Giáo trình Advanced Certificate in Information Technology-PassEd part 188 docx

6 100 0
Giáo trình Advanced Certificate in Information Technology-PassEd part 188 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguồn tin: Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần 20/08/2007 Error! Error! Nếu bạn nghĩ rằng thế hệ Web 2.0 vẫn thực sự chưa hoàn hảo và World Wide Web vẫn là một đám mây chứa đầy những thông tin vô định hình, thì đó chính là điều mà thế hệ Web 3.0 khắc phục được - xóa đi lớp mây ấy bằng những trật tự nhất định. Bước đột phá mới của kênh phương tiện Đây cũng chính là đề tài nóng bỏng nhất mà ngành khoa học máy tính hiện nay đang ngày đêm dõi theo, trong đó điển hình là Google và Yahoo hoặc những công ty mới lập nhưng chuyên sâu là Garlik, Metaweb Technologies, Powerset, ZoomInfo, Radar Networks… cùng nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Citigroup, Eli Lilly, Kodak và Oracle. Ước tính, nguồn lợi của các ngành sản xuất và dịch vụ hoạt động trên cơ sở Web 3.0 sẽ tăng lên mức 50 tỉ USD vào năm 2010, hơn hẳn mức 7 tỉ USD hiện nay. Web 3.0 còn được biết đến với cái tên Semantic Web (Web ý thức) và sẽ được trang bị những tính năng lập luận cao. Nói một cách khác, nguồn thông tin trong những thư mục thuộc thế hệ mới của web sẽ được chuyển hoá thành nguồn dữ liệu mà máy tính có thể đọc và tự ước lượng. Chỉ bằng cách này, web sẽ trở nên thông minh hơn trong việc tiếp nhận thực hiện những công việc mà chúng ta hôm nay vẫn thao tác bằng tay, chẳng hạn chọn ra nhà hàng gần nhất, đặt vé chuyến bay tốt nhất hay mua chiếc CD có giá thấp nhất. Thuật ngữ Semantic Web đã ra đời năm 2001 bởi Berners-Lee và hai đồng tác giả của cuốn sách Scientific American là James Hendler và Ora Lassila. Để Semantic Web có thể vận hành, nguồn thông tin trực tuyến cần phải đọc đư ợc bởi các thiết bị kỹ thuật số. Những dịch vụ trên mạng như Google có thể làm tốt công việc sàng lọc thông tin từ nhiều trang web, song người ta vẫn muốn có được nhiều hơn khi xem kết quả tìm kiếm. Phiên bản web mới của Berners-Lee tiến hành như một chuỗi các cơ sở dữ liệu nối tiếp nhau với nguồn thông tin tập trung theo một biểu mẫu đã được xây dựng từ trước. Bên trong kết cấu ấy được bổ sung các hệ thống ý thức để máy tính có thể hiểu được. Chẳng hạn, khi bạn dùng công cụ Google để tìm kiếm một người nào đó thì trong Web 3.0, nhân vật ấy sẽ được miêu tả đầy đủ với nguồn thông tin rất dồi dào, từ ngày sinh, chức danh trong công việc, địa chỉ nhà, sở thích đến thứ tự trong gia phả. Người sử dụng Semantic Web sẽ có được những kết nối rõ ràng nhất với nơi làm việc, người thân, lịch làm việc và những sở thích của nhau. Giả sử muốn sắp xếp một bữa tiệc sau một hội nghị, trước tiên bạn sẽ lướt qua cuốn sổ địa chỉ và gửi email xem ai có thể tham gia hội nghị, sau đó gửi tiếp thư mời dự tiệc. Kế đó, tất cả khách mời cùng chủ tiệc cùng nhau bàn luận về thời gian và địa điểm ăn tiệc qua email. Trong Semantic Web, phần mềm trợ lý của bạn sẽ biết trước những gì sẽ liên quan đến việc sắp xếp bữa tiệc nên thay vì bạn phải gửi hàng tá email, nó sẽ chắt lọc những đối tượng dự hội nghị rồi lên danh sách khách dự tiệc. Thậm chí nó còn có thể thông qua cuốn sổ địa chỉ của bạn để xem những ai đang sống ở đâu và lúc nào tổ chức tiệc là phù hợp nhất. Một khi danh sách khách mời đã được bạn chấp thuận, phần mềm trợ lý sẽ xem xét địa điểm tổ chức tiệc, cuối cùng sẽ gửi chỉ dẫn đến mọi người. Thậm chí với GPS, nó còn giúp bạn biết còn bao lâu nữa một vị khách đến trễ sẽ có mặt. Khả năng kết nối với nguồn tin cá nhân bằng những cách thức hữu hình và vô hình chính là những gì tạo nên uy lực của Web 3.0. Tương lai của Web TV Mang một phiên bản thật sự của Semantic Web vào thế giới internet là một vấn đề mang tính nhân quả. Để làm được điều ấy, trước tiên cần có đủ những dữ liệu đư ợc chuyển hoá thành dạng máy tính có thể đọc được, gọi là RDF (Resource Description Framework) với đủ lượng siêu dữ liệu được trang bị để giúp bản thân nó trở nên có ý nghĩa. Hiện tại, những tập đoàn dược phẩm lớn như Eli Lilly đang kiểm nghiệm bằng cách thêm phân tầng semantic vào nguồn dữ liệu điều chế thuốc nhằm giúp các nh à khoa học tìm được sự liên kết giữa các phân tử thuốc và các loại bệnh. Còn Amazon đang quyết tâm ứng dụng công nghệ Semantic trong việc giúp khách h àng tra tìm cơ sở dữ liệu, Kodak muốn việc đánh thẻ tag bằng Semantic sẽ giúp người chụp ảnh quản lý tốt các tập tin hình ảnh trực tuyến. Riêng CIA vừa nạp vào bộ nhớ của mình những kết quả nghe lén đường dây điện thoại tại hải ngoại theo dạng Semantic nhằm dễ dàng định dạng mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật và nơi chốn với hy vọng phát hiện được những nguy cơ khủng bố trước khi quá muộn. Cuộc truy tìm những trang quảng cáo trực tuyến hoàn hảo Một trong số những ứng dụng quảng cáo đầu tiên có định dạng Web 3.0 được đề xuất là sản phẩm do Radars Networks lập trình. Theo Spivack - người đồng sáng lập công ty này thì đây sẽ là một chương trình được hỗ trợ nhiều tính năng tiên ti ến nhất trong khả năng kết nối và tương tác, giúp khách hàng có thể chọn lựa những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch sử dụng của họ, sở thích của họ và với đối tượng họ dùng chung. Chẳng hạn khi bạn đặt câu hỏi: “Tôi nên chọn nơi nào tại Mỹ để trượt tuyết?” thì một trong những câu trả lời sẽ là ngọn núi Alta, bang Utah. Khi bạn click vào địa điểm đó, đi kèm với thông tin về nơi chốn sẽ là danh sách các khách sạn kèm nhiều hình ảnh, video clip, bản đồ giao thông công cộng và cả những nhận xét của những người từng đến Alta. Một khi phần mềm dạng này được ứng dụng, các công ty sẽ có cơ sở để bổ sung thêm nhiều thông tin số vào mẫu quảng cáo của mình, từ đó sẽ tạo nên những nguồn tin thương mại hoàn hảo và hoàn chỉnh hơn cho mọi đối tượng khách hàng. Cùng với sự xuất hiện của Web 3.0, tính siêu liên kết của mạng thông tin ngày càng chặt chẽ và sẽ làm tăng tính hấp dẫn của thế giới internet. Dẫu hiện giờ đang là những ngày tháng sơ khai một phiên bản web mới, nhưng đã được xuất hiện những ứng dụng đầy triển vọng của Radar Networks, Google Base và Flickr. Nguồn: Theo CMS 5 điều cần biết khi sử dụng máy in Error! Sau vài năm sử dụng, máy in luôn gây rắc rối cho người dùng vì một số trục trặc, như cắn giấy, nhòe chữ, lem mực và thậm chí không chịu in. Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm trong việc chăm sóc máy in để sử dụng hiệu quả và tăng tuổi thọ của nó. Sau khi sửa chữa và khắc phục được mọi sự cố, bạn cần phải chú ý hơn đến cách sử dụng máy của mình vì nó đã bắt đầu “lão hóa” và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Bài viết này mong chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm trong việc chăm sóc máy in của mình để sử dụng hiệu quả và tăng tuổi thọ của nó. Nếu bạn mới sắm máy in hoặc máy chưa gặp phải những rắc rối cũng có thể tham khảo và bắt đầu tiến hành một chế độ hoạt động mới cho máy để giúp nó hoạt động ổn định và kinh tế hơn. Dùng mực phù hợp: Bạn sẽ không bao giờ có đư ợc những trang in tốt nếu không có mực tốt. Với những loại mực đạt chuẩn như của các hãng Canon, Epson, bạn có thể sử dụng cho bất kỳ máy in nào mà không lo sợ sẽ làm hỏng đầu phun của máy mình. Thị trường hiện có nhiều loại mực giá rẻ hơn mực in của Epson hay Canon, nhưng vì sao không nên sử dụng các loại mực giá rẻ kém chất lượng? Vì v ới thiết kế để in các chi tiết cực nhỏ, đầu phun của máy in cũng rất nhỏ. Các loại mực có chất lư ợng tốt sẽ đi rất “trơn” qua đầu phun, còn các loại mực chất lượng kém sẽ bị lẫn nhiều tạp chất, không thể thoát ra hết khỏi đầu phun và các cặn bẩn lâu ngày sẽ tích tụ trong đầu phun. Dưới tác động của áp lực mực lên đầu phun sẽ làm “tét” đầu phun. Lúc đó bạn chỉ còn cách thay đầu phun khác. Tuy nhiên, cũng nên “liệu cơm gắp mắm”. Nếu máy in của bạn giá chỉ khoảng trên một triệu đồng hoặc in vài trăm trang/ngày thì nên dùng mực thường vì nếu dùng mực tốt, tiền mực còn hơn cả tiền máy. Nếu hư đầu phun thì bạn lại thay đầu phun khác, còn bạn có máy “xịn” hay một tháng mới in vài ba trang, nên dùng mực chính hãng cho an toàn. Sử dụng giấy in tốt: Không như mực, giấy in rất rẻ nên bắt buộc bạn phải dùng giấy tốt, kích cỡ đồng đều, không lem mực. Không nên dùng lại các giấy đã bị ướt, nhăn nheo và dùng l ại giấy đã in một mặt. Giấy có thể bị kẹt lại giữa các bánh răng làm gãy một số cơ c ấu truyền động hoặc bị cuộn phồng lên đè vào các cơ cấu khác đặc biệt là đầu phun khiến cong đầu phun, tăng áp lực mực, và làm “chết” các bộ phận nén áp ở trong máy. Luôn để máy ở chế độ không tải: Nên để máy ở chế độ không tải kể cả lúc bạn không dùng tới nó, để bảo vệ đầu phun, giúp máy không bị ẩm mốc, tăng tuổi thọ máy, giúp mực không bị khô và biến chất. Điện năng và nhiệt cho hoạt động không tải rất nhỏ, nên bạn không cần lo lắng hao phí. Tuy nhiên, nếu một tháng bạn mới dùng máy in một vài lần thì không cần làm điều này, nhưng nên mở máy trước khi in khoảng nửa tiếng tới một tiếng để máy ổn định trở lại rồi mới in. Giữ sạch đầu phun: Điểm chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng trang in phụ thuộc phần lớn vào đầu phun, nên bạn cần phải thường xuyên làm sạch nó. Ở đây, bạn không nên lầm tưởng là làm sạch đầu phun theo cách thủ công như lau chùi bình thường và nhớ đừng cho phép ai làm công việc đó vì đầu phun là một trong những chi tiết dễ bị tổn thương cơ học nhất. Mỗi máy in, khi thiết kế cũng được chế tạo kèm theo một bộ phận có chức năng làm sạch bụi bám trên đầu phun, nó thường được kích hoạt một cách ngẫu nhiên khi máy in hoạt động nhưng có thể vì lý do sử dụng lâu ngày hoặc bị lỗi của chương trình mà nó không hoạt động được. Để bảo vệ đầu phun mỗi khi in xong, bạn nên khởi động nó một cách thường xuyên. Bạn vào Start / Control Panel, mở Printers and Faxes, click chuột phải vào máy in của bạn, chọn Properties. Lần lượt kích hoạt các lệnh Nozzle Check, Head Cleaning và Print Head Alignment trong Tab Utilities. Máy của bạn sẽ luôn luôn được sạch sẽ. Bạn nên thực hiện thủ thuật này đối với các máy đã lâu ngày không sử dụng hoặc thực hiện trước khi in bất kỳ tài liệu nào để bảo vệ đầu phun của máy. Bảo đảm kích thước: Mỗi bức ảnh thường tự thiết lập cho nó một giá trị phóng đại để khi tăng kích thước thì bạn còn có thể hiểu được các chi tiết trong đó, còn nếu vượt qua kích thước đó thì sẽ chẳng có gì để xem cả. Do đó bạn không nên dùng máy in đ ể in các bức ảnh vượt quá ngưỡng phóng đại của nó, lúc đó các chi tiết trong bức ảnh sẽ không còn rõ ràng và nếu chương trình làm việc của máy in cứ cố định dạng nó. Kết quả là sẽ gây lỗi khi in và gián tiếp làm hư các cơ cấu trong máy. Tốt nhất là không nên in quá 200-300 pixel mỗi inch của bức ảnh. Lưu ý: Sau khi in xong, tốt nhất là bạn đừng nên chạm vào bản in vì mực cần thời gian để khô, thường thì nhà sản xuất sẽ khuyên bạn nên chờ 24 giờ trước khi sử dụng bản in đó. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì nửa tiếng là vừa đủ. Hãy để bản in được khô ráo, tránh nước, gió và đặc biệt là ánh sáng mặt trời nếu bạn không muốn chỉ sau một ngày mực lem ra hoặc bay hơi hết. Theo CMS . lỗi khi in và gián tiếp làm hư các cơ cấu trong máy. Tốt nhất là không nên in quá 200-300 pixel mỗi inch của bức ảnh. Lưu ý: Sau khi in xong, tốt nhất là bạn đừng nên chạm vào bản in vì. bạn không nên dùng máy in đ ể in các bức ảnh vượt quá ngưỡng phóng đại của nó, lúc đó các chi tiết trong bức ảnh sẽ không còn rõ ràng và nếu chương trình làm việc của máy in cứ cố định dạng nó khác, còn bạn có máy “xịn” hay một tháng mới in vài ba trang, nên dùng mực chính hãng cho an toàn. Sử dụng giấy in tốt: Không như mực, giấy in rất rẻ nên bắt buộc bạn phải dùng giấy tốt,

Ngày đăng: 07/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan