Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ppt

9 101 0
Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHÍNH PHỦ _______ Số: 163/2003/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________________ Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Xét đề nghị của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại tờ trình số 06/TTr-UBCK ngày 30 tháng 5 năm 2003, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau: A. MỤC TIÊU Phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. B. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới; 2. Xây dựng thị trường chứng khoán thống nhất trong cả nước, hoạt động an toàn, hiệu quả góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước; 3. Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động và phát triển; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán; 4. Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia, gắn việc phát triển thị trường chứng khoán với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm. C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 1. Mở rộng quy mô của thị trường chứng khoán tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2005 đạt mức 2 - 3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10 - 15% GDP: a) Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. b) Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết. 2. Xây dựng và phát triển các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hoá: a) Xây dựng Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch Chứng khoán với hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hoá hoàn toàn. b) Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội; chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung (OTC). c) Thành lập Trung tâm Lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký chứng khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán; mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng khoán chưa niêm yết. 3. Phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường chứng khoán Việt Nam: a) Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: Công ty Chứng khoán đa nghiệp vụ và Công ty Chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ. b) Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước. c) Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu đối với công ty quản lý quỹ đầu tư. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. d) Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam. 4. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân: a) Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư , tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường. b) Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư. D. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán. Ban hành đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường. Xây dựng Luật Chứng khoán trình Quốc hội thông qua vào năm 2005. 2. Tăng cung chứng khoán cho thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại. a) Cải tiến phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng cường phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ; đa dạng hoá các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn; xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành theo lịch biểu, nhằm cung cấp đều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường chứng khoán. b) Gắn tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán. c) Lựa chọn các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng thương mại cổ phần có đủ điều kiện để phát hành thêm cổ phiếu và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. d) Mở rộng việc chuyển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường tập trung. đ) Khuyến khích và tạo điều kiện để đưa các loại trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị lên niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. e) Phát triển các loại chứng khoán khác như: quyền mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư để đưa vào niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán. g) Giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc thực hiện thông lệ tốt nhất về quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý, giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư. 3. Thực hiện các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. a) Thực hiện chính sách khuyến khích về thuế đối với nhà đầu tư. b) Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán. c) Mở rộng giới hạn đầu tư cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài góp vốn, mua cổ phần hoặc thành lập Công ty Chứng khoán liên doanh với các pháp nhân trong nước; cho phép các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán. a) Đưa hệ thống giao dịch tự động hiện đại tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào vận hành. Kết nối mạng diện rộng giữa hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán với các công ty chứng khoán thành viên. Xây dựng hệ thống giám sát tự động kết nối với các hệ thống giao dịch, công bố thông tin, lưu ký, thanh toán. b) Đảm bảo có một hệ thống công bố thông tin có thể truyền phát rộng và truy cập dễ dàng cho các đối tượng tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư. Mở rộng phạm vi thông tin cần công bố trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ. c) Tự động hoá hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Thực hiện dịch vụ lưu ký cho các chứng khoán chưa niêm yết. Giảm thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán nhằm nâng cao tính thanh khoản cho thị trường. Thực hiện nối mạng giữa các thành viên lưu ký và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán để cung cấp chính xác, kịp thời những thông tin về người sở hữu chứng khoán. 5. Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán. a) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thực thi quy định về quản trị công ty theo thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ đầu tư và chế độ công bố thông tin theo luật định. b) Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; các công ty chứng khoán phải thực thi quy tắc đạo đức nghề nghiệp. c) Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ Lưu ký chứng khoán trong phạm vi cả nước; chú trọng cấp phép hoạt động Lưu ký chứng khoán cho các ngân hàng thương mại đủ điều kiện. d) Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán. 6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. a) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước bảo đảm sự quản lý linh hoạt, nhạy bén đối với thị trường chứng khoán. Nhà nước thực hiện điều chỉnh, điều tiết thị trường thông qua các chính sách, công cụ kinh tế tài chính - tiền tệ như chính sách thuế, lãi suất, đầu tư và các công cụ tài chính khác. b) Phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan hữu quan trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thị trường chứng khoán. c) Xây dựng và áp dụng các tiêu chí giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán; phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để phát hiện được các giao dịch bất thường; nâng cao kỹ năng điều tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng giá cả. d) Phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường và áp dụng nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 7. Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường vai trò của Hiệp hội ngành chứng khoán trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các phương diện: xây dựng khuôn khổ pháp lý, đào tạo nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên tham gia thị trường và phát triển thị trường chứng khoán. 8. Tăng cường hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế trên các mặt tư vấn xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường; xây dựng khuôn khổ pháp luật cho thị trường chứng khoán; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý; từng bước mở cửa và hội nhập với các thị trường chứng khoán thế giới theo lộ trình đã cam kết. 9. Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền. a) Xây dựng và phát triển Trung tâm Nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán và thị trường chứng khoán thành đơn vị có đủ điều kiện và khả năng nghiên cứu về thị trường chứng khoán; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thị trường chứng khoán, hợp tác với các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo cơ bản và nâng cao kiến thức về thị trường vốn. b) Đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng và thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thị trường chứng khoán cho công chúng. 10. Kinh phí và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho thị trường chứng khoán. Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật và chi phí hoạt động cho các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký. Đồng thời khuyến khích, huy động các nguồn lực trong nước, nguồn tài trợ của nước ngoài, nguồn của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường để phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thực hiện Quyết định này; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (Đã ký) Phan Văn Khải (Nguồn: Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường) Cần khẳng định vai trò độc lập của UBCKNN 04/11/2010 17:00 ĐB Nguyễn Minh Thuyết cho rằng cần tách biệt quan hệ giữa Bộ Tài chính và UBCKNN - Ảnh: Ngọc Thắng (TNO) Sáng 4.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Các đại biểu đồng tình với những lý do trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung 20 điều và bãi bỏ một điều của Luật Chứng khoán hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển khá nhanh chóng của thị trường chứng khoán. Vai nào cho Ủy ban chứng khoán? Khẳng định địa vị pháp lý mang tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), các đại biểu (ĐB) Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), Nguyễn Thị Thu Hà (Gia Lai) cho rằng, UBCKNN nên là một cơ quan có tư cách độc lập, thay vì trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay. Theo ĐB Nguyễn Minh Thuyết, Bộ Tài chính khó có thể quản lý hết phần việc của UBCKNN, bên cạnh những nhiệm vụ theo quy định về chức năng vốn có. Mặt khác, Nhà nước hiện đang có chủ trương phân tách giữa quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh, nếu để UB này tiếp tục trực thuộc Bộ Tài chính là đi ngược với chủ trương, và có thể xảy ra sai sót. ĐB Nguyễn Thị Thu Hà phân tích, UBCKNN có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán. Khi thị trường có phát sinh cần điều chỉnh mà phải chờ ý kiến của Bộ Tài chính thì nguy cơ có thể đã xảy ra, điều chỉnh không theo kịp với tình hình thực tế. Trong khi đó, thị trường chứng khoán là thị trường huy động vốn, nếu để xảy ra phát sinh thì tác động có thể tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư, tình hình kinh tế xã hội nói chung. Liên quan tới vị trí độc lập của UB này, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, chính vì địa vị pháp lý lơ lửng như vậy dẫn tới việc UBCKNN không có quyền thẩm tra những vụ việc phao tin làm giá cổ phiếu - một hiện tượng mới nổi cộm trên thị trường chứng khoán của nước ta thời gian qua - cũng như xác minh các hành vi nội gián thông tin, thông đồng với người trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu. Vì vậy, dự luật cần bổ sung quy định trao cho UB này quyền xác minh, không dùng cụm từ “điều tra” như trong dự luật, tài sản ở ngân hàng, yêu cầu đối tượng cung cấp tài liệu. Theo Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Hà Văn Hiền, trong quá trình thực thi luật Chứng khoán vừa qua, các cơ quan chức năng còn lúng túng chính vì quy định chức năng của UBCKNN chưa rõ ràng. Do đó, nên giao Chính phủ quy định một số quyền cho UB này được tiến hành điều tra, xác minh các vi phạm, xử lý hành chính và có thể khởi tố hình sự. ĐB Trần Ngọc Vinh cho rằng nên giao UBCKNN chủ động quản lý hoạt động chứng khoán - Ảnh: Ngọc Thắng Nới lỏng hay siết chặt? ĐB Phương Hữu Việt (Bắc Ninh) phản ánh cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng thực tế số lượng DN lên sàn còn rất ít. Nguyên nhân là do Luật quy định quá chặt chẽ tiêu chuẩn được phép lên sàn, niêm yết cổ phiếu, dẫn tới tình trạng huy động vốn “chui”, DN khó tìm kiếm vốn một cách công khai. Vì vậy, ĐB Việt cho rằng Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung cần được chỉnh sửa theo hướng nới lỏng quy định, tiêu chuẩn, để DN có thể tiếp cận nguồn vốn minh bạch một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, luật cần có thêm quy định đối với cá nhân, công ty và ngân hàng, không phải là công ty chứng khoán (CTCK), được phép môi giới chứng khoán, nhưng có đăng ký trên sàn giao dịch. Đồng thời, cho phép các công ty tư vấn tài chính, đầu tư tài chính, tư vấn luật cũng được quyền tham gia tư vấn chứng khoán. Tranh luận với ĐB Việt về vấn đề luật quá chặt chẽ, ĐB Đặng Ngọc Tùng, Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, tình trạng này có 2 nguyên nhân, không xuất phát từ việc luật quy định quá chặt chẽ. Thứ nhất là do một số DN, đặc biệt là DN lớn ở TP.HCM, không muốn lên sàn chứng khoán do tâm lý sợ phải công khai, minh bạch tình hình tài chính, các kế hoạch, dự án phát triển của công ty - nhất là đối với một số DN, tập đoàn tư nhân hoạt động rất phức tạp. Nguyên nhân thứ 2 là do có nhiều DN có khả năng tự tìm vốn, không cần huy động vốn thông qua sàn chứng khoán, đặc biệt là với các công ty bất động sản. Chính vì vậy, cần phải siết chặt các quy định với công ty được phép niêm yết trên sàn chứng khoán. Một khi thị trường minh bạch, dòng tiền lưu thông lành mạnh, sẽ có thêm các công ty hoạt động tốt lên sàn, bởi bản thân các DN cũng luôn có nhu cầu huy động vốn thông qua thị trường này. ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) bày tỏ băn khoăn về hoạt động của các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán với nỗi lo sợ về nguy cơ mất vốn; cho rằng cần có quy định theo định kỳ đối với đối tượng này phải báo cáo các hoạt động liên quan đến chứng khoán; cần có cơ chế bảo hiểm (bằng việc thành lập công ty bảo hiểm đầu tư chứng khoán) để bảo vệ nhà đầu tư. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: Theo yêu cầu của luật hiện hành, tổ chức niêm yết phải công bố thông tin chặt chẽ hơn đối với công ty đại chúng. Điều này tạo ra sự phân biệt về nghĩa vụ công bố thông tin giữa công ty đại chúng niêm yết và công ty đại chúng không niêm yết, dẫn đến không khuyến khích được các công ty đại chúng đưa chứng khoán giao dịch tại thị trường niêm yết. Để khắc phục bất cập này, dự thảo luật quy định yêu cầu công bố thông tin theo quy mô của công ty đại chúng (mức vốn điều lệ, số lượng cổ đông của công ty) mà không phân biệt giữa công ty đại chúng và tổ chức niêm yết nhằm đảm bảo tất cả các công ty quy mô vốn lớn đều phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ và ở mức cao hơn so với công ty có quy mô vốn nhỏ. Quy định này góp phần khuyến khích các doanh nghiệp đưa chứng khoán vào niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, đảm bảo công bố thông tin đầy đủ. Trong quá trình góp ý cho dự thảo, Bộ Tư pháp và một số ĐBQH cho rằng cần có giải trình cụ thể quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng khi công ty quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo gần nhất trở lên. Vấn đề này cần được hiểu là khi công ty vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực có trở lên sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của công ty cũng như quyền lợi của cổ đông, vì việc vay hoặc phát hành trái phiếu với giá trị lớn như vậy thực chất là chuyển nợ thành vốn góp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của công ty cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Do vậy, công ty cần phải công bố kịp thời để cổ đông và các nhà đầu tư biết, từ đó họ có quyết định đúng để có đầu tư được dựa trên sự Ảnh: N.T minh bạch của thông tin. (Nguốn: Thanh Niên Online) . CHÍNH PHỦ _______ Số: 163/2003/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________________ Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG. trong việc thực hiện Quyết định này; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ phục vụ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực. trình góp ý cho dự thảo, Bộ Tư pháp và một số ĐBQH cho rằng cần có giải trình cụ thể quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng khi công ty quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan