Trường: …………………… Tên:……………………… Lớp: …………. ĐỀ THI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn – Lớp 8. Thời gian làm bài: 90 phút ****** I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn đáp án đúng(3đ) Câu 1: Nhận xét nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng” (Thế Lữ)là: A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ. B. Để gây ấn tượng đối với người đọc C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ. D. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ. Câu 2: Hai câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.” sử dụng biện pháp tu từ: A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. So sánh D. Điệp ngữ Câu 3: Ý nói đúng nhất tâm trạng người tù- chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu cuối trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là: A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng. B. Nung náu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù. C. Buồn bực vì “chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù. Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài “Tức cảnh Pác Pó” (Hồ Chủ Tịch)? A. Giọng thiết tha trìu mến. B. Giọng vui đùa, dí dỏm. C. Giọng trang nghiêm, chừng mực. D. Giọng buồn thương, phiền muộn. Câu 5: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu: A. Giãi bày tình cảm của người viết. B. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc. C. Kêu gọi , cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của “Đi bộ ngao du” (Ru-xô) là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 7: Trong những câu nghi vấn sau, câu nghi vấn nào dùng để cầu khiến? A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Nguyễn Tất Tố) B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên) C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao) D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài) Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu phủ định? A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay,………. B. Là câu có sử dụng dấu chấm câu khi viết. C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa,……. D. Là câu có ngữ điệu phủ định. Câu 9: Ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là gì? A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm. B. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm. C. Trình bày luận điểm sinh động hấp dẫn. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 10: Nối một ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp với nội dung của mỗi tác phẩm: A B 1. Hịch tướng sĩ 2. Chiếu dời đô 3. Nước Đại Việt ta a. Tác phẩm có ý nghĩa như 1 bản tuyên ngôn độc lập. b. Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2. 1…………… 2…………… 3…………… c. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một nước độc lập thống nhất, ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. II. Tự luận: (7 điểm) Em hãy trình bày những lợi ích của việc tham quan du lịch đối với một học sinh? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Thi HKII Môn: Ngữ văn – Lớp 8 ********** I. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1, C 2, C 3, A 4, B 5, D 6, D 7, C 8, C 9, A 10, 1- a; 2-c; 3-a II. Tự luận: A. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan. (1đ) B. Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể: (5đ) 1, Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch cỏ thể giúp chúng ta khỏe mạnh.(1đ) 2, Về tình cảm: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: - Tìm thêm thật nhiều niềm vui cho bản thân mình. (1đ) - Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước. (1đ) 3, Về kiến thức: Những chuyến tham quan du lịch cỏ thể giúp chúng ta: - Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều đã được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe. (1đ) - Đưa lại thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.(1đ) C. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.(1đ)