be yeu

14 118 0
be yeu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong giai đoạn trẻ từ 4- 6 tháng tuổi, sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng nhất đối với trẻ. Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu sữa mẹ đầy đủ và chất lượng tốt thì các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tức là chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bước sang tháng thứ 7. Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn ăn cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi như sau: Nước dưa hấu Nguyên liệu: Ruột dưa hấu 100g Đường trắng 10g Cách làm: Cho ruột dưa hấu vào bát, dùng thìa dầm nát, lọc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng vào, khuấy đều là được. Nước cam ( quýt) tươi Nguyên liệu: Cam (quýt) tươi Đường trắng, nước ấm vừa đủ. Cách làm: Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều. Nước cà chua Nguyên liệu: Cà chua tươi Đường trắng và nước ấm vừa đủ. Cách làm: Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được. Nước rau dền Nguyên liệu: Rau dền 100g Ảnh: inmagine.com 1 Muối tinh một ít Nước 100ml Cách làm: Rửa sạch rau dền, thái vụn. Đặt nồi lên bếp, đun nước sôi, cho rau dền vào, thêm chút muối tinh, đun khoảng 5- 6 phút, bớt lửa om tiếp 10 phút, lọc bỏ xác rau và nước cặn là được. Nước rau muống Nguyên liệu: Lá rau muống tươi non 100g Muối tinh một ít. Nước 100ml Cách làm: Rửa sạch rau muống, thái vụn. Cho nước vào đun sôi, cho rau muống vào, thêm muối tinh đun 5 – 6 phút, tắt lửa, ninh thêm 10 phút, đổ nước ra là có thể uống. Bột rau củ Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn. Khoai tây, cà chua Nguyên liệu: Khoai tây 100g Cà chua 1 quả Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ. Cách làm: Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn. Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn. Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh Nguyên liệu: 2 Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh mỗi thứ 50g Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ. Cách làm: Gọt vỏ khoai tây, thái nhỏ, cho vào nồi đun chín nhừ. Sau đó cho bí xanh, hoa lơ xanh vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để nguội rồi xay nhuyễn, lọc qua rây. Thêm sữa hoặc chút đường, muối tinh rồi bón cho bé. Cà rốt, hoa lơ trắng Nguyên liệu: Cà rốt và hoa lơ trắng mỗi thứ 50g Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ. Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được. Cà rốt - Đậu Hà Lan Nguyên liệu : Cà rốt 200g Đậu Hà Lan 40g Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ. Cách làm: Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn. Xúp cà rốt, củ cải, khoai tây Nguyên liệu: Cà rốt 40g Củ cải trắng 40g Khoai tây 40g Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ Cách làm: Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được. Bột chuối tiêu Nguyên liệu: Chuối tiêu chín nục 1 quả 3 Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh. Cách làm: Rửa sạch chuối, bỏ vỏ Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được. Bột táo đỏ Nguyên liệu: Táo đỏ 100g Đường trắng 20g Cách làm: Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ. Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được. Bột cà rốt, táo đỏ Nguyên liệu: Cà rốt 75g Táo đỏ 50g Mật ong vừa đủ Cách làm: Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được. Bột táo – Khoai lang Nguyên liệu: Khoai lang 50g Táo tàu 50g Mật ong vừa đủ Cách làm: Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được. Bột đào Nguyên liệu: Đào chín 1 quả Nước, đường trắng vừa đủ 4 Cách làm: Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn. Đào, táo, lê Nguyên liệu: Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g Nước, đường trắng vừa đủ. Cách làm: Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 – 4 phút nữa. Xay nhuyễn và lọc qua rây, thêm chút đường cho vừa ăn là được. Bột sữa – Bí đỏ Nguyên liệu: Bột gạo 10g Sữa bột - loại bé vẫn thường dùng 12g Bí đỏ 30g Dầu 2.5g Đường 10g Nước 200ml Cách làm: Bí đỏ luộc chín, xay nhuyễn. Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín. Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào. Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày. Bột trứng – cà rốt Nguyên liệu: Bột gạo 10g Trứng gà 15g (1/2 lòng đỏ) Cà rốt 20g Dầu 5g Nước 200ml Cách làm: 5 Cà rốt nấu chín, xay nhuyễn Trứng gà: Đánh đều lòng đỏ Cho 10g bột vào ít nước khuấy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, bí đỏ, đường. Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín cho ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn đều. Bột đậu phụ - Bí xanh Nguyên liệu: Bột gạo 10g Đậu phụ 30g Bí xanh 30g Đường 2g Dầu 5g Nước 200ml Cách làm: Bí xanh nấu chín xay nhuyễn Đậu phụ xay nhuyễn Hòa 10g bột gạo với chút nước, thêm hỗn hợp trên vào phần nước còn lại, bí xanh, tàu hũ, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đến khi chín. Cho ra bát thêm vào thìa cà phê trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn. Bột lòng đỏ trứng gà - đậu phụ Nguyên liệu: Bột gạo 20g Đậu phụ 30g Lòng đỏ trứng gà 15g Dầu 5g Nước 200ml Cách làm: Cho đậu phụ vào nước sôi đun 1 phút, để ráo, nghiền nhuyễn, sau đó cho lòng đỏ trứng vào đảo đánh đều. Cho 10g bột vào ít nước khuấy cho tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng và đậu phụ. Bắc lên bếp nhỏ lửa, cho ra bát thêm 1 thìa cà phê dầu trộn đều, nêm nước mắm ngon hoặc muối iốt vừa ăn. Bột khoai tây, bí đỏ, thịt gà Nguyên liệu: 6 Bột gạo 10g Thịt gà 15g Bí đỏ 15g Khoai tây 15g Cách làm: Bí đỏ, khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ, luộc chín, xay nhuyễn. Thịt gà lọc kĩ, xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh. Hòa tan 10g bột trong một chút nước. Nấu chín thịt với phần nước còn lại, cho bí đỏ và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín. Cho bột ra bát thêm vào một thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt vừa ăn. Bột gan lợn - Cải xanh Nguyên liệu: Bột gạo 10g Gan lợn 20g Rau cải xanh 20g Nước 200ml Cách làm: Rau cải xanh thái nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn. Gan lợn xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh. Hòa tan 10g bột gạo trong chút nước. Nấu chín gan với phần nước còn lại, cho rau cải xanh và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín. Cho bột ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt, nêm nhạt hơn người lớn một chút Qua kinh nghiệm khám và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ, theo bác sĩ, những sai lầm dưới đây là các bà mẹ hiện đại hay mắc nhất: - Cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, có rất nhiều bà mẹ cho con ăn bột từ khi bé mới được 3, 4 tháng và nếu thấy con thích thú lại cho bé ăn nhiều ngay. Lúc này khả năng tiêu hóa tinh bột của bé còn kém, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. - Bắt con ăn quá nhiều và phải ăn hết khẩu phần: Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, bé sẽ chán và sợ ăn. 7 - Quá ưu tiên đạm: Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng, và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Bát bột phải đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm. - Chỉ cho ăn nước, không ăn cái: Hiện nay ít bà mẹ mắc sai lầm này hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, vẫn có chị em ninh xương, nghiền rau, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con vì nghĩ như thế cũng đủ chất rồi hay sợ trẻ bị hóc, ói. Thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính. - Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu. - Nghiền nhuyễn mọi thức ăn: Khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay. Ngoài ra, nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn. - Các bữa ăn kéo dài quá: Nhiều người cố bắt con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng. Điều này vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc. Hiện nay, chiều thứ 5 hằng tuần, khoa dinh dưỡng, Viện Nhi trung ương, đều có lớp hướng dẫn các mẹ thực hành nấu bột/cháo cho trẻ, đồng thời trả lời những thắc mắc của các mẹ về vấn đề dinh dưỡng của con. Tại lớp học, bác sĩ về dinh dưỡng, tiết chế sẽ thực hành giúp các mẹ cách nấu một bữa bột/cháo hoàn chỉnh cho con với lượng và tỉ lệ các loại thực phẩm thích hợp cho từng lứa tuổi. Theo các bác sĩ, nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc dần. Riêng với thịt, rau, cần tập cho bé ăn từ dạng mịn đến thô dần để trẻ tập nhai. Các bà mẹ hạn chế sử dụng máy xay sinh tố mà nên băm. Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ +sữa mẹ hoặc sữa công thức): - 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 - 200 ml - 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml. - 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml - 250 ml - 12 - 24 tháng: 3 bữa cháo 250 - 300 ml - 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình Với mỗi bé, tùy thể chất, khẩu vị có thể thời gian và số bữa khác đi. Vietbao (Theo: VnExpress) Công thức một số loại bột cho trẻ 8 1. Bột sữa đậu nành:- Bột gạo: 2 thìa cà phê- Sữa đậu nành: một bát ăn cơm- Đường kính trắng: 1 thìa cà phê 2. Bột đậu xanh + bí đỏ:- Bột gạo xay lẫn với đậu xanh theo tỉ lệ: 8 lạng gạo + 2 lạng đậu xanh: 2 thìa cà phê- Bí đỏ: 2 miếng nhỏ luộc chín nghiền nát- Mỡ lợn: 1 thìa cà phê- Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê 3. Bột cua:- Bột gạo: 2 thìa cà phê- Nước lọc cua: 1 bát con- Mỡ lợn: 1 thìa cà phê- Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê 4. Bột cá:- Bột gạo: 2 thìa cà phê- Cá luộc chín gỡ bỏ da và xương, nghiền nát: 2 thìa cà phê- Mỡ lợn: 1 thìa cà phê- Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê 5. Bột tôm:- Bột gạo: 2 thìa cà phê- Tôm bóc vỏ giã nhỏ: 2 thìa cà phê- Mỡ lợn: 1 thìa cà phê- Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê 6. Bột thịt:- Bột gạo: 2 thìa cà phê- Thịt (lợn, bò, gà) băm nhỏ hoặc xay nhuyễn: 2 thìa cà phê- Dầu ăn: 1 thìa cà phê- Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê 7. Bột trứng:- Bột gạo: 2 thìa cà phê- Trứng gà: 1/2 quả (lòng đỏ) hoặc 2 quả trứng chim cút- Mỡ lợn: 1 thìa cà phê- Rau xanh giã nhỏ: 1 thìa cà phê. Thực đơn tham khảoThực đơn cho trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3, 5 Thứ 6, CN Thứ 7 6h Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) 8h Bột thịt lợn Bột thịt gà Bột thịt bò Bột trứng 10h chuối tiêu 1/3 -1/2 quả Đu đủ: 100g Hồng xiêm 1 quả Xoài: 100 g 11h Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) 14h Bột trứng Bột cua Bột tôm Bột lạc 16h Nước cam:+ Cam 50- 100g+đường: 5g (1thìa) Nước cam:+ Cam 50- 100g+đường: 5g (1thìa) Nước cam:+ Cam 50- 100g+đường: 5g (1thìa) Nước cam:+ Cam 50- 100g+đường: 5g (1thìa) 18h Bột cá Bột đậu xanh bí đỏ Bột thịt gà Bột gan (gà, lợn) 19h đến sáng hôm sau Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) Bú mẹ (sữa ngoài) Trong đó lượng thực phẩm trong một bữa bột cho trẻ ở lứa tuổi này là: 20 – 25g bột, 25g chất đạm, 25g rau xanh, 10g dầu ăn + 500 – 600ml sữa/ ngày( tính cả sữa mẹ). Thân mến. 9 Những ngón tay mềm mại của mẹ nhẹ nhàng xoa lên thóp của bé, thấy thóp đập phập phồng. Tự nhiên trong lòng mẹ nảy sinh một ý nghĩ đầy lo âu: "Thóp hở thế này có nguy hiểm không nhỉ?" Đầu của trẻ sơ sinh thường có hình dạng là lạ và mới nhìn trông rất to. Tạo hóa thông thái tạo cho xương sọ của bé và các đường nối của chúng một sự cử động nhất định. Trong quá trình sinh ra đầu của bé thay đổi hình dạng, bằng cách đó bảo vệ cho não bộ khỏi áp lực quá lớn. Sau khi bé ra đời những chiếc xương di chuyển dần dần trở về chỗ của mình, và sọ của bé lại có hình dáng "bình thường". Thóp của bé tiếp tục bảo vệ sức khỏe cho bé, bảo vệ não bộ khỏi bị căng thẳng qúa mức và đôi khi cũng cho tín hiệu về những vấn đề không ổn nho nhỏ trong tình trạng sức khỏe của bé. "Gia đình thóp" Thực sự trên đầu bé không chỉ có 1 thóp, mà có tới 6 thóp. Nhưng 4 cái (hai đôi bên) đã khép kín lại trong mấy tuần cuối của thời kỳ mang thai. Giữa xương gáy và xương đỉnh thóp nhỉ, mà ở đa số trẻ sơ sinh nó được khép kín. Nhưng đôi khi nó mở trong hai ba tháng đầu sau khi bé ra đời. Thường hiện tượng này có ở trẻ sinh không đủ tháng, nhưng cũng có khi ở trẻ sinh đúng ngày. Và chỉ có một thóp thở, nằm giữa xương đỉnh đầu và trán là mở khá lâu, cho tới một năm tuổi. Thóp cần để làm gì? Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương. Thóp có hình bình hành, kích thước từ 0,5 x 0,5 tới 3×3cm. Sự khác nhau giữa kích thước tối thiểu và tối đa khá lớn, do vài nguyên nhân. Thứ nhất phụ thuộc vào kích thước đầu của bé – "bé đầu to" chắc sẽ có thóp to. Di truyền cũng là một yếu tố. Nhưng vai trò chính nhất là thực đơn của người mẹ trong giai đoạn mang bầu. Nếu người mẹ ăn đồ chứa canxi thì kích thước thóp của bé khi sinh ra sẽ nhỏ. Nếu ngược lại, thóp thường ở mức to. Lạm dụng canxi Trong những năm gần đây các nhà y học lo lắng nhận thấy nhiều trường hợp các em bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín. Điều này sẽ tạo cho não của bé phải chịu áp lực quá lớn khi bé được sinh ra. Nguyên nhân chủ yếu là do các bà mẹ lạm dụng thuốc chứa nhiều canxi. Nhiều bà mẹ hoàn toàn có thể không cần bổ sung can xxi mà chỉ cần ăn uống đầy đủ những thực phẩm chứa canxi như súp lơ xanh, cần tây, bắp cải, hạt dẻ, hạt hướng dương, dầu vừng là đủ cung cấp canxi cho cơ thể. Phương pháp đơn giản để biết có cần uống thêm các viên canxi không là thử nghiệm máu. Tiêu chuẩn canxi (Ca) trong máu là 2, 15 – 2,50 mmol/1. Không có gì nguy hiểm Cảm nhận nhịp đập của thóp dưới ngón tay mình thường làm các bà mẹ lo lắng – não của bé không được bảo vệ. Nhưng thiên nhiên không bao giờ "ngây thơ" tới mức không quan tâm tới sự bảo vệ cơ quan quan trọng nhất của con người – não bộ. 10 [...]... sẽ có hình dạng bình thường Tốc độ khép lại trung bình của thóp thở – 2,5 mm một tháng Tốc độ quá nhanh mách bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D (Theo Me &Be) Các bài viết khácMẹ bé Mun còn vất vả hơn Thấy con đi ngủ, mặc nhiều quần áo toát mồ hôi, chị cởi bớt áo ra cho con Sáng dậy, bé nằm ngoài chăn, co ro vì lạnh, ho khù khụ… Mấy hôm trời trở lạnh, chị... có thể là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị, thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi 4 Quấy khóc không ngừng Khi bé quấy khóc không thể nguôi, trong thời gian dài, bạn nên đưa bé đi khám (Theo Me &Be) Các bài viết khác 14 . bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D. (Theo Me& ;Be) Các bài viết khácMẹ bé Mun còn vất vả hơn. Thấy con đi ngủ, mặc nhiều quần áo toát mồ hôi,. ngừng. Khi bé quấy khóc không thể nguôi, trong thời gian dài, bạn nên đưa bé đi khám. (Theo Me& ;Be) Các bài viết khác 14

Ngày đăng: 11/07/2014, 02:01

Mục lục

    Các bài viết khác

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan