3. Biến của chương trình: Biến là phần rất quan trọng khi bạn soạn thảo bằng chương trình Autoplay.Biến thường được gọi là “nickname” trong các dòng mã lệnh.Với nó bạn có thể khai báo chi tiết hơn các thông số theo ý mình để có thể điều chỉnh và sử dụng lại sau đó. Ví dụ:Bạn có thể đặt một biến có tên là “Sodem” và cho biến này có giá trị là 10 thì bạn cần khai báo như sau: Sodem = ; Chú ý:Tôi đã nhắc với các bạn rằng Biến là nơi dùng để “gán” hay dùng để “lưu trữ” các giá trị bạn dùng đến vào trong đó.Và khi bạn dùng đến Biến tức là bạn dùng các giá trị ở trong Biến đó.Bạn cứ nghĩ Biến như một chiếc hộp mà bạn dùng để cất đồ,khi bạn muốn dùng đến đồ mà bạn cất thì bạn sẽ tìm thấy dễ dàng trong chiếc hộp.Công dụng của Biến cũng như thế. Sau đây là một số ví dụ về Biến của chương trình: Sodem = ; Sodem = Sodem + 20; Dialog.Message("Gia tri", Sodem); Phần khai báo trên có ý nghĩa như sau:Bạn khai báo một Biến Sodem có giá trị là 10, sau đó bạn khai báo lại biến đó bằng cách cộng thêm trên nền Biến cũ 20 đơn vị.Cuối cùng bạn cho ra bảng thông báo “Giá trị” của Biến đó (đương nhiên là 30 rồi) Còn đây là một ví dụ khác: a = ; b = a; Dialog.Message("Ket qua", b); Trong ví dụ trên bạn khai báo hai biến a và b.Với a có giá trị là 10 và b có giá trị là bằng a.Cuối cùng đưa ra bảng thông báo “Kết quả” là b (đương nhiên máy sẽ hiện thị dưới dạng giá trị rồi) . Phạm vi của Biến. Trong các bài học trước chúng ta được biết rằng Biến có những phạm vi ảnh hưởng nhất định khi chúng ta khai báo chúng.Các giá trị của Biến được chương trình giữ lại ở sự kiện đầu và ảnh hưởng đến các tham số trong sự kiện sau đó.Điều này chứng tỏ một điều bạn cần khai báo Biến vào đúng sự kiện để có thể thiết lập những ảnh hưởng nhất định. Ví dụ:Nếu bạn nhập một biến : so = ; … vào trong sự kiện On Startup,và sau đó nhấn : Dialog.Message("Gia tri la:", so); …vào trong sự kiện On Show.Lúc đó dòng mã thứ 2 sẽ chịu tác động của Biến trong dòng mã thứ nhất.Nói các khác chương trình đã nhận được Biến của dùng mã thứ nhất sau đó áp dung lên trên dòng mã thứ hai,lúc đó bạn sẽ nhận được giá trị là 10. Vì vậy chúng ta rút ra kinh nghiệm là nếu muốn để các giá trị của Biến được gán vào trong các tham số mà bạn muốn khai báo,thì bạn cần khai báo Biến đó trong sự kiện trước khi bạn tác động vào nó.Trong ví dụng trên ta thấy sự kiện On Startup diễn ra trước sự kiện On Show.Vì vậy giá trị của Biến “so” đương nhiên được chương trình nhận ra một cách dễ dàng. Khai báo Biến cục bộ. Theo trình tự thì khi bạn khai báo Biến thì giá trị của Biến trở thành một giá trị mặt định và không đổi.Tuy nhiên trong lúc lập trình chúng ta thường đối mặt với vấn đề dùng một Biến với nhiều giá trị và mỗi giá trị đó thay đổi tùy vào từng sự kiện chúng thiết lập cho nó.Bạn có thể khai báo Biến nhưng muốn thay đổi nó bạn cần có những trình tự riêng để tránh trường hợp khai báo Biến koong như yêu cầu. Các ví dụ sau đây sẽ làm rõ hơn điều tôi muốn nói: Bây giờ chúng ta sẽ giải thích từng đoạn mã một.Đoạn thứ nhất bạn khai báo một Biến là x và có giá trị là 10,điều này chứng tỏ rằng biến x trở thành một giá trị mặt định không đổi khi bạn khai báo Biến.Đến đoạn mã thứ 2 bạn sẽ thấy ta thiết lập một Biến x với chữ Local phía trước,và nhận giá trị là 500.Nhưng sau đó bạn thiết lập thêm một Biến nữa có giá trị là một giá trị khác không như giá trị ban đầu.Lúc này thì giá trị được nhận ở dạng mạt định chính là giá trị được khai báo sau,còn giá trị ban đầu người ta coi đó là một giá trị tạm Đơn giản là như thể này,nếu bạn đi mua một cái máy vi tính ,nhưng tại thời điểm bạn mua có rất nhiều người cũng đi mua vì vậy nhà sản xuất tăng giá để thu được lợi nhuận cao.Nhưng khi mật độ mua giảm thì giá nó trở lại với giá ban đầu.Giá trị tăng đó người ta cũng gọi là giá trị tạm. Quay trở lại với đoạn mã mà chũng ta đang khảo sát.Dòng lệnh Dialog.Message tai dòng thứ 2 sẽ nhận giá trị Biến là 500,và giá trị này chỉ mang tính chất tạm thời.Sau đó đến dòng lệnh kết tiếp,bạn sẽ nhận được giá trị là 250 cho Biến của x.Và ngay từ đây giá trị của Biến x sẽ được chương trình nhận với dạng giá trị mặt định và thay thế cho Biến có giá trị là 500. Còn đến dòng mã thứ 3 là dòng mã dùng để nhận giá trị của Biến đã khai báo trước.Tại đây có thể nó nhận giá trị của Biến tại đoạn mã 1(Nếu bạn có khai Biến). Đặt tên cho Biến. Tên Biến là những từ hay cụn từ dùng để gợi nhớ cho bạn trong khi bạ lậ trình.Tuy nhiên bạn cần khai báo tên Biến đúng quy cách nếu không muốn bị truingf lặp hay phạm những lỗi về kí tự mặt định mà chương trình đã quy định. Đây là một số tên Biến hợp lệ: a chTen _Ten_Bien data1 data_1_23 trang sLan sTong Còn đây là những tên Biến không hợp lệ: 1 1so %GiaTri% $chTen for local _Chulot+Ten_ Ten Rieng Những từ đặt biệt cần tránh khi đặt tên. Đây là những từ đặt biệt tránh dùng để đặt tên cho Biến hay Hàm: Các loại giá trị. Chương trình Autoplay là một trong những ngôn ngữ đa nhiệm.Nó có khả năng định dạng được giá trị của tham số thuộc kiểu dữ liệu nào.Và tự động thiết lập không cần phải kê khai. Khác với một số chương trình khác,bạn cần phải liệt kê giá trị của Biến thuộc kiểu dữ liệu nào trước khi kê khai tham số.Ví dụ như nếu bạn lập trình trên ngôn ngữ C++ nếu bạn muốn khai báo Biến bạn cần xác định Biến đó thuộc kiểu dữ nào trước khi bạn nhập số vào dạng như: int j; j = ; Như ví dụ trên ngôn ngữ C++ cần khai báo kiểu dữ liệu cho Biến j thuộc dạng dự liệu integer(int) trước khi gán số 10 vào. Nhưng ngược lại chương trình Autopla không cần bạn phai khai báo kiểu dự liệu cho Biến của mình, mà bạn chỉ cần nhập giá trị vào và chương trình tự nhận định kiểu dữ liệu cho Biến đó.Ví vậy cũng ví dụ trên bạn chỉ cần có khai báo : j = ; Khi bạn khai báo như trên,Biến j được chương trình nhận dạng là có giá trị là 10 và tự động hiểu ngầm Biến có kiểu dữ liệu là dạng số(Number). Mà bạn không cần thiết phai khai báo bất cứ cái gì cho Biến của mình cả.Ngoài ra còn: j = “Xin chao”; Tại ví dụ trên bạn thay thế giá trị của Biến từ 10 thành “Xin chao”.Chương trình sẽ tự động nhận dạng các giá trị số bạn mới khai báo vào.Và nó hiểu ngầm sự thay đổi từ dạng số(Number) sang dạng chuỗi(string). Ngoài những loại dữ liệu trên chương trình Autoplay còn có các kiểu dữ liệu khác:dạng số(Number),dạng chuỗi (string),dạng rỗng(nil),dạng logic(Boolean),dạng Hàm(function),và dạng bảng(Table).Và dù những kiểu dữ liệu được kê khai như thế nhưng bạn không cần phải nhập những kiểu dữ liệu đó vào khi bạn lập trình đâu. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu từu kiểu dữ liệu một nhé: Dạng số (Number) Dạng số thì đương nhiên các kiểu dữ liệu đó được khai báo dưới dạng số rồi.Các số bạn nhập có thể là các số thực,số thập phân,số nguyên…miễn sao các gía trị bạn khai báo được bạn gọi là “số” là OK rồi .Ở đây là một số ví dụ về các dạng số: Dạng chuỗi (String) Dạng chuỗi đơn giản chỉ là những giá trị thuộc dạng kí tự.Ví dụ như “Cloud2342” là một chuỗi có 9 kí tự,bắt đầu bằng chữ “C” và kết thúc với số 2.Dạng chuỗi có thể được khai báo rất ngắn giống như một đoạn văn,một tiêu đề, hoặc cũng có thể rất dài như một đoạn văn,hay một cuốn sách. Trong dạng chuỗi có thể cho tồn tại phím trắng hay các dấu hiệu đặt biệt khác.Với dạng chuỗi bạn có thể khai các kí tự mà được đăng kí trong bảng mã ASCII 8bit (Nhưng không hổ trợ Unicode),trong đó tích hợp luôn cả kiểu “\0”,chương trình sẽ tự động nhận các kiễu chuỗi khi bạn khai báo và ghi vào bộ nhớ. Kiểu chuỗi là một trong những kiểu dữ kiệu phổ biến nhất khi bạn khai báo chương trình vì vậy bạn cần chú ý cách trình bày,và nhớ đừng sai qua nhiều lỗi chính tả (Giống tôi nhé !:). Đây là một số ví dụ về dạng chuỗi: Name = "Truong Dang Nhan"; Dialog.Message("Tieu de", "Chao,Co khoe khong?"); LastName = 'Dang Nhan'; Nhiều người thường dùng dấu “” (dấu ngoặc kép) để diễn ta kiểu dữ liệu trên thuộc dạng chuỗi.Nhưng nếu để trích dẫn những câu nói hay bạn cần dùng đến dấu ngoặc kép thì bạn có thể dùng đến dấu ngoặc đơn để diễn tả kiểu dữ liệu thuộc kiểu chuỗi giống như: Cobo = "Co ay noi the nao?"; Docthan = 'Co ay noi "Co ay yeu toi" và bao toi "Con anh?"'; Còn nếu bạn không dùng dấy ngoặc đơn để khai báo mà bạn muốn dùng dấu ngoặc kép, thì khi khai báo bạn vào trong đoạn mã của mình một dấu ngăn cách “\” ,để tránh lỗi khi bạn soạn thảo.Giống như thế này: Xui = "Co ay noi \"Co ay yeu toi,\" va co ay lai noi \"Chia tay!\""; Quy tắc để thêm dấu ngăn cách chính là thêm vào trước những dấu ngoặc kép của bạn là được.Khi bạn làm như vậy câu lệnh bạn khai báo sẽ không bị lỗi. Nếu bạn là người thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình,thì dấu ngăn cách trên là một trong lệnh để đánh dấu chương trình khi soạn thảo lệnh. Bạn có thể dùng những lệnh đánh dấu sau khi soạn thảo để tăng giá trị cho các dòng lệnh của mình.Đây là một số lệnh đánh dấu cơ bản: Sau đây là một số ví dụ để bạn hiểu rỏ thêm vè những lệnh đánh dấu khi lập trình này.Ví dụ như bạn muốn tạo ra ba dòng trong một chuỗi bạn có thể làm như sau: Dong = "Dong mot.\nDong hai.\nDong ba"; Dialog.Message("Day la cac dong", Dong); Khi bạn khai báo trong Biến Dong bạn đa cho thêm vào đó những lệnh đánh dấu dòng . Và với những lệnh này bạn sẽ thấy chương trình tự động chuyển chúng thành những dòng mới trên cùng một chuỗi giống như sau: Nếu bạn muốn tạo một đường dẫn cho một file nào đó giống như C:\My Folder\My Data.txt chẳn hạn bạn không thể khai báo như trên mà bạn cần khai báo đúng như cách chương trình bày cho bạn đó là phải ghi: MyPath = "C:\\My Folder\\My Data.txt"; Tuy nhiên nếu bạn khai báo “\\” trong khi nhập chuỗi thì chúng chỉ hiện thị là “\” thôi. Nếu bạn biết về bạn mã ASCII ,thì chăc bạn cũng biết bạn mã này để hiện thị một số hay một chữ được dùng bằng cách nhấn một phím “\” và thêm số hay kí tự . trước khi bạn nhập số vào dạng như: int j; j = ; Như ví dụ trên ngôn ngữ C++ cần khai báo kiểu dữ liệu cho Biến j thuộc dạng dự liệu integer(int) trước khi gán số 10 vào. Nhưng ngược lại. ra kinh nghiệm là nếu muốn để các giá trị của Biến được gán vào trong các tham số mà bạn muốn khai báo,thì bạn cần khai báo Biến đó trong sự kiện trước khi bạn tác động vào nó.Trong ví dụng. chi tiết hơn các thông số theo ý mình để có thể điều chỉnh và sử dụng lại sau đó. Ví dụ:Bạn có thể đặt một biến có tên là “Sodem” và cho biến này có giá trị là 10 thì bạn cần khai báo như