ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,5 điểm) Cho câu thơ sau: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” a) Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều. b) Khi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng bằng câu thơ nào? Hãy nêu sự hiểu biết của em về câu thơ đó. Câu 2: (2,5 điểm) a) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. b) Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ sau đây: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then đêm sập cửa”. Câu 3: (6 điểm) Hãy tưởng tượng em đã có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với anh thanh niên sống trên đỉnh Yên Sơn (nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long). Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó. Hết ĐÁP ÁN - BI ỂU ĐIỂM (MÔN NGỮ VĂN 9 - KÌ I, NĂM HỌC 2009-2010) Câu 1: (1,5 điểm) a) Chép chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều: (0,75 điểm) “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”. b) - Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời, số phận của nàng qua câu thơ: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. (0,25 điểm) - Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ, đầy trắc trở. (0,5 điểm) Câu 2: (2,5 điểm) a) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (1 điểm) - Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép. (0,5 điểm) - Dẫn gián tiếp; tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. (0,5 điểm) b) Xác định đúng và phân tích được biện pháp tu từ (1,5 điểm) - Hình ảnh so sánh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” (0,25 điểm) - Hình ảnh nhân hoá “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” (0,25 điểm) - Phân tích: Mặt trời được so sánh với hòn than đỏ rực “hòn lửa” từ từ lặn xuống biển, đó là một cảnh hoàng hôn trên biển rực rỡ, huy hoàng. “Sóng” và “đêm” đã được nhân hoá có hành động như con người, giúp ta hình dung được những con sóng dài như những chiếc then cài, đang cài then cửa, ngôi nhà lớn của vũ trụ huyền bí đang từ từ đóng lại cánh cửa của màn đêm. (1 điểm) Câu 3: (6 điểm) 1. Yêu cầu về nội dung: (5 điểm) - Đây là bài văn kể chuyện sáng tạo. Câu chuyện xây dựng dựa trên nhân vật trong một truyện ngắn đã học. Vì vậy, học sinh phải: vừa tưởng tượng, vừa bám sát vào nội dung của văn bản dể xây dựng một câu chuyện hợp lí; tình huống cuộc gặp gỡ cần tự nhiên; ngôn ngữ đối thoại phải phù hợp với nhân vật; biết kết hợp tự sự với các yếu tố đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận - Nội dung có thể có những ý sau: *) Mở bài: Tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ (đi tham quan Sa Pa, dự đại hội tuyên dương những tấm gương điển hình tiên tiến ) *) Thân bài: Nội dung truyện cần làm rõ - Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: + Một mình trên đỉnh núi cao, giữa cây cỏ Sa Pa + Công việc là đo gió, đo mưa, góp vào việc dự báo thời tiết + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác - Anh thanh niên là người yêu và say mê công việc: + Suy nghĩ về cuộc sống và công việc của mình cũng như của mọi người rất đẹp. + Lặng lẽ, âm thầm hoàn thành công việc của mình. + Cách sống, làm việc khoa học - Anh còn là người sống hồn nhiên, cởi mở, giản dị và khiêm tốn: + Sắp xếp cuộc sống. + Quan tâm đến mọi người. + Coi đọc sách là niềm vui. + Nói chuyện về công việc và thành tích rất khiêm tốn *) Kết bài: - Kết thúc câu chuyện - Suy nghĩ về thế hệ thanh niên, về những con người lặng lẽ dâng hiến công sức, tuổi trẻ cho đất nước, về trách nhiệm của bản thân 2. Yêu cầu về hình thức: (1 điểm) - Bố cục hợp lí, đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài - Lời văn rõ ràng, mạch lạc - Không sai chính tả, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. * Chú ý: Trên đây là cách gợi ý chung, khi chấm bài giáo viên cần căn cứ vào từng bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm một cách linh hoạt. . ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 200 9-2 010 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu. Pa” của Nguyễn Thành Long). Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó. Hết ĐÁP ÁN - BI ỂU ĐIỂM (MÔN NGỮ VĂN 9 - KÌ I, NĂM HỌC 200 9-2 010) Câu 1: (1,5 điểm) a) Chép chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý. được biện pháp tu từ (1,5 điểm) - Hình ảnh so sánh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” (0,25 điểm) - Hình ảnh nhân hoá “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” (0,25 điểm) - Phân tích: Mặt trời được so sánh