1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Phần III-Phụ lục 2) pdf

32 293 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Trang 1

PHU LUC II

I TỔ CHỨC KHAI THÁC SỬ DỤNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM

TRƯỚC VÀ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

7

Nghiên cứu tổ chức khai thác, sử dụng cây thuốc và vị thuốc Việt Nam sẽ thấy rõ chúng ta tiển hành điêu tra cây thuốc trong hoàn cảnh thuận tiện hay khó khăn như thể nào ?

Chúng ta có thể nghiên cứu tình hình này qua bai thời kỳ: trước và sau Cách Mạng Tháng Tám

A Trước Cách Mạng Tháng Tám

Ở nước ta có hai ngành y được học, đều được

coi là hợp pháp:

1 Ngành y dược học khoa học, thường gọi la tdy y hay ngành thuốc tây

2 Ngành y học cổ truyền, thường gọi là đóng y hay thudc ta

Đối với tổ chức ngành y, dược học khoa học (tây y) ta thường thấy nói đến nhiều hơn Ngành này lại chía thành hai nghề y và dược riêng biệt, Một người chỉ có thể làm một trong hai nghề đó, dù rằng tốt nghiệp cả hai

Số thầy thuốc và dược sĩ không nhiều lắm, thường tập trung tại các thành phố hay tính lớn Tại các tính nhỏ thường chỉ có y sĩ và dược sĩ Đông Dương (1) Nhiều tỉnh không có cả được sĩ Đơng Dương, mà chỉ có đại lý tân được là những người có trình độ tiểu học, học chun mơn trong vịng 3 tháng rồi thi sát hạch Họ chỉ

được bán một số thuốc nhất định không có chất độc

Những thuốc bán ở các hiệu thuốc tây đều nhập từ Pháp vào Các thầy thuốc và các dược sĩ thường không biết và cũng không chú ý đến tài nguyên, cây thuốc trong nước; họ cho rằng thuốc nam không khoa học và không tốt bằng thuốc tây

Điều đó cũng đễ hiểu, nếu chúng ta biết họ

Trang 2

đó có mọc ở Việt Nam Những người giảng dạy về cây thuốc lại là người Pháp, nhiều khi chỉ mới sang Việt Nam có ít ngày cho nên không biết ở nước ta có những cây gi, hay nếu có biết thì cũng chỉ đọc qua sách vở cho nên không đưa vào giang day

Những mẫu cây thuốc và vị thuốc dùng trong giảng đạy có ở trường đại học, đều nhập của Pháp dán nhãn hiệu các hãng thuốc Pháp và mang tên Pháp Rất nhiều cây thuốc mọc ở Việt Nam như thuốc phiện, chè, râu ngô, lựu, mã tiền, ngải cứu v.v họ cũng không mua ở Việt Nam vì họ cho là chưa tốt, không bảo đảm tiêu chuẩn Do đó có tình trạng những vị thuốc đó xuất sang Pháp để rồi trở lại Việt Nam dưới hình thức đóng gói và tên mới

Trong phòng thí nghiệm dược liệu của Trường đại học Y dược Hà Nội do Pháp tổ chức hồi chúng còn tạm chiếm Hà Nội, tất cả các vị thuốc

dùng để giảng dạy hay nghiên cứu, dù chỉ ở

:trong nước hay ngoài nước, đều chỉ có tên La tịnh hay tên Pháp; nếu có người hỏi tại sao không ghi thêm tên Việt Nam thì nhân viên trong phịng thí nghiệm sẽ trả lời vì tên Việt Nam khơng chính xác nên khơng ghi

Sau khi tốt nghiệp và hành nghề, người được sĩ cũng như người thầy thuốc chỉ quen với những vị thuốc nhập cảng

Ngay cả những vị thuốc thảo mộc cũng nhập dưới hình thức thuốc cao, thuốc rượu hay thuốc bột; các vị thuốc hầu như không bao giờ thấy đưới dạng nguyên liệu, làm cho người ta có cảm tưởng rằng mơn học về cây thuốc không cịn hứng thú gì nữa Do đó có một số anh em được sĩ đã phát biểu rằng môn dược liệu là một môn học “khô khan”, “khó khăn”, ít người thích giảng và ít người thích học

_ Trong y dược học cổ truyền (đơng y), tình hình cịn phức tạp hơn Ở đây khơng có sự phân biệt giữa người thầy thuốc và người chế thuốc Một éng lang có thể vừa khám bệnh, kê đơn, vừa chế thuốc vừa bán thuốc cho bệnh nhân Người hành nghề đông y không xuất thân ở một trường nào đo chính quyền đứng ra tổ chức cả và cũng không phải qua một kỳ thi sát hạch nào cả Trong chế độ cũ, người ta quan niệm đây là nghề buôn bán tự đo Do đó nến trong đơng y có những thây thuốc chân chính và có tài, nhiều kinh nghiệm thì cũng có những người

đầu cơ trục lợi lẫn vào

Những ông lang chân chính thường là những nhà nho thời xưa đi thi không đô, hay thí đỗ nhưng khơng thích ra làm quan ở chế độ cũ, họ

tự nghiên cứu sách thuốc viết bằng chữ nho hay

chữ nôm của những thầy thuốc từ thời trước (hoặc là thầy thuốc Trung Quốc, hoặc là thầy thuốc Việt Nam), bất đầu tự chữa cho mình và

một số người quanh mình, dân dân nổi tiếng,

trở thành ông lang chính thức Có người chỉ chuyên chữa về một loại bệnh như bệnh phụ nữ, bệnh trẻ em, bó gẫy xương v.v

Những ông lang này tiếp tục đào tạo học trò Học trò thường là những người được ông lang đã chữa khỏi, có khi là những người cùng làng hay ở những nơi lân cận vì tín phục mà đến học Người học trò theo thầy trong mọi cơng việc, khí đi hái thuốc giúp thây, khi thì chế thuấc, có khi theo thầy đi khám bệnh Có khi được nghe thầy giảng những rất hiếm; thường năng về tự học trong công tác Nếu biết đọc chữ nho, họ có thể mua một số sách thuốc về đọc thêm Do đó ta thấy những ơng lang có lý luận, nhưng có người chỉ biết bài thuốc Lý luận căn bản của đông y là lý luận về âm dương, hàn nhiệt, ngũ hành (đã trình bày ở phần đâu của bộ sách này )

Ngoài một số ông lang được đào tạo như trên, cịn có một số chỉ biết một hai đơn thuốc gia truyền kinh nghiệm, ta vẫn gọi là ông lang gia truyền, chuyên sống bằng việc sản xuất, kinh doanh một hai đơn thuốc do cha mẹ để lại hay đo học lại của một người nào đó Những ơng lang nói trên thường chỉ quen dùng thuốc bắc, nghĩa là nhập của Trung Quốc Hàng năm chúng ta nhập của Trung Quốc một số khá lớn thuốc sống dưới hình thức rễ, lá, thân, vỏ, quả, hạt v.v và cả thuốc chế sẵn đưới đạng cao, đơn, hoàn, tán như dầu cù là con hổ, đầu quất thần, tam sà đởm trần bì v.v Theo thống kê thuế quan năm 1935, chúng tôi thấy ghi vào mục thuốc đông y một số lượng thuốc bắc nhập tới 19 tấn 400kg thuốc sống (lá, thân, rê .) và 33 tấn 500kg cao đơn hoàn tán

Trang 3

biết tên Trung Quốc vị thuốc và họ cũng chẳng

đi sâu tìm hiểu nguồn gốc địa lý của những vị thuốc mà họ sử dụng

Mặt khác do thiếu sự hiển biết giữa hai ngành

đông và tây y, cho nên nhiều khi cả hai ngành đều dùng một vị thuốc, ví dụ như của vị phan tả điệp, thì đơng y nhập của Trung Quốc, còn tây y đùng dưới tên “Sẽ -nô” và nhập của Pháp, trong khi cả Trung Quốc và Pháp đều nhập của Ân Độ hay của Ai Cập để rồi đứng trung gian bán sang Việt Nam Tà có thể kể rất nhiền ví dụ tương tự Lại có tình trạng cùng một vị thuốc, nhưng Ở tỉnh này thì ta xuất sang Trung Quốc với một tên này, ở tỉnh khác ta lại nhập với tên khác và mang danh thuốc bác Ví dụ: Lào Cai xuất cú gấu tàu và hoàng liên, thi Hai Phong lại nhập cùng những vị đó với tên ơ đầu và hồng liên bắc v.v

Nếu chỉ nhìn ở thành phố hay ở các thị trấn, ta có cảm tưởng đông y chỉ chuyên dùng thuốc bắc Nhưng thực tế ngay ở giữa thủ đô Hà Nội, vân có người chuyên dùng thuốc nam và bán các thứ thuốc nam Đó là những bà hàng lá thường ngồi ở đầu đường, góc chợ Trên gánh hàng của các bà ngoài những vị thuốc nam tươi hay khô, ta còn thấy bán kèm những vị như bồ kết, mớ hương bài, người ta mua về để nấu nước gội đầu; đến ngày tết thì có thêm nắm lá mùi người ta mua về để nấu nước tắm cho thêm thơm trong mấy ngày đầu xuân Chỉ: tiếc rằng ít người chú ý tôn trọng kinh nghiệm của

các bà Ngay cá đông y cũng không kể các bà

vào hàng ngũ đông y, mà các bà cũng chỉ tự coi như những người hàng rau, không hề thấy cần thiết phải đấu tranh, các bà chịu sống vất vưởng qua ngày, với gánh lá do tự tay các bà hái lấy ở quanh nhà hay những bãi hoang ở vùng ngoại ô Hà Nội, có khi mua lại những người ở các tỉnh khác đưa về

Tại miền núi, những nơi xa làng mạc, người ta hầu như không biết đến thuốc tây hay thuốc bắc Khi có bệnh, những ơng mo bà mế thường hái những vị thuốc trong rừng về chữa bệnh; mà người ta vẫn gọi là thuốc mắn hay thuốc mường Thực tế đó là thuốc nam, nhưng

không mấy ai tìm cách làm thế nào để người

ta giới thiệu những bài thuốc kính nghiệm

quý báu đó được

Cũng trên miền núi và những vùng nông thôn hẻo lánh, trước đây thường thấy một số người bán thuốc ê, vai gánh hai sọt thuốc nay đây mai đó, họ vừa bán thuốc vừa tìm những nơi nào có nhiều nguyên liệu lầm thuốc thì đỗ lại, khai thác cho hết, rồi đem thuốc chế được ra tỉnh bán Những người này sống một cuộc đời lặng lẽ, không mấy ai chú ý đếm

Dưới thời thuộc Pháp, có một sự cạnh tranh chia rẽ sâu sắc giữa đông y và tây y Tây y được sự ủng hộ và nâng đỡ của chính quyền thực dân phong kiến; còn đông y bị coi là không khoa học, bị khinh thường nhưng đông y lại được đa số nhân dan tin dùng Theo thống kê của chính

quyền thực dân để lại, các năm 1930-1935, hơn

90% nhân dân vẫn tin đùng thuốc đông y cho nên mặc đầu bọn thực dân phong kiến tìm mọi cách tiêu diệt nhưng đông y vẫn tồn tại trong nhan dan

Thang 7 nam 1943, bon thuc dan phong kién Pháp định bóp chết ngành đông y bằng đạo luật, mệnh danh là “đạo luật Decoux” cấm việc dùng một số thuốc đầu vị vì có chất độc Đạo luật này đã gây một sự căm phẫn trong giới đơng

y và họ đã tìm mọi cách để chống lại

Nhưng cách mạng tháng Tám bùng nổ chấm dứt hết thời kỳ đen tối đó của thực dân phong kiến, đồng thời mở ra một kỳ nguyên mới cho nền y học dan tộc Việt Nam, trước hết là cho ngành đông y

B Sau cách mạng tháng Tám Cách mạng tháng Tám thành công chưa được

bao lâu thì bọn thực dân Pháp, núp sau quân đội của để quốc Anh-Mỹ vào giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương đã quay trở lại hòng xâm chiếm đất nước ta một lần nữa Đêm 19 tháng 12 năm 1946, theo tiếng gọi của Đảng, của Hồ

Chủ Tịch, toàn dan ta từ Bắc chí Nam đứng lên kháng chiến cứu nước Cuộc kháng chiến trường

kỳ gian khổ những đã kết thúc thắng lợi sau 9

năm chiến đấu anh đũng

Trang 4

tạm chiếm thường bao gồm một số các thành phố và đường giao thông quan trọng ở đồng bằng, vùng tự do bao gồm hầu hết miền rừng núi và nông thôn

Tại vùng tạm chiếm, tình hình khai thác thuốc trở lại như hồi trước cách mạng Thuốc tây lại nhập của Pháp và nhập thêm của Anh- Mỹ, thuốc bắc lại nhập của Trung Quốc (của Tưởng Giới Thạch) và Nam Triều Tiên Tây y tiếp tục tìm cách bóp nghẹt đông y Các nhà đông y ở vùng tạm chiếm cũng lại tìm cách chống lại Họ họp nhau lại thành lập hội y được (đông y) và hoạt động đầu tiên của hội (28-3-1954) là làm một lá đơn gửi lên chính quyền bù nhìn lúc đó yêu cầu bọn chúng hủy bỏ đạo luật “ Decoux” năm 1943

Nhưng rồi chiến thắng Điện Biên Phủ và tiếp đó là hội nghị Genève đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta, một nửa nước được hoàn toàn giải phóng Chúng

ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Nền

_ y hoc đân tộc của ta được xây dựng trên phương ' hướng “kết hợp đông y và tây y”, và phương chám “tự lực cánh sinh” do Đảng và Hồ Chủ Tịch để ra ngay từ đầu kháng chiến Vai trị của đơng y ngày càng được nâng cao, việc khai thác thuốc nam được mở rộng trên cơ sở những kinh nghiệm và kết quả đã đạt được trong vùng tự do của thời kỳ kháng chiến

ˆ Trong vùng tự do, ngay từ những ngày đầu kháng chiến, theo dé nghị của chúng tôi “Viện khảo cứu và chế tạo dược phẩm” đã được thành lập trực thuộc Cục Quân y, Bộ Quốc phòng tổng tư lệnh để vừa nghiên cứu vừa đào tạo cán bộ vừa sản xuất thuốc bằng những nguyên liệu trong nước Nhiều vị thuốc trước đây chỉ được

ding trong nhân dân như búp ổi, lá cà độc được,

thường sơn, trần bì, dầu khuynh điệp v.v đã được nghiên cứu để chế thành những dạng thuốc tiện dùng, công hiệu, thay thế cho những vị thuốc trước đây phải nhập của nước ngoài Có nhiều vị thuốc như mã tiền trước đây người ta cho rằng khơng có ở núi rừng miền bác nước ta, đã được phát hiện và khai thác để chế thuốc dùng trong quân đội và ngoài nhân dân

Tại vùng giải phóng miền Nam, việc khai thác những kinh nghiệm nhân dân được tiến hành dưới hình thức tập hợp các thầy thuốc đông y,

thu thập những bài thuốc kinh nghiệm, rồi phổ

biến rộng rãi để nhân dân có thể tự giải quyết lấy bàng những vị thuốc hái quanh nhà, tự điều trị trong khi chờ đợi thầy thuốc

Ngay trong kháng chiến việc trồng một số cây thuốc trên quy mô tương đối lớn đã được

đặt ra để đảm bảo nguồn nguyên liệu đều đặn

và chất lượng tốt

Nói tóm lại, nhờ phương châm tự lực cánh sinh, tận dụng nguyên liệu trong nước cho nên

tir Bac chi Nam, trong những lúc kháng chiến

gay go nhất, những thuốc thông thường và các thuốc chữa một số bệnh khó khăn đã được giải quyết bằng những cây thuốc mọc trong nước

Sau chiến dịch biên giới (1950) việc buôn bán với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa có khả năng được khai thóng Các nước bạn bắt đầu mua một số thuốc nam ở ta Để đảm bảo

cho nhu cầu xuất khẩu thuốc nam, nhập thuốc

bác, trong Sở mậu dịch trung ương thuộc Bộ

công thương đã có bộ phan theo dai, té chức

mua, khai thác sa nhân, hồi quế, thảo quả v.v Tháng 9 năm 1953, do tình hình xuất thuốc

nam, nhập thuốc bắc phát triển $Sở mớộu dich

trung ương chính thức thành lập một bộ phận

xuất khẩu thuốc nam, nhập thuốc bắc để chỉ

đạo việc khai thác và thu mua thuốc nam ở các tỉnh Nhưng dù sao trong thời gian này, công cuộc kháng chiến vẫn là trọng tâm thu hút hoạt động của môi người chúng ta cho nên công việc khai thác thuốc nam tiến bộ rất chậm và chỉ tập trung vào một số ít vị

Sau khi hịa bình được lập lại, vào cuối năm

1954, trong Bộ thương nghiệp đã thành lập Tổng công ty lâm thổ sản với nhiệm vụ khai thác, thu

mua các sản phẩm của rừng núi, đồng ruộng trong đó có thuốc nam để dùng trong nước và

xuất khẩu Mộ? phòng nghiệp vụ trực thuộc tổng

cơng ty có nhiệm vụ theo dõi chung tất cả các lâm thổ sản, từ tre, gỗ, nứa, lá đến thuốc nam

Đầu năm 1956, vẫn đề khai thác các vị thuốc

đã phát triển đồi hỏi một sự chỉ đạo nghiệp vụ

chặt chẽ hơn, nén thành lập phòng Được liệu

thuộc tổng công ty để giúp cho sự chỉ đạo được

sát hơn

Trang 5

bắc trunp ương với nhiệm vụ thu mua thuốc

nam nhập thuốc bắc để phân phối tiêu dùng

trong nước Cùng với sự thành lập công ty thuốc nam thuốc bắc trung ương, các tỉnh cũng

tổ chức các công ry thuốc nam thuốc bắc địa phương để quản lý, phân phối thuốc nam, thuốc

bắc trong từng tỉnh và thu mua thuốc nam trao về cho trung ương phàn phối Ở một số tỉnh chưa có cơng ty thuốc nam thuốc bắc thì Ty - lâm nghiệp đảm nhiệm việc thu mua thuốc nam Bên cạnh Công ty thuốc nam - thuốc bắc

trung ương trực thuộc Bộ nội thương, Bộ

ngoại thương lại thành lập Tổng công ty xuất

nhập khẩu lâm thổ sản, có nhiệm vụ thu mua

lâm thổ sản trong nước, trong đó có thuốc

nam để xuất Tổng cơng ty này có chi nhánh

ở một số tỉnh

Từ khi thành lập Công ty thuốc nam thuốc bắc trung ương và Tổng công ty xuất nhập

khẩu lâm thổ sản, công tác khai thác thuốc nam

đã được đẩy mạnh thêm một bước, một số vị thuốc mới được phát hiện Nhưng việc khai thác

còn do những cán bộ chưa được đào tạo một

cách chính quy phụ trách nên cịn nhiều thiếu

sót, chất lượng thuốc nam thu mua chưa được

đảm bảo, ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và tăng nguồn xuất khẩu Các cần

bộ trong ngành y tế không có nhiệm vụ theo đõi nên cịn ít quan tâm chú ý; chúng tôi đã

giúp công ty thuốc nam thuốc bắc đào tạo một số cán bộ dược liệu qua hai lớp học Cuối năm 1960, theo đề nghì của chúng tôi, được trên duyệt, Công ty thuốc nam thuốc Bắc trung ương đã được chuyển sang Bộ y tế quản lý Được trao

nhiệm vụ nghiên cứu, các cán bộ chuyên môn

về cây thuốc tăng đần, đã góp phần đẩy mạnh cơng tác khai thác cây thuốc tiến lên một bước

Tuy nhiên, tổ chức khai thác cây thuốc cịn chưa

được hồn bị và phải tiếp tục kiện toàn hơn nữa

Nhưng đó khơng phải là việc chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây Trong phạm ví mục này, chúng tôi chỉ muốn phác họa một số nét về tình

hình khai thác cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và trong những năm

đầu khi hịa bình mới được lập lại, để chúng ta

có thể hình dung được một phần nào sự khó

khăn trong công tác điền tra, sưu tầm cây thuốc

và vị thuốc ở Việt Nam

II NHƯ CẦU VỀ ĐIỀU TRA VÀ THỐNG KE

CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC Ở VIỆT NAM Trong mục trên, chúng ta đã thấy trước khi

hòa bình lập lại ở Việt Nam vào năm 1954, thuốc

men đùng trong vùng tạm chiếm hoàn toàn phụ

thuộc nước ngoài Thuốc tây hoàn toàn nhập của các nước phương tây; thuốc đơng y thì chủ yếu cũng là thuốc nhập của Trung Quốc Việc khai thác cây thuốc ở vùng tự đo chí mới bất đầu và đóng khung trong việc khai thác một số vị để chế một số thuốc cấp thiết trong kháng chiến Tổ chức khai thác thuốc nam để xuất

khẩu chỉ mới được xây dựng Chúng ta chưa có thời gian để tìm hiểu nước ta có những tài

nguyên phong phú như thế nào về mặt thuốc men thảo mộc và động vat

Muốn khai thác và sử dụng hợp lý những cây

thuốc và vị thuốc trong nước, trước hết chúng

ta cần nắm vững ở trong nước ta có những cây

thuốc và vị thuốc nào 7 Có nhiều hay í!? Việc

sứ dụng những cây thuốc vỏ vị thuốc đồ ở trong

nhân dân như thế nào 7 Tại các nước khác

trên thế giới, những vị đó có được sử dụng

không? Đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa

học hiện đại chưa ? Nghiên cứu tới đâu ? Nếu đã nghiên cứn rồi, thì nên vận dụng những kế! quả nghiên cứu đó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay như thể nào ? Nếu chưa được nghiên cứu thì ta nên làm gì để có thể trong một thời gian ngắn nhất sử dụng được nguồn

tài nguyên phong phú đó trong việc bảo vệ sức

khỏe của nhân dân ta ma van bdo dam cơ sở khoa học cần thiết

Muốn trả lời được những câu hỏi trên, nhất thiết chúng ta phải tiến hành điều tra, thống kê

các vị thuốc thực cố ở Việt Nam Đây là một

nhu cầu trước mát, đồng thời là một yêu cầu để

Trang 6

khai thác và nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam sau này Cơng tác này địi hỏi nhiều cán bộ, tổ chức tốn kém, mất nhiều thời gian mới hy vọng đem lại kết quả, nhưng chúng ta đang ở thời kỳ phục hồi kinh tế, có rất nhiều

việc cấp thiết cần phải làm, không thể dành cho

công tác này nhiều người, nhiều tiền được Thời kỳ mới hịa bình, cịn có một số người cho rằng chúng ta không cần phải làm việc điều tra này là vì trước đây Pháp cũng đã làm rồi, và đã xuất bản một số tài liệu về cây thuốc ở Đông Dương; ta có thể tìm mà sử dụng

Chúng ta phải nhận rằng, hỏi thuộc Pháp, có miột số tác giả người Pháp đã có những cố gắng để tìm hiểu những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam và đã biên soạn thành tài liện để lại Trong những tài liệu viết một cách tương đối có hệ thống, chúng tôi thấy có hai bộ:

1 Bộ thứ nhất mang tên “ Dược liệu học và dược điển Trung Việt “ (Matiére médicale et pharmacopée sinoannamite) của hai tác giả E M Perrot va Paul Hurrier xuat ban tai Pari nam 1907 Trong bộ sách này các tác giả chia thành hai phần lớn, phần thứ nhất có một số nhận xét chung về nền y học Á Đông, việc hành nghề đông y ở Việt Nam và Trung Quốc; phần thứ hai kê danh mục những vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật và khoáng vật dùng trong y học Trung Quốc và Việt Nam Tài liệu có tính chất toàn điện; đáng tiếc là các tác giả chỉ dựa vào những mấu dược liệu do Trung Quốc và Việt

Nam gửi sang Pháp trong các dịp triển lãm hội

chợ, chứ chưa có tác giả nào đã có dịp đặt chân lên Việt Nam hay Trung Quốc Và lại, bộ sách xuất bản đã lâu nên so với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì có nhiều thiếu sót, cần phải được sửa lại và bổ sung thêm Nội dung giới thiệu từng vị thuốc còn quá sơ lược §O với su đòi hỏi của chúng ta hiện nay

2 Bộ sách thứ hai mang tên:”Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương ”°-Phần cây thuốc (Catalogue des produits de 1’ Indochine-Produits médicinaux) do hai tac gia Ch Crévost va A Pételot bién soan thanh hai tap: Tap I in nam 1928, tập II năm 1935 Bộ sách này chỉ đóng khung trong việc thống kê những vị thuốc nguồn gốc thảo mộc đùng trong y học nhân dân ở ba nước Việt, Lào và Campuchia Tap I in xong được ít làn, tác giả đang chuẩn bị tập III

thì một trơng hai tác giả bị chết và cuộc chiến

tranh thế giới lân thứ hai nổ ra nên không in

được Đến năm 1952, À Pételot có sửa chữa lại, bổ sung thêm, đặt cho bộ sách một cái tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” (Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam) va cho in thành 4 tập: Tập I (1952), tập II (1953), tập II {1954), tập IV cũng In trong nam 1954 đành riêng cho các loại mục lục và bảng tra cứu

Trong bộ sách này tác giả thống kê chừng 1.482 vị thuốc thảo mộc ở cả 3 nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia, so với bộ cũ của hai tác giả chỉ có chừng 1.340 vị

Chúng ta phải nhận rằng tuy chưa hoàn toàn nhưng bộ sách được biên soạn rất công phu và giúp ích nhiều cho những người muốn nghiên cứu về cây thuốc của cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia Nhưng vì những lý do sau đây chúng ta chưa thấy đây đủ: Trong bộ sách thiếu hẳn những vị thuốc nguồn gốc động vật và

khoáng vật được dùng phổ biến trong y học nhân

dan Ngoài ra chúng ta không phải chỉ cần một danh mục đơn thuần để tra cứu, mà còn cần biết, cần được nhìn tận mắt xem những vị thuốc đó thực tế mọc ở đâu? Hình dạng nó như thế nào? Sử dụng và khai thác ra sao? Đó là chưa nói đến chuyện có nhiều vị thuốc và cây thuốc quan trọng mà khơng thấy nói tới trong bộ sách, và chưa nói tới việc tên Việt Nam ghi chép không đúng cũng gây khó khăn cho phát hiện, nhiều

vị lại chưa được khai thác tại những địa điểm ghi trong tài liệu cho nên rất khó tìm lại Chỉ kể

một vài thí dụ: trong bộ sách của A Pételot khơng thấy nói đến những cây ba gạc Rawwol- fia, mot vị thuốc chữa cao huyết áp có giá trị trên thế giới hiện nay Trong bộ 7hực vát chí Đơng Dương của H, Lecomte có nói đến một số cây Rauwolfia và nói là ở miền Bắc chưa ai biết cây đó như thế nào? Mọc ở đâu? Nhiều nước có hỏi mua của ta, chúng tơi đã chú ý tìm nhiều năm rịng nhưng khơng thấy Mãi tới tháng 8 năm 1959, chúng tôi mới phát hiện được một số cây đầu tiên ở Sapa (Lào Cai) thuộc loài Rzu- wolfia verticillata; sau đó lại phát hiện thêm được ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình là

những địa điểm khơng thấy nói ở trong các tài

Trang 7

đến ví mã tiền (Srychosnux-vomíca) hay một loài mã tiền nào khác được khai thác ở miền Bắc Trước kháng chiến, vị mã tiền tiêu thụ ở miền Bắc đều mua từ miền Nam ra, vì người ta cho rằng ở miền Bắc không có Nhưng tình cờ ngay trong kháng chiến (1948) trong khi chúng tơi đi tìm một cây khác thì lại được nhân dân giới thiệu

có cây mã tiền ở những tỉnh Bắc Cạn, Thái

Nguyên, Tuyên Quang và Phú Thọ Ngay từ hồi

đó mã tiền đã được chúng tời khai thác để chế

strycnin và hiện nay được khai thác để xuất khẩu Những loài Strophanthus duoc giới thiệu trong các tài liệu cũ là cây thuốc bán, và cây vòi voi và

nói là có mọc nhiều nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh,

Nghệ An, Quảng Trị, nhưng suốt từ những năm 1956, 1957 đến 1960 mặc dầu chúng tơi đã tìm mọi cách phát hiện (tự đi tìm, vẽ hình cây để giới thiệu, nhờ mọi người cùng tìm, điều tra những vị thuốc đùng tấm tên độc trong tài liệu đã ghi) đều không thấy Phải chờ đến cuối năm 1960, một đồng chí ở Bộ mơn thực vật của Trường đại học Tổng hợp mới tìm thấy 6 ving Chi né (Ninh Binh) do đi vào đúng thời kỳ cây đang ra hoa, nên dé nhận, san đó chúng ta đã phát hiện thấy ở nhiều nơi khác nhau như Hịa Bình, Hà Tây, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa là những địa điểm không thấy ghi trong các tài liệu cũ

Cây thuốc giun Mallotus philppinensis cũng

được ghi trong tài liệu cũ là có khấp mọi nơi,

nhưng mặc đầu hết sức tìm kiếm chúng tôi cũng không thấy Cây mẫu trồng ở trường đã 18 năm khơng có hoa khơng có quả Mãi đến tháng 4 năm 1962 chúng tôi mới thấy lại được cây đầu tiền ở Cao Bàng, sau đó quả nhiên thấy cày đó mọc ở khấp nơi như nói trong tài liệu Chúng tơi có thể có rất nhiền thí dụ khác nữa

Trong tài liệu cũ để lại thường chỉ chú ý đến danh mục, ít chú ý giới thiệu những công trình

nghiên cứu về hóa học và dược lý, để giúp cho

việc lựa chọn sử dụng hay nghiên cứu sau nay Cách điều chế vị thuốc trong nhân dân cũng không thấy đề cập tới, mà trong thực tế chúng ta thấy cách bào chế trong đông y nhiều khi thay

đối hoàn toàn tác dụng của vị thuốc Ví dụ, vị thảo quyết minh nếu để sống chỉ có tác dụng tẩy và nhuận tràng, nhưng nếu sao như nhiều người

vẫn làm thì hồn tồn khơng cịn tác dụng tẩy

nữa mà chỉ thấy có mùi thơm như cà phê Cùng

là rễ của một cây nhưng để ngun phơi khó thì

là vị ô đầu rất độc, nhưng nếu chế nhiều lần theo những phương pháp đặc biệt trong nhân dân thì lại được vị phụ tử gần như khơng độc Ta có thể

kể nhiều ví dụ khác nữa để thấy rằng không thể

bó qua được việc giới thiệu những cách đùng đặc biệt của vị thuốc trong nhân đân, không thể đem những quan niệm của tây y đơn thuần mà hiểu những vị thuốc đông y, và trong tài liệu điều tra không thể không điều tra cách bào chế của vị thuốc trong nhân dân Những tài liệu cũ cịn ít chú ý giới thiệu rõ hơn những lâm lấn do cách dàng một tên để chỉ nhiều vị thuốc nguồn gốc

khác hẳn nhau hay dùng nhiều tên rất khác nhau

để chỉ cùng một vị thưốc Ví dụ: tên cam thảo được dùng để chỉ 3-4 cây nguồn gốc thực vật khác hắn nhan; tên “nhân sâm” hay tên “sâm”

thường dùng để chỉ ít nhất hơn 10 cây khác nhau,

nếu không chú ý thì để dùng nhầm, và do đó có

thể đánh giá không đúng tác đụng câu vị thuốc

Ngoài những tài hiệu giới thiệu theo tây y hay khoa học hiện đại kể trên, còn có nhiều tài liệu giới thiệu vị thuốc và cây thuốc theo tính chất đơng y hoặc bằng tiếng Việt hoặc bằng chữ Hán hay chữ Nôm Nhưng trong những tài liệu này, hồn tồn khơng có tên khoa học để giúp cho ta tìm tài liêu nghiên cứu mới; tính chất tác dụng lại

giới thiệu trên cơ sở lý luận cổ, âm dương, hàn

nhiệt, nên nhiều người không hiểu, cách bào chế lại tầy tiện, gây nên một tình trạng hỗn loạn làm

nan lòng người muốn tìm hiểu nên y học cổ truyền

Những lý do trên đã bát buộc chúng tôi phải tiến hành một công tác điều tra thống kê mới về cày thuốc và vị thuốc Việt Nam để làm cơ sở cho mọi công tác khai thác và sử đụng nguồn dược liệu phong phú của nước ta theo khoa học hiện đại Trong bộ sách, chúng tôi chỉ đề cập đến những

vị thuốc chúng tơi đã có địp kiểm tra II PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC Khi chúng tôi bắt đầu tiến hành công tác điều

Trang 8

chung và cây thuốc nói riêng Chúng tồi chỉ biết đại khái là trước đây, để làm công tác điểu tra thực vật ở tồn Đơng Dương, Pháp đã huy động một lực lượng và một bộ máy khá tỉnh vị, chi phí một số tiền khá lớn, mà trong vài chục năm chưa hoàn thành

Chúng tôi cũng chưa được thấy ai đã làm để

học tập Thêm một khó khăn nữa là công tác điểu tra thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng, chưa được đánh giá đúng tâm quan trọng của nó, nên chưa có biên chế và ngân sách riêng Chúng tôi phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và dần dần đúc kết thành một số

nguyên tắc rồi tùy nhiệm vụ, hoàn cảnh cụ thể

từng lúc mà vận dụng cho thích hợp Qua một số năm làm công tác điều tra tìm hiểu cây thuốc đặc biệt là từ khi hòa bình được lập lại, chúng tơi thấy trong công tác điều tra cần phải làm ít nhất một số việc sau đây:

1 Xác định rõ mục đích, u cầu của tồn bộ công tác điều tra và của từng đợt điều tra ngắn;

2 Lựa chọn những vùng đi điều tra trudc, sau;

3 Tién hanh diéu tra cu thé

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số việc bản thân đã làm và hướng dẫn nhiều đoàn cùng làm trong những năm vừa qua:

1 Xác định rõ mục đích, yêu cẩu của tồn bộ cơng tác điều tra ngắn Chúng ta biết rằng

công tác điều tra có thể nhằm nhiều mục đích:

điều tra sự phân bố, điều tra trữ lượng, điều tra hoạt chất trong cây và hay điều tra công dụng, liều dùng, cách chế biến cây thuốc và vị thuốc trong nhân đân Tùy theo mục đích, yêu cần

mà tổ chức cần thay đổi cho thích hợp Hiện

nay chúng tôi mới cố khả năng đóng khung cơng tác điều tra trong việc phát hiện lại một số cây thuốc và vị thuốc được nhân dân quen dùng, nhất là những vị thuốc trước đây ta vẫn phải nhập và một số cây thể giới quen đùng, muốn hỏi mua của ta như: mã tiền (S/rychnos nuxvomica), voi voi (Strophan-thus), ba gac (Rauwolfia) vv `

Đồng thời chúng tôi chú ý điều tra cả cách chế biến, sử dụng vị thuốc trong nhân dân Chúng tôi còn tiến hành điều tra một số hoạt chất trong cây thuốc như cây thuốc có tanin, có ancaloit, cé tinh dau, saponin, antraglucozit v.v

Chúng tôi chưa đi sâu vào điều tra trữ lượng, vì cơng tác này đồi hỏi nhiều thời

gian, nhiều người, tổ chức phải rất qui mô,

tốn kém, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan ở một trình độ cao

Trong mỗi đợt sưu tầm, chúng tôi lại xác định nhiệm vụ cụ thể của từng đợt Ví dụ: Trong đợt đi Lạng Sơn (8-1956) chúng tôi nhằm điều tra sơ bộ cây hồi và cách cất dầu hồi trong nhân

dân giúp tổng công ty lâm thổ sản, trong đợt đi Sapa (8-1957) chúng tơi đi tìm hiểu cây thảo

quả, đợt đi Thanh Hóa và Vinh (1959) chúng tôi nhằm phát hiện vây vịi voi Strophanthus va tìm hiểu cây quế v.v Lẽ đĩ nhiên trong mỗi đợt đi, ngồi nhiệm vụ chính đẻ ra, chúng tôi không bỏ việc tìm, phát hiên những cây khác

Cũng vì xác định được nhiệm vụ chính cho vừa với khả năng, nên trong mỗi đợt đi điều tra nói chung, chúng tơi đều đạt kết quả tốt gây phấn khởi cho bản thân và những người cùng đi

2 Lựa chọn những vùng để điều tra trước

sau Việc lựa chọn vùng để điều tra trước, sau

rất cần thiết trong hoàn cảnh nhiều việc cần làm, mà khả năng có hạn Căn cứ vào mục đích và hồn cảnh thời gian, chúng tôi đã lựa chọn như sau:

Trang 9

của các bà Được khuyến khích và nâng đỡ, chính quyền xã và các bà đã hết sức giúp đỡ chhúng tôi trong công tác điều tra

Tại Hà Nội, cồn cố rất nhiều hiệu thuốc đông

y và các ông lang Năm 1955, chúng tôi bất

đầu tìm hiểu những kinh nghiệm quý báu của

các cụ Tuy trong giới đông y lúc đầu còn lẻ tẻ những hiện tượng giữ bí mật nhà nghề, nhưng

chúng tôi kiên trì lấy lịng thành cởi mở để gần

gũi các cụ, chủ động giới thiệu một số kinh

nghiệm của mình trước, chúng tơi thấy các cụ

cũng khơng giấu gì đối với chúng tôi Chúng tôi

cũng đã tham gia hội họp với các cụ trong hội y

được (một tổ chức tập hợp các cụ đông y ở Hà Ndi và các tỉnh có từ trước hịa bình trong vùng tạm chiếm, hội này tồn tại cho đến năm 1958 là

năm hột đông y mới hiện nay được thành lập)

và trong các địp sinh hoạt này, chúng tôi đã đề

nghị và được các cụ chấp thuận, biến vườn hoa

của ŸY miếu (Y miếu là miếu thờ các vị danh y

có cơng đối với nên y học Á Đông, xây dựng từ

đời Hậu Lê ở ngõ Ngô Sĩ Liên phố Sinh Từ nay là phố 224, số nhà 19A, được hội y được dùng

làm trụ sở của hội từ trước năm 1934) thành vườn cây thuốc TỪ năm I!955, chúng tơi v

mừng được thấy các cụ có tuổi trực tiếp cuốc vườn, đắp luống để trồng cây thuốc, các cụ đem

trồng tại đấy những cây thuốc kinh nghiệm nhất của các cụ, có những cây các cụ đem từ những tỉnh xa về Nhờ có vườn thuốc này, khi giới thiệu bài thuốc kính nghiệm, các cụ có thể chỉ cây, thống nhất tên cây, và nếu cần phổ biến giống

Chúng tơi cũng có thể do đó nhận xét cây thuốc

tươi và xác định tên khoa học được dé dang,

chính xác Kinh nghiệm này về sau được phổ

biến để xây dựng vườn thuốc tại các tỉnh Một lý do nữa đã quyết định chúng tơi chợn Hà Nội làm thí điểm điều tra đầu tiên vì Hà Nội là nơi tập trung đầu mối kinh doanh cây thuốc;

từ cuối 1954, Bộ nội thương đã thành lập Tổng công ty lâm thổ sản chuyên kinh doanh các sản

phẩm của rừng núi và đồng ruộng, trong đó cây thuốc chiếm một vị trí quan trọng Tổng cơng ty này có chi nhánh khắp các tỉnh ở trong nước,

ngoài những vị thuốc đang kinh doanh, Tổng

công ty thường nhận được những mặt hàng mới

đo địa phương phát hiện được, gửi về hỏi xem

có nên thu mua khơng vì nhân đân có dùng, hoặc vì trước đây thấy nói người ta có thu mua

Chúng tôi thường được hỏi đến với tính chất cố

vấn do đó vừa giúp được Tổng công ty, đồng

thời cũng lại nắm thêm được tài nguyên ở các

nơi Trong trường hợp nghỉ ngờ, chúng tôi cần tổ chức đi điều tra tại chỗ thì các cơ sở của Tổng

cơng ty ở các tính đã giúp đỡ chúng tôi liên hệ với quần chúng địa phương Đến năm 1957 do nhu cầu thuốc tăng lên, phần kinh đoanh thuốc

nam thuốc bắc của tổng công ty này tách ra để

thành lập “Công ty thuốc nam thuốc bắc trung ương”, chúng tôi lại càng có nhiều điều kiện

thuận tiện để hoạt động hơn nữa Ngoài việc giúp đỡ Tổng công ty xác định những vị thuốc nghi ngờ, chúng tơi cịn đề nghị tổ chức giúp Tổng công ty này đào tạo cán bộ thu mua được

liệu Qua nhiều lớp đào tạo, con số cán bộ dược

liệu lên tới 600 Những cán bộ được đào tao

tung đi khấp các tỉnh miền bắc lập thành màng lưới giúp chúng tôi vươn đến khắp nơi Mối khi cần *ê địa phương nào để xác định lại, chúng tơi đã có sắn cơ sở giúp đỡ

Chúng tơi cịn chọn Hà Nội làm nơi thí điểm,

vì ở Hà Nội việc đi lại dễ đàng, không mất nhiều

thời gian, chúng tôi có thể tranh thủ những lúc

rỗi rãi đù chỉ một hai giờ! Vì cơng tác mới làm nên cịn đơi khi thiếu sót, trong trường hợp đó

chúng tơi vẫn có thể có thời gian điều tra lại

nhiêu lần để làm cho tốt

Tại Hà Nội còn tập trung nhiền cơ sở nghiên cứu, nhiều phòng thí nghiệm, nhiều cán bộ có khả năng Ngồi sự cố gắng của bản thân, chúng

tơi cịn có thể tranh thủ sự giúp đỡ kịp thời của

đông đảo cán bộ chuyên môn các ngành khác

có liên quan, tham khảo các tài liệu về cây thuốc và vị thuốc

Qua kinh nghiệm, chúng tôi thấy, nếu làm

tốt ở Hà Nội, chúng ta có thể nấm được một

nửa công việc giúp cho việc đi điều tra ở các địa

phương sau này

b) Sau Hà Nội, chúng tôi trến hành điều tra ở các tính vàng núi biên giới Trung Việt như Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn rồi đến các tỉnh ven biển, trước tiện là các tỉnh ở ven biển miền Bắc

(Quảng Ninh)

Qua sự tìm hiểu các tài liệu và thực tế theo

Trang 10

là tại các tỉnh miền núi biên giới Trung Việt trước đây, các dân tộc ít người thường khai thác một

số vị thuốc bán thẳng sang Trung Quốc qua các

đường tiển ngạch, để rồi các vị thuốc đó lại nhiều khi được bán sang Việt Nam, qua đường biển với tên thuốc bắc Một ứrong những mục đích chúng tơi vạch ra là nhận rõ những vị thuốc

bắc cần phải tiếp tục nhập hay di thực hay

những vị thuốc bắc giả nghĩa là ở Việt Nam cũng

có để đặt vấn đề khai thác hay phát triển

Đồng thời với việc tiếp tục điều tra ở Hà Nội và sau khi đã có một số kinh nghiệm, chúng tôi đã đi điều tra ở các tỉnh miền núi, trước tiên là các tỉnh biên giới như Lạng Sơn (8-1956), Lào Cai (8-1957), Cao Bằng (1960 và 1962), Tây Bắc (1960) Do đó chúng tơi đã phát hiện lại được cây kim anh (fosa iaevigdta) ở Lạng Sœm va Cao Bang, cay tuc doan (Dipsacus japonicus) ở Lào Cai-Sapa (1957), cây đảng sâm ở Lạng

Sơn (1960), nhờ sự phối hợp với Tổng công ty làm thổ sản, chúng tôi phát hiện lại những cây

gấu tau (Aconitum fortunei), hoang lién (Coptis) ở Sapa (1958) v.v Những vị thuốc đó trước kia thường phải nhập thì nay đã được khai thác ở trong nước

Tại các tỉnh ven biển, chúng tơi tìm hiểu các

vị thuốc đặc biệt miền biển.như cá ngựa (Hip- pocampus), rau câu (Gracilaria sp), 6 tac cốt (Sepia esculenta) 6 Hon Gai (1957), tran châu

ở Hải Ninh Đồng thời chúng tôi cũng biết rằng

tại vùng này cũng có nhiều vị thuốc như các tỉnh miền núi Tại những vùng ven biển này, vì giao thơng thuận tiện, có nhiều người Trung

Quốc đã đến sinh sống từ lâu đời, họ biết khai

thác nhiều vị thuốc mà ông cha họ đã biết khai thác, sử dụng ở Trung Quốc; nay sang đây họ tiếp tục khai thác để sử dụng hay xuất về nước, trong khi nhân dân ta chưa chú ý khai thác như vị ba kích (Morinda officinalis), tac ke (Gekko BeKKO) VV

c) Cũng trên tinh thần tìm, phát hiện trước những cây thuốc vẫn gợi là thuốc bắc, chúng tôi chú ý đến những vùng có khí hận mát, lạnh gần giống khí hậu một số tỉnh miền nam Trung Quốc, chúng tơi đã tìm hiểu các vùng Sapa, Tam Đảo Tại những vùng này chúng tơi cịn chú ý tìm những cây mà Pháp đã di thực vào Việt Nam trước đây như cây Áctisô (Cynara scolymus), bồ công anh Trung Quốc (Taraxa-

cum dens-leonis)

d) Ngoài những vùng chủ yếu trên đây, khi có hồn cảnh thuận tiện, chúng tôi cũng không bỏ qua những tỉnh đồng bằng hay miền núi khác, nhất là những tỉnh ở cực nam của miền Bắc nước ta có khí hậu nhiệt đới hơn, để tìm những cây đặc biệt nhiệt đới như cây nhau (Morinda citrifolia)

Trên cơ sở những vùng đã chọn lựa, chúng tôi lần lượt tiến hành điều tra, có những vùng điều tra một lần cũng có những vùng điều tra nhiều lần vào những tháng khác nhau trong năm để có phát hiện những cây vào mùa hoa quả của nó, giúp cho việc xác định tên khoa học được đễ đàng

Ngoài việc bản thân đi điều tra, chúng tôi còn tranh thủ đề nghị các cơ quan khác cùng làm Nhờ được thông tri của Cục quân y (1958) và của Bộ y tế (1959) trao trách nhiệm điều tra cho các địa phương, nên các tỉnh đều có gửi báo cáo về tài nguyên hiện đang được khai thác hay

có nhiều triển vọng ở tỉnh mình Nghiên cứu

những báo cáo đó, đồng thời đối chiếu với thực

tế khai thác của Tổng công ty thuốc nam thuốc bắc trung ương, chúng tôi chọn hướng để đi điều

tra dần ở những vùng có những cây chúng tôi chưa được xem tận mắt

Như vậy, chúng tôi đã có dip di điền tra ở hầu hết các tỉnh trên miền Bắc, và chúng tôi rất vui mừng khi phát hiện lại được một số lớn một vị thuốc thông thường nhất, cũng như một số lớn vị thuốc có giá trị xuất khẩu Tuy nhiên còn

cần phải tiếp tục đi sâu kiểm tra nhiều mặt khác

nữa, đồng thời tiếp tục phát hiện thêm những cây mới hay ít nhất cũng phải phát hiện lại cho hết những cây có trong các tài liệu thống kê cũ

3 Tiến hành điều tra cụ thể: Tùy theo vùng

điều tra, chúng tôi áp dụng những phương pháp khác nhau Nhưng nói chung bao giờ cũng gồm ba giai đoạn là: Chuẩn bị, vận động quần chúng, thu thập mẫu, nghiên cứu tại phịng thí nghiệm a) Trong khi chuẩn bị, cân nghiên cứu những tài liệu đã có về những cây định tìm (tài liệu,

hình vé mau nếu có, sưu tập cây khơ) để có thể

Trang 11

đó cần có người chuyên về được liệu và thực

vật) chuẩn bị những phương tiện để lấy mẫu cây,

lấy hạt giống, cây con đem về trồng Nếu có điều kiện mang theo cá một số thuốc thử hóa học để có thể tìm hoạt chất tại chỗ, nhưng ta nên chú ý tránh mang những dụng cụ có thể nhờ địa phương giúp đỡ mà không trở ngại

nhiều đến công tác của họ như kính hiển vi,

một số dụng cụ chính xác khác

Cần liên hệ trước với nơi mình định tới bằng thư từ hay cử người đến trước

b) Vận động quần chúng tham gia điêu tra Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác điều tra Nhân dân ta thường nói “ở trong mỗi người chúng ta đều có một ơng lang” Thật thế, qua kinh nghiệm thực tế, chúng

tôi thấy hầu như ai cũng có thể giới thiệu cho ta

một bài thuốc, một vị thuốc kinh nghiêm của mình hay của gia đình mình Cho nên trong mọi cuộc điều tra chúng tôi đặc biệt chú ý làm sao cho có thật nhiều người giới thiệu cây thuốc hay bài thuốc, rồi dựa trên cơ sở những cây giới thiệu, lựa chọn thêm hướng đi cụ thể ở mỗi địa phương Đối tượng vận động chủ yếu là những ông lang, bà mế, bà hàng lá, những người từ trước đến

nay vẫn sống bằng nghề đi kiếm lâm sản để bán (vì có thể trước đây họ đã lấy cây thuốc để bán)

Nhưng còn một lực lượng rất quí, mà ta thường ít chú ý đến là các học sinh và các em bé chăn trâu Do sống gần thiên nhiên nên các em biết rất tỉ mỉ những điều mà các em chú ý hay các em thấy người khác đã làm Chính nhờ một em

bé.chăn trâu I1 tuổi mà năm 1959, chúng tơi

đã tìm được rất nhiều cây ba gạc (Rauwlofia) ở Sapa, trong khí đó người lớn đều nói khơng biết hay nói là ở rất xa Năm 1957, cũng chính nhờ hai em bé học sinh khác ở Sapa hướng đẫn mà chúng tôi đã phát hiện được cây hoàng tỉnh

(Polygonatum) lam thuốc bổ, một giống bạc hà

mọc hoang rất thơm và một số cây thảo quả mọc hoang ở một khu rừng gần ngay thị trấn Sapa Tại miền núi có nhiêu đồng chí trong Ủy ban hành chính vốn gia đình có biết thuốc, nên cũng đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc phát hiện những cây thuốc mới có giá trị

Nhưng làm thế nào để khêu gợi được quản

chúng? Cịn tùy hồn cảnh cụ thể, tùy người

mà thay đổi, nhưng trước hết phải có lịng tin tuyệt đối và thành tâm học tập kinh nghiệm của

nhân dân Ví đụ như ở Hà Nội, thường chúng tôi tới thăm hỏi các nhà ông lang, tham dự các buổi họp mặt của các cụ, hoặc đến tìm các bà hang lá ở đâu phố, góc chợ Nhiều khi phải mua của các bà một số thuốc rồi mới lân la hỏi chuyện Chúng tôi giới thiệu trước những kinh nghiệm của chúng tôi hoặc những điều khoa học mới đã chứng minh kinh nghiệm của các cụ Sau khi thu thập kinh nghiệm, chúng tôi phải tiến hành một sự chọn lọc kiểm tra cẩn thận, vì nhiều khi các cụ cũng nhầm lẫn

Khi đến các tỉnh, sau khi tiến hành xong các thủ tục hành chính cần thiết, thường chúng tôi thăm hỏi các cu lang cé uy tin ở địa phương hoặc nếu khơng có gì phiền nhiễu thì triệu tap mời các

cụ họp mặt để trao đổi kinh nghiệm rộng rãi Từ

năm 1958, sau khí Hội đơng y chính thức được thành lập ở Hà Nội và ở các tỉnh, đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tập hợp lực lượng Đối với những tỉnh chưa có Hội đông y, chúng tôi vẫn dựa vào các Công ty lâm thổ sản địa phương, các cơ quan phụ trách thu mua hàng xuất khẩu hay một tổ chức tương tự ở xã hay huyện

Trước năm 1960, vì Bộ y tế chưa quản lý vấn đề thuốc nam thuốc bắc, cho nên nói chung, chúng tơi có rất ít liên hệ, nhưng từ năm 1960, khi nhiệm vụ kinh doanh thu mưa thuốc nam thuốc bắc được chuyển về ngành y tế phụ trách, thì chúng tơi đã được các ty y tế giúp đỡ, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục liên hệ với những cơ quan cũ

Trong các cuộc họp mặt, trước hết chúng tơi trình bày mục đích điều tra về các cây thuốc và bài thuốc, sau đó để nghị các cụ có điều gì chỉ

dấn hay muốn giới thiệu những người nào có

kinh nghiệm ở địa phương Sau đó chúng tơi hỏi thăm về những cây chúng tôi định tìm Trong trường hợp này cần có hình vẽ màu hay tối thiểu cũng phải có hình vẽ đen Nếu cần thì phải nói đến cơng dụng của nó để gợi ý Khi giới thiệu công dụng chữa bệnh của cây định tìm, phải

nói các triệu chứng để các cụ đễ hiểu vì nhiều

khi người ta không hiểu tên bênh mà chỉ biết các triệu chứng thôi Nhiều khi lại phải hỏi thec đường vịng, ví dụ tìm cây vịi voi (5S7rophan thus) 1a một cây trong nhân dân chưa dùng đi chữa bệnh, chúng tôi phải điều tra bằng các! hỏi về những cây nhân dân vùng đó đã dùng đ tẩm tên thuốc độc dùng trong việc săn bắn

Trang 12

chọn những cây đáng chú ý, hỏi lại một vài chí tiết để kiểm tra, sau đó nhờ các cụ cho người dẫn đường đi tìm trong rừng Nếu những cây đó đã có trồng ở vườn đơng y các tỉnh thì xem ở vườn trước khi đi rừng Khi đi theo những người dẫn đường địa phương, đồng thời với việc tìm những cây người ta giới thiệu, chúng tơi tìm thêm những cây dự định tìm và những cây có giá trị khác

Trong khi đi điều tra thực địa như vậy, do chúng tối đi thành đoàn, mang theo những dụng cụ hơi la mắt với nhân dân địa phương (kẹp ép cây, thùng đựng cây, máy ảnh v.v ) một số người tò mồ và nhất là các trẻ em hay đi theo xem, chúng tôi không bỏ lỡ dịp giới thiêu mục đích điều tra và hỏi khéo những cây định tìm, những người có tài chữa bệnh ở địa phương; do đó nhiều khí tìm được những vấn đề mới khơng ngờ đến Có nhiều em bé tự nguyện xung phong

a

đi dẫn đường Cứ như vậy, từ địa phương này đến địa phương khác, chúng tôi dân dần phát _ hiện lại những cây thuốc hay dùng nhất Đến địa phương sau chúng tôi giới thiệu những kinh nghiệm của địa phương trước đã được kiểm tra nghiên cứu rồi

Một hình thức quan trọng nữa để động viên quần chúng đông đáo tham gia công tác điều

tra là iễn lãm Thường người ta chỉ hay dùng

triển lãm để biểu dương kết quả Nhưng qua

nhiều đợt triển lãm, chúng tơi thấy ngồi việc

dùng để biểu dương kết quả, triển lãm cồn là

một phương tiện điều tra rất tốt

Cuối năm 1956, chúng tôi tổ chức một cuộc

triển lãm đầu tiên (ở Trường đại học y dược) nhằm giới thiệu những kết quả bước đầu của việc tìm hiểu và nghiên cứu khai thác từ trong kháng chiến và sau kbi hịa bình lập lại để nhằm - gây tin tưởng đối với cày thuốc Việt Nam Cuộc triển lãm được sự cộng tác chặt chẽ của phòng được liệu thuộc Tổng công ty lâm thổ sẵn và Cục quân y Tuy chỉ: mở cửa có ít ngày nhưng

phòng triển lãm đã thu hút được hàng mấy nghìn

người xem, trong đó có rất nhiều chuyên gia nước bạn Đặc biệt cuộc triển lãm được vinh dự đón tiếp Hồ Chủ Tịch, và phái đồn chính phủ của Trung Quốc do thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu tới thăm nhân địp phái đoàn tới thăm Trường đại học y dược Trong cuộc triển lãm chúng tơi có dựng một bản đồ cây thuốc đầu tiên ở Việt

Nam Vì mới xây dựng lần đầu, cho nên có nhiều vị thuốc chưa được ghi vào và nhiều vùng có vị thuốc quí chưa được nêu lên Chúng

tôi nhận thấy quần chúng đến xem triển lãm

bổ sung khá nhiều chị tiết đáng q Do đó,

chúng tơi đã rút kinh nghiệm dùng triển lãm

làm phương tiện điều tra trong những đợt sau

Sau đó, chúng tơi đã dùng triển lãm phối hợp làm điều tra ở Hồng Quảng (1959), ở Cao Bằng

(1962) và ở Hà Tĩnh (1963)

Ngồi những hình thức thơng thường để

tuyên truyền cho giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế của cây thuốc, chúng tôi chú ý giới thiêu những cây thu thập được ở địa phương mà chúng tôi đã xác nhận giá trị đo những nghiên cứu từ trước, giới thiệu cả người nào đã giới thiệu đơn thuốc hay vị thuốc đó, vẽ một bẵn đồ được liệu sơ lược của vùng đó, rồi đề nghị những người

tới xem bổ sung, góp ý thêm Trên cơ sở những

ý kiến đóng góp, chúng tôi lựa chọn và lại điều tra thêm nữa Những người mách thuốc thường là những người hướng dẫn chúng tôi trong đợt điều tra mới này

C) Thu thập mâu cáy, xác định tên khoa học, nghiên cứu hoạt chất và nghiên cứu tác dụng được lý Trong khi tiến hành điều tra, cần thu thập những mẫu cây Phải cố gắng lấy mẫu cây có đủ hoa quả và bộ phận dùng làm thuốc Nhưng nếu đi điều tra không đúng mùa có hoa quả, thì cũng vẫn phải hái những bộ phận cịn lại vì có vẫn hơn không, sau này sẽ chú ý trở lại khi có địp Trên cơ sở những bộ phận hái được, nhiều khi cũng có thể xác định được hay ít nhất cũng cho ta một khái niệm về cây Đồng thời với việc lấy mẫu, cần ghi chép màu sắc của hoa, quả, lá, vì sau này cây ép khô sẽ mất màu tự nhiên, mà màu sắc nhiều khi là một tiêu chuẩn giúp ta xác định cây thuốc

Nếu có người biết dùng thuốc thì cần hỏi ngay dùng chữa bệnh gì, cách bào chế, đùng tươi hay dùng khó, liều lượng và cách dùng Chúng ta đã biết rằng do cách bào chế khác

nhau, liều lượng tác dụng có thể khác nhau Ví

Trang 13

Cùng với việc thu thập tiêu bản cây khô, cần

thu thập cả hạt để về trồng và theo đõi; Nhiều

khi hái cành, hay đào cây con, mẩu rễ vì có nhiều cây trồng bằng cành hay mẩn rễ thì mọc bảo đảm hơn

Đối với một số cây quan trọng định nghiên cứu sâu thêm về hóa học hay được lý, cần thu

hái một lượng nguyên liệu càng nhiều càng tốt, ít nhất cũng 1 đến 5kg

Việc nghiên cứu sơ bộ hoạt chất có thể tiến hành tại chỗ đối với một số chất khơng địi hỏi thiết bị cơng kềnh Ví dụ: ta có thể sơ bộ xác định sự có mặt của tỉnh đầu bằng mùi thơm, của chất béo bằng cách ép giữa hai tờ giấy thấy có vết mờ trong hay của chất ancaloit bằng giấy có tầm thuốc thử Drag-gendorf Nhưng dù sau sự nghiên cứu tại chỗ cũng chỉ có giá trị sơ bộ; cần phải điều tra lại trong điều kiện đầy đủ của phịng thí nghiệm

Phương pháp xác định sơ bộ hoạt chất chúng tơi đã có dịp giới thiệu trong bộ sách “Được liệu học và các vị thuốc Việt Nam” và một số

tài liệu khác nên khơng nói lại ở đây

Việc xác định tên khoa học cũng có thể tiến

hành sơ bộ tại chỗ, nhưng bao giờ cũng phải kiểm tra lại cẩn thận tại phòng thí nghiệm, đối chiếu với các tài liệu cho chắc chắn Sau khi xác định tên khoa học, còn cần xác định tên cổ hay tên Trung Quốc của vị thuốc, vì chúng tơi phải tìm tài liệu về cây thuốc không những trong các sách hiện đại mà còn cả những sách

cổ nữa Trong khi tra khảo các tài liệu mới và

cũ về cây thuốc, nếu thấy tài liệu và những điều

được giới thiệu trong nhân dân ăn khớp thì thơi;

nếu khơng khớp thì ghi lại để khi có dịp sẽ

kiểm tra thêm Có nhiều vị thuốc không thấy

có tài liệu để tham khảo, chúng tôi cũng ghi

chép lại, nhưng chú ý trước tới những vị thuốc mà nhiều nơi giới thiệu giống nhau

Việc nghiên cứu đi sâu đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều chi phí, do phương tiện có hạn nên chúng tơi chỉ đóng khung vào việc đi sân nghiên cứu một số vị thuốc nào cần thiết đối với nhu

cầu trong nước hay có giá trị xuất khẩu cao

Đối với những vị khác, chúng tôi để lại sau,

hay giới thiêu những người khác nghiên cứu Qua hơn 30 năm nghiên cứu, tìm hiểu về cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, đặc biệt từ ngày hòa bình lập lại, chúng tơi rất vui mừng

thấy chúng ta đã phát hiện lại hầu hết những

vị thuốc thông thường nhất và một số lớn các

vị thuốc có giá trị cao về xuất khẩu

Đối với một số cây thuốc, chúng tơi đã có dip đi sâu nghiền cứu về thực vật, hóa học và

tác dụng dược lý; một số đã được đưa vào sử

dụng rộng rãi trong thực tế Nhưng còn rất nhiều vị chỉ mới nêu được vấn đẻ, thu thập một số tài liệu tương đối mới nhất để bước đầu giúp các bạn sau này muốn đi sâu nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở nước ta

Dù sao đây cũng mới chỉ là những kết quả đầu tiên còn nghèo nàn Chúng tơi tín rằng với hoàn cảnh hiện nay, chúng ta đã có Viện

được liệu (thành lập tháng 7-1961) chuyên

nghiên cứu về cây thuốc, công tác điều tra

cây thuốc lại được chính thức ghi vào trong

kế hoạch nghiên cứu của Bộ y tế và của Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước, có nhiều

đơm vị tham gia phối hợp, chắc chắn trong giai

đoạn sắp tới công tác được liệu sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa, góp phân bảo vệ sức khỏe nhân dàn

IV CÁCH LÀM MẪU CÂY THUỐC KHÔ

Trong việc điều tra cây thuốc, việc xác định

được tên khoa học của cây thuốc là một bước quan trọng Có biết được tên khoa học của cây thuốc mới tìm được xem cây đó đã được thế

giới nghiên cứu chưa? Cây đó có được dùng ở nước nào khác không, hay chỉ được đùng ở Việt

Nam? Nếu đã được nghiên cứu thì nên tham

khảo, vận dụng phương pháp người ta đã nghiên cứu vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của ta, do đó tiết kiệm được thời gian mị mẫm, chóng được đưa vào sử dụng

Trang 14

mới tiến hành được Muốn thế phải tiến hành ép cây cho khô để mang vẻ Nhưng vì cây khơ nhiều khi màu sắc hoa, lá, quả thay đổi, cho nên đồng thời với việc ép cây cần chú ý ghi chép những

đặc điểm khi cây còn tươi để giúp cho việc xác

định tên khoa học trong phịng thí nghiệm Nhiều khi, trong nước không đủ tài liệu, điều kiện để xác định, cần gửi mẫu ra nước ngoài Một mẫu cây ép khô tốt sẽ làm cho việc xác định được dễ dàng Muốn làm cây ép khơ có 5 việc chính cần

phải làm là: 1 Hái cây cho đúng cách; 2 Ép và

phơi khô; 3 Đính mẫu cây vào bìa; ghi chép tại nơi cây mọc; 5 Báo quản

Mái cây cho đúng cách: Cần hái cho đủ bộ phán của cây: rễ, thân, lá, hoa và quả Nếu cây to thì chỉ cần hái một cành có đủ hoa, lá và quả Ngoài ra, nên chú ý hái những bộ phận dùng làm thuốc như vỏ, thân, rễ, củ, hạt v.v Một số cây được xác định căn cứ vào rễ, thân và rễ, vì hoa quả khá giống nhau, dễ lẫn

Khi hái cây cần đính ngay số hay viết ngay tên cây vào Nên mang theo một số nhãn và day buộc Khi gặp một cây thuốc khơng có đủ hoa quả thì có hái khơng? Vẫn nên hái, vì thà thiếu cịn hơn khơng Nhiều khi chỉ căn cứ vào cành lá và tên địa phương cũng có thể xác định được, nhưng chưa chính xác lắm Tuy nhiên, cần chú ý để sau này bổ sung cho đủ, vì một mẫu có đủ các bộ phận mới là một mẫu có giá trị

Sau khi hái có thể ép ngay tại chỗ, nhưng có

khi đem về nhà mới ép Trong trường hợp này, thường người ta đựng những cây thu thập được trong một hòm sắt dày hay một bộ bìa cứng dày Cũng cố khi người ta mang theo một cặp bằng bia dày trong có nhiều lớp giấy, để các cây cách

nhau Cặp bìa có thể thay bằng hai phên lưới sắt

cứng hoặc hai miếng gỗ đán, cặp bìa hay lưới sắt hoặc gỗ dán được buộc chặt bằng một sợi dây da hay dây vải

Ép và phơi khô: Đặt mỗi cây cần ép vào một tờ giấy gấp đôi, giấy này nên có khổ thống

nhất: sau khi gấp đơi, có khổ 28cm x 44cm, nên

chọn loại giấy hút nước như giấy thấm, giấy bản, báo cũ Trải cẩn thận các lá, cành và cánh của hoa Theo kinh nghiệm, ép lần đầu tiên,

việc uốn nắn các lá và hoa rất khó; thường nên

tiến hành vào lúc ép lại lần thứ hai Cố gắng giữ đáng tự nhiên của cây, tuy nhiên cần chú ý có lá

mặt trên và có lá quay mặt dưới lên để làm nổi

bật s giống nhan hay khác nhau của hai mặt

lá Nếu cây dài quá, có thể gấp 2-3 phần trên

mặt tờ giấy Sau khi ép, đặt cây ép giữa một

chồng giấy khác hay một chồng sách, hay để

các vật nặng lên Có khi bó chặt, treo nơi thống gió Khi ép nhiều mẫu cần bó chặt chúng trong khn ép (hình mắt cáo bằng gỗ hay đan bằng

tre) để phơi nắng hoặc sấy bằng lửa Mỗi ngày

thay giấy một lần Riêng ngày đầu và ngày thứ hai, nên thay giấy 2-3 lần, vì cây còn ướt, thấm vào giấy, có thể làm lên men, mốc ẩm và cây ép

sẽ bị đen, xấu Những tờ giấy thay ra bị ẩm,

đem phơi khơ cịn dùng lại nhiều lần Thời gian ép phơi cân chừng 5-7 ngày là xong Hiện nay, một số nơi có kinh nghiệm dùng bàn là để là, vừa nhanh vừa đẹp, chỉ cần chú ý đừng nóng quá làm lá bị cháy vàng, trông kém đẹp

Chú ý:

1, Nếu ép nhiều cây một lượt, giữa các cây

nên có nhiều lớp giấy để cây nọ khỏi hàn lên

cây kia Tùy theo cây to đày mà xếp nhiều hay ít lớp giấy

2 Mơi cây nên ép 3-4 mẫu; về sau chọn những mẫu đẹp giữ lại

3 Nếu ép quả to dày, ta có thể cắt bổ dọc đôi,

giữ lấy phân có cuống, vì cách quả đính vào cuống nhiều khi giúp ta xác định tên cây Có khi người ta cat bd hai bên má quả, chỉ giữ phần giữa còn mang cuống Những quả nạc có

thể ngâm cồn 35° hay dung dịch focmol 1%

4 Các bộ phận to, dày như củ, rễ, thân rể, có

thể phơi khơ riêng rồi đính vào sau Khi phơi cần ghi chép để tránh nhảm lẫn

Dinh mdu cay vào bìa: Sau khi cây đã khơ, cần đính lên bìa Nên dùng những bìa có khích thước thống nhất, ví dụ khổ 28x 44 Nhưng có thể to hay nhỏ hơn, miễn là thống nhất Trong một nước nên thống nhất kích thước, kích thước này lại nên thống nhất với kích thước quốc tế Tuy nhiên, ta vẫn có thể áp dụng một kích thước riêng, miễn là nó giúp ta bảo quản được mẫu

Khi đính cây trên bìa, có thể ding chi, nhưng cũng có thể dùng giấy dán để tránh làm đứt

những bộ phận mỏng Những bộ phận phơi, ép riêng cũng đính vào bìa này

Trên mơi bìa cần gián ngay nhãn VỊ trí của

Trang 15

địa phương, người hái, người xác định tên khoa học, ngày hái và nơi hái Ngày hái và nơi hái rất quan trọng, vì sau này nó sẽ giúp ta biết cây đó hái ở đâu, mùa ra hoa hay kết quả

Ghỉ chép Ngay khi hái cây thuốc cần ghi

chép những điểm sau đây:

1 Số thứ tự thu hái (một số được ghi trên mánh bìa và đính ngay vào cây, một số ghí

trong sổ),

2 Tên địa phương, nếu cần ghỉ cả nơi gọi tên

đó, vì mỗi địa phương có thể gọi tên khác nhau;

3 Tên họ khoa học (nếu biết);

4 Mô tả sơ qua hình đáng cây: Cây to hay nhỏ, ước bao nhiêu mét, cây leo hay bò, màu sắc của lá, hoa, quả, hạt khi còn tươi Điều này rất cần cho việc xác định, vì có nhiều loài chi cán cứ vào màu hoa mà phân biệt loài nọ với loài kia (vi du Strophanthus) khi cay khơ khơng cịn màu sắc nữa, rất khó xác định

5, Nơi cây mọc: Trong rừng sâu hay ven rừng, trên đổi hay dưới thung lũng, ở đồng

bằng hay ở miền núi, những tài liệu đó sau này sẽ giúp chúng ta nghiên cứu vấn dé tréng tia, di thực Tính chất nơi cây mọc (đất cát, đất thịt hay đất sôi v.v )

6 Công dụng, cách đùng theo nhân đân; 7 Nhận xét đặc biệt;

8 Ngày tháng hái và tên người hái

Qua kinh nghiệm, chúng tôi thấy những điều trên rất cần thiết mà nhiều khi chúng ta cịn ít chú ý

Bảo quản Những tập cây khô làm như trên đất rất để bị mốc, mọt Muốn đỡ mốc, mọt cần đựng trong hịm kín có vơi, băng phiến hay DDT v.v

Có thể trước khi khâu cây vào bìa, cần ngâm

cây vào một dung địch cồn sublimé (thủy ngân I clorua 4-5g, cồn 90° 1 lít) Ngâm 5 phút, lấy

ra đặt lên giấy bản cho khô, đợi khô hẳn sẽ

khâu vào bìa Đảy la thuốc độc dùng phải hết sức cẩn thận Có khi người ta dùng dầu hóa để sát trùng cây

V NOI DUNG CAN CHÚ Ý KHI GIỚI THIỆU | HAY ĐIỀU TRA CÂY THUỐC HAY DON THUỐC Trong khi điều tra cũng như khi hướng dẫn

người giới thiệu kinh nghiệm đùng thuốc, chúng

ta cần chú ý một số điểm cần thiết cho việc

nghiên cứu trong phịng thí nghiệm sau này 1 Tên họ và địa chỉ người giới thiệu cây

thuốc hay bài thuốc để sau này khi cần thiết

hên lạc bằng thư từ hỏi thêm hoặc đề nghị khen thưởng hay biểu đương

2 Tên cây thuốc: Giống như phần làm mẫu cây thuốc khơ

3 Có ở nơi nào? Thu hái ở cây mọc hoang hay ở cây trồng, hay nếu phải mua thì mua ở đâu? Nếu mọc ở địa phương thì ghi chép như phần nơi mọc ở mục làm mẫu cây khô

4 Mô tả cây thuốc hay vị thuốc

5 Dung toàn cây hay những bộ phận nào của cây: Rễ, thân, lá, hay hoa quả Cần chú ý là những bộ phận khác nhau của cây nhiều khi có tác dụng khác nhau

6 Hái vào lúc nào? Sáng chiều, mùa hái và tháng hái Nên chú ý rằng mùa hái khác nhau

có thể đem lại kết quả khác nhau Ví dụ bồ cơng

anh, ma hồng

7, Dùng dưới hình thức nào? Tươi hay khô Phơi trong mát hay ngoài nắng? Nèn nhớ

rằng nhiều khi vị thuốc tươi không giống vị

thuốc khô

8 Bao chế như thế nào? Thuốc sắc hay thuốc pha? Có phải sao vàng lên hay sao đen, hay không phải sao tấm gì? Ví dụ: Hạt thảo quyết

minh dùng sống thì tẩy, nhưng dùng sao đen thì

khơng có tác dụng tẩy Nếu phải ngâm rượu thì ngâm trong bao nhiêu rượu? Ngâm trong bao nhiêu lâu?

9 Liêu lượng, cách dùng như thế nào? Uống bao nhiêu lần một ngày Mỗi lần uống bao nhiêu? vào lúc trước hay sau khi ăn cơm

10 Dùng chữa bệnh gì? Nên ghi chép kỹ những triệu chứng của bệnh vì nhiều khi tên bệnh đó khơng phù hợp với tên bệnh của ta hiện nay

Trang 16

VI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CHÚ Y ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ KHI TÌM HIỂU “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM”

Mặc dâu xuất phái từ thực tế Việt Nam, viết bằng tiếng Việt Nam để người Việt Nam sử dụng, nhưng ngay sau khi im lân thứ nhất (1962-1965), bộ sách som 6 tập đã được một số nhà khoa học

nước ngồi tìm hiểu và nghiên cửu

Chúng tôi dịch và in gần toàn văn (chỉ bỏ Danh mục ` những cơng trình nghiên cứu chính từ 1946 đến 1966, vì cuối bộ sách đã ghỉ đầy đủ hơn), một bài phân tích đánh giá bộ sách do 4 nhà khoa học thuộc 4 viện khoa học lớn của Liên Xô viết và đăng trong tạp chí “Tài nguyên thực vật" (thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên X6) tap IH, sé I ndm 1967, tr 114-117

Qua bài nghiên cứu này chúng ta hiểu được phần nào ý định của các nhà nghiên cứu

khoa học ở một nước đã có một nên khoa học tiên tiến, chú ý và rút ra những bài học gì trong khi

tim htéu kính nghiệm dùng thuốc chữa bệnh trong nên y được học cổ truyền ở một nước mới phát

triển như nước ta

Chúng ta biết rằng muốn khai thác tốt nguồn dược liệu phong phú của nước ta, không những

chúng ta phải biết thừa kế tối những kinh nghiệm chữa bệnh dùng thuốc của cha ông ta, ma con

phải biết thừa kế những kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh bằng cây có, động vật của nhân dân nhiều nước khác trên thể giới nữa, vì trừ một số ít cây, con đặc hữu của nước ta, rất nhiều cây con làm thuốc ở nước ta đều có mọc, sống và được sử dụng ở nhiều nước khác trên thế giới

CÂY THUỐC VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO SƯ ĐỖ TẤT LỢI TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC CÂY ĐÓ

I I Brekhman, A F Hammerman, I V Gruxvitxki

Giá tri và mức độ nghiên cứu nên y học Việt Nam, Rõ ràng là vị lý, đơi khi ta gọi nền y học khoa học hiện đại là “tây y” Điều đó chí có thể đúng theo ý nghĩa địa lý hẹp, bởi vì nền y học đó thực sự bát đầu vào nửa thế kỷ vừa qua từ các bệnh viện ở Pháp, Anh, Đức và cũng như ở một số nước châu Âu, kể cả nước Nga Chẳng bao lâu nền y học đó, một nền y học được xây

dựng trên kinh nghiệm lâm sàng và trên những dẫn liệu vật lý, hóa học, giải phẫu và sinh lý người đã vượt khỏi biên giới lục địa châu Âu và

thực sự trở thành nền y học của cả nhân loại Ngày nay, các nhà bác học của tất cả các nước trên thế giới đóng góp xây dựng nền y học khoa

học đó với mức đệ như nhau Y học khoa học

hiện đạt hiện nay khác hẳn với nên y học tây

châu Âu trung cổ cũng như nó khác với nền y

và A A laxenkó-Khmélepxki

học cổ truyền của các dân tộc châu Au, Tay

Tang hay Trung Quéc

Điểm ưu việt nổi bật của nén y hoc hiện

đại so với nền y học cổ truyền khơng có nghĩa

là các nhà y học hiện đại được quyền bỏ qua

những kinh nghiệm quí báu đã tích luỹ được

(và hiện nay vẫn còn đang tích lũy nữa) của y

học dân gian các nước châu Á, Phi và Mỹ La tính Nhất là kho tàng dược liệu của những

nên y học đó

Một số những cây thuốc đó, dưới dang này hay dạng khác được dùng làm nguyên liệu

chế các chế phẩm của nền y học khoa học hiện đại; những cây thuốc đó tuy đã nhiều loại nhưng

cũng chỉ là một nhóm rất nhỏ bé so với kho tầng các cây thuốc của y học phương Đông Về căn

bản, đó chỉ là những cây thuốc ở miền Địa Trung

Trang 17

Hải, miền Trung Âu và đã được biết từ thời đại

Galién, Didtscéride va Hipécrat

Sau khi đã vứt bỏ một cách không thương tiếc các quan điểm lý thuyết trung cổ của những

người tiền bối, nền y học khoa học hiện đại hầu như đã mượn toàn bộ của nền y học cũ những

cây cỏ, vỏ, rễ v.v mà các thầy thuốc châu Âu

trung cổ đã dùng để chữa bệnh Ta không lấy

làm lạ rằng tất cả những kinh nghiêm to lớn của

nền y học cổ truyền của các dân tộc Á, Phi, Mỹ La tỉnh bao gồm hàng trăm nghìn cây thuốc (cả

động vật nữa) đã tham gia tương đối ít öi vào nên y học khoa học hiện đại Có thể giải thích tình trạng đó xuất phát từ mâu thuần đối kháng vốn có giữa nền y học cổ truyền của những nước thuộc địa và nửa thuộc địa với nền y học hiện đại nằm trong tay những thầy thuốc châu Âu hay Bắc Mỹ Ngay cả những thầy thuốc của dân

tộc Á, Phi và Mỹ La tình được đào tạo trong các

trường đại học y khoa châu Âu tổ chức ngay trên đất nước họ, cũng thường nghi ngờ hoặc

khinh thường những kinh nghiệm y học của chính nước mình Cịn những thầy thuốc dân

gian (thầy lang) của những nước đó, do bị chê

cười và có khi bị truy nã nữa đã coi nên y học khoa học là nền Y học của bọn “da trắng” và thường có thái độ thù địch sâu sắc

Mới gần đây tình trạng không hiểu biết lẫn nhau và thái độ thù nghịch mới bát đâu được tiêu tan khi mà trong thời đại chúng ta, đa số

các nước vùng nhiệt đới đã đành được độc lập

Học thuyết y học cổ truyền về bản chất

của bệnh đã phát sinh từ thời cổ một cách độc

lập trong nền văn hóa của những dàn tộc khác

nhau ở châu Á, sau đó nó bị biến đạng theo thời

gian và có màu sắc riêng đối với từng nước khác

nhau ở phương Đông Dưới ánh sáng của các

thành tựu khoa học hiên đại, rất nhiều quan điểm lý thuyết của y học cổ truyền đã tỏ ra rất ngây thơ và tất nhiên đã mất hết giá trị Nhưng trong nền tảng của y học cổ truyền đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu về việc sử dụng các dược liệu nguồn gốc thực vật và động vật nhằm mục đích chữa bênh Kinh nghiệm của rất nhiều thế hệ các nhà y học dân gian đã lựa

chọn được những dược liệu hiệu nghiệm nhất

Không phải ngẫu nhiên mà trong kho tàng thuốc đông y có một số dược liệu được lưu truyền hàng

trăm, và có khi hàng nghìn năm (nhân sâm, đại

1088

hoang v.v , Hammerman 1958)

Thuốc đông y và phương pháp sử dụng thuốc đơng y có những điểm khác nhau về căn

bản so với những vị thuốc mọi người đã quen

biết và được ghi trong các Dược điển (Nicénév

và những người khác, 1961: Brekhman 1963; Brekhman và những người khác, 1963):

1) Đhóm những cây thuốc dùng trong

đông y khác và nhiều hơn so vớt nhóm những

cây thuốc đùng trong tây y (Hammerman,

Xêmitrév 1963),

2) Đông y rất coi trọng sự phức hợp tự

nhiên của các chất trong cây Hơn thế nữa, Đơng y cịn chú ý làm cho phức hợp thêm Thường

thường trong nhiều đơn phức hợp của đông y, ta thấy nhiều vị thuốc gần gũi nhau về nguồn gốc thực vật hoặc về tác dụng tri bénh Con y hoc

khoa học (tây y) thì thường khơng dùng những vị thuốc nguồn gốc tự nhiên mà chỉ hay dùng

những vị thuốc nguồn gốc tổng hợp Các cây thuốc thường được loại hết chất độc và dùng

dưới dạng các hoạt chất tinh khiết

3) Trong đông y, dạng thuốc phổ biến nhất là thuốc sắc hay vị thuốc tán thành bột hầu như

không chế biến gì khác Trong y học khoa học hiện đại, người ta dùng riêng từng hoạt chất của

vị thuốc được chiết ra bằng những dung môi

hữu cơ ,

4) Đông y đặc biệt dùng những vị thuốc ít độc có tác dụng chung và thường ít dùng với

liều lượng lớn Y học hiện đại dùng nhiều vị thuốc chữa triệu chứng, có dược lực rõ rệt, thường

có tác dụng mạnh và độc

5) Đơn thuốc của y học cổ truyền rất phức tạp, nó gồm một, vài khi tới hàng chục vị thuốc

Còn y học hiện đại thường dùng các đơn thuốc gồm một vị thuốc

6) Đông y dùng nhiều vị thuốc nguồn gốc

động vật hơn những vị thuốc nguồn gốc động vật được thừa nhân chính thức trong các Dược

điển các nước Âu, Mỹ

Với những điểm khác nhau căn bản đó và

một số điểm khác nữa, Đông y đã chữa được

nhiều bệnh bàng những vị thuốc đặc biệt của mình và ở các nước phương Đơng nó đã được

Trang 18

là thành tựu mới nhất của y học khoa học Tất cả những điều nói trên áp dung đầy

đủ cho nền y học cổ truyền của nhân dân Việt

Nam (đông y)

Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam, giữa thế kỷ trước những người châu Âu bất đầu nghiên cứu một cách khoa học nền y học của Việt Nam và những cây thuốc Việt Nam Phần lớn những cơng trình của Pháp dành cho việc nghiên cứu thực vật chí (Flora) của Việt Nam (gdm Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ là ba phần thuộc Pháp và cũng bị chia riêng biệt vào hồi đó) nhưng cũng có những cơng trình riêng chun nghiên cứu về các cây thuốc của y học

cổ truyền

Lần đầu tiên thầy thuốc Torel] (theo tài liệu của Brentschneider J898) đồn viễn du miền Đơng Dương (Indochime) của Pháp đã công bố những bút ký về y học vùng này trong các tài liệu của cuộc viễn đu

Regnault (1902) đã xuất bản một cuốn sách nói tỉ mi về nền y học cổ truyền của hai đân tộc Việt Nam và Trung Quốc nhưng chưa phân tích được sự khác nhau giữa hai hệ thống y học đó Ông đã dẫn ra 494 dạng cây thuốc, tên gọi các cây thuốc được ghi bằng chữ Hán, đồng thời lần đầu tiên các cây đó có tên gọi khoa học bằng tiếng La tinh Tiếp sau đó xuất hiện cơng trình về Dược liệu Việt Nam do nhà

Dược liệu học nổi tiếng thành phố Paris tên Perô

(Perrot, Hurrier 1907) và một số cơng trình khác nữa Nhưng tất cả các cơng trình đó khơng có những tài liệu về thành phần hóa học của các cây cũng như tác dụng dược lý của chúng

Những cây thuốc được sử dụng cả trong nền y học Trung Quốc và Ấn Độ đã được các nhà bác học châu Âu khảo cứu và tài liệu về các cây đó phong phú hơn

Năm 1939, do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, quan hệ giữa Pháp và Việt Nam bị gián đoạn và đồng thời công tác khoa học cũng bị ngừng trệ mặc dù những cơng trình riêng biệt hồn thành dựa trên các tài liệu thu thập trước đây vẫn tiếp tục xuất bản Đáng chú ý là các cơng trình của nhà thực vật học người Pháp Pételot Ngay từ những năm trước chiến tranh,

cùng với Crevost, ông đã xuất bản danh mục sản vật Đông Dương Vi thuéc (Catalogue des Produiis de Ì Indochne-Produits médicinaux) gồm 2 cuốn (Crevost-Pételot, 1928-1935) Sau chiến tranh lại xuất bản cuốn sách gồm 2 tập của Pételot (1952-1953) về cây thuốc của Cămpuchia, Lắo và Việt Nam

Chỉ những năm gần đây mới thấy xuất hiện những cơng trình tuy vẫn cịn ít ỏi của chính những nhà khoa học Việt Nam mà chúng tơi đã có được ¡in (Đỗ tất Lợi 1964, Vũ văn Chuyên

1964)

Trong những năm kháng chiến, nhân dân

Việt Nam thiếu hẳn một hệ thống y tế theo nghĩa

hiện đại Chẳng có sunfamit, các thuốc kháng sinh cũng như các dược phẩm quan trọng khác nữa Mặc dù như vậy nhân dân Việt Nam chiến đấu và quân đội của họ vẫn có được nên y tế có hiệu quả xây dựng trên các nguyên tắc và phương thuốc của nền y học cổ truyền của Việt

Nam Trong các rừng rậm, đơi khi có thể gây ra

các bệnh nguy hiểm tới tính mạng, người ta thu hái các cây thuốc, nhiều cây thuốc đó được trồng riêng biệt Trong các khu du kích khơng phải chỉ có các cửa hàng thuốc mà còn cố cả xưởng bào chế hoạt động nữa

Hiện nay ở nước Việt Nam có 2 hệ thống y tế: Một hệ thống được xây dựng trên những nguyên lý chung của y học khoa học hiện đại, còn hệ thống kia hoàn toàn dùng các dược liệu của đông y (1), một nên y học hợp pháp được chính phủ Việt Nam nâng đỡ Cả hai hệ thống đó khơng mâu thuẫn với nhau mà tồn tại song song làm phong phú cho nhau

Tại nhiều làng, thơn có các trạm y tế chỉ có những lương y trình độ trung cấp làm việc Ở những bệnh viện huyện và tỉnh có những nhóm lương y hoạt động và họ điều khiển một khoa riêng biệt Không những chỉ ở tỉnh, mà ngay ở

Hà Nội ta có thể thấy những bệnh viện trong đó

mọi việc chữa chạy đều đựa vào đông y mà không lấy một thầy thuốc có bằng cấp tây y Thường thường những bệnh viện đó chuyên chữa một số ít bệnh nhất định

Nam 1952, ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thành lập hội đông y, đến nay đã (1) Từ đây về sau, ta hiểu đông y là nên y học cổ truyền của Việt Nam như ở Việt Nam người ta thường gọi

Trang 19

có tới 16.000 hội viên Tại các huyện, tỉnh có

các ban chấp hành huyện, tỉnh Hàng năm hội

tiến hành mở đại hội để kiểm điểm kết quả sử

dụng đông vy Tại Trường Đại học Y khoa ở Hà

Nội, nơi giảng dạy tây y đã có bộ môn đông y

riêng Các sinh viên y khoa trong vòng 45 ngày

được nghe giới thiệu những cơ sở của nền y

học cổ truyền của Việt Nam Ngồi ra cịn tổ

chức lớp bồ đưỡng nghiệp vụ cho các lương y trình độ trung cấp và cao cấp Nhưng phần lớn các lương y được đào tạo theo nguyên tắc “thầy

kèm trò”,

Đối với sự phát triển của học thuyết đông

y, Viện Đông y thành lập năm 1957 đã có một

giá trị rất lớn lao Trong các nhiệm vụ của Viện có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm của đông y, kiểm tra lai những vị thuốc hiệu nghiệm nhất để phổ biến ứng dụng rộng rãi trong nhân dân

Sự tổ chức các công việc ở đây là một thí

dụ về mối liên hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa hai

nền y học Mỗi bệnh nhân đều được các lương y và các bác sĩ tây y khám bệnh Công tác điều

trị tại các khoa của Viện (phương pháp chẩn

bệnh hiện đại, việc trông nom người bệnh, bệnh án v.v ) ở một trình độ khá cao Màng lưới tổ chức cung cấp thuốc đông y trong toàn quốc ở mức độ quốc doanh Có cả một màng lưới thu

mua để thu mua các cây thuốc mọc hoang và

các cây thuốc do hợp tác xã trồng được để chuyển vào kho quốc doanh dược liệu Quốc

doanh dược liệu cung cấp được liệu cho các cửa hàng, bệnh viện và các xí nghiệp được

phẩm Xí nghiệp dược phẩm ở Hải Phòng chuyên sản xuất các thuốc bào chế đơng y

Người có cơng đóng gớp vào việc tổ chức

cung cấp thuốc đông y của nhân dân Việt Nam chiến đấu và trong việc nghiên cứu kho tầng to

lớn các vị thuốc Việt Nam là một người con

của nhân dân, nhà bác học nổi tiếng, giáo sư

Đỗ Tất Lợi

; _ CUQC ĐỜI VÀ SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA -

NHÀ DƯỢC LIỆU HỌC LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM, GIÁO SƯ ĐỒ TẤT LỢI

Ông Đỗ Tất Lợi (1) là một trong những nhà hoạt động xuất sác của y học khoa học hiện đại, người có khả năng bắc cầu giữa y học hiện đại với một trong những nên khoa hoc vi đại của châu

Á - nền y bọc Việt Nam (ảnh chụp)

` Đồng thời với việc tiếp thu một nền giáo dục về dược học hoàn hảo, hiện đại, sau đó lại được hấp thụ những thành tựu của khoa được học thế giới, ngay từ thuở nhỏ, Đỗ Tất Lợi đã rất kính trọng các thành quả văn hóa của nước

mình, trong đó có nên y học cổ truyền là một bộ

phận gắn Hền khăng khít Hiểu răt rõ thực tế đông y, được biết rằng qua hàng bao thé ky,

đông y đã chữa bệnh cho nhân dân nước mình,

với trình độ khá cao cho nên đối với đông y, ơng có tấm lịng nhiệt tình của người dân u nước và tính cơng bằng không thiên vị của một nhà

bác học chân chính

Thu thập các tài liệu về cây thuốc của nên y học cổ truyền, ông đã làm công việc không

phải của một nhà dân tộc học hoặc một nhà thực

vật học mà đã tạo ra được một cơ sở khoa học

chân chính

Là một cơng dân của nước Việt Nam, ông Đỗ Tất Lợi đã không có thành kiến dân tộc, cái

đó có thể làm tổn hại đến những gì thực sự có

giá trị của bất kỳ nên y học cổ truyền nào khác, đồng thời ơng cũng khơng có tư tưởng “sùng bái Âu tây” tư tưởng này cho đến nay đã ngăn cản một số người hoạt động y học khoa học trong việc sử dụng kho tàng phong phú của nền y học

cổ truyền đã tích lũy được

Đường đời của ông Đỗ Tất Lợi rất điển

hình cho cuộc đời của một người con của một dân tộc đã nhiều năm đấu tranh vì tự do độc lập của mình Ơng sinh trong một gia đình làm nghề (1) Bản thản các tác giả đã có dịp gân gửi với ông Đồ Tất Lợi khi ông sang tham Leningrad

Trang 20

nông nghiệp tại làng Phù Xá tỉnh Vĩnh Phú vào ngày 1 tháng 2 năm 1919 Có thể nói rằng tính

yêu thiên nhiên đất nước đã thể hiện ờ ông Đỗ

Tất Lợi ngay từ thời thơ ấu do ảnh hưởng của cha ông là ông Đỗ Văn Kiêm, một người rất say mê trồng trọt và đã đạt được những kết quả không nhỏ trong việc trồng các cây ăn quả, nhất là cây na-Anono squamosa L

Chang thanh niên 20 tuổi Đỗ Tất Lợi vào

Trường đại học y được Hà Nội Vào thời đó, trước khi vào đại học phải qua học bậc tiểu học, sau đó là bậc trung học trong vòng I3 năm (trong các trường trung học và đại học, tất cả các môn đều đạy bằng tiếng Pháp), ông Lợi đầu tiên học ở Thái Bình, sau đó ở Phúc Yên, Hải Phòng và cuối cùng là ở Hà Nội

Đồng thời với việc vào trường đại học năm 1939, ông Đô Tất Lợi bắt đầu làm học trò của cụ lang Lê Văn Sáp là người chữa gãy xương nổi tiếng Ngay cả ở Hà Nội cũng phải mời cụ đi chữa những trường hợp khó khăn

Theo thầy dạy, ông Đỗ Tất Lợi đi thu thập các cây thuốc và đi thăm các bệnh nhân

Thời kỳ năm 1939 tới năm 1944, khi ông Đỗ Tất Lợi học tập tại Trường đại học y dược ở Hà Nội, đó là thời kỳ không những học tập cần mẫn mà còn là thời kỳ nghiên cứu có mục đích

rõ ràng, Nhà bác học trẻ tuổi kiên quyết đi theo

con đường thâm nhập vào bí mật của đơng y

Moi thời gian rỗi ông đều để dành để đọc sách,

nói chuyện với các thầy lang đông y

Năm 1944, trước Cách mạng tháng Tám và tuyên ngôn thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, ơng Đã Tất Lợi tốt nghiệp đại học và bắt đầu dốc những năng lực sẵn có cho cơng tác khoa học Năm 1945, một tờ báo ở Hà Nội đã đăng bài báo đầu tiên của nhà bác học

trẻ tuổi Sau này, trong kháng chiến, bài báo đó

được đãng lại trong tờ báo quân y Trong bài báo, sau khi đã sơ sánh các thuốc của tây y và đông y, tác giả đã đi tới kết luận thuốc đông y

rất quý giá và đặt vấn để cần phải tổ chức lại

công việc sản xuất thuốc men cho đất nước Vào tháng 12 năm 1946, khi bắt đầu cuộc kháng

chiến, ông Đỗ Tất Lợi đã ở trong hàng ngũ quân đội nhân dàn Việt Nam Đề nghị của ơng xây

dựng các phịng thí nghiệm nhằm nghiên cứu và sản xuất thuốc bằng nguyên liệu địa phương

(nhất là bằng các cây thuốc địa phương) trong

hệ thống quân y đã được chấp nhận Ông được

giao nhiệm vụ tổ chức và đứng đầu những phịng thí nghiệm đó-sau này là phịng dược chính Suốt trong thời kỳ kháng chiến, khi mà những người yêu nước Việt Nam phải sống trong rừng sâu và trên núi cao, ông Đỗ Tất Lợi một được sĩ chính của quân đội đã thu thập không biết mệt mỏi những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các thầy lang và đã chế nhiều thuốc cung cấp cho quân đội

Trong giai đoạn này, một mặt ông đã nghiên cứu điều chế cao từ búp ổi Psidiưm guyava Lìn thay thế cho các dạng thuốc có tanin, chế tạo từ cây cà độc dược Datwra metel L thay thé cho thuéc belladona (Atropa belladona L.) mà Việt Nam khơng có, chế từ lá cây thường sơn Dichroa ƒebrijfuga Lam là một loại thuốc chữa sốt rét

: Mặt khác, trong điều kiện khí hận nhiệt

đới ẩm thấp, việc bảo quản thuốc men gập rất

nhiều khó khăn, ông Đỗ Tất Lợi đề ra phương pháp bảo quản các thuốc viên, giảm tỷ lệ hư hỏng (bi mốc) từ 50-60% xuống 3-5% Lần đầu tiền ở miền Bắc Việt Nam đã tìm thấy Mã tiên Sfrych-

nos sp là nguyên liệu cơ bản để đều chế

Strychnin của Việt Nam, tìm thấy Ba gạc Raw- wolfa verticilata (Lour.) Baill để chế rauticil là

một thứ thuốc phổ biến chữa cao huyết áp

Hịa bình lập lại, ơng Đỗ Tất Lợi giữ

nhiệm vụ tổ chức và đứng đầu Bộ môn dược

liệu và thực vật của Trường đại học y dược Hà

Nội (từ năm 1963 đã tách thành hai trường riêng

biệt), đồng thời làm cố vấn chuyên môn cho Công ty thuốc nam thuốc bắc và giảng đạy tại

các Trường đại học tổng hợp Hà Nội và Trường

đại học nông nghiệp v v

Trong Ủy ban khoa học nhà nước của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông Đồ Tất Lợi

đứng đầu tiểu ban hóa thực vật và là phó tiểu

ban thực vật đồng thời ông là trưởng ban dược

liệu của Hội đồng dược điển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ông là một trong những người tổ chức

và là người hoạt động tích cực của Hội Đông y, Hội dược học, là hy viên ban chấp hành trung

ương Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Đồng

thời với những hoạt động sư phạm và phổ biến

khoa học rộng rãi, nhiều mặt và sôi nổi, ông đã tổng kết 26 năm nghiên cứu cây thuốc đông y và

Trang 21

CÂY THUỐC VIỆT NAM TRONG CÁC CƠNG TRÌNH

CUA GIÁO SƯ ĐƠ TẤT LỢI.® Các cơng trình nghiền cứu của ơng Đỗ

Tất Lợi có tới hơn 70 bán đã xuất bản Nếu xét tới những bước đầu nghiên cứu của ông Đỗ Tất

Lợi trong hoàn cảnh kháng chiến, lúc không thể

mơ tưởng việc xuất bản các tài liệu khoa học một cách bình thường, ta sẽ phải kinh ngạc năng lực và khả năng lao động của ông

Trong đại đa số các cơng trình, ơng đã xem xét các cây thuốc đông y với quan điểm thực vật và hóa thực vật Ngồi những đóng góp chủ yếu đó cho được liệu học, trong các cơng trình của ơng cịn làm sáng tỏ nhiều vấn đề thời sự của nền y và được học của nước Việt Nam

‘Dan chủ Cộng hòa Trong các tác phẩm có ghi lại những phương pháp cổ điển của châu Âu trong

"việc nghiên cứu các nguyên liệu thực vật như “nghiên cứu hóa học, nghiên cứu vì phẫu, dẫn

liệu dược lý đối với thầy thuốc v.v

Trong số các tác phẩm đó có 3 cơng trình

đáng được đặc biệt chú ý Trước hết đó là một

giáo trình tổng quát (320 trang) về các phương

pháp chữa bệnh và các vị thuốc của Việt Nam cùng viết với Đỗ Xuân Hợp và đã được xuất bản -hai lần (1958, 1960)

Giáo trình được liệu của ông Đỗ Tất Lợi cũng đáng được chú ý và cũng được xuất bản

hai lần Trong đó ngồi những cây thuốc cổ

điển của y học khoa học như Canvallaria majalis L., Valeriana officinalis L., cịn mơ ta tỉ mỉ rất nhiều cây thuốc Việt Nam Đa số các cây trong sách có nêu tên gọi latinh chính xác, có mơ tả hình dáng chung, cấu tạo vi phẫu và cả thành phần hóa học

Nhung cong trình chủ yếu của ông Đỗ Tất Lợi có thể coi là bộ sách “Những cáy thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tap (1962-1965) Trong bộ sách đó đã trình bầy khoảng 430 loài cây thuốc, thuộc 116 ho, 51 vị thuốc động vật và 19 vị thuốc khoáng vật Một số các vị thuốc được trình bầy thành một chuyên luận hoàn chỉnh

Cũng như trong các quyển sách của ông Đỗ Tất Lợi xuất bản từ trước, với mỗi cây trong

bộ sách đều có-trình bay đặc điểm hình thái mơ

tả cấu tạo vi phấu, thành phần hóa học (thường kèm theo công thức cấu tạo) và những dẫn liệu về tác dụng dược lý

Bộ sách có khoảng 50 hình vẽ minh họa và có kèm theo các bảng tra cứu, Khi đùng sách

chúng ta có thể tra cứu bằng bảng liệt kê tên La

tỉnh của tất cả các cây được xếp theo họ và xếp theo thứ tự mẫu từ La tỉnh

Có thể nói rằng, trong số rất nhiều các sách

nói về cây thuốc nhiệt đới, chưa có một bộ sách

nào có thể so sánh được về mức độ chính xác và

ti mi khoa học Rất nhiêu cây thuốc mà ông Đỗ Tất Lợi giới thiện mới là lần đầu tiên thấy được dan ra trong các tài liệu về được liệu học

Sau đây chúng tơi sẽ phân tích đanh mục các cây thuốc của bộ sách đó Các cây thuốc được ông Đỗ Tất Lợi nhóm lại theo tác dụng chữa bệnh

Nhóm lớn nhất gồm 70 loài cây là nhóm các vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu bóa ( trong y học nhân dân của các nước khác nhóm này cũng chiếm ưu thế)

Trong nhóm này có nhiều cây dùng dé

kích thích tiêu hóa, và trong loại này người ta nghĩ đến gia vị và các chất đắng

Miền Đông Nam châu Á rất giàu các loài cây gia vị, trong đó có nhiều sản vật như hạt

tiêu, đinh hương, quế nổi tiếng trên thế giới Ông

Đỗ Tất Lợi đã mô tả hơn 10 loại trong họ Gừng (Zingiberaceae) với các đại biểu của chỉ Đậu khấu (Alpinia L.), Sa nhan (Amomum L.), Nghệ (Curcuma L.), Địa liền (Kaempƒeria L.) và Gìmg

(Zingiber Adams), trong khí ở châu Âu chỉ biết

Trang 22

này cũng có mọc ở miền Viễn đông nước ta

(đáng được nghiên cứu)

Để làm thuốc san (astringent), y hoc Việt

nam dùng các cây có nhiều chất tan, trong đó

phổ biến nhất là kha tử quả của cây kha tử

Terminalia chebula Retz, & ving nhiệt đới, họ

Bàng (Combretaceae) Kha từ được coi là một trong những vị quan trọng nhất của y học Tây

Tang va An DO (Hammermane, Xémitrev 1963, Chopra và các người khác, 1965)

Để chữa bệnh ly, ở Việt Nam dùng trên 8

loại cây: trong đó chúng ta biết rõ Tỏi A/lium

$afivum LL và lựu Puníca granatum L Nhưng

có những cây mọc ở Liên Xô chúng ta không dùng Chẳng hạn như rau sam Portulaca

oleracea L (có “dùng cả trong danh sách của y hoc A Rap va An Độ)

Vị thuốc này được coi là chống kiết ly tốt

nhất là hoàng liên Coptis chinensis Franch, moc

ở nhiều vùng núi miền Bắc Việt Nam và được

người ta thu hái để sử dụng Ở miền Viễn đông

Liên Xô, chúng ta cũng thấy có một lồi khác cua chi dé 1a Coptis trựolía (L.) Salisb Qua việc

thử tính chất chống khuẩn của những cây nói

trên, ta thấy chúng đáng được chú ý

Trong số những vị thuốc nhuận tràng, phải

kể tới rễ đại hoàng Rhewm palmatum L., một vị

thuốc nổi tiếng thế giới từ thời cổ Nước Việt

Nam phải nhập đại hoàng từ Trung Quốc Ông Đỗ Tất Lợi đã đề nghị dùng rễ cây chút chít

Rumex wallichii Meissn để thay thế Ngoài ra

các lương y Việt Nam còn kê đơn, những thuốc

nhuận tràng mà ai cũng biết tới như dầu thầu đầu, ba đậu Người ta còn dùng các cây có chứa các anthraglucozit (các chi Muồng Cassia L và

Lô hội Aioe L v.v )

Trong nhóm những thuốc trị giun sấn có

giới thiệu II lồi trong đó hàng loạt cây nhiệt

đới được dùng: phổ biến với mục đích đó, cả ở

Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Tạng Đông y Việt Nam thường dùng quả sử quân từ Ởisqwalis

indica L họ Bàng (Combretaceae) Một số của nhóm này được dùng rất phổ biến, vượt ra khỏi biên giới châu Á và được xuất sang cả châu Âu

Chang han ancaloit arecolin lay tir hat cau Areca

catechu L da duoc ghi vao Duoc dién Nga từ

(1) Theo tài liệu mà I V Gruxvitxki nhân dân Triểu Tiên

đầu thế kỷ 20 và được dùng trong ngành thú y (Dược điển quân đội toàn Nga, 1913),

Nhóm các vị thuốc lợi tiểu thơng mật có

khoảng 30 loại; trong số đó có rất nhiều cây

chúng ta cịn ít biết, theo quan điểm y học Đó

là cay tai chudt Dischidia acuminata Cost., vuong thai t6 Oldenlandia corymbosa L., soi Sabium sebiferum (L.) Roxb., théng thao Tetrapanax papyrifera (Hook.) Kock v.v

Trong số các loài chứa flavonozit phải kể nghệ

Curcuma longa L., qua danh danh Gardenia radicans Thunb., hoa hién Hemerocallis fulva L Để chữa bệnh thận có vị phục linh Poria cocos WoOIf., loài này được đùng rộng rãi cả ở Trung Quốc (Ibraghimôyv, Ibraghimova, 1960)

và Triều Tiên (l)

Nhiều vị thuốc ở Việt Nam dùng để chữa

bệnh gan thận cũng là những vị được y học khoa

học sử dụng Thí dụ râu ngô Zea mays L., actixô

Cynara scolymus L., rau méo Orthosiphon Stamineus Benth v.v

Ông Đỗ Tất Lợi nêu ra trên 30 vị thuốc

cầm máu Cũng như trong các nhóm khác,

nhóm này có những cây mà y học khoa học

và y học nhân dân nước ta cũng dùng Chẳng hạn ré cay béng Gossypium sp., nghé

Polygonum hydropiper L., long nha thao Agrimonta pilosa L., héng hoa Carthamus tinctorius L., ngai citu Artemisia vulgaris L., rễ của các loai thuéc chi Thuoe duoc Paeonia L Nhiều hơn cả có những đại biểu của cây cô

miền Đông và Đơng Nam châu Á Đó là

những lồi mị Cierodendron L., huyết giác

Pleomele cochinchinensis Merr và rất nhiều loài khác Một số trong các vị đố được dùng cả ở Trung Quốc như tam thất Panax

pseudoginseng Wall., gai Boehmeria nivea (L.)

Gaud., điếp cá Houttuynia cordata Thunb.,

bán ha Pinellia ternata Breit, gb vang Caesalpíma sappan L được dùng ở cả Ấn D6 Trong danh sách các vị thuốc cảm máu có

những cây có trồng ở nước ta nhưng chỉ để làm cảnh không ding để làm thuốc như cây Mào gà đỏ Celosia cristata L (và Mào gà trắng Celosia

argentea L.) được ding cả trong y học Trung Quốc và Tây Tạng Có nhọ nồi Eclipta alba (L.)

Trang 23

Hassk mọc như một loài cỏ đại ở miền Viễn

đông nước ta, nhưng ở Việt Nam được coi là

một vị thuốc gia đình tốt nhất để chữa các viết thương nhỏ

Bộ sách có nêu ra khoảng 40 loài cây

dùng để chữa ho, hen Nhiều cây trong số đó

được đùng vì có cả những tính chất sát trùng Người ta dùng các cây có tĩnh dầu thuộc họ hoa

môi (Labia/ae) như cây ế-ÓcUnum bastlium L.,

Ocimum sanctum L., hing chanh Coleus

aromaticus Benth., ré của một số loai Hoa tan, nhựa cây t6 hap Liguidambar orientalis Miller,

và cây cánh kiến trắng Styrax tonkinense Pierre

v.v Ố Việt Nam thấy phổ biến và sử đụng trong

Đơng y có tỷ gà Drosera burmannii WakÌ., cây

nay cing nhu Drosera rotundifolia L (Somiakin,

Khokhlov, 1949) đặc trưng do chứa chất

naphfoquinon có tác dụng chống khuẩn

Cũng trong loại thuốc chữa ho, về thuốc

long đờm, người ta dùng các loại cây thuộc chỉ

Viễn chí Polygala L cũng như Cát cánh Platycodon grandifiorum DC mà rễ của nó, ở

đây cũng như ở các nước Đông Á khác được

coi là một vị thuốc q

Nhóm các vị thuốc chữa bệnh tim tương đối không có nhiều loại Trong các nhóm này trước hết bao gồm những cây chứa glucozit chữa tim Trong số 5 cây thuộc nhóm này có 4 cây

thuộc họ Trúc đào (Apocyazceae) Đó là cây trúc đào Nerium oleander L., thông thiên

Thevetia nerrifolia Juss., mudép sat Cerbera odollam Gaertn va sitng dé Strophanthus

đivaricatus Hook và Arm., loài thứ năm, vạn

niên thanh Rhodea japonica Roth thuộc họ

Hanh (Alliaceae)

Ngồi ra có chín lồi có tác dụng hạ huyết

áp Trong số đó trước hết phải kể tới cây có

ancaloit đã biết: Cây ba gạc Ấn D6 Rauwolfia serpentina Benth Mét dang khác của lồi đó có

tác dụng chữa bệnh tương tự đó là Ba gạc Việt Nam Rauwolfia verticillata (Lour.) Baill ma ông

Đỗ Tất Lợi đã phát hiện thấy trong các rững rậm miễn Bắc Việt Nam Để giảm huyết áp người ta còn dùng dừa cạn Vinca rosea L., đỗ trong

Eucommia uữmoides Oliv và một số cây nhiệt đới thuộc họ Cà phê (Rubiaceae): hai loài Morinda L (nhầu và ba kích), và câu đằng

thuộc nhóm có nhiều chất rutin như hoa hoè Sophora japonica L và hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georgi

Y học Việt Nam có nhiều vị thuốc tác dụng tới thần kinh trung ương Trong thống kê của ông Đô Tất Lợi có đưa ra 46 lồi trong

đó 38 lồi có tác đụng bổ, 8 loài thuộc nhóm

các vị thiốc an thần kinh Trong số 8 lồi sau, khơng có một loài nào được tây y sử dụng Một số cây mà Việt Nam sử dụng có tác dụng an thần cũng được y học cổ truyền các nước khác biết tới: hoa nhài Jayminum Sambac Ait., 14 véng Erythrina indica Lamk ding ở Trung

Quốc, thiên trúc hoàng (lấy ở thAn cây tre nứa)

dùng ở Ả Rập

Ông Đỗ Tất Lợi đã xếp vào nhóm các vị thuốc bổ cả những vị có tác dụng kích thích lẫn những vị có tác dụng bổ toàn thân Nhân sâm, một loại thuốc bổ nổi tiếng, nhập từ Trung Quốc được dùng phổ biến Hàng loạt cây khác của

Việt Nam thuộc họ Ngũ gia bì (Ara /aceae) đều

có tác dụng bổ nhiều hay ít (Gruxvitxki, 1967)

đặc biệt là tam thất Panax pseudoginseng Wall

(Gruxvitxki 1966) Tên sâm (các loại có tác dụng

tương tự như nhân sâm) ở Việt Nam được dành

cho ít nhất 10 cây thuộc họ khác nhau: thố sâm

cao ly (Talinum crassifolium Willd.) thuéc ho Rau sam (Portulacaceae) Sam bố chính (H¡-

biscus sagittifolius Kurz.) thuộc ho Bông (Malvaceae) Ban long sam Spiranthes sinensis

(Pers.) Ames thuộc họ Lan (Orchidaceae), nam sam Schefflera octophylla (Lour.) Harms., thudc

họ Ngũ gia bi (Araliaceae), sam rừng

Boerhaavia repens L thudc ho Hoa giấy (Nyctaginaceae), Curculigo orchiodes Gaertn thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) v.v Trong

số các cây ở Viễn đông và ngoại Baican tham gia vào các nhóm này có khổ sâm $øphora

flavescens Ait., hoàng ky Astragalus

membranaceus (Fisch.) Bunge, ha thai 6

Polygonum multiflorum Thunb và khiếm thực Euryale ferox Salisb (tắt cả những cây này đang

được chú ý nghiên cứu)

Cũng như trong các hệ thống Đồng y khác,

Trang 24

có kể tới kim anh Rosa laevigata Mich Qua cilia

nó chứa nhiều vitamin C

Ngoài một số cây đã nói ở trên, trong số các cây nhiệt đới thuộc nhóm các vị thuốc bổ có khổ sâm cho lá Croton tonkinensis Gagnep thuộc hộ Thâầu dâu (Euphorbiaceae), ha thủ 6 trang Streptocaulon juventas Mertr thuộc họ Thiên lý (Acclepiadaceae); hoài sơn Dioscorea persimilis Prain et Burk thuộc họ Củ nâu

(Dioscoreaceae), cây sữa Alstonia scholaris R Brown thuộc hợ Trúc đào (Apocynaceae) trầu

cổ Ficus pumila L thuéc ho Dau tằm

(Moraceae), gid4y cam thao Abrus precatorius L thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae) v.v Khéng hiểu làm sao danh sách này lại có đưa vào một 86 loai qué Cinnamomum Blume

17 cây thuốc chữa tê thấp, đau xương được nêu ra, trong đó khơng có một cây nào trùng với với vị thuốc mà chúng ta đã biết Có

một số cây chứa saponozit (thổ phục linh Szzlax

glabra Roxb., ty giai Dioscorea tokoro Makino, déc hoat Aralia cordata Thunb.); một số cây có ancaloit (phdng ky Stephania tetrandra S Moore., náng Crinum asiaricum L.), thân rễ độc hoạt

Aralia cordata dùng phổ biến ở miền Viễn Đông

nước ta đã được nhập từ Trung Quốc

Có tới trên 30 loài cây được dùng để chữa

các bệnh mụn nhọt Như ta thấy hàng loạt cây

nêu ra đều có tính chất diệt vi khuẩn Ông Đỗ Tất

Lợi đã dẫn ra các nghiên cứu sinh vật chứng tỏ hoạt tính của một số cây còn được nghiên cứu ít như hoa kim ng4n Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Cơm cháy (Caprffoliaceae); sài đất Wedelia chinensis Merr thudc ho Cúc (Compositae), quả liên kiều Forsythia suspensa Vahl thuéc ho Nhai (Oleaceae) Trong danh sach có nêu ra cay bach hoa xa Plumbago zeylanica L va cay méng tay Lawsonia inermis L 1a hai

cây chứa naphtoguinon Õ đây có thể kế tới một

số cây thuốc chứa tính dầu như khung Ligusticum ginensis Oliv và một số cây chứa nhiều tanin như hạ khô thảo Prunella vulgaris L

Đông y dùng các cây có chứa indigo để

chữa bệnh ngoài da (trong thống kê của ông Đỗ Tất Lợi có 5 lồi) Những lọợai khác chưa

được kiểm tra tính chất chống vi khuẩn Có 4

lồi họ Bơng chấc là người ta ding tác dụng

làm địu các vết đau của những cây đó Để

làm lành da người ta dùng các đại biểu của họ

Thầu đầu (5 lồi)

Nhiều cây nói trên cũng được Trung Quốc sử dụng Cây móng tay được sử dụng

rộng rãi trên toàn vùng cận đông để chữa các

vết loét và ung nhọt Ở Liên Xơ chỉ có 6 lồi trong nhóm đó

Ơng Đỗ Tất Lợi đã tách các cây độc ra

một nhốớm riêng Bên cạnh cây sui (Ảnfi4ris toxicaria Leschen.) và cây hồi núi (Hicium grijthii Hook et Thoms) cịn có 7 cây nhiệt đới ta còn biết ít trong đó có cây thân thảo rất độc thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae) là cây lá ngón Gelsemium elegans Benth

Các nước nhiệt đới có rất nhiều rắn độc cho nên việc tách thành một nhóm các vị thuốc chữa rắn cắn là hợp lý Những cây thuốc đó của đơng y Việt Nam không phải là ít (cuồng Aralia armata Seem.; ngt gia bi Schefflera sp v.v ) Đặc tính của các cây đó được nêu lên ở những nhóm phân loại theo tác dụng trị bệnh

Trong khi phân tách bảng thống kê của ông Đỗ Tất Lợi, chúng ta chú ý thấy rằng đa số các cây thuốc đều thấy có ở địa phương, chỉ có một số ít loài nhập của Trung Quốc (nhân sâm, đại hoàng v.v ) Rất nhiều cây được trồng ở Việt Nam như cây ăn quả (đu đủ Carica papaya L ồi, chanh, cam, mơ, mận, lựu v.v ), các cây rau (khoai lang Ipomea batatas Lamk., hành, tôi, hạt cây cải xanh, cải củ), các cây cơng nghiệp (bơng, gai, cây móng tay), và các cây gia vị Tất cả những cây đó đều có tác dụng chữa bệnh ở mức độ nhiều hat

Có những cây thuốc di thực từ những nước khác (thầu dầu Ricinus communis L., lô hội, thuốc phiện, Papaver somniferum L., bạc hà

chau Au Mentha piperita L., cay móng tay,

canhkina Cinchona succirubra Pavon .) Nhiều cây thuốc Việt Nam thấy mọc hoang

trên lãnh thổ Liên Xơ Đó trước hết là những loại cỏ dại mọc phổ biến như tê thái Capsella

bursa pastorius (L.) Medic., nguu bang Arctium

lappa L., nghề, ké đầu ngựa Xanthium

strumarium L.) Có nhiều nhất là những loài trùng với các lồi mọc ở Viễn đơng và ngoại Baican (đã nêu ra trong quá trình phân tích bản thống kê của ơng Đỗ Tất Lợi)

Nếu xét bản thống kê theo quan điểm dân

Trang 25

Nam), thấy rằng y học Việt Nam dùng nhiều cây thuốc mà Trung y cũng dùng Nhiều cây thuốc nhiệt đới cũng được sử dụng cả trong

y học Ấn Độ, một số ít hơn được dùng ở y

học A Rap

Dù mới chỉ xem qua bộ sách gồm 6 tập của ông Đỗ Tất Lợi, ta cũng phải thấy các tài liệu mà ông thu thập được rất phong phú, vô

cùng bổ ích không những đối với nhân dân Việt

Nam mà còn có tác dụng khích lệ việc nghiên

cứu y học phương đông sâu sắc hơn nữa bằng

các phương pháp khoa học

Đáng chú ý là đơn thuốc phức hợp phổ

biến rộng rãi không những ở y học Việt Nam mà cịn ở các nên đơng y khác nữa Để lấy làm thí dụ chúng tơi nêu ra các bài thuốc chữa gẫy xương mà không cần bó bột (phương pháp điều trị độc đáo của Việt Nam)

Ngoài việc chỉnh đỡn tại chỗ nơi gẫy va giữ nơi này bất động người ta còn điều trị tại chỗ và toàn thân Chỗ gẫy được bôi dịch ngâm trong cồn 70 độ một hôn hợp của 5 vị thảo mộc (nu dinh huong Eugenia caryophyllata, hdi hương Foeniculum vuigare MÌI., rễ bạch truật Atractyloides chinensis (DC) Koidz., 6 dau Aco- nitum sp., dai hoang Rheum officinale Baill v.v sau đó đắp lên một lớp thuốc sên sệt như cháo đày 2-3mm gồm nước cơm (10 phần), lá cúc tần Pluchea indica Less (5 phân), lồng trang trứng (2 phần), bén trên đậy một miếng lá chuối Đồng thời người bệnh được uống thuốc sắc của 15 vị thuốc: Bồ cốt toái Polypodium ƒortunei Kuntze, dé trong Eucommia ulmoides, tuc doan Dipsacus chinensis Bat, sinh dia Rehmannia chinensis Libosch, bach chi Angelica glabra Makino, bach thuoc Paeonia albiflora Pall, xich thuge Paconia obovata Maxim, xuyên khung Conioselinum univittatum Turcz, cam thao Glycyrrhiza L vv

Dé chữa bệnh đau thận kinh niên người ta

dùng đơn phức hợp bao gồm é Ocimum sanc- tum L 80g,, tia t6 Perilla frutescens (L.) Breit (14), 70g; than ré gimg Zingiber officinale Rosc 12g, quả táo đen Ziziphus jujuba Lam 12g Sac tất cả các vị đó trong 500ml nước và cho thêm khoảng 200g hành củ Thuốc sắc được đùng trong 2 ngày trong suốt quá trình điều trị phải uống 30 liều như thế

Đáng chú ý hơn nữa việc nghiên cứu

phương pháp chữa bệnh không phải bằng đơn thuốc nhiều vị mà những đơn thuốc chi ding

một cây thuốc Chẳng hạn các thầy thuốc ở

khơa thuốc nam bệnh viện hữu ngh}) Việt Tiệp đã sử dụng thành công nước sắc của cô cây nic néc Oroxylum indicum Vent dé chita các bệnh dị ứng

Bài thuốc đó đã thu thập ở y học dân gian ở một huyện xa xôi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Qua khảo sát dược lý tiến hành tại phịng thí nghiệm được lý và trị liệu thực nghiệm của Viện nghiên cứu các hoạt chất sinh vật thuộc phân viện Viễn đông của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô đã thấy rõ các tính chất đáng chú ý của cây đó, chứng minh tác dụng chống dị ứng của nó Nhưng vấn dé không phải là ở chỗ cho đến nay chúng ta chưa có cây đó (có thể đem trồng cây núc nác ở vùng cận nhiệt đới của nước ta) Qua khảo sát kỹ lưỡng vị hoàng cim Scutellaria baicalensis Georgi ching ta thay nó có thành phân hóa bọc rất gần với núc nác Chất Baicalein trong núc nác tương đương với genin cua glucozit oroxylin A trong vỏ núc nác, va chat baicalin cla núc nác chỉ khác wogoonin của vị hoàng cầm về vị trí của nhóm metoxy Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng cần nghiên cứu

vị hoàng cảm để có thể đùng làm một vị thuốc

chữa dị ứng

Cùng với việc nghiên cứu cây họ thuốc Ngũ gia bì (Araliaceae) ở nước ta (nhân sâm Panax ginseng C A Mey; Eleutherococcus Senticosus (Rupr et Maxim.) Maxim., Echinopanax elatum Nakai, Acanthopanax sessiliflorum (Rupr et Maxim) Seem; Aralia mandshurica Rupr et Maxim) cin chd y nhing đại biểu Việt Nam của họ đó

Trong số rất nhiều cây thuộc họ Ngũ gia bì ở Việt Nam, đông y Việt Nam thường dùng hơn cả là cây tam that Panax Pseudoginseng Wall, cay ngi gia bi Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr., cây cuéng Aralia armata Seem, thong thao Tetrapanax papyriferus (Hook.) K Koch, nhiều loai cha chi Schefflera J R et G Forst (Gruxvitxki

1967), ở vùng nhệt đới

Các dạng đó cần phải được trước hết nghiên cứu trên thực nghiệm

Trang 26

theo hướng đó (L I Brekhman)

Người ta thấy rằng hoạt tính về mặt tác dụng kích thích (thí nghiệm trên chuột bạch chạy trên dây dài vô hạn cho tới mệt mỗi hoàn

toàn của rễ loài Sch2ƒflera sp vào khoảng 225

CED,, (CED là 3 chữ đầu tiếng Nga có nghĩa là đơn vị kích thích), của lá là 118 CED,, tức là vào khoảng 2 lần lớn hơn hoạt tính của

Eleutherococcus senticosus (Rupr et Maxim,

một loài thuốc dùng thay thế cho nhân sâm So với bất kỳ nên y học cổ truyền nao, y học khoa học thể hiện rất nhiều tính ưu việt,

Nhưng ta không thể không mượn của

nền y học cổ truyền vĩ đại của các dân tộc

những vị thuốc (đôi khi cả phương pháp chữa bệnh nữa) mà các lương y đã tích lũy kinh nghiệm từ hàng nghìn năm nay

Tất nhiền trong việc vay mượn đó, giai đoạn đầu tiên phải là giai đoạn nghiên cứu sâu sắc chân chính, khoa học các cây thuốc

của y học cổ truyền

Về mặt này kinh nghiêm của giáo sư Đỗ Tất Lợi rất đáng được học tập và đáng quý

Cái cầu mà giáo sư Đỗ Tất Lợi đã bắc từ nền y học cổ truyền của nhân đân Việt

Nam tới nền y học khoa học hiện đại tất nhiên mới là bước đầu của quá trình làm phong phú ngành được liệu của chúng ta bằng rất nhiên cây thuốc vô cùng quý giá

TAI LIEU THAM KHAO

Brekhman LI (1963)-Con đường cơ bản và nhiệm vụ nghiên cứu những cây thuốc vùng Viễn đông - Tư liệu để nghiên cứu nhân sâm và những cây thuốc khác - Viễn đông 5 - Viadivétxtéc (Nga van)

Brekhman I.I., A V Khilmaxépxkula va V S Khmaruc (1963)-Vài báo cáo về thuốc đông y chữa ung thư-Tư liệu các hội nghị phòng và chữa bệnh ung thư và điêu tra những vì thuốc vùng Viễn đông chữa ung thu-

Viadivétxtéc (Nga van)

Dược điển quân đội toàn Nga (1913) Vũ Văn Chuyên (1964)-Dược (hảo chí Việt Nam-Nhĩng vấn đề được liệu-Viện hóa dược học Leningrad

Hammerman A F (1958)-Y hoc Trung Hoa và Tây Tạng trong những bài Hiện tình

triển vọng nghiên cứu những nguồn cây thuốc

Liên X2-Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô M L (Nga van)

Hammerman A F va B V Xémitrév

(1963)-Tử điển tên cáy thuốc dùng ở Táy Tang

bằng tiếng Tây Tạng, Latinh va Nga, Ulan-Udé Gruxvitxkii I V (1965)-Tam thất Panax paeudoginseng Wall., mét cay thuéc déng y quý-Những vấn đề dược liệu 3-Viện hóa được

học Leningrad

Gruxvitxkii I V (1967)-Diéu tra những cây thuốc mới trong họ Ngũ gia bì ở nước Việt Nam dân chủ cộng bòa-Những vấn đề dược liệu 4-Viện hóa được học Leningrad

Đỗ Tất Lợi (1964)-Ván đề nghiên cứu để khai thác thuốc ở Việt Nam (Nga văn)-những vấn đề dược liệu 2-Viện hóa dược học Lenin- grad

Ibraghimốv F I và V § Ibraghimơva (1960)-Vị thuốc chính trong y học Trung Quốc (Trung y)-Nhà xuất bản y học Medghiz

NĐikơnốv G K -Lâu Chi Sam-Tri Trinh Ze-Léalin Thién-Dun Li Li-Min Li H6 Quan Ken-L6o Ya Trân (1961)-Tư liệu để nghiên cứu những vị thuốc Trung y dùng chữa cao huyết áp, viêm thận, đái đường và ung thư-Công tac được khoa 2 và 6

Xémiakin M M., A S Khékhlév (1949)- Hóa học các chất kháng sinh-Nhà xuất bản hóa học M L

Bretschneider (1898)-Hystory on Euro- pean botanical discoveries in China- London

Chopra N N., S L Nayar., J C Chopra (1956)-Glossary of Indian medicinal planis- New Delhi

Trang 27

logue des produits de | Indochine V- Produits médicinaux, Hanoi P1, P2

Perrot E., P Hurrier (1907) - Marière médicale et Pharmacopée sino-anamite Rec des travaux du Labo de Mat Med de la Fac de Pharm 4-Paris

Pételot A (1952)-Les plantes médicinales du Cambodge, du Laoos et du Vietnam-Acch des Rech agronom et pastorales au Vietnam- Saigon L 14,

Pételot A (1953)-Les plahtes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam-Arch

des Rech agronom, et pastorales au Vietnam- Saigon 2-18

Regnauit J (1902)-Médecine et Pharmacie chez les Chinois et chez les Annamite-Paris

Viện nghiên cứu các hoạt chất sinh vật Viên đông

Viện hàn lâm khoa học Liên Xô

Viện thực vật V L Komaréy - Viện hàn lâám khoa học Liên Xơ

Viện hóa duoc hoc Leningrad

Vién han lam lam nghiép Leningrad - S M Kừấy Bài nhận ngày 10 tháng 8 năm 1966

VII NGHIÊN CỨU KHAI THÁC, SỬ DỤNG NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM

Sau khi nắm vững được khả năng và nhu cầu của nước ta về một số cây thuốc và vị thuốc (xem ], D, III của phụ lục này) cùng với việc tiếp

tục tiến hành điểu tra, chúng tôi bất tay ngay vào nghiên cứu để có thể kịp thời khai thác một

số cây thuốc và vị thuốc có nhu cầu lớn, có nhiều

khả năng vẻ nguyên liệu và điểu kiện chế biến,

sản xuất, Trong việc lựa chọn những vấn để

nghiên cứu để khai thác, chúng tôi dựa vào mấy

phương hướng sau:

1 Ưu tiên khai thác trước những chất thuốc

đã được thế giới nghiên cứu và sử dụng

Chúng tôi nghiên cứu để đưa vào sản xuất những chất đã được nghiên cứu rồi, nhàn

dân, thầy thuốc đã quen đùng, nguyên liệu ta sẵn có, điều kiện trang bị, thiết bị của ta hiện nay có thể sản xuất được nhưng trước đây vì

lý đo nào đó ta lại chỉ biết xuất nguyên liệu để

rồi nhập thành phẩm Làm được như vậy, chúng ta sẽ thừa kế được những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước

ngoài, rút ngắn được thời gian mị mẫm, tiết

kiệm chi phí, nhanh chóng đưa vào phục vụ đúng với tinh than của cấp trên đề ra Trong khi thực hiện theo phương hướng này luôn luôn

nắm vững kỹ thuật thể hiện trên chất lượng và giá thành của sản phẩm

Ngay từ năm 1948, chúng tôi dã chiết clorophin từ lá tre, lá táo chế thành thuốc mỡ,

thuốc tiêm vì clorophin là một chất kháng sinh

vào loại hiện đại nhất lúc đó để điểu trị những

vết loét, vết thương, chống hôi thối Nguyên liệu ta sẵn có, nhưng bí quyết là sản xuất như

thế nào cho sản phẩm có chất lượng đảm bảo,

số lượng đủ dùng, giá thành có thể so sánh với giá mua của nước ngồi nếu có

Cũng năm 1948, chúng tôi đã chiết siricnin một ancaloit có tác dụng kích thích thần kinh giúp tiêu hóa-từ một loại hạt mã tiền mọc hoang rất nhiều ở vùng núi rừng Việt Bắc Từ năm 1955, chúng tơi lại cịn cải tiến thay dung

môi rẻ bằng 1/5 dung môi cũ, cho đến nay vẫn

được áp dụng

Năm 1956, lần đầu tiên ở Việt Nam,

chúng tôi đã chế tính thể z£cpin-một vị thuốc

chữa ho-từ tính đầu thơng, chấm dứt tình trạng

từ lâu ta xuất tỉnh dầu thông để rồi lại nhập

tecpin của nước ngoài

Cũng trong năm 1956, lần đầu tiên ở vùng

Đông Nam Á, chúng tôi đã chiết chất neriolin-

một glucozit chữa tim, chỉ mới được thế giới đưa vào sản xuất ít năm gần đây-từ cây trúc đào, một loại cây trước đây nhân dân ta chỉ trồng làm cảnh ˆ

Cũng để tận dụng những nguồn thuốc

Trang 28

trồng làm cảnh

Năm 1959, trước nhu cầu thuốc có vita- min của Bộ Y tế để ra, bằng dụng cụ và dung môi đơn giản, rẻ tiền, lần đầu tiên ở Việt Nam chúng tôi đã chiết được từ hoa hòe chất i/4- min P (con goi la chat rutin, rutozit) Ching ta biết rằng, chất rutin cũng là một loại thuốc mới

được thế giới chú ý ít năm gần đây để làm thuốc

chữa bệnh tim mạch, huyết áp Do công trình nghiên cứu này, nguyên liệu hoa hòe của ta trước đây bị coi là một mặt hàng ứ đọng, ít được chú ý khai thác, đã trở thành một nguyên liệu có giá trị xuất khẩu cao vì hàm lượng rutin gấp 4 đến 5 lần những nguyên liệu khác mà thế

giới vẫn sử dụng để chiết rutin

Tỉnh dầu là một loại hoạt chất lấy từ các loại cây, đã được nghiên cứu nhiều, tác dụng

chữa bệnh khơng có điều gì phải tranh cãi, cách

chiết khơng địi hỏi trang thiết bị phức tạp, vốn đầu tư ít, cho nên ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng tôi cũng

đã tiến hành cất và tinh ché tinh ddu tram

(khuynh diệp) rồi chế thành thuốc xoa, thuốc tiêm, làm thuốc sát trùng chữa ho, chữa bỏng,

dap vết thương, xoa bóp nơi đau nhức Và từ

năm 1956, đã tiến hành nghiên cứu đặt vấn dé trồng và khai thác tỉnh dầu bạc hà, một loại tỉnh dầu có nhu cầu rất lớn ở nước ta, vì trước kia hàng năm ta phải nhập dùng cho nhiều ngành công nghiệp: chế biến dầu cù là, chữa cảm cúm, kem đánh răng, nước uống bạc hà

Do đó, khi được chính thức giao nhiệm vụ, có thêm người, thêm kinh phí, năm 1977 chúng tơi đã góp phần vào việc tự túc sản xuất được 60 tấn tinh dầu bạc hà và trên 10 tấn mentol

tỉnh thể

Cũng loại hoạt chất chiết bằng cách cất lần đầu tiên ở nước ta, vào năm 1957, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tận dụng hạt mơ, hạt

đào, lá đào để cất nước cất hạt mơ, hạt đào và lá

đào dùng thay thế cho nước cất lá anh dao (eau disti- lié đe laurier cerise) trước đây ta phải mua

của Pháp để làm thuốc chữa ho, đau bụng

Chế được những hoạt chất từ những cây thuốc của ta, không những chúng ta làm tăng giá trị nguyên liệu mà lại còn làm tăng nhu cầu,

do đó càng thúc đẩy trồng trọt và chăn nuôi

những cây thuốc và động vật làm thuốc sớm di vào công nghiệp hiện đại

II Nghiên cứu chế thành dang tiện dùng, tiện bảo quản, hiệu lực đồng đều đối với những cây thuốc, ví thuốc hoạt chất chưa được rõ, hoặc cịn ít được nghiên cứu

Chúng ta biết rằng, ngay ở những nước có nền khoa học hiện đại, không phải người ta chỉ sử dụng cây thuốc để chiết hoạt chất Đối

với nhiều cây thuốc mà hoạt chất chưa rõ ràng

như ngải cứu, râu ngô, nhân sâm, người ta cũng vẫn dùng toàn bộ cây thuốc và tìm cách chế thành những dạng thuốc tiện dùng, tiện bảo quản, hiệu lực tương đối đồng đều Trong lĩnh vực y học cổ truyền dân tộc của ta lại càng có nhiều vị thuốc chưa được nghiên cứu Việc nghiên cứu tìm hoạt chất và cơ chế khơng đơn giản và nhanh chóng như một số người nghĩ Trước nhu cầu to lớn về thuốc men của nhân „dân ta, theo phương châm tự lực cánh sinh, kết

hợp y học cổ truyễn với y học hiện đại, chúng

tôi đặt vấn đề nghiên cứu chế thành những dạng thuốc tiện dùng, tiện bảo quản và hiệu lực tương

đối đồng đều để sớm đưa vào sử dụng, đồng

thời chúng tôi cũng vẫn tiến hành nghiên cứu đi sâu về các mặt khác, Điều quan trọng ở đây

là lựa chọn những bệnh phổ biến, những cây thuốc, vị thuốc hiệu quả chắc chắn, nguyên liệu ta có sắn dồi dào để tiến hành trước

Thuốc chữa các bệnh của phụ nữ là loại thuốc chúng tôi chú ý đầu tiên (1946)

Thuốc đông y chữa bệnh phụ khoa trước đây hoàn toàn phải nhập từ biệt dược như ái mẫu ninh, ô kê, bạch phượng, ninh khơn hồn v.v đến các vị thuốc kê đơn như đương quy, thược được, xuyên khung, thục địa (hai vị sau, ta mới

di thực và tự túc một phần trong mấy năm gần

đây) Dựa vào kinh nghiệm nhân dân, vào kinh nghiệm gia đình, đối chiếu với những tài liệu đã nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài chúng tôi đã đưa ra một đơn thuốc gồm các vị thuốc hoàn toàn Việt Nam, trước đây bị xem thường,

chế thành đạng thuốc ống để uống, dễ bảo quản,

khi dùng có ngay khơng mất công sắc Đơn thuốc này đã được cơng nhận chính thức, hoặc đưa vào sản xuất lớn dưới dạng ống và viên với những tên Cao hương ngải, Cao ích mẫu, Viên ích mẫu v.v

Trang 29

dưới dạng thuốc ống để uống Hiện nay tuy chưa được trông để sản xuất lớn, cỏ sữa nhỏ lá đã là một vị thuốc được tín nhiệm để chữa ly trẻ em

Cùng với những cây thuốc chữa ly amip va trực trùng khác (nha đàm tử, viên pama) chế từ những vị thuốc trong nước và có thể sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn, thuốc chữa ly từ cây cỏ sữa nhỏ lá đã góp phần nào giải quyết bệnh ly là một bệnh phổ biến ở nước ta Trước đây thuốc chữa bệnh này cũng gần như lệ thuộc hồn tồn vào nước ngồi, vì thuốc tây thì chỉ quen với emetin là một ancaloit phải mua của các nước tu bản, cacbason, mixiot, ganidan, cloroxit cũng đều phải mua ở nước ngoài

Năm 1964, toàn bộ thuốc chữa những trường hợp mâm ngứa, dị ứng cũng chỉ có những thuốc tây phải nhập như pipolphen, thiantan, bimedrol v.v Chưa nói đến những tác dụng phụ gây khó chịu cho người dùng như buồn ngủ, mệt Dựa vào kinh nghiệm của nhân dân, có tham khảo các tài liệu nghiên cứn trong nước và nước ngồi, chúng tơi đã đưa vào sản xuất hai loại thuốc K1 và K2 hoàn toàn dùng những cây thuốc có sẵn ở trong nước, đồng thời chứng minh bằng thực nghiệm và lâm sàng một tác dụng mà trước đây, theo chúng tôi được biết, chưa thấy tài liệu nào nói đến Hiện nay KI và K2 đã được sản xuất đưới hai đạng thuốc ống để uống và thuốc viên rất tiện dùng va dé uống; những cây thuốc trước đây chưa được chú ý nay đã được ghi vào

danh mục để phát triển

Cũng theo hướng này, năm 1969, những

nhu cầu rất lớn về thuốc chữa bướu cổ ở nước

ta, nhờ tham khảo tài liệu, chúng tôi được biết ở Liên Xô đã sử dụng cây ké đầu ngựa (có chứa nhiều iôt) để chữa bướn cổ Tuy đây là một kinh nghiệm không thấy trong nhân dân ta cũng như trong đông y, nhưng chúng tôi cũng đặt vấn đề tìm thêm một công dụng mới cho một cây có nhiều ở nước ta Sau khi kiểm tra và định lượng, thấy cây ké đầu ngựa ở nước ta đù mọc ở đồng bằng hay miền núi, đều chứa một lượng lôt khá cao, đủ dé chi cần sử dụng với I đến 2g cây Chúng tôi đưa vào sử dụng trên lâm sàng thấy kết quả rất tốt Thế là, chúng ta đã có được một vị thuốc trong nước, mọc nhiều ở miền núi để

chữa một bệnh phổ biến Trước đây, thuốc lôt chữa bướu cổ hoặc phải mua của nước ngoài,

hoặc mới đây ta chế được từ một loại rong mơ

nhưng vì mọc ở dưới biển nên phải chế biến từ

biển rồi vận chuyển lên miền núi, còn đây là một vị thuốc mọc ngay tại địa phương miền núi Đối với bệnh huyết áp, lúc đầu dua theo kinh nghiệm của thế giới, chúng tôi đặt vấn đề di thực cây ba gạc An D6 Rauwoflia serpentina (1958), nhưng sau đó chúng tôi phát hiện thấy cây ba gạc Việt Nam Rauwoflta verticillata trước tiên ở Lào Cai (1959), sau đó ở Cao Bằng, Lạng Sơn và nhiều tỉnh khác Sau khi so sánh hoạt chất và tác dụng khấc, thấy cây ba gạc Việt Nam và cây ba gạc Ấn Độ tương tự nhau, chúng tôi đặt vấn đề chế cây ba gạc Việt Nam dưới đạng cao lỏng và viên ancaloit toàn phần để ding thay cho ba gạc An Độ Nhưng dù sao đó cũng chỉ là vận dụng một kính nghiệm của nước ngoài vào một cây cùng họ, cùng chi ở nước ta Trước một nhược điểm của thuốc ba gạc, chúng tôi đặt vấn dé tìm một đơn thuốc hoàn toàn Việt Nam, đã đưa ra đơn thuốc HA,, chế thành dạng thuốc

ống để uống dùng hạ huyết áp lại tránh được

những tác dụng phụ khó chịu của thuốc ba gạc Đơn thuốc này hiện nay cũng đã được nhiều nơi đưa vào sản xuất hàng loạt hoặc dùng đưới hình thức kê đơn về sắc thuốc

Thuốc tẩy giun sản cũng là một nhu cầu

lớn đối với nước ta, nhưng hầu hết thuốc giun vẫn phải nhập như xăngtônin, piperazin; một số vị thuốc khác có trong nước như tỉnh dầu giun, sử quân tử, nhưng hoặc phức tạp trong cách dùng, khó uống hoặc không đủ nhu cầu Chúng tôi dựa vào kinh nghiệm thu thập được trong

nhân dân, kiểm tra lại trong phịng thí nghiệm và trên lâm sàng (trên hơn một vạn người), để

dùng vỏ xoan (một nguyên liệu ta có rất sẵn, phần vỏ trước đây hoàn toàn vứt bỏ đi mỗi khi người ta chặt xoan lấy gỗ) để làm thuốc tẩy giun, sán Kết quả: tỷ lệ ra giun rất cao, ra cả giun đũa

lẫn giun kim, không phải dùng thuốc tẩy, còn

Trang 30

Cũng nhờ nấm vững được ta có những cây thuốc gì, có nhiều hay ít, đã được nhân dàn sử dụng như thế nào, cho nên khi được Bộ y tế đề ra tìm một loại thuốc cho công nhân làm ở những nơi nóng uống (lò đúc gang, lò thủy tính, lị xi măng v.v ) có khả năng giảm lượng mồ hôi, giảm mệt nhọc, giảm hiện tượng đi tiểu ra máu vi lượng rất hại người; sau khi đã nghiên cứu và thí nghiệm trên thực địa, chúng tôi đã đưa vào sử dựng rộng

rãi nước quả mơ (trước đây quả mơ chỉ dùng để

chế ô mai) Sau công trình nghiên cứu này, một số cơ sở sản xuất đã chế thành nước giải khát phục vụ rộng rãi nhân dân trong mùa hè

Tóm lại, nhờ theo đúng phương châm: trên cơ sở của khoa học hiện đại, thừa kế và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông, cho nên trong thời gian ngắn chúng tơi đã tìm được hai phương hướng trên và đưa được vào sản xuất một số thuốc chữa một số bệnh

phổ biến ở nước ta Những thuốc đưa ra do có

hiệu lực, việc sử dụng lai thuận tiện, đơn giản hơn những cách dùng cũ, đã góp phần làm cho quần chúng càng thêm tin tưởng vào kinh nghiệm của cha ôngvà nguồn dược liệu phong phú của nước nhà

III Van dé trồng cây thuốc và nuỏi động vật làm thuốc

Chính qua việc nghiên cứu để đặt vấn đề khai thác nguồn dược liệu của nước ta, đối chiếu so sánh với những bước đi của những nước tiên tiến, chúng tôi thấy ràng đù nguồn dự trữ những cây thuốc hay động vật hoang dại dùng làm thuốc có to lớn đến mức độ nào đi nữa, muốn chủ động và bảo đảm nguồn nguyên liệu lâu đài, có chất lượng đồng đều cho nền công nghiệp

dược phẩm dựa trên nguồn dược liệu là chính,

thì đi đơi với việc tổ chức và hoàn chỉnh mạng lưới thu mua, chế biến đối với những cây thuốc, động vật hoang dại dùng làm thuốc, nhất thiết phải đặt vấn đề trồng cây thuốc và nuôi động vật làm thuốc trên qui mô lớn

Nhưng ai làm và chọn cây gì, con gì thì cịn rất nhiều ý kiến Qua kinh nghiệm bản thân,

chúng tôi nghĩ rằng, người nghiên cứu và đề

xuất vấn đề phải có trách nhiệm theo đõi từ khi vấn đề được đưa ra cho đến khi có người tiếp nhận, để có thuốc cho nhân dân dùng Vì khơng phải chức năng chính, cho nên khi lựa chọn cây

gi, con gì để nghiên cứu đặt vấn đề nuôi hay

trồng, chúng tôi thường bắt đầu ziến hành bằng

những cây và những động vật làm thuốc có nhu câu lớn, có thể đảm bảo thành công với điều kiện khí hậu, đất đai nước ta Trên phương hướng đó, trong hồn cảnh công tác của chúng tôi, chúng tơi chỉ đóng khung vào một số cây như

cây ba gạc Ấn Độ, nhưng sau khi phát hiện được cây ba gạc Việt Nam thì chúng tơi chuyển sang

cây sẵn có ở trong nước Đối với cây bạc hà cũng vậy, khi mới nghiên cứu chúng tôi đặt vấn đề di thực những cây bạc hà từ Pháp, Liên Xô, Đức, Trung Quốc, nhưng sau đó chúng tơi trở lại vấn đề tìm phát triển những loại bạc hà mọc hoang có năng suất và chất lượng thích hợp với địi hỏi của nước ta

Đối vớt một số cây vốn không có sẵn ở nước ta, chúng tôi chọn những cây ta cần mà trước đây đã có người tiến hành nghiên cứu rồi,

để rút ngắn thời gian mị mẫm, chúng tơi đã chọn đề di thựclại cây actisô, một vị thuốc chữa

bệnh gan; cây actisô trước đây Pháp cũng đã di thực thành công nhưng qua thời gian kháng chiến đã mất giống Bây giờ chỉ cần có giống là

lại phát triển được và có nguyên liệu chế thuốc

ngay Đối với một cây hoàn toàn mới, chúng tôi chọn cây cam thảo bắc vì có nhu cầu lớn không những trong y được mà cả trong nhiều ngành công nghiệp khác nữa

Về động vật, chúng tôi chọn con rắc kè vì

đây là một đặc sản của nước ta, nó có giá trị cao về thuốc và kinh tế, nhất là đối với nước ngồi Chúng ta có thể dùng tac kè để đổi lấy những thuốc khác mà chúng ta đang cần

Nam 1973, theo yêu cầu của TY y tế Ha Sơn Bình chúng tơi đã cùng phó tiến sĩ sinh học Trần Kiên nghiên cứu thành công vấn đề nuôi rắn độc lấy nọc và thịt chế thuốc chữa đau nhức thấp khớp Trại nuôi rắn Hà Sơn Bình có thể coi như trại nuôi rắn theo khoa học đầu tiên ở nước ta

Tuy nhiên, trong vấn đề trồng cày thuốc và nuôi động vật làm thuốc, chúng tôi nghĩ rằng ngoài vấn đề kĩ thuật ra, chúng ta phải xây dựng cho mình, cho thế hệ tương lai một quan điểm mới, một truyền thống đi từ nhỏ đến lớn như thế nào

Để thay cho phần kết luận, chúng tôi

Trang 31

sháp đã dùng trong cả quá trình đi vào nghiên yứu, khai thác nguồn được liệu phong phú của xước nhà Đã có người nêu vấn để với chúng tôi: ““Tại sao trong thời đại nguyên tử, trong thời đại mà ngành phẫu thuật đã có những tiến bộ vượt bậc: thay tìm, thay một số cơ quan của người, trong thời đại thuốc kháng sinh và thuốc

tổng hợp hóa học rất hấp dẫn, mà chúng tôi lại

tha thiết quay trở lại với những vị thuốc của nền

y học cổ truyền (YHCTDT)? Nếu có gì hay,

thuốc nào tốt thì thể giới đã nghiên cứu , khai

thác rồi, đâu còn đến lượt chúng ta!”

Từ khi cịn nhỏ, khơng ít trường hợp bản thân chúng tôi đã được cứu chữa bằng thuốc YHCTDT, và chúng tôi đã được chứng kiến khơng ít trường hợp người bệnh được chữa khỏi bằng thuốc đông y, hay chỉ bằng một cây thuốc, một bài thuốc đơn giản, gần như không tốn kém Nhưng đến khi bước vào ngưỡng cửa Trường dai hoc y duoc nam 1939, chúng tôi ngạc nhiên: hầu như khơng thấy ai nói đến những vị thuốc của nền YHCTDT Hoặc có nói nhưng bao hàm

một tinh thần coi thường, khinh miệt

Cao trào Cách mạng giải phóng dân tộc

(1939-1945) và nhất là Cách mạng Tháng Tám

thành công lại càng củng cố lòng tin của chúng tôi đối với truyền thống của cha ơng nói chung, truyền thống về kinh nghiệm chữa bệnh nói riêng

Khơng được học ở nhà trường, thì cùng

với việc đi theo những buổi giảng trên ghế nhà

trường đại học, chúng tơi tìm đến nhân dân, đến những người thầy thuốc dân tộc đanh tiếng, đến những người bệnh đã được cứu khỏi bằng thuốc đông y sau khi đã chạy chữa ở nhiều nơi; và xin làm học trị của một ơng lang quê nhà, người đã

có địp cứu chữa bệnh cho tôi mà rất nhiều người

ở Hà Nội đã tìm đến Chúng tơi tìm đọc các sách báo nói đến nền YHCTDT này, và tò mồ theo

đỗi một số ít những cơng trình của một số ít nhà

nghiên cứu Pháp tiến hành để lợi dụng nguồn

tài nguyên phong phú của đất nước ta

Lễ đĩ nhiên, với những kiến thức của khoa học hiện đại được hấp thụ trên ghế nhà trường

đại học thời thuộc Pháp, chúng tôi không hiểu hay hiểu rất ít và khơng hài lịng với những cách

giải thích của những thầy thuốc đông y hoặc được nêu trên các sách báo đông y Nhưng chúng

tôi cũng khơng có lập luận nào vững để bác được

những kết quả chữa khỏi bệnh đã chứng kiến Tìm những cách giải thích của những cơng trình

nghiên cứn theo khoa bọc hiện đại cũng không

được và khơng có Chúng tơi cũng khơng thấy

có thầy để xin học, xín làm Chúng tơi cũng chưa có địp ra nước ngoài để xem ở những nước tiên tiến người ta tiếp thu những kinh nghiệm cổ truyền như thế nào Đến 1956, chúng tơi mới có

dịp tiếp xúc làm việc và học cách làm của một số chuyên gia Liên Xô (1956), Rumani và Đức công tác ngay nơi chúng tôi làm việc hay 6 co quan bạn, Năm 1958, chúng tơi mới có địp tham

quan Liên Xô trong hai tháng và cuối 1966 tham

quan một số cơ sở y được ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong 4 tuần, Cho nên khơng cịn con

đường nào khác ngoài con đường vừa làm vừa hoc, vừa rút kình nghiệm Làm rồi lại đọc tài

Hệu, đọc rồi lại làm Có những tài liệu, kể cả

những tài liệu đông y rất khó hiểu, chúng tơi đã

đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẫn thấy nhiều điều

mới mẻ Chúng tôi bất đầu bằng một số việc mà

chúng tôi cho là để vì phương pháp đã có, nguyên liệu có, nhu câu có, có người đã làm rồi nhưng ở nước ta chưa thấy làm, Dần dân chúng tôi mới tiến hành đến những đề tài mà phương pháp có,

nhưng nguyên liệu, mục đích mới, cuối cùng

mới đến những đề tài mà phương pháp đến đối

tượng nghiên cứu đều mới Vì đã biết cái khổ

của những người thiếu tài liệu tham khảo cho nên sưu tâm được điều gì hay, đọc được tài liệu

nào mới (cổ cũng như hiện đại), tiến hành được

những thí nghiệm nào do bản thân làm hay đo hướng dẫn người khác cùng làm, chúng tôi đều

sắp xếp lại cho có hệ thống, viết thành tài liệu

Dần dần tập hợp và đúc kết lạt thành hai bộ sách: "Dược liệu học về các vị thuốc Việt Nam”, °Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" và những cơng trình đã cơng bố

Trong việc lựa chọn những vấn đề để

nghiên cứu, bao giờ chúng tôi cũng xuất phát trước tiên từ nhu cầu thuốc chữa bệnh trong nước, khả năng thiết bị, nguyên liệu ta đều có Nếu đã có người ở nước khác đã làm rồi nhưng chưa được áp dụng ở nước ta càng tốt Ta phải thừa kế kinh nghiệm các cha ông ta, mà phải thừa kế cả những kinh nghiệm các nhà khoa học của thế giới

Trang 32

luống đất mới cầy vỡ trên một mảnh đất cịn hồn tồn hoang dại Cơng việc địi hỏi tài sức

của nhiều người, nhiều tổ chức cùng chung lưng

vào làm thì mới mong xây dựng cho đất nước ta

một truyền thống mới: truyền thống xây dựng

trên quy mô lớn trên cơ sở của khoa học hiện

đại, nguồn được liệu phong phú của nước ta, góp phần thực hiện phương châm “tự lực cánh sinh” và phương châm “kết hợp YHCTDT với y học khoa học hiện đại” để xây dựng cho được một nền y học Việt Nam đánh dấu một thời đại

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN