Bài soạn: KHOA HỌC: Bài 63: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nêu được 1 số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. - Giáo dục HS biết quý trọng và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình SGK trang 132, sưu tầm thêm 1 số hình ảnh khác về ứng dụng của tài nguyên thiên nhiên. - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Giải ô chữ. GV: Để kiểm tra và hệ thống lại bài học trước, các em sẽ cùng làm bài tập giải ô chữ. Cô chia lớp mình thành 2 đội chơi, 1 dãy là 1 đội. Các đội chơi sẽ lần lượt chọn và trả lời các câu hỏi ở hàng ngang: 1 lần chọn và trả lời đúng được 10 điểm. Nếu trả lời sai thì mất quyền trả lời và nhường lại quyền trả lời cho đội bạn. Đội kia nếu trả lời đúng được 5 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Nếu đội nào đọc được từ hàng dọc trước 3 câu hỏi đầu tiên được 80 điểm, sau 3 câu được 40 điểm. Còn trả lời sau khi lật mở cả 9 từ hàng ngang được 20 điểm. Nếu trả lời sai từ hàng dọc sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Ô chữ của chúng ta gồm 9 từ hàng ngang. Mỗi từ hàng ngang đêu fyêu cầu điền từ còn thiếu thích hợp vào ô trống: + Hàng ngang 1 (gồm 9 chữ cái): là tất cả những gì có xung quanh chúng ta. (Đáp án: môi trường → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ T) + Hàng ngang 2 (gồm 7 chữ cái): Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường (Đáp án: nhân tạo → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ A) + Hàng ngang 3 (gồm 7 chữ cái): là 1 yếu tố của môi trường tự nhiên, cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất. (Đáp án: mặt trời → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ I) + Hàng ngang 4 (gồm 4 chữ cái): chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất, có ở biển cả, sông ngòi, hồ ao. (Đáp án: nước → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ N) + Hàng ngang 5 (gồm 8 chữ cái): là yếu tố tự nhiên giúp chúng ta hô hấp. (Đáp án: không khí → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ G) + Hàng ngang 6 (gồm 6 chữ cái): của nước ta có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. (Đáp án: khí hậu → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ U) + Hàng ngang 7 (gồm 6 chữ cái): Các loại hàng hoá, đồ dùng, máy móc v.v thường được sản xuất ở (Đáp án: nhà máy → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ Y) + Hàng ngang 8 (gồm 7 chữ cái): Làng xóm, đồng ruộng là các yếu tố của môi trường (Đáp án: làng quê → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ Ê) + Hàng ngang 9 (gồm 8 chữ cái): là nơi có nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông v.v đông đúc. (Đáp án: thành phố → Chữ cái xuất hiện ở ô chữ dọc là chữ N) ⇒ Từ hàng dọc: Tài nguyên. B. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Ô chữ vừa rồi đưa chúng ta đến với từ “Tài nguyên”. Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm này, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “Tài nguyên thiên nhiên”. (Ghi đề, HS nhắc lại) 2. Tìm hiểu bài: I. Tài nguyên thiên nhiên là gì? - GV: Trước hết ta cùng tìm hiểu xem Tài nguyên thiên nhiên là gì? Các em hãy cùng đọc mục Bạn cần biết ở SGK- 130 và cho biết Tài nguyên thiên nhiên là gì? - HS đọc, trả lời. GV trình chiếu - 1 số HS nhắc lại. II. Các loại tài nguyên thiên nhiên và ích lợi của chúng: - GV: Như vậy, các em đã hiểu thế nào là tài nguyên thiên nhiên. Vậy tài nguyên thiên nhiên có những loại nào và ích lợi của chúng ra sao, ta tìm hiểu tiếp phần II: Các loại tài nguyên thiên nhiên và ích lợi của chúng. - GV: dựa vào những điều các em vừa biết được về tài nguyên thiên nhiên, em hãy kể tên các tài nguyên thiên nhiên mà em biết. (Tài nguyên đất, rừng, gió, nước ) - GV: Ngoài những loại tài nguyên thiên nhiên các em vừa kể còn có rất nhiều các loại tài nguyên thiên nhiên khác. Để tìm hiểu thêm về chúng, các em cùng hoạt động theo nhóm. Cô chia lớp mình thành 4 nhóm. Các nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và công dụng của mỗi tài nguyên thiên nhiên đó, ghi vào phiếu học tập. Thời gian để chúng ta thực hiện hoạt động này là 5 phút. - HS làm việc theo nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ thêm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1- 2 hình. - Hình 1 → GV giới thiệu thêm hình ảnh sử dụng năng lượng gió làm quay cánh quạt, sử dụng năng lượng nước làm quay bánh xe nước. Hình 4 → GV giới thiệu thêm về hình ảnh dùng tài nguyên vàng làm ngân sách, đồ trang sức, mạ vàng - GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. * Trò chơi: - GV: Qua hoạt động vừa rồi, các em đã kể được các loại tài nguyên thiên nhiên và ích lợi của chúng. Bây giờ để giúp các em củng cố lại bài, cô sẽ cho các em chơi 1 trò chơi. Trò chơi có tên: “Đố bạn: Tôi là ai? Tôi có ích lợi gì?”. Trò chơi như sau: Máy chiếu sẽ lần lượt chiếu từng bức tranh. Cả lớp cúng suy nghĩ và trả lời trong vòng 15 giây. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà. - GV tổ chức cho HS chơi. 3. Củng cố dặn dò: - GV: Như vậy, qua bài học hôm nay, các em đã hiểu về tài nguyên thiên nhiên. Vậy ai có thể nhắc lại cho cả lớp biết tài nguyên thiên nhiên là gì? - GV: Vậy các loại tài nguyên thiên nhiên có phải là vô tận không, con người phải khai thác và sử dụng chúng như thế nào cho hợp lí, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong những tiết học sau. - Về nhà học lại bài, chuẩn bị bài sau: Vai trò của môi trưòng tự nhiên đối với đời sống con người. - HS lấy vở ghi bài. . Bài soạn: KHOA HỌC: Bài 63: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nêu được 1 số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. - Giáo dục HS biết quý trọng và giữ gìn tài nguyên thiên. em vừa biết được về tài nguyên thiên nhiên, em hãy kể tên các tài nguyên thiên nhiên mà em biết. (Tài nguyên đất, rừng, gió, nước ) - GV: Ngoài những loại tài nguyên thiên nhiên các em vừa kể. Như vậy, qua bài học hôm nay, các em đã hiểu về tài nguyên thiên nhiên. Vậy ai có thể nhắc lại cho cả lớp biết tài nguyên thiên nhiên là gì? - GV: Vậy các loại tài nguyên thiên nhiên có phải