1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de kt HK2-van8(hay)

3 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

KIỂM TRA HỌC KỲ II. MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8. Thời gian: 90 phút. I/ Trắc nghiệm: (2 đ) Mỗi câu chọn đúng 0,5 đ Câu 1: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi? A. Mẹ đi chợ chưa ạ? B. Ai là tác giả của bài thơ này? C. Trời ơi! Sao đời tôi khổ thế này? D. Bao giờ bạn đi Hà Nội? Câu 2: Câu thơ “ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Điệp từ C. n dụ D. Nhân hóa Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “Đi đường”? A. Điệp từ B. Nhân hóa C. So sánh D. Hóan dụ Câu 4: Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic? A. Nhung là một học sinh chăm ngoan của lớp. B. Nó không chỉ chăm ngoan mà còn rất lễ phép. C. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi. D. Nó rất yêu văn nghệ và cả thể thao nữa. II/ Tự luận: (8 đ) Câu 1: (2đ) Chỉ ra cái hay trong hai câu thơ sau: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rùn thân trắng bao la thâu góp gió” ( Quê hương – Tế Hanh) Câu 2: (6 đ) chọn 1 trong 2 đề sau, viết thành bài văn nghò luận. Đề 1: Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô”, “Hòch tướng só” và “Nước Đại Việt ta”. Đề 2: Khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu). Học sinh không phải chép lại đề. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II. MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8. I/ Phần trắc nghiệm: (2,0 đ) Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: A Câu 4: B II/ Phần tự luận (8,0 đ) Câu 1: (2,0 đ) - Là sự so sánh đầy bất ngờ, mới lạ vừa đúng vừa hay, khi nhà thơ ví cánh buồm (cụ thể) với mảnh hồn làng (trìu tượng) (1 đ) - Có sự chuyển hóa và hòa nhập giữa cánh buồm trắng trên những con thuyền ra khơi với khao khát sống trong sáng, mạnh mẽ và lương thiện của người ngư dân làng biển (1đ) Câu 2: (6,0 đ) Đề 1: A/ Mở bài: (1,0 đ) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta, cụ thể là qua 3 văn bản trên. B/ Thân bài: (3,0 đ) Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc từ “Chiếu dời đô”â qua “Hòch tướng só” đến “Nước Đại Việt ta” là sự phát triển liên tục ngày càng phong phú, sâu sắc hơn. (0,75 đ) + Từ ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm, thắng đòa, rồng cuộn hổ ngồi (chiếu dời đô) (0,75 đ) + Nâng cao thành quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc mạnh để bảo toàn xã tắc (Hòch tướng só). (0,75 đ) + Tới tư tưởng vì dân trừ bạo – nhân nghóa và quan niệm toàn diện sâu sắc về quốc gia (Nước Đại Việt ta) (0,75 đ) C/ Kết bài: Khẳng đònh tinh thần yêu nước của dân tộc ta là truyền thống quý báu có từ lâu đời và ngày càng được phát huy (1,0 đ) Đề 2: A/ Mở bài: Nêu vò trí, vai trò quan trọng của hai văn bản trong nền văn học Việt Nam nói chung, phong trào thơ mới nói riêng. (1,0 đ) B/ Thân bài: (3,0 đ) + Giống nhau: Khao khát tự do cháy bỏng, nỗi cô đơn, buồn bực trong cuộc sống bò tù đày, giam giữ. (1,0 đ) + Khác nhau: (2,0 đ)  “Nhớ rừng” là sự bất lực, chán ngán, đành chấp nhận hoàn cảnh (0,75 đ)  “Khi con tu hú”là tâm trạng của người chiến só cách mạng tre tuổi: khao khát, hi vọng, quyết tâm muốn “tháo cũi xổ lồng” để tiếp tục chiến đấu, cống hiến vì lý tưởng. (0,75 đ)  “Nhớ rừng” là thơ mới lãng mạn, khi con tu hú là thơ mới cách mạng. (0,5 đ) C/ Kết bài: Khẳng đònh từ “Nhớ rừng” đến “Khi con tu hú” có sự tiến bộ về ý thức hệ. * Lưu ý: Hình thức trình bày: Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp. (1,0 đ)

Ngày đăng: 09/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w