Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
130,15 KB
Nội dung
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần137 Thao tác & lí luận phương thức hành văn. I. Bình Giảng Văn học 1. Khái niệm Bình giảng cũng là một kiểu bài phân tích văn học nhưng là kiểu bài phân tích đặc biệt. Người viết cảm thụ văn chương riêng của mình, vừa phân tích giảng giải, vừa bình cái hay, cái đẹp của thơ văn để cho người đọc cùng tán thưởng về tư tưởng và nghệ thuật của một đoạn văn, đoạn thơ hay một tác phẩm trọn vẹn. Trong nhà trường, những đề văn bình giảng thường chỉ hướng về một đoạn thơ hay, một đoạn văn hay, một bài thơ ngắn đặc sắc. Thơ văn không hay, hoặc ít có giá trị tư tưởng nghệ thuật thì không thể bình giảng được. 2. Phân biệt giữa phân tích văn học và bình giảng - Phân tích tác phẩm văn học là từ sự phân tích đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật để làm sáng tỏ giá trị của tác phẩm, hoặc làm sáng tỏ một vấn đề, một khía cạnh của tác phẩm. * Ví dụ: + Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng mục đích đi tới là làm sáng tỏ và đánh giá – giá trị của tác phẩm. + Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của truyện “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu – cái đích của bài văn là làm sáng tỏ một khía cạnh của tác phẩm. + Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ để cho thấy giá trị nhân đạo của truyện “Vợ chồng A Phủ” – cái đích đi tới là làm sáng tỏ một vấn đề của tác phẩm. - Bình giảng là từ việc giảng và bình các chi tiết ngôn ngữ nghệ thuật, tư tưởng tình cảm chứa trong tác phẩm hay một phần của tác phẩm, làm rõ cái hay, cái đẹp của văn chương. - Phân tích văn học và bình giảng đều phải sử dụng các thao tác sau: phân tích, giảng giải – trích dẫn, so sánh đối chiếu, liên tưởng mở rộng, bình, đánh giá. Tuy nhiên mức độ, sắc thái có chỗ hơi khác nhau. + Bình giảng: yếu tố bình phải sắc, đậm hơn. + Bình giảng: đòi hỏi người viết phải phân tích, giảng giải kỹ hơn, sâu hơn các chi tiết. Có những đề văn chỉ có hai câu thơ, nên người viết phải biết sử dụng các thao tác trên tinh thần “chẻ sợi tóc làm tư” mới có thể làm nên một bài văn 4,5 trang. * Ví dụ: Bình giảng hai câu thơ sau: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu, Dây thép gai đâm nát trời chiều”. (“Đất nước” - Nguyễn Đình Đinh Thi) (Đề thi vào trường Đại học Luật năm 1997) Để viết hay đề văn bình giảng này trong một thời gian nhất định khoảng 100-120 phút trong phòng thi căng thằng, hồi hộp đâu dễ? + Nói chung giọng văn, chất văn của hai kiểu bài phân tích văn học và giảng phải lưu loát, uyển chuyển, mượt mà, giàu cảm xúc. Vốn dĩ câu thơ, câu văn trong đề bài bình giảng đưa ra đã hay, rất hay, rất đẹp, do đó người viết cũng phải diễn đạt bằng những lời văn, câu văn giàu hình ảnh, biểu cảm mới tương xứng. Các tiêu chí trên đây chỉ là sự khu biệt tương đối. Các bài văn mẫu hiện nay, xét cho cùng, các bài bình giảng cũng không khác gì bài phân tích; đặc biệt chất văn, giọng văn chưa được “bay” thậm chí yếu tố bình (khen, chê) chưa có, chưa rõ. Theo ý chúng tôi, dối với những bài ca dao ngắn, bài tứ tuyệt hoặc bát cú Đường luật thì phân tích hay bình giảng đều có thể viết giống nhau, tương tự nhau. * Ví dụ: + Bình giảng bài ca dao “Bài ca chàng thợ mộc” + Bình giảng bài thơ “Mộ” (Chiều tối) của Hồ Chí Minh. + Phân tích bài thơ “Canh cá tràu” của Chế Lan Viên. 3. Phương pháp làm bài cụ thể: - Cắt ngang để bình giảng từng chi tiết, từng bộ phận, từng phần một. - Giảng trước, bình sau ở mỗi chi tiết, bộ phận, từng phần. - Phải bám vào ngôn ngữ, hình ảnh… để giảng. Và trên cơ sở đó để bình. - Cần có kiến thức lý luận văn học và thuộc nhiều thơ văn để so sánh đối chiếu, liên tưởng mở rộng khi giảng và bình, không thể khen, chê một cách vu vơ, tuỳ tiện. - Bố cục dàn ý một bài bình giảng cũng giống như bài phân tích văn học. Minh họa về bình giảng a/ “… Chúng ta đã nói đến sự tương xứng thắt chặt lại, là đối; nhưng phải nghĩ đến sự tương xứng mở rộng ra, nó là cái lẽ lớn chi phối cả thơ và các nghệ thuật khác. Chính Phạm Thái đã có một câu thơ rất hay, khi nhìn phong cảnh đất Kim Sơn: “Mành rủ liễu, tán dương tùng, Trúc khua vách đá, lan ***g áo tiên”. Câu lục bát chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn đều là một động tác, với một động từ trong lúc liễu rủ mành của nó xuống, thì tùng dương tán của nó lên, trong khi đó thì âm nhạc là: trúc khẽ chạm vào vách đá, khua, và các hoa lan trăm đoá nở ra, như đang ***g áo liên vào mình; đây không những là “trong thơ có tranh”, mà còn có cả vũ khúc, một điệu múa; tất cả là một sự tương xứng rất đẹp”. Xuân Diệu (“Sự tương xứng trong ngôn từ thơ”) b/ Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc. Tố Hữu không những suy nghĩ qua âm nhạc, trong âm nhạc, mà anh còn suy nghĩ bằng âm nhạc nữa: [...]... vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý “Ai đi Nam Bộ Tiền Gaing, Hậu Giang Ai vô thành phố Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng… Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp Việt Bắc Miền Nam, mồ ma giặc Pháp Nơi chôn nhau cắt rốn của ta… Ai đi Nam Ngãi, Bình Phú, Khánh Hoà” v.v… Trong sóng nhạc cuồn cuộn, những ý nổi lên, như đẩy nhạc đi, như giữ nhạc lại Và chính là cái hơi nhạc đã thức dậy rồi lại phủ lên những...“Ai về Hưng Hóa Ai xuống Khu Ba Ai vào Khu Bốn Đường ta đó, tự do cuồn cuộn Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi! ” Phân tích theo cái lối hình thức, thì cả đoạn này, chỉ là những tên địa danh kèm theo ở đầu chữ Ai Nhưng hãy đọc to lên, hãy để cho hồn thơ, nhạc điệu lôi cuốn ta đi, ta sẽ thấy rằng nhạc điệu ở đây đã tạo cho ta một tình cảm rất . Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần137 Thao tác & lí luận phương thức hành văn. I. Bình Giảng Văn học 1. Khái niệm Bình. phần. - Phải bám vào ngôn ngữ, hình ảnh… để giảng. Và trên cơ sở đó để bình. - Cần có kiến thức lý luận văn học và thuộc nhiều thơ văn để so sánh đối chiếu, liên tưởng mở rộng khi giảng và. học Luật năm 1997) Để viết hay đề văn bình giảng này trong một thời gian nhất định khoảng 100 -120 phút trong phòng thi căng thằng, hồi hộp đâu dễ? + Nói chung giọng văn, chất văn của hai