BND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ PHÒNG GIÁO DỤC THỊ Xà NĂM HỌC: 2007-2008 Môn: Ngữ văn( Phần tự luận) Lớp 9 Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề) ( Học sinh làm bài trên tờ giấy thi) Họ và tên:……………………………………… Số báo danh:………………………………… ĐỀ : Nhận xét về nhân vật Thuý Kiều trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: “ Vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp hài hoà giữa sắc-tài-tình.” Dựa vào đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”(trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ PHÒNG GIÁO DỤC THỊ Xà NĂM HỌC: 2007-2008 Môn: Ngữ văn( Phần tự luận) Lớp 9 Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM: YÊU CẦU CHUNG: - Tập trung làm nổi bật chân dung, vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp hài hoà giữa sắc đẹp-tài năng và tâm hồn đa sầu đa cảm(hơn hẳn và cũng khác hẳn Thuý Vân) được thể hiện qua đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”. - Bài viết phải bộc lộ rõ sự thông minh, sáng tạo, năng khiếu văn học trong sự độc lập suy nghĩ, cảm nhận tinh tế,sâu sắc và khả năng lập luận lo gic, giàu sức thuyết phục. - Bài viết có bố cục chặt chẽ; lí lẽ và dẫn chứng xác đáng; liên kết lo gic giữa các đoạn, các phần. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1. Mở bài(1,5 điểm): - Dẫn dắt hay, phù hợp, đúng kiểu bài…(1 điểm) - Trích dẫn ý kiến. ( 0,5 điểm) 2. Thân bài( 7 điểm): Tập trung làm nổi bật các ý sau: • Kiều có sắc đẹp tuyệt trần, đẹp như một tuyệt thế giai nhân, đẹp đến nỗi hoa liễu cũng ghen hờn… ( Dãn chứng và phân tích dẫn chứng từ nghệ thuật đến nội dung) ( 2 điểm) • Thuý Kiều đa tài: cầm, kì, thi, hoạ…mà tài nào cũng đạt đến tuyệt đỉnh( chú ý phân tích cách miêu tả của tác giả thông qua các từ ngữ: “vốn sẵn, ăn đứt, đủ mùi, làu”…) ( 2 điểm) • Thuý kiều còn là một cô gái rất có “tình”.Tâm hồn đa sầu đa cảm được thể hiện qua khúc nhạc mà nàng sáng tác…( 1 điểm) Có thể nói vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp của nhan sắc- tài năng-tâm hồn…Và Nguyễn Du đã bộc lộ thái độ ca ngợi, trân trọng tài-sắc của Thuý Kiều, của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến.( 1,5 điểm) Dự báo một cuộc đời dâu bể, sóng gió….( 0,5 điểm) 3. Kết bài( 1,5 điểm): - Khẳng định lại vấn đề….( 0,75 điểm) - Có thể tự bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc về vấn đề…( 0,75 điểm) UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ PHÒNG GIÁO DỤC THỊ Xà NĂM HỌC: 2008-2009 Môn: Ngữ văn( Phần tự luận) Lớp 8 Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề) ( Học sinh làm bài trên tờ giấy thi) Họ và tên:……………………………………… Số báo danh:………………………………… ĐỀ: Nhận xét về đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Trích “Truyện Kiều của Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng : “ Với đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du đã rất thành công trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.” Dựa vào đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ PHÒNG GIÁO DỤC THỊ Xà NĂM HỌC: 2007-2008 Môn: Ngữ văn( Phần tự luận) Lớp 9 Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM: YÊU CẦU CHUNG: - Tập trung làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả Nguyễn Du qua tám câu cuối đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Bài viết phải bộc lộ rõ sự thông minh, sáng tạo, năng khiếu văn học trong sự độc lập suy nghĩ, cảm nhận tinh tế,sâu sắc và khả năng lập luận lo gic, giàu sức thuyết phục. - Bài viết có bố cục chặt chẽ; lí lẽ và dẫn chứng xác đáng; liên kết lo gic giữa các đoạn, các phần. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1.Mở bài(1,5 điểm): - Dẫn dắt hay, phù hợp, đúng kiểu bài…(1 điểm) - Trích dẫn ý kiến. ( 0,5 điểm) 2.Thân bài( 7 điểm): Tập trung làm nổi bật các ý sau: *Tám câu thơ miêu tả bốn hình ảnh của cảnh vật tương đồng với bốn nét tâm trạng: - Hình ảnh con thuyền với cánh buồm lúc ẩn, lúc hiện nơi cửa bể xa xa vào lúc chiều tà gợi lên tâm trạng cô đơn, nhớ nhà, nhớ người thân…( 0,5 điểm) - Hình ảnh cánh hoa trôi vô định trên “ ngọn nước” gợi sự liên tưởng đến thân phận “ Bèo dạt mây trôi”, không biết đi đâu, về đâu của Kiều…( 0,5 điểm) - Hình ảnh “ nội cỏ rầu rầu, xanh xanh…” trải dài gợi tâm trạng chán chường, tuyệt vọng… ( 0,5 điểm) - Hình ảnh “ gió cuốn ầm ầm” quanh “ ghế ngồi” gợi tâm trạng sợ hãi, linh cảm giông tố sẽ ập đến với cuộc đời… ( 0,5 điểm) *Tám câu thơ với bốn lần sử dụng ngữ “ buồn trông”diễn tả một nỗi buồn thường trực ( HS phân tích cụ thể) ( 1 điểm) *Cách sử dụng những từ láy đa nghĩa, độc đáo vừa miêu tả cảnh vật, vừa gợi tả tâm trạng… ( Dẫn chứng- phân tích) ( 1 điểm) *Cảnh vật được miêu tả từ xa đến gần, phát triển dần lên về mức độ…diễn tả nỗi buồn cũng dâng lên tầng tầng lóp lớp trong lòng nhân vật…( Dẫn chứng- phân tích) ( 1 điểm) Khó có thể hình dung là tác giả đang tả cảnh hay tả tâm trạng…Cảnh vật và tâm trạng đã có sự tương đồng đến tuyệt đối.Lòng đồng cảm sâu sắc với nhân vật những câu thơ có thể nói là thành công nhất trong “ Truyện Kiều” về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình…( 2 điểm) 3.Kết bài( 1,5 điểm): - Khẳng định lại vấn đề….( 0,75 điểm) - Có thể tự bộc lộ những đánh giá hoặc mở rộng vấn đề…( 0,75 điểm) UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ LỚP 8 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2008-2009 Môn: Ngữ văn Phần thi: trắc nghiệm Thời gian làm bài: 30 phút ( không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:………………………… SBD:…… Lớp:………Trường:………………………………. Số phách Chữ ký giám thị1:…………… Chữ ký giám thị2:…………………………. ( HS làm bài vào đề này) _________________________________________________________________________________________ ĐỀ A: Câu 1: Ai là nhân vật chính trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? A. Mẹ B.Ông đốc C.Tôi D.Mẹ, tôi Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu tồn tại? A. Ngoài vườn, lá khô rơi lác đác. B. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. C. Ngoài thềm, rơi chiếc lá đa. D.Cuối thu, những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt. Câu 3: Tác giả nào được xem là “ gạch nối” giữa thi ca cổ điển và hiện đại? A. Tản Đà B. Thế Lữ C. Vũ Đình Liên D. Tế Hanh Câu 4 Nhà văn nào được các nhà nghiên cứu phê bình văn học gọi là: “ nhà văn của những người cùng khổ” ? A. Nguyên Hồng B. Ngô Tất Tố C. Nam Cao D. Nguyễn Công Hoan Câu 5: Nghĩa của từ “lệ” trong cai lệ là gì? A. Linh phục vụ trong mùa sưu thuế B.Lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha C. Lính nghĩa vụ D.Lính cai quản một nhóm người Câu 6: Câu: Thế rồi, cùng với màng đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan. ( Chiếc lá cuối cùng – O. Hen-ri) Câu văn trên là loại câu nào? A. Câu đơn. B. Câu đơn đặc biệt. C. Câu ghép. D. Cả ba phương án A, B, C đều sai. Câu 7: Trong truyện Lão Hạc của Nam Cao có nhiều giọng điệu khác nhau của các nhân vật khác nhau. Giọng điệu nổi bật của tác phẩm này là giọng điệu nào? A.Giọng điệu trầm buồn. B. Giọng điệu bi hùng. C. Giọng điệu đau đớn, xót thương. D. Giọng điệu căm phẫn. Câu 8: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng thuộc thể văn nào? A. Nhật kí. B. Bút kí . C. Hồi kí. D. Tạp văn Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Vì trời mưa nên đường ngập nước. B. Trời mưa đường ngập nước. ĐỀ CHÍNH THỨC C. Trời mưa to quá. D. Trời mưa. Câu 10: Vì sao văn bản Ôn dich, thuốc lá được gọi là văn bản nhật dụng? A. Vì văn bản đề cập đến một tệ nạn xã hội. B. Vì văn bản bàn về vấn đề bảo vệ danh lam thắng cảnh. C. Vì văn bản bàn về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường. D. Vì văn bản bàn về vấn đề quyền trẻ em. Câu 11: Qua các thông tin: Ông là một nhà báo sắc sảo, một học giả có nhiều công trình khảo cứu có giá trị, một dịch giả có uy tín, một nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc. Hãy cho biết ông là ai? A. Vũ Trọng Phụng B. Ngô Tất Tố C.Nam Cao D. Thanh Tịnh Câu 12: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép có quan hệ bổ sung? A. Họ vừa đi vừa hát. B. Tôi đi chợ, nó nấu cơm. C. Tôi đến và nó cũng đến. D. Thầy giáo đến, cả lớp đứng dậy chào. Câu 13: Trong cũi sắt, nỗi căm hờn của hổ trở thành “khối căm hờn”, vậy “khối căm hờn” trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được hiểu như thế nào? A. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát. B. Căm thù tất cả đồng loại. C. Căm giận vì bị nhốt trong cũi sắt D. Căm giận vì sự đối xử bất công của con người. Câu 14:Phần mở bài trong bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thường là: A. Nêu vị trí, lai lịch của thắng cảnh. B. Nêu giá trị của cảnh đối với quê hương, đất nước, với đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân. C. Giới thiệu danh lam thắng cảnh, trong lời giới thiệu cần gây được ấn tượng về sự độc đáo. D. Cả ba phương án trên. Câu 15: Hai câu thơ sau có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” ( Ông đồ - Vũ Đình Liên) A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D.Ẩn dụ Câu 16: Câu thơ nào trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh diễn tả những điều sẵn có trong cuộc ngắm trăng? A. Câu1 và câu 2. B. Câu 2 và câu 3. C. Câu 3 và câu 4. D. Câu 2 câu 3 và câu 4. Câu 17: Câu Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc ( Hịch tướng sí - Trần Quốc Tuấn ) là kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán Câu 18: Nền văn hiến của nước Đại Việt được biểu hiện như thế nào qua văn bản Nước Đại Việt ta? A. Lãnh thổ riêng. B. Phong tục riêng. C. Lịch sử riêng. D. Cả ba phương án trên. Câu 19: Khi nhận định: Chúa tầm thường, thần nịnh nọt. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Đặc điểm lời văn trong những câu này là gì? A. Các câu trên cấu tạo bằng các câu ngắn, liên kết chặt chẽ khiến ý văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. B. Là hai câu văn đặc biệt, nên khó hiểu. C. Là những câu văn ngắn, không thể hiện hết ý nghĩa cần diễn đạt. D. Là những câu văn nhịp nhàng, cân đối. Câu 20:Điền tên tác giả còn thiếu vào nhận xét sau: “………chỉ lặng lẽ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.” A. Thế Lữ B. Vũ Đình Liên C. Xuân Diệu D. Tản Đà UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ LỚP 8 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2008-2009 Môn: Ngữ văn Phần thi: trắc nghiệm Thời gian làm bài: 30 phút ( không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:………………………SBD:…… Lớp:………Trường:………………………… Số phách Chữ ký giám thị1:……… ………… Chữ ký giám thị2:………………… ( HS làm bài vào đề này) _________________________________________________________________________________________ ĐỀ B: Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu tồn tại? A. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. B. Ngoài vườn, lá khô rơi lác đác. C.Cuối thu, những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt. D. Ngoài thềm, rơi chiếc lá đa. Câu 2: Tác giả nào được xem là “ gạch nối” giữa thi ca cổ điển và hiện đại? A. Thế Lữ B. Tản Đà C. Tế Hanh D. Vũ Đình Liên Câu 3: Nhà văn nào được các nhà nghiên cứu phê bình văn học gọi là: “ nhà văn của những người cùng khổ” ? A Nam Cao B. Nguyễn Công Hoan C. Ngô Tất Tố D. Nguyên Hồng Câu 4: Ai là nhân vật chính trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? A.Tôi B.Mẹ, tôi C. Mẹ D.Ông đốc Câu 5: Trong truyện Lão Hạc của Nam Cao có nhiều giọng điệu khác nhau của các nhân vật khác nhau. Giọng điệu nổi bật của tác phẩm này là giọng điệu nào? A.Giọng điệu trầm buồn. B. Giọng điệu đau đớn, xót thương C. Giọng điệu bi hùng. D. Giọng điệu căm phẫn. Câu 6: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng thuộc thể văn nào? A. Hồi kí. B. Nhật kí. C. Bút kí . D. Tạp văn Câu 7: Câu: Thế rồi, cùng với màng đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan. ( Chiếc lá cuối cùng- O.Hen-ri) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu văn trên là loại câu nào? A. Câu đơn. B. Câu ghép C. Câu đơn đặc biệt. . D. Cả ba phương án A, B, C đều sai. Câu 8: Vì sao văn bản Ôn dich, thuốc lá được gọi là văn bản nhật dụng? A. Vì văn bản bàn về vấn đề bảo vệ danh lam thắng cảnh. B. Vì văn bản bàn về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường. C. Vì văn bản bàn về vấn đề quyền trẻ em. D. Vì văn bản đề cập đến một tệ nạn xã hội. Câu 9: Nghĩa của từ “lệ” trong cai lệ là gì? A. Lính phục vụ trong mùa sưu thuế B. Lính nghĩa vụ C.Lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha D.Lính cai quản một nhóm người Câu 10: Qua các thông tin: Ông là một nhà báo sắc sảo, một học giả có nhiều công trình khảo cứu có giá trị, một dịch giả có uy tín, một nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc. Hãy cho biết ông là ai? A. Thanh Tịnh B. Vũ Trọng Phụng C. Ngô Tất Tố D.Nam Cao Câu 11: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Trời mưa. B. Vì trời mưa nên đường ngập nước. C. Trời mưa đường ngập nước . D. Trời mưa to quá. Câu 12: Trong cũi sắt, nỗi căm hờn của hổ trở thành “khối căm hờn”, vậy “khối căm hờn” trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được hiểu như thế nào? A. Căm thù tất cả đồng loại. B. Căm giận vì bị nhốt trong cũi sắt. C. Căm giận vì sự đối xử bất công của con người. D. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát. Câu 13:Phần mở bài trong bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thường là: A. Giới thiệu danh lam thắng cảnh, trong lời giới thiệu cần gây được ấn tượng về sự độc đáo. B. Nêu vị trí, lai lịch của thắng cảnh. C. Nêu giá trị của cảnh đối với quê hương, đất nước, với đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân. D. Cả ba phương án trên. Câu 14: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép có quan hệ bổ sung? A. Thầy giáo đến, cả lớp đứng dậy chào. B. Họ vừa đi vừa hát. C. Tôi đi chợ, nó nấu cơm. D. Tôi đến và nó cũng đến. Câu 15: Câu Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc. ( Hịch tướng sí - Trần Quốc Tuấn) là kiểu câu gì? A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật Câu 16: Hai Câu thơ sau có sử dụng nghệ thuật nào? “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” ( Ông đồ- Vũ Đình Liên) A. Nhân hóa B. So sánh C. Hoán dụ D.Ẩn dụ Câu 17:Điền tên tác giả còn thiếu vào nhận xét sau: “………chỉ lặng lẽ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.” A. Vũ Đình Liên B. Xuân Diệu C. Tản Đà D. Thế Lữ Câu 18: Khi nhận định: Chúa tầm thường, thần nịnh nọt. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Đặc điểm lời văn trong những câu này là gì? A. Là hai câu văn đặc biệt, nên khó hiểu. B. Là những câu văn ngắn, không thể hiện hết ý nghĩa cần diễn đạt. C.Các câu trên cấu tạo bằng các câu ngắn, liên kết chặt chẽ khiến ý văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. D. Là những câu văn nhịp nhàng, cân đối. Câu 19: Nền văn hiến của nước Đại Việt được biểu hiện như thế nào qua văn bản Nước Đại Việt ta? A. Lãnh thổ riêng. B. Phong tục riêng. C. Lịch sử riêng. D. Cả ba phương án trên. Câu 20: Câu thơ nào trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh diễn tả những điều sẵn có trong cuộc ngắm trăng? A. Câu 2 câu 3 và câu 4 B.Câu1 và câu 2 C. Câu 2 và câu 3 D. Câu 3 và câu 4 UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ LỚP 8 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2008-2009 Môn Ngữ văn ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: PHẦN TRẮC NGHIỆM: ĐỀ A: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C A A B C C C A A B C A C B D C D A A ĐỀ B: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D B D A B A B D C C B D A D D A D C D A PHẦN TỰ LUẬN: YÊU CẦU CHUNG: - Tập trung làm nổi bật tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh được thể hiện qua nỗi nhớ quê hương lúc xa cách… - Bài viết phải bộc lộ rõ sự thông minh, sáng tạo, năng khiếu văn học trong sự độc lập suy nghĩ, cảm nhận tinh tế,sâu sắc và khả năng lập luận lo gic, giàu sức thuyết phục. - Bài viết có bố cục chặt chẽ; lí lẽ và dẫn chứng xác đáng; liên kết lo gic giữa các đoạn, các phần. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1.Mở bài(1,5 điểm): - Dẫn dắt hay, phù hợp, đúng kiểu bài…(1 điểm) - Trích dẫn ý kiến. ( 0,5 điểm) 2.Thân bài( 7 điểm): Tập trung làm nổi bật các ý sau: - Nỗi nhớ quê hương được bộc lộ trong hoàn cảnh xa cách… ( 1 điểm) ( “Nay xa cách… luôn tưởng nhớ” Lời thơ giản dị, chân thành…Nỗi nhớ thường trực, khôn nguôi…) - Nỗi nhớ quê hương da diết thể hiện một tình yêu quê hương thiết tha, trìu mến, chân thành…( 4 điểm) HS dẫn chứng và phân tích các câu thơ của khổ thơ cuối trong bài “ Quê hương”. + Về nghệ thuật : Giọng thơ tự nhiên như một lời bộc bạch, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh mộc mạc, cách sử dụng từ “ thoáng”độc đáo Hình ảnh con thuyền “ vượt trường giang” như hiện ra trước mắt một cách sinh động… ( 2 điểm) + Về nội dung: Nhớ hương vị mặn mòi của biển – nhớ những hình ảnh mộc mạc nơi làng chài … “màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền rẽ sóng, mùi nồng mặn…” Nỗi nhớ trở thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi… Hình ảnh và hương vị của cái làng chài đã trở thành hơi thở, máu thịt của nhà thơ…Phải yêu quê hương của mình lắm thì mới có được những cảm nhận tinh tế và sâu sắc như thế… ( 2 điểm) ( HS phân tích nghệ thuật để làm nổi bật nội dung) - Liên hệ - mở rộng: Những câu thơ, bài thơ khác thể hiện tình yêu - nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh và các tác giả khác… ( 2 điểm) 3.Kết bài( 1,5 điểm): - Khẳng định lại vấn đề….( 0,75 điểm) - Tác động của vấn đề đối với bản thân…( 0,75 điểm) ___________________________________ UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ PHÒNG GIÁO DỤC THỊ Xà NĂM HỌC: 2008-2009 Môn: Ngữ văn( Phần tự luận) Lớp 8 Thời gian: 60 phút( không kể thời gian giao đề) ( Học sinh làm bài trên tờ giấy thi) Họ và tên:……………………………………… Số báo danh:………………………………… ĐỀ: Nhận xét về bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng “ Nỗi nhớ của nhà thơ không nhàn nhạt, bình thường mà là một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi….Bởi nó thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết…” Dựa vào khổ cuối bài thơ “ Quê hương”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. _____________________________ . THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ LỚP 8 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2008-20 09 Môn Ngữ văn ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: PHẦN TRẮC NGHIỆM: ĐỀ A: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19. Liên C. Xuân Diệu D. Tản Đà UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ LỚP 8 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2008-20 09 Môn: Ngữ văn Phần thi: trắc nghiệm Thời gian làm bài: 30 phút ( không. rộng vấn đề…( 0,75 điểm) UBND THỊ Xà KON TUM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ LỚP 8 PHÒNG GD& ĐT Năm học: 2008-20 09 Môn: Ngữ văn Phần thi: trắc nghiệm Thời gian làm bài: 30 phút ( không