làm xét nghiệm mật độ xương nếu bạn không dùng estrogen và có bất kỳ yếu tố nào dưới đây:  Dùng các thuốc có thể gây loãng xương.  Bị tiểu đường týp 1, bệnh gan, bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị loãng xương.  Mãn kinh sớm.  Sau mãn kinh, trên 50 tuổi và có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ loãng xương.  Sau mãn kinh, trên 65 tuổi, và chưa bao giờ làm xét nghiệm mật độ xương. Nói chung, bác sĩ không khuyên sàng lọc loãng xương cho nam giới vì bệnh ít gặp ở nam giới hơn ở nữ giới. Biến chứng Gẫy xương là biến chứng nặng hay gặp nhất của loãng xương. Gẫy xương thường xảy ra ở xương sống hoặc cổ xương đùi là những xương trực tiếp nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Gẫy cổ tay do ngã cũng hay gặp. Gẫy xương sống có thể xảy ra mà không bị ngã hoặc tổn thương. Các xương ở vùng lưng (xương sống) trở nên yếu đến mức bắt đầu bị lún. Gẫy lún có thể gây đau dữ dội và cần hồi phục trong thời gian dài. Nếu bạn bị nhiều lần gẫy xương như vậy, bạn có thể giảm nhiều cm chiều cao vì dáng của bạn bị gù. Đôi khi bạn có thể bị đau tương đối nhẹ và chỉ bị lún xương sống rất ít. Mặc dù phần lớn bệnh nhân đạt kết quả khá tốt khi điều trị phẫu thuật hiện đại, gẫy cổ xương đùi có thể gây tàn phế và thậm chí tử vong do các biến chứng sau phẫu thuật. Điều trị Liệu pháp thay thế hormon (HRT) là cách tốt nhất để phòng tránh loãng xương ở phụ nữ. Nhưng không phải tất cả các tác dụng của HRT đều có lợi. Dùng HRT ở dạng liệu pháp phối hợp - estrogen cộng progestin có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng và nguy cơ đối với sức khỏe. Hãy cùng với bác sĩ đánh giá những biện pháp và quyết định lựa chọn tốt nhất đối với bạn. HRT có ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm dạng viên, miếng dán, kem và vòng âm đạo. Hãy hỏi bác sĩ về dạng estrogen nào là tốt nhất đối với bạn. Nếu HRT không thích hợp đối với bạn, các thuốc kê đơn khác có thể làm chậm sự mất xương và thậm chí có thể làm tăng mật độ xương. Những thuốc này gồm: [...]... nhóm thuốc này có thể hạn chế giáng hóa xương, bảo toàn khối xương, và thậm chí làm tăng mật độ xương ở xương sống và xương đùi Nổi tiếng nhất trong những thuốc này là alendronat (Fosamax) Các nghiên cứu cho thấy thuốc có thể làm giảm khoảng 50% nguy cơ gẫy cổ xương đùi và xương sống FDA đã phê chuẩn cả Fosamax và một thuốc khác, là risedronat (Actonel), để giảm gẫy xương Đôi khi thuốc etidronat (Didronel)... giảm nguy cơ gẫy xương Các nghiên cứu khác trái ngược với kết quả này Vì vẫn nghiên cứu về tác dụng của statin đối với mất xương vẫn đang diễn ra, các thuốc này không được kê đơn thường quy để điều trị loãng xương Tác dụng phụ của thuốc gồm tổn thương gan mất bù, và viêm cơ ở một số ít trường hợp Phòng tránh Các biện pháp sau có thể làm giảm mạnh nguy cơ loãng xương Nếu bạn đã bị loãng xương, các bước... thuốc khác, là risedronat (Actonel), để giảm gẫy xương Đôi khi thuốc etidronat (Didronel) cũng được kê để phòng tránh mất xương Bisphosphonat có thể đặc biệt có lợi đối với nam giới, người trẻ tuổi và những người bị loãng xương do steroid Chúng cũng được dùng để phòng tránh loãng xương ở những người cần điều trị steroid dài ngày cho các bệnh như hen hoặc viêm khớp Các tác dụng phụ có thể gồm buồn nôn,... làm giảm mạnh nguy cơ loãng xương Nếu bạn đã bị loãng xương, các bước này có thể giúp ngăn không cho xương bị yếu hơn Ở một số trường hợp, thậm chí bạn có thể thay thế xương đã bị mất  Dùng đủ lượng calci và vitamin D Khối xương tối đa của bạn càng cao, bạn càng ít có khả năng bị gẫy xương sau này Khối xương tối đa tùy thuộc một phần vào di truyền của bạn, lượng calci bạn ăn vào trong đời và mức độ tập... thể làm giảm nguy cơ loãng xương trong và sau mãn kinh Nhưng do nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng, cần thảo luận với bác sĩ về những lựa chọn và quyết định biện pháp tốt nhất đối với bạn  Tránh uống quá nhiều rượu Uống trên 2 cốc rượu/ngày có thể làm giảm tạp xương và giảm khả năng hấp thu calci của cơ thể Không có mối liên quan rõ rệt giữa uống rượu vừa phải và loãng xương  Hạn chế caffein... hấp thu xương và có thể làm chậm sự mất xương và ngăn ngừa gẫy xương sống, mặc dù không ngăn ngừa được gẫy cổ xương đùi Thuốc được dùng dưới dạng xịt mũi và gây kích ứng mũi ở khoảng 12% số người dùng thuốc Calcitonin thường được dùng để điều trị cho những người loãng xương có nguy cơ cao bị gẫy xương và không thể dùng estrogen hoặc bisphosphonat  Tamoxifen Đây là một hormon tổng hợp đã được dùng để... béo và sữa toàn phần; sữa chua thô ít béo; phomat Thụy Sĩ, phomat dầy và phomat trắng; cải bông xanh; cá hồi có xương đóng hộp; nước cam và các sản phẩm khác, như đậu phụ, thực phẩm có bổ sung calci  Tập luyện Tập luyện có thể giúp xương vững chắc và làm chậm mất xương Tập luyện sẽ có lợi cho xương của bạn bất kể bạn bắt đầu vào lúc nào, nhưng bạn sẽ có lợi ích cao nhất nếu bắt đầu tập luyện thường xuyên... estrogen đối với xương ở phụ nữ sau mãn kinh, mà không gây ra các nguy cơ như estrogen, như tăng nguy cơ ung thư tử cung, và ung thư vú Bốc hỏa là tác dụng phụ hay gặp của raloxifen, và bạn không nên dùng thuốc này nếu bạn có tiền sử huyết khối  Calcitonin Calcitonin là hormon được tuyến giáp sản sinh Nó làm giảm tái hấp thu xương và có thể làm chậm sự mất xương và ngăn ngừa gẫy xương sống, mặc dù... mạnh với tập ở tư thế đứng Tập sức mạnh cho phép bạn tăng cường cơ và xương ở cánh tay và cột sống trên, trong khi tập ở tư thế đứng như đi bộ, chạy bộ, chạy, leo cầu thang, nhảy dây, trượt tuyết và các môn thể thao đối kháng chủ yếu tác động lên xương ở chân, đùi và cột sống dưới  Không hút thuốc lá Hút thuốc lá làm tăng mất xương, có lẽ do giảm lượng estrogen sinh ra trong cơ thể và giảm hấp thu... của bạn có đủ calci Tự chăm sóc Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn giảm các triệu chứng và duy trì sự độc lập của mình nếu bạn bị loãng xương:  Duy trì tư thế đúng Tư thế đúng giữ cho đầu bạn ở cao, cằm thẳng, vai đưa sau, lưng trên thẳng và thắt lưng uốn cong – giúp xương sống không bị quá sức Khi ngồi hay lái xe, hãy để một chiếc khăn cuộn tròn ở chỗ lõm vùng thắt lưng Không cúi khi đọc hoặc làm . lọc loãng xương cho nam giới vì bệnh ít gặp ở nam giới hơn ở nữ giới. Biến chứng Gẫy xương là biến chứng nặng hay gặp nhất của loãng xương. Gẫy xương thường xảy ra ở xương sống hoặc cổ xương. loãng xương gây hơn 1,5 triệu ca gẫy xương mỗi năm. Thường những trường hợp gẫy xương này xảy ra ở xương sống, cổ xương đùi hoặc cổ tay. Khoảng 8 triệu phụ nữ Mỹ và 2 triệu nam giới Mỹ bị loãng. kèm với tư thế cõng  Gẫy xương sống, cổ tay, cổ xương đùi hoặc các xương khác Nguyên nhân Độ vững chắc của xương phụ thuộc vào khối xương về mật độ xương. Và mật độ xương tùy thuộc một phần

Ngày đăng: 12/07/2014, 02:21

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN