Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
259,5 KB
Nội dung
V/v: Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 KÍNH GỬI : - Các trường trung học phổ thông; - Các trung tâm giáo dục thường xuyên, - Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp có học viên GDTX dự thi - Chủ tịch các hội đồng coi thi, chấm thi TN THPT - Thanh tra viên tại các hội đồng coi thi, chấm thi TN THPT Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn các trường học, các đơn vị trực thuộc Sở về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2009 - 2010 như sau: A. CÁC CĂN CỨ ĐỂ TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010 - Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/QĐ- BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Quy chế thi năm 2009). - Thông tư 05/TT-BGDĐT ngày 24/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT. - Công văn số 1924 /BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 14/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010. - Tài liệu tập huấn thi TN THPT năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Yêu cầu 1. Thủ trưởng các trường THPT, các đơn vị giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là đơn vị trường học), các hội đồng thi cần tổ chức cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia kỳ thi, người dự thi nghiên cứu, học tập những văn bản đã dẫn trên và hướng dẫn này của Sở Giáo dục và Đào tạo. 2. Các cơ sở giáo dục, các hội đồng thi thực hiện nghiêm túc các quy định trong các văn bản dùng làm căn cứ trên từ khâu chuẩn bị đến tất cả các khâu khác của kỳ thi. B. MÔN THI, HÌNH THỨC THI VÀ LỊCH THI I. Môn thi, hình thức thi 1. Giáo dục THPT Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hoá học, Lịch sử, Địa lí; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Hoá học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: : Tiếng Anh, Tiếng Pháp; thí sinh không theo học hết chương Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 395 /SGDĐT–KTKĐCLGD Đà Lạt, ngày 29 tháng 4 năm 2010 1 trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy-học thì được thi thay thế bằng môn Vật lí (thi theo hình thức trắc nghiệm). Giám đốc Sở GD & ĐT quyết định trường phổ thông có khó khăn về điều kiện dạy - học dựa trên các tiêu chí: giáo viên dạy môn ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu; việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải học đổi môn ngoại ngữ; các điều kiện về trang thiết bị dạy học, thực hành tiếng chưa đáp ứng yêu cầu dạy-học. 2. Giáo dục thường xuyên Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Lịch sử, Địa lí; trong đó, các môn: Vật lí, Hoá học thi theo hình thức trắc nghiệm. 3. Đối với thí sinh tự do: 3.1. Giáo dục trung học phổ thông: bắt buộc thi đủ 6 môn. 3.2. Giáo dục thường xuyên: a. Năm 2009 không dự thi: bắt buộc thi đủ 6 môn. b. Năm 2009 có dự thi và đã thi đủ 6 môn thì chọn thi theo 2 cách: - Thi đủ 6 môn. - Chỉ thi lại những môn không được bảo lưu. Môn bảo lưu gồm những môn có từ 5 điểm trở lên cho các kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó nếu có quy định thi các môn đó (dựa vào bảng ghi tên-ghi điểm năm 2009). L ưu ý: Khi chọn dự thi đủ 6 môn thì thí sinh không được dùng điểm bảo lưu để tính điểm tốt nghiệp. Khi đã chọn thi theo cách xin bảo lưu điểm thì nhất thiết không được dự thi các môn có điểm bảo lưu. Như vậy, ngay từ đầu khi làm đơn xin dự thi, thí sinh phải đăng ký chọn một trong hai cách thi. Thí sinh đã chọn thi theo cách nào thì phải dự thi theo cách đó. II. Đề thi 1. Với mỗi môn thi, có đề thi dành riêng cho thí sinh học chương trình THPT phân ban và giáo dục thường xuyên. 2. Cấu trúc đề thi TNTHPT 2010 2.1. Đề thi dành cho các đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT (gồm: thí sinh học Ban Khoa học Tự nhiên, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban Cơ bản, thí sinh học trường THPT Kĩ thuật và thí sinh tự do) được ra theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. - Đối với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần: + Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; + Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. - Đối với các môn Ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 2 sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng. 2.2. Đề thi dành cho thí sinh học theo chương trình GDTX cấp THPT được ra theo chương trình GDTX cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng. III. Lịch thi, thời gian làm bài thi 1. Giáo dục phổ thông Ngày Buổi Môn thi Thời gian làm bài Giờ phát đề thi cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài 02/6/2010 SÁNG Ngữ văn 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Hoá học 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 03/6/2010 SÁNG Địa lí 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Lịch sử 90 phút 14 giờ 25 14 giờ 30 04/6/2010 SÁNG Toán 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 Vật lí 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 2. Giáo dục thường xuyên: Ngày Buổi Môn thi Thời gian làm bài Giờ phát đề thi cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài 02/6/2010 SÁNG Ngữ văn 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Hoá học 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 03/6/2010 SÁNG Địa lí 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Lịch sử 90 phút 14 giờ 25 14 giờ 30 04/6/2010 SÁNG Toán 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 CHIỀU Vật lí 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30 - Các hội đồng coi thi sao chụp (không đánh máy lại) và phóng lớn lịch thi từ Hướng dẫn thi tốt nghiệp năm 2010, dán tại phòng hội đồng coi thi, bảng niêm yết của hội đồng coi thi. C. CẦN LƯU Ý MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY CHẾ THI: I. Đối tượng, điều kiện dự thi và hồ sơ dự thi: 1. Đối tượng và điều kiện dự thi: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế thi năm 2009. 2. Hồ sơ dự thi: Thực hiện theo quy định tại Điều 11. Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 3 a. Phiếu đăng ký dự thi (GDTHPT-GDTX) dùng để kiểm tra đối chiếu hộ tịch và để nhập liệu, thi theo cách bảo lưu điểm (GDTX). Thời hạn các trường THPT, đơn vị GDTX nhận Phiếu đăng ký dự thi chậm nhất là ngày 27/4/2010. Thí sinh tự do nộp Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ dự thi tại điểm cụm trường quy định tổ chức cho thí sinh tự do thi theo phương án thi tốt nghiệp. Hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng được hiệu trưởng phân công) ký vào Phiếu đăng ký dự thi của học sinh trường mình và thí sinh tự do để xác nhận đủ điều kiện dự thi và các thông tin trên Phiếu đăng ký là chính xác. Từ ngày 27/4/2010 đến 07/5/2010, trường phổ thông thu Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm máy tính. Sau khi đã nhập xong của từng lớp, cán bộ máy tính in danh sách đăng ký dự thi theo lớp (mẫu M3) và giao cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh rà soát và ký xác nhận. b. Trường hợp chưa được cấp hoặc mất, không có giấy chứng minh nhân dân phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan Công an có thẩm quyền; nếu gia đình thí sinh không có sổ hộ khẩu riêng, có thể sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã với đầy đủ thông tin như trong sổ hộ khẩu. c. Thẻ dự thi (Mẫu M13) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai trên ảnh, Hiệu trưởng trường phổ thông ký tên, đóng dấu tròn của trường đang học, đối với TSTD thì trường nơi thí sinh đăng ký dự thi có trách nhiệm lập thẻ và phát trực tiếp cho thí sinh. Các đơn vị trường học theo phần mền quản lý thi để in thẻ dự thi cho thí sinh. d. Các loại giấy chứng nhận được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có). e. Hai ảnh 3x4cm (chụp trong năm dự thi) theo kiểu làm chứng minh nhân dân, 01 ảnh dán vào Phiếu đăng ký dự thi (GDTHPT) và 01 dán vào thẻ dự thi. Lưu ý: Đối với thí sinh tự do (TSTD): + TSTD đã học và đã dự thi tại tỉnh Lâm Đồng không cần thiết phải có xác nhận không trong thời gian cấm thi. Tất cả thí sinh đã dự thi TN THPT tại Lâm Đồng từ năm 2009 trở về trước đều được quyền đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010, nhưng đều phải có xác nhận của UBND cấp xã về tư cách, phẩm chất đạo đức và việc chấp hành pháp luật, quy định về an ninh, trật tự của địa phương. + TSTD đã học và dự thi ngoại tỉnh yêu cầu phải có xác nhận của trường nơi thí sinh đã học lớp 12 hoặc nơi đã dự thi về việc không trong thời gian cấm thi, phải có xác nhận của xã (phường) về việc người dự thi đang cư trú và việc chấp hành pháp luật, quy định về an ninh, trật tự của địa phương. + TSTD bị mất bản chính học bạ THPT nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2010 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ thi của kỳ thi năm dự thi liền kề trước kỳ thi năm 2010. + TSTD của giáo dục THPT được phép đăng ký dự thi tốt nghiệp GDTX nhưng không được bảo lưu điểm thi như TSTD đã dự thi tốt nghiệp THPT - GDTX (bổ túc THPT). 3. Ngày 7/5/2010 hết hạn đăng ký dự thi. Thủ trưởng các đơn vị giáo dục có học sinh, học viên dự thi cần tổ chức kiểm tra, phát hiện và thông báo bằng văn bản đến từng người dự thi các trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thiếu hồ sơ và yêu cầu học sinh, gia đình học sinh, học viên hoàn thiện trong thời gian quy định. Các trường hợp không đủ điều kiện dự thi phải được thông báo cho cha mẹ học sinh; học viên biết trước ngày thi 15 ngày. Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 4 Sau đó, lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo từng môn thi ngoại ngữ và thí sinh của giáo dục thường xuyên (nếu có) theo thứ tự a,b,c … của tên thí sinh (mẫu M4). Hiệu trưởng là người ký xác nhận và hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi chi tiết trong danh sách. - Chậm nhất là ngày 12/5/2010, các trường phổ thông hoàn chỉnh các công việc: + Bàn giao đĩa CD chứa danh sách thí sinh dự thi (mẫu M4) cho đơn vị là trưởng ban kiểm tra hồ sơ thí sinh (Công văn số 339/SGDĐ-KTKĐ ngày 15/4/2010) để lập danh sách thí sinh, bảng GTGĐ cho các hội đồng coi thi trong cụm trường. + Gửi về Sở GD theo địa chỉ email: dulieuktkd@lamdong.edu.vn : dữ liệu thí sinh dự thi của trường, với chủ đề của email: DL1205–mã trường-tên đơn vị (Ví dụ: DL1205 – 351003-Bùi Thị Xuân) và số liệu mẫu S25. 4. Tùy theo số lượng thí sinh dự thi, thủ trưởng các đơn vị giáo dục tổ chức các nhóm kiểm tra hồ sơ, mỗi nhóm gồm ba thành viên (trong đó có GV chủ nhiệm) tiến hành kiểm tra đối chiếu với phiếu đăng ký dự thi (GDTHPT), sổ điểm lớp, học bạ, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp cấp dưới để kiểm chứng họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh. Phải tính điểm trung bình cả năm các môn thật chính xác. Nếu có tiêu chuẩn ưu tiên, khuyến khích cần kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ có liên quan. Biên bản kiểm tra của nhóm được hiệu trưởng lưu để theo dõi việc hoàn chỉnh, bổ sung hoặc gửi cho Ban chỉ đạo kiểm tra thi khi có yêu cầu. Ảnh trên Phiếu đăng ký dự thi được đóng dấu giáp lai (dấu của đơn vị trường học mà người học đang học, hoặc nơi nhận đơn đối với TSTD, trường chuyển về cụm trường, sau đó cụm trường chuyển về các hội đồng coi thi (xếp theo từng phòng thi) trong cụm. Hình trên phiếu đăng ký dự thi để Hội đồng coi thi nhận diện thí sinh trong trường hợp thí sinh quên thẻ dự thi hoặc chứng minh nhân dân. Đơn vị trường học trả hồ sơ cho thí sinh sau ngày 31/6/2010 và lưu giử Phiếu đăng ký dự thi tại trường (sau khi hội đồng coi gửi trả về trường). 5. Các hội đồng coi thi không tổ chức kiểm tra hồ sơ thí sinh, cho nên các sai sót về hồ sơ của học sinh trường mình, TSTD về hộ tịch, diện ưu tiên, điểm khuyến khích, thi theo cách nào (GDTX) …. do thủ trưởng các đơn vị có học sinh dự thi và trường nhận đơn của TSTD chịu trách nhiệm. Đảm bảo tất cả hồ sơ thí sinh dự thi đều qua kiểm tra. Ngày 13/5/2010 các trường gửi dĩa CD dữ liệu về cụm trường, ngày 19/5/2010, được quy định là ngày trong toàn tỉnh các đơn vị trường học kiểm tra hồ sơ lần cuối cùng và tổ chức cho người dự thi đối chiếu thông tin giữa bảng GTGĐ với hồ sơ dự thi tại đơn vị, đặc biệt tự kiểm tra cách thi đối với học viên GDTX. Ngày 20/5/2010 các trường gửi biên bản sai sót về hồ sơ (theo mẫu) cho đơn vị làm trưởng ban kiểm tra chéo hồ sơ. 6. Trong trường hợp không trùng khớp về hộ tịch của người dự thi (lệch về ngày- tháng-năm sinh, nơi sinh …) thì lấy khai sinh làm gốc để làm danh sách phòng thi và lập biên bản ghi nhận về danh sách phòng thi (theo mẫu). 7. Chỉ có các trường hợp đầy đủ hồ sơ hợp lệ mới được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên và cộng điểm khuyến khích; các giấy chứng nhận nghề, TDTT, văn nghệ bổ sung sau khi thi thì không có giá trị cộng thêm điểm khi xét tốt nghiệp. Để hưởng chế độ ưu tiên về vùng cao, bắt buộc phải có hộ khẩu từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi). Việc tiếp nhận các lọai giấy chứng nhận để hưởng chế độ ưu tiên, ưu đãi khuyến khích, …. cần quy định chặt chẽ, có ký giao nhận trong sổ sách; cán bộ, giáo viên, nhân viên văn phòng làm thất lạc những chứng nhận này, dẫn đến thay đổi kết quả thi của thí Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 5 sinh sẽ bị xử lý kỷ luật đối với người vi phạm - theo khoản 1, Điều 43 Quy chế thi năm 2009. 8. Không quy định về tuổi cho người dự thi TN THPT, số năm ở lại lớp trong cấp học. 9. Đối với các trường hợp chuyển trường trong thời gian học cấp THPT phải có đầy đủ hồ sơ quy định (đối với GDTX không cần có giấy chuyển trường). 10. Đối với học sinh, học viên trong tỉnh thuộc diện xếp loại học lực kém ở lớp cuối cấp những năm học trước, cần phải nộp đơn xin kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình dưới 5.0 tại cơ sở giáo dục mà học sinh đã học lớp 12 hoặc tại nơi đăng ký dự thi. Sau khi tính lại điểm trung bình cả năm nếu xếp loại học lực từ loại yếu trở lên, được hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh dự kiểm tra xác nhận vào học bạ thì được dự thi theo quy định. Nếu điểm kiểm tra không đạt yêu cầu, học lực vẫn xếp loại kém, thì không được dự thi. Việc tổ chức kiểm tra lại thực hiện như hướng dẫn, quy định thi lại của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 11. Đối với học sinh, học viên thí sinh tự do thuộc diện xếp loại hạnh kiểm kém, hoặc nghỉ học quá 45 buổi (ở lớp 12) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã về việc người dự thi đã cư trú, chấp hành pháp luật, quy định về an ninh, trật tự của địa phương. 12. Các trường THPT có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thi hỏng tốt nghiệp những năm trước thủ tục, hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp. Theo Phương án thi, đối với các cụm trường có dành cho TSTD dự thi thì các trường trong cụm có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục và hoàn tất hồ sơ cho thí sinh trong phạm vi trách nhiệm như hiệu trưởng ký vào thẻ dự thi, phiếu đăng ký dự thi…. (kỳ thi năm 2010 không có thí sinh nào dự thi Anh văn hệ 3 măm). 13. Căn cứ vào Quy chế thi năm 2009, không cho dự thi những trường hợp sau: - Chưa có bằng ở cấp học trước đó. - Học sinh đang học lớp 12 THPT (GDTHPT) năm 2010 chuyển qua thi tại các hội đồng coi thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo chương trình GDTX hoặc ngược lại. Đối với các trường hợp lưu ban nhưng vẫn được lên lớp trên học, hồ sơ dự thi của thí sinh bị thất lạc hay bị hư hại do lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn …, hoặc vì những lý do đặc biệt khác thì phải có ý kiến cho dự thi của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. 14. Trước ngày thi 25 ngày không nhận thêm hồ sơ dự thi. Tuyệt đối không nhận hồ sơ dự thi không hợp lệ như quy định. Sau ngày 05/5/2010, tuyệt đối không đưa vào danh sách thí sinh dự thi những trường hợp có cam đoan bổ sung hồ sơ như thiếu học bạ, thiếu bằng TN cấp học dưới. II. Lập danh sách thí sinh đăng ký thi theo cụm trường 1. Các đơn vị trường học có học sinh dự thi và thí sinh tự do đã thu nhận đơn lập danh sách thí sinh theo từng môn thi ngoại ngữ và làm thẻ dự thi cho thí sinh (theo quy định của phần mềm quản lý thi); bảo quản đầy đủ hồ sơ dự thi và danh sách đăng ký thí sinh dự thi; Xếp theo quy định: Bước 1: Xếp môn thi ngoại ngữ (trừ thí sinh giáo dục thường xuyên) theo thứ tự: Tiếng Anh, Tiếng Pháp và môn thi thay thế; Bước 2. Xếp danh sách thí sinh phải thi của mỗi môn thi ngoại ngữ và thí sinh của giáo dục thường xuyên theo thứ tự a, b, c, của tên thí sinh.” Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 6 Khi nhập xong dữ liệu của từng lớp, cán bộ máy tính in Danh sách đăng ký dự thi theo lớp (mẫu M3) và giao cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh rà soát, chỉnh sửa và ký xác nhận. 2. Các trường THPT, GDTX (nay gọi chung là đơn vị trường học) được Sở Giáo dục và Đào tạo phân công làm trưởng ban kiểm tra chéo hồ sơ, theo Công văn số 339/ SGDĐT-KTKD ngày 15 tháng 4 năm 2010, đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo giao trách nhiệm lập danh sách thí sinh đăng ký thi theo cụm trường, bảng ghi tên ghi điểm cho các hội đồng coi thi trong cụm. Theo quy định sau: 1. Tất cả thí sinh của các đơn vị trường học trong cụm trường được lập thành danh sách thí sinh dự thi, theo quy định bước 1 và bước 2 trên. Lưu ý: Mỗi thí sinh có 01 số báo danh gồm 06 chữ số: 2 chữ số đầu là mã số cụm trường; 4 chữ số sau là số thứ tự của thí sinh trong danh sách, đánh từ 0001 đến hết số thí sinh của cụm trường. +Sắp xếp phòng thi và lập Danh sách thí sinh theo phòng thi của cụm trường (mẫu M8) theo quy định: đảm bảo mỗi phòng thi có 24 thí sinh, phòng thi cuối cùng của mỗi ngoại ngữ hoặc giáo dục thường xuyên có không quá 28 thí sinh. + Căn cứ vào số phòng thi, số thứ tự hội đồng coi thi tại Phương án thi để ghi tên hội đồng coi thi trên danh sách thí sinh và bảng ghi tên ghi điểm. Số phòng thi có 3 chữ số, được đánh liên tục từ 001 đến hết số phòng thi trong cụm, lần lượt từ Hội đồng coi thi này sang Hội đồng coi thi khác, theo Danh sách các Hội đồng coi thi. III. Về điều kiện tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp: 1. Điểm khuyến khích – điểm ưu đãi: thực hiện Điều 29 và Điều 31 (GDTHPT); Điều 34 và Điều 35- Quy chế thi 2009. Các loại về chế độ khuyến khích – ưu đãi được hưởng như sau: Điểm khuyến khích - điểm ưu đãi Giáo dục THPT Giáo dục thường xuyên Tên gọi Điểm khuyến khích Điểm khuyến khích a. Môn văn hóa Bảo lưu trong toàn cấp học Bảo lưu trong toàn cấp học Giải QG & giải nhất cấp tỉnh 2đ 2đ Giải nhì cấp tỉnh 1,5đ 1,5đ Giải ba cấp tỉnh 1 đ 1 đ b. VN, TDTT, Toán trên internet, máy tính bỏ túi do ngành GD&ĐT phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh tổ chức Hưởng điểm 01 loại Bảo lưu trong toàn cấp học Hưởng điểm 01loại Bảo lưu trong toàn cấp học Giải QG & giải nhất cấp tỉnh (HC vàng) 2đ 2đ Giải nhì cấp tỉnh (HC bạc) 1,5đ 1,5đ Giải ba cấp tỉnh (HC Đồng ) 1 đ 1 đ Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 7 c. Nghề phổ thông - do Sở GDĐT cấp - do cơ sở giáo dục ĐT và dạy nghề cấp do Sở GDĐT quản lý. Bảo lưu trong toàn cấp học. * HV có XL HK trong thời gian học THPT Loại Giỏi 2đ 2đ Loại Khá 1,5đ 1,5đ Loại TB 1 đ 1 đ d. Chứng chỉ Tin học KHÔNG CÓ 1đ – trong th ời gian học THPT. e. Chứng chỉ Ngoại ngữ KHÔNG CÓ 1đ – trong th ời gian học THPT. Đối tượng được hưởng Đang học&TSTD Đang học hưởng a.b. c. d. e. Điểm tối đa 4 điểm 4 điểm Xét tốt nghiệp Cộng vào điểm bài thi Cộng vào điểm bài thi 2. Diện ưu tiên: a. Thực hiện Điều 31 và Điều 35 - Quy chế thi năm 2009 b. Bộ phận lên danh sách phòng thi, các hội đồng coi thi phải ghi rõ các loại đối tượng trên bảng Ghi tên-Ghi điểm (sau đây gọi tắt là bảng GT- GĐ) D2-TS2; D3-TS3…. cho tất cả các học sinh dự thi để thuận lợi trong việc xét công nhận tốt nghiệp. c. Những học sinh, học viên người Kinh có học bạ học THPT từ 2 năm học trở lên tại các trường thuộc tỉnh Lâm đồng hoặc tỉnh khác (trừ thành phố trực thuộc trung ương) và có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) tại các huyện, thị xã Bảo Lộc và các xã thuộc thành phố Đà Lạt được xếp theo diện 2 (D2-VS2); những HS, HV có hộ khẩu thường trú tại các phường của thành phố Đà Lạt, thành phố trực thuộc trung ương được xếp theo diện 1. d. Học sinh, học viên có cha hoặc mẹ là dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại các huyện, thành phố Bảo Lộc và các xã thuộc thành phố Đà Lạt (không tính năm thường trú), hoặc đang học lớp 12 THPT (kể cả GDTX) tại các trường trong tỉnh đều thuộc diện 3 (D3-TS3); TSTD có cha hoặc mẹ là dân tộc thiểu số có hộ khẩu tại các phường của thành phố Đà Lạt thuộc diện 2 (D2-TS2; căn cứ vào giấy khai sinh của học sinh để xác định cha hoặc mẹ là dân tộc thiểu số. e. Để được xét diện ưu tiên 2 hoặc 3, người d ự thi phải có bản sao hộ khẩu thường trú. (hoặc có Giấy xác nhận của UBND cấp xã về các thông tin như trong hộ khẩu); trường hợp TSTD có cha hoặc mẹ là dân tộc thiểu số thuộc diện 2 không cần bảo sao hộ khẩu để kiểm tra. 3. Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải nộp trước ngày tổ chức kỳ thi; nếu bổ sung sau khi thi xong sẽ không có giá trị hưởng ưu tiên và cộng thêm điểm khi xét tốt nghiệp. Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 8 IV. Hướng dẫn coi thi: sửa đổi một số nội dung Điều 18 “Hội đồng coi thi” , và Điều 21 “ Trách nhiệm của thí sinh”, giữ nguyên Điều 19, 20 và Điều 22 Quy chế thi năm 2009 1. Họp lãnh đạo hội đồng - 8h00 ngày 31/5/2010 - Lưu ý những công việc sau: + Kiểm tra ấn phẩm thi: giấy thi, giấy nháp, phiếu TLTN, các biểu mẫu, bì đựng bài thi-hồ sơ, tờ lịch thi, nội quy thí sinh, tờ những vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi … + Kiểm tra cơ sở vật chất: phòng thi và bàn ghế; tường rào, biện pháp đảm bảo trật tự an ninh cho những phòng thi gần đường, phòng cháy, chữa cháy, đặt một điện thoại để bàn tại phòng Hội đồng, máy photocopy phải được phôtô thử, bên cạnh máy có sẵn giấy A3, A4; kéo (cho tất cả các phòng thi), băng keo; chú ý vệ sinh phòng thi, sân trường trước khi tiến hành kỳ thi và sau mỗi buổi thi, bảng niêm yết có vẽ hoặc dán bảng sơ đồ khu vực hội đồng thi, danh sách thí sinh, bảng ghi hiệu lệnh, lịch thi, tờ những vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi và ghi thông báo lịch làm việc với những thí sinh khi có thắc mắc về hộ tịch cần phải điều chỉnh vào chiều 01/6,… + Nếu trường có hàng quán trong khu vực thi thì không được mở cửa bán hàng, phục vụ cơm, nước trong những ngày thi. Nếu trong khuôn viên trường có nhà ở của giáo viên thì yêu cầu không được đi lại trong khu vực hội đồng thi. + Hội đồng coi thi phải chuẩn bị một số phù hiệu dự phòng (phù hiệu có họ tên người làm công tác thi). Trong buổi thi, tất cả người làm công tác thi đều phải đeo phù hiệu (kể cả công an, phục vụ, bảo vệ, y tế). + Phó chủ tịch sở tại báo cáo kế hoạch, kết quả làm việc với chính quyền, ban ngành địa phương về việc đảm bảo trật tự, an ninh kỳ thi, điện, nước, xe buýt phục vụ cho thí sinh; liên hệ với các trường có giáo viên coi thi để nắm số lượng giám thị vắng, thay thế, hoặc thiếu (do số phòng thi tăng so với Phương án thi), đồng thời sử dụng danh sách giám thị dự phòng để bổ sung số lượng giám thị vắng, đảm bảo buổi họp hội đồng có đầy đủ cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi học tập quy chế, nghiệp vụ coi thi. + Trước mỗi buổi thi, máy photocopy phải được niêm phong, khi mở niêm phong để sử dụng trong trường hợp thiếu đề thi (khi thiếu) thì có sự chứng kiến của thanh tra, sau khi phôto xong tiến hành niêm phong máy; niêm phong và mở niêm phong đều có biên bản. + Tại phòng Hội đồng coi thi có một máy vi tính và một máy in để phục in ấn biểu mẫu, văn bản, thống kê khi cần thiết. Trong giờ thi, máy không được kết nối internet, khi sử dụng có sự chứng kiến của thanh tra và khi dùng xong tiến hành niêm phong máy; có biên bản niêm phong và mở niêm phong. + Bố trí giám thị 1 và 2: - Thực hiện nguyên tắc: hai giám thị trong một phòng thi phải là giáo viên dạy khác trường; giám thị không coi thi lại phòng thi đã coi; hai giám thị không cùng coi thi quá một lần. + Bố trí ngoài phòng thi (GT 3). - Chủ tịch hội đồng bố trí giám thị ngoài phòng thi thế nào để thuận lợi liên lạc với giám thị trong phòng thi khi thiếu giấy thi, thiếu đề thi, thí sinh hỏi về đề thi; hướng dẫn thí Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 9 sinh khi thí sinh cần sử dụng nhà vệ sinh hoặc đến phòng y tế; thay thế các giám thị trong phòng thi khi lãnh đạo hội đồng yêu cầu; - Theo dõi, giám sát thí sinh và giám thị trong phòng thi và thực hiện các công việc được Chủ tịch Hội đồng phân công… 2. Hội đồng coi thi không kiểm tra hồ sơ dự thi của thí sinh. Chủ tịch ký vào bảng ghi tên dự thi để xác nhận số thi sinh đăng ký dự thi. 3. Việc sử dụng tài liệu, đồ dùng học tập và điện thoại trong kỳ thi. - Các vật dụng được mang, không được mang vào phòng thi theo quy định tại Điều 20. - Thí sinh mang theo tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện thu phát thông tin không được quy định tại khoản 1 của Điều này vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng, dù đã tắc nguồn đều bị đình chỉ thi. Lưu ý: + Không được mang vào phòng thi bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. + Chỉ được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành trong buổi thi môn Địa lý. + Các hội đồng coi thi phải chuẩn bị chu đáo chỗ để tài liệu, vật dụng cá nhân cho thí sinh ở ngoài mỗi phòng thi. 4. Các loại máy vô tuyến, điện thoại di động, máy phát-ghi âm , các phương tiện thông tin liên lạc khác: Trong mỗi buổi thi, Chủ tịch hội đồng coi thi thu các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Hội đồng (để chế độ tắt máy) và giữ tại phòng trực của Hội đồng coi thi. Trường sở tại đặt một điện thoại cố định tại phòng hội đồng (đã báo số ĐT về Sở) và chỉ dùng phục vụ công tác thi. 5. Việc xử lý đối với thí sinh đến muộn giờ thi quy định như sau: - Đến muộn trước khi tính giờ làm bài: lập biên bản và cho thi bình thường. - Đến muộn ở những thời điểm đã tính giờ làm bài: lập biên bản và không cho dự thi môn đó và các môn thi tiếp theo. 6. Giao nhận đề thi 6.1. Mỗi phòng thi phải được trang bị 01 chiếc kéo dành cho giám thị cắt túi đề thi, cuộn băng keo dành cho lãnh đạo hội đồng để niêm phong bì đựng đề thi dư. 6.2. Phát túi đề thi cho giám thị: Chủ tịch Hội đồng coi thi (CT HĐCT) mở phong bì đựng đề thi môn thi tự luận trước giờ bắt đầu làm bài chậm nhất là 20 phút (cắt mép dán đúng quy cách), đối với môn thi trắc nghiệm trước giờ bắt đầu làm bài chậm nhất là 45 phút; ngay trước đó yêu cầu 2 giám thị kiểm tra kỹ lưỡng sự nguyên vẹn của phong bì lớn còn niêm phong, đối chiếu kỹ với lịch thi và trình cho cả tập thể giám thị 1 nhìn rõ – không được kiểm tra qua loa chiếu lệ và lập biên bản. Chủ tịch Hội đồng mở bì lớn để lấy các túi đựng đề thi theo từng phòng thi còn nguyên niêm phong, phân công trong lãnh đạo hội đồng kiểm tra số lượng bì, môn thi ghi trên bì đề thi và có biên bản giao cho giám thị 1 (biên bản dưới dạng bảng). 6.3. Giám thị 2 về phòng thi trước cho thí sinh xếp hàng ngay ngắn trước phòng thi. Khi khu vực thi hoàn toàn trật tự, đảm bảo an toàn cho đề thi, Chủ tịch hội đồng mới Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 10 [...]... đồng về phòng thi Giám thị hướng dẫn thí sinh vào phòng thi, qua thẻ dự thi hoặc chứng minh nhân dân nhận diện người dự thi để phòng ngừa, phát hiện thi hộ, nhắc thí sinh về vật dụng được đem vào phòng thi Giám thi 2 ký vào giấy thi, giấy nháp tại ô quy định (phần phách ngang của giấy thi) trước khi phát cho thi sinh, giám thi 1 ký vào lúc thi sinh làm bài Giám thi không ghi... coi thi ký tên, đóng dấu Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 12 8 Về nghiệp vụ tiến hành buổi thi các môn thi trắc nghiệm: thực hiện theo Hướng dẫn về thi trắc nghiệm, phụ lục 3 của Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp năm 2010 ( từ trang 18 đến trang 19) của Bộ Giáo dục và Đào tạo Có một số nội dung cần lưu ý như sau: a Trong Phiếu thu bài thi các môn trắc nghiệm, cột “số tờ” được thay bằng cột “mã đề thi ... đạo hội đồng coi thi, rồi cùng niêm phong và ký tên Một bản phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi bài thi được bàn giao cho chủ tịch hội đồng coi thi, niêm phong gửi về hội đồng chấm thi, được quản lý độc lập với tổ chấm trắc nghiệm V Hướng dẫn chấm thi: Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 13 1 Công tác chấm thi có những điểm mới sau: 1.1 Nhiệm vụ của hội đồng chấm thi - Chấm bài thi trắc nghiệm... thi; bài thi của một thi sinh, các tờ giấy thi được lồng vào nhau - Giấy thi không có ô viết số thứ tự của bài thi do giám thi ghi - Bài thi của từng phòng thi được để trong bìa đựng bài thi và cho vào bì bài thi môn tự luận; cho vào bìa bọc bài thi trắc môn nghiệm (cho có bìa đựng bài thi) , giám thị 1 và 2 ghi đầy đủ những yêu cầu ghi trên bìa và bì dựng bài thi Bì bài thi được niêm phong... mỗi bài thi, hướng dẫn thí sinh ghi và ký vào tờ giao bài thi giữa thí sinh và giám thị, có ghi rõ số Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 11 tờ của mỗi bài thi, không thu ồ ạt làm thất lạc, nhầm lẫn bài thi của thí sinh Sau khi thu xong bài, cả hai giám thị kiểm tra lại đầy đủ mới cho thí sinh ra khỏi phòng thi Cả hai giám thị cùng kiểm tra lại các chi tiết ghi trên bì bọc bài thi, bìa bọc bài thi và... để coi thi, chấm thi) + Từ 8h00 ngày 31/5/2010: lãnh đạo HĐ coi thi bắt đầu việc Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 16 + Ngày 01/6/2010: - Buổi sáng: lúc 8 h00, họp toàn thể HĐ coi thi - Buổi chiều: Hội đồng coi thi hoàn tất công việc chuẩn bị - Sở GD&ĐT giao đề thi tại Hội đồng coi thi - 02/6 ; 03/6 và 04/6/2010: Tổ chức coi thi theo lịch quy định - Lúc 14 h ngày 03/6/2009, họp P.CT HĐ chấm thi (phụ... không thi u chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi Nếu phát hiện có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý - Ghi tên và số báo danh của mình vào vị trí tương ứng trong đề thi Đề thi có mã số riêng, thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi. .. với phong bì KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT Năm … BÌ DỰNG ĐỀ THI MÔN …… …………… …………… - Đúng giờ quy định, giám thị 1 mới phát đề cho thí sinh và hướng dẫn thí sinh ghi họ, tên và số báo danh vào đề thi, giấy nháp trước khi làm bài Cả hai giám thị kiểm tra và ký vào đề thi, giấy thi, giấy nháp của thí sinh Lưu ý thí sinh kiểm tra số trang, dấu hiệu báo “hết” của đề thi - Các giám thị trong phòng thi không đọc,... viên, học tập nội quy thí sinh, hướng dẫn thi trắc nghiệm trong học sinh - Chậm nhất ngày 24/5/2010, cụm trường: gửi dữ liệu về các trường (để tiến hành in thẻ dự thi) , in ấn và đồng thời gửi các mẫu sau về các hội đồng coi thi trong cụm: - M11 - Bảng ghi tên thi sinh dự thi, - M12 – Danh sách thi sinh trong phòng thi, - M33 – In Phiếu thu bài theo phòng thi - Ngày 25/5/2010: các cụm... cùng một hàng ngang không có cùng một mã đề thi c Khi nhận đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép + Khi tất cả thí sinh trong phòng thi đều đã nhận được đề thi, được sự cho phép của giám thị, thí sinh bắt đầu xem đề thi và giám thị phải nhắc nhở thi sinh: + Kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số trang, số lượng câu trắc nghiệm . phòng thi thế nào để thuận lợi liên lạc với giám thị trong phòng thi khi thi u giấy thi, thi u đề thi, thí sinh hỏi về đề thi; hướng dẫn thí Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 9 sinh khi thi . buộc thi đủ 6 môn. 3.2. Giáo dục thường xuyên: a. Năm 2009 không dự thi: bắt buộc thi đủ 6 môn. b. Năm 2009 có dự thi và đã thi đủ 6 môn thì chọn thi theo 2 cách: - Thi đủ 6 môn. - Chỉ thi lại. mỗi bài thi, hướng dẫn thí sinh ghi và ký vào tờ giao bài thi giữa thí sinh và giám thị, có ghi rõ số Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2010 11 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT Năm … BÌ DỰNG ĐỀ THI MÔN