1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HDC thi HKII 2009-2010 môn Địa lý 9

1 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 QUẢNG TRỊ MÔN: ĐỊA LÝ. LỚP: 9 Khóa ngày 11 tháng 5 năm 2010 Câu 1. (5,0 điểm) a) Tính tỷ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. (1,5 điểm) Các chỉ tiêu Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bàng sông Cửu Long Cá biển khai thác 100 4,6 41,5 Cá nuôi 100 22,8 58,4 Tôm nuôi 100 3,9 76,7 b)Vẽ biểu đồ: (2,25 điểm) * Vẽ 3 biểu đồ hình tròn - Một biểu đồ thể hiện tỷ trọng sản lượng cá biển khai thác của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. - Một biểu đồ thể hiện tỷ trọng sản lượng cá nuôi của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. - Một biểu đồ thể hiện tỷ trọng sản lượng tôm nuôi của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. * Yêu cầu vẽ chính xác, có tên biểu đồ, có bảng chú giải, đẹp (nếu thiếu 1 trong các nội dung đó thì trừ 0,25 điểm) c) Nhận xét và giải thích (1,25 điểm) * Nhận xét: (0,75 điểm) - Về sản lượng cá biển khai thác: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 50% của cả nước, đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng không đáng kể. - Về sản lượng cá nuôi: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 60% của cả nước, đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng hơn 20% của cả nước. - Về sản lượng tôm nuôi: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 3/4 của cả nước, đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng không đáng kể. * Giải thích:(0,5 điểm) - Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều bãi cá, bãi tôm, có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn và có ngư trường cá lớn Minh Hải – Kiên Giang; khí hậu ít biến động thuận lợi cho việc khai thác cá biển quanh năm. - Đồng bằng sông Hồng có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh tuy vậy do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên hạn chế thời gian hoạt động đánh bắt hải sản; có chân ruộng trủng, cửa sông thích hợp cho việc nuôi cá nhưng không thuận lợi về nuôi tôm. Câu 2. (5,0 điểm) a) Vị trí A là đất liền; Vị trí B là vùng nội thuỷ; Vị trí C là vùng lãnh hải; Vị trí D là vùng tiếp giáp lãnh hải; Vị trí E là vùng đặc quyền kinh tế. (2,5 điểm) b) Để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo (2,5 điểm) chúng ta phải: - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. đầu tư để chuyển hướng khai thác từ vùng biển ven bờ sang vùng biển xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản: như không đánh bắt bừa bải các loại hải sản. - Phòng chống ô nhiểm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là đầu mỏ; Tham gia vệ sinh và làm sạch các bãi tắm. . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 20 09- 2010 QUẢNG TRỊ MÔN: ĐỊA LÝ. LỚP: 9 Khóa ngày 11 tháng 5 năm 2010 Câu 1. (5,0 điểm) a) Tính tỷ trọng. Hồng Đồng bàng sông Cửu Long Cá biển khai thác 100 4,6 41,5 Cá nuôi 100 22,8 58,4 Tôm nuôi 100 3 ,9 76,7 b)Vẽ biểu đồ: (2,25 điểm) * Vẽ 3 biểu đồ hình tròn - Một biểu đồ thể hiện tỷ trọng sản lượng. sông Cửu Long so với cả nước. * Yêu cầu vẽ chính xác, có tên biểu đồ, có bảng chú giải, đẹp (nếu thi u 1 trong các nội dung đó thì trừ 0,25 điểm) c) Nhận xét và giải thích (1,25 điểm) * Nhận xét:

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:00

Xem thêm: HDC thi HKII 2009-2010 môn Địa lý 9

w