tung với đơn vị là 1. Tiếp theo bạn chọn vào nút lệnh PLAY .Nhấn Ctrl+D để nhân đôi chúng .Thay đổi chữ trong phần Text thành PAUSE.Sau đó chọn nút lệnh orange_bill.btn,nhấn nút Shift kéo đối tượng này thả vào trong đối tượng nút lệnh PAUSE. Có lần tôi đã đề cấp đến việc nhấn Shift để kéo thả thuộc tính hay đối tượng vào trong đối tượng khác để sao chép những thuộc tính tiêu biểu của đối tượng mà bạn đang làm việc.Và giờ đây bạn tiếp tục làm quen thêm với việc kéo thả nút lệnh trong thư viện vào trong đối tượng nút lệnh trên trang làm việc, nhưng chỉ sao chép thuộc tính màu của đối tượng này mà thôi. Tiếp theo bạn chọn vào nút lệnh PAUSE .Nhấn Ctrl+D để nhân đôi chúng .Thay đổi chữ trong phần Text thành STOP.Sau đó thay đổi thuộc tính màu cho đối tượng này bằng màu của đối tượng red_pill.btn. Một lần nữa chúng ta dùng cách trên để thay đổi đối tượng màu cho đối tượng .Và bạn có thể thiết lập như trên để chúng ta tạo ra một nút lệnh có tên STOP. Bây giờ chúng ta coi lại nào!Vậy là chúng ta đã tạo đủ đối tượng nút để có thể đủ cho một phần điều kiển chương trình xem phim được rồi đấy. Di chuyển nút STOP sang bên phải.Sau đó chọn cả ba đối tượng,sao cho nút PLAY làm đối tượng trội.Sau đó chọn Align>Top rồi chọn Align>Distribute Horizontal Như vậy bạn sẽ sắp xếp được các đối tượng thành một hàng ngay ngắn để chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh. Nhóm ba đối tượng nút lệnh lại với nhau(Group).Lúc này thì chúng ta có thể tạo được một hệ thống nút dùng để điều khiển các đoạn video. Chọn ba đối tượng nút,sau đó nhấn Ctrl+G để nhóm chúng lại.Tiếp theo bạn di chuyển nhóm đối tượng này đến nơi phù hợp trên trang làm việc. Lúc đó bạn sẽ thấy những nút như PLAY,STOP hay PAUSE sẽ có dạng giống như sau: Chú ý:Khi bạn thiết kế bạn nên tạo cho các đối tượng của bạn những thuộc tính riêng, giống như màu sắc chẳn hạn .Vì khi bạn viết chữ, nến độc giả không đọc ra hay đọc chậm thì sẽ ảnh hường rất lớn đến đề án của bạn.Vì vậy dù hơi màu mè chút đấy !Nhưng không sao đâu. Khi bạn đã di chuyển nhóm đối tượng của bạn nên nơi phù hợp thì bạn có thể gỡ bỏ nhóm (Ungroup) đối tượng sau đó cố định (Pin) chúng lại . Bạn biết đấy khi bạn nhóm đối tượng lại với nhau là chủ yếu giúp bạn có thể di chuyển dễ dàng những đối tượng đã được bạn sắp đặt trước.Vì vậy khi bạn đã di chuyển xong bạn có thể gỡ nhóm (UnGroup) bằng cách nhấn Ctrl+Shift+G và sau đó cố định chúng bằng cách nhấn Ctrl+P. 5. Thêm một số lệnh cho các nút điều khiển Video: Chúng ta thiết lập những vị trí thích hợp của các đối tượng trên trang làm việc của mình rồi.Điều quan trong tiếp theo mà chúng ta phải làm là thêm các dòng lệnh để có thể kích hoạt các nút này. Kích vào bề mặt trang và chọn các đối tượng nút lệnh đó. Khi kích vào bề mặt trang bạn sẽ chọn được những đối tượng nút lệnh,và chúng ta cần thêm các dòng lệnh để nó hoàn toàn thành một nút lệnh. Kích đúp vào nút PLAY,sau đó vào phần nhập mã Bạn kích đúp vào đối tượng và sau đó bạn vào phần thẻ Script của đối tượng.Nhập các đoạn mã cho đối tượng đó. Trong phần hiệu chỉnh mã,kích vào thẻ On Click.Thay thế lệnh Page.Jump bằng lệnh Video.Play .Sau đó thiết lập đối tượng để chạy phim là “Video1” Chú ý rằng đối tượng nút lệnh đã có sẵn lệnh Page.Jump trong phần sự kiện On Click (Lệnh này là lệnh còn sót lại của nút lệnh “Back”).Vì vậy chúng ta cần thay thể lệnh Page.Jump bằng lệnh Video.Play. Việc thay thế các dòng lệnh trong một sự kiện không có gì khó.Bạn chỉ việc xóa các dòng lệnh cũ đi và thay vào đó các dòng lệnh mới.Bạn làm điều này bằng cách bôi đen dòng lệnh cũ,sau đó nhấn phím Delete. Sau khi bạn đã xóa đi các dòng lệnh cũ bạn có thể dễ dàng nhập các dòng lệnh mới cho đối tượng của mình.Bạn tiếp tục vào phần thuật sĩ tùy chọn và sau đó có thể dễ dàng nhập các lệnh của phần Video vào. Lệnh Video.Play khi được chọn trong phần thuật sĩ tùy chọn.Bạn tiếp tục chuyển đến bước thứ hai để có thể nhập các thông số phụ cho dòng lệnh.Trong trường hợp này thông số phụ chính là đối tượng video mà bạn cần nhập vào (Video1). Sau khi bạn đã hiệu chỉnh đầy đủ thông tin cho phần nhập mã .Bạn có thể nhấn Finish để có thể đóng phần tùy chọn để quay trở về phần soạn thảo.Khi quay lại phần soạn thảo bạn sẽ thấy một dòng lệnh mới xuất hiện thay thế cho dòng lệnh cũ mà chúng ta đã thấy. Chú ý:Bạn có thể nhập lệnh bằng cách gõ bằng tay trên phần soạn thảo nếu bạn biết rõ cấu trúc lệnh.Như vậy bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Nhấn đúp vào nút lệnh PAUSE ,và sau đó chuyển đến phần nhập mã Bạn nên nhớ một điều cơ bản khi sử dụng chương trình Autoplay là:Luôn kích đúp vào đối tượng nếu bạn muốn điều chỉnh các thống số cho đối tượng đó.Và bây giờ cũng vậy, chúng ta muốn điều chỉnh các thông số cho đối tượng ,ta kích đúp vào nó.Và tiếp theo chúng ta chuyển đến phần nhập mã để có thể chỉnh sửa các thông số đó. Trong phần hiệu chỉnh mã,kích vào thẻ On Click.Thay thế lệnh Page.Jump bằng lệnh Video.Pause .Sau đó thiết lập đối tượng để chạy phim là “Video1”. Làm như bạn đã làm với đối tượng nút Play để có thể thiết lập các thống số cho đối tượng đó.Lúc này bạn đã tạo ra thêm một nút lệnh PAUSE. Tiếp theo kích đúp vào đối tương nút lệnh STOP.Sau đó vào phần chỉnh mã cho chương trình .Vào phần sự kiện On Click ,xóa các dòng lệnh cũ và sau đó bạn có thể nhập các lệnh mới bằng cách gõ vào: Video.Stop(“Video1”); … cách này cho ta thấy được sự khác biệt của nhập lệnh bằng tùy chọn và nhập lệnh bằng cách thủ công. Nhập lệnh thủ công là cách nhập bằng cách gõ trực tiếp vào phần nhập mã.Nếu bạn nghĩ mình là một “lập trình viên” thì nên làm quen với cách này giúp bạn có thể nắm rõ được cấu trúc lệnh đồng thời có thể nhanh chóng thiết lập cấu trúc lệnh cho đối tượng. Chương trình Autoplay được thiết kế như một chương trình lập trình thu nhỏ nên bạn cũng có thể thấy được những chức năng như chương trình trình lập trình khác.Ví như bạn có thể thấy được chức năng gợi nhớ giống như trong các chương trình lập trình hướng đối tượng.Nó có thể gợi cho bạn những từ bạn định gõ vào khi bạn vừa mới gõ một vài kí tự. Nếu bạn chưa làm quen với các chương trình lập trình thì bạn có thể thấy được các từ được gợi nhớ xuất hiện với dòng chữ màu đen ở bên dưới.Bạn nên chú ý điều này,nếu bạn nhập lệnh thì các dòng lệnh được gợi nhớ bằng dòng chữ màu đen.Nhưng nếu bạn nhập hàm cho lệnh thì bạn sẽ thấy được một dòng xổ xuống để bạn nhanh chóng lựa chọn. Chú ý :Bảng danh sách hàm chỉ sổ xuống sau khi bạn nhấn dấu chấm “.”.Vì vậy khi bạn nhập bất cứ lệnh nào thì dấu chấm trong dòng lệnh rất quan trọng.Tôi sẽ nói rõ hơn trong phần nhập mã .Nhưng bạn nên nhớ nến không có dấu chấm thì bạn đã nhập sai dòng lệnh của mình. Khi bạn không biết cấu trúc dòng lệnh hì bạn có thể tham khảo ở phần Quick Help bên dưới chỗ bạn nhập mã.Đây chỉ là phần trợ giúp cơ bản về các dòng lệnh đơn,nhưng rất cần thiết vì chúng cho biết được các tham số của cấu trúc lệnh. Khi nhập lệnh,nếu bạn chuyển đến phần nhập các tham số thì bạn sẽ thấy chữ màu tím xuất hiện trên phần soạn thảo.Điều này dùng để cho bạn biết đâu là phần lệnh,và đâu là phần hàm,và đâu là phần tham số của đối tượng. Trong chương trình Autoplay các thông số là những chuỗi đối tượng biến đổi tùy thuộc và chức danh của đối tượng đó trong đề án của bạn.Ví như trong lệnh này: Video.Stop(string Object Name) Phần string Object Name là phần nhập tên của đối tượng của bạn đặt cho nó trong đề án của mình. Lưu lại đề án của mình,sau đó bạn nhấn vào Review để có thể bắt đầu chạy thử chương trình. Bài học 8 : Âm thanh . Âm thanh là một trong những phần quan trong nhất khi bạn muốn tạo ra một chương trình Multimedia.Hiệu ứng âm thanh làm cho các đối tượng trong đề án của bạn trở nên sống động.Và ngoài ra bạn còn làm cho người sử dụng có thể dễ dàng trong việc lựa chọn đối tượng.Nhất là nhạc nền trong chương trình Autoplay trở thành một phần tất yếu nếu bạn muốn chương trình của bạn trở hấp dẫn. Ngoài ra các ứng dụng âm thành còn rất hiệu quả trong từng trường hợp bạn ứng dụng chúng trong đề án của mình.Nó sẽ tác động một cách trực tiếp để đề án của bạn để người dùng hiểu rỏ được những thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Trong bài học 8 này bạn sẽ học được những gì : Thay đổi các đối tượng âm thanh mặc định mà chương trình áp dụng cho đề án của bạn. Thiết lập một số đối tượng đặt trương cho hiệu ứng âm thanh . Thiết lập đoạn nhạc nền. Cách dừng nhạc nền khi chuyển trang Nhập và chơi các định dạng âm thanh. 1.Thay đổi âm thanh mặc định mà chương trình áp dụng cho đề án của bạn: Tất cả các đối tượng trong đề án của bạn từ các định dạng file Flash,Video đến các thanh cuộn con trỏ trong đề án đều có những âm thanh mặc định khi chúng tác động và vật thể (Thường là nhấp chuột) vào đối tượng mà bạn yêu cầu. Các âm thanh mặc định mà chương trình dành cho đề án của bạn thường là những âm thanh đơn sắc giống như những âm thanh mặc định của Win nên có phần hơi đơn điệu. Chọn Project>Audio.Khi phần hiệu chỉnh âm thanh xuất hiện,bạn vào từng phần thẻ âm thanh để có thể điều chỉ các âm thanh của chương trình Tại đây bạn sẽ thấy được phần âm thanh mặc đinh của chương trình áp dụng cho đề án của bạn.Chúng dùng để kích hoạt âm thanh mỗi khi bạn rê chuột (Hightlight) hay kích vào đối tượng (Click).Tại đây ban có thể thay đổi những âm thanh mặc định này để có thể thiết lập những thông số âm thanh mới cho đề án. Khi bạn nhấp ào nút Browse của phần Hightlight bạn sẽ mở ra một phần tùy chọn file của thẻ thư viện (Gallery Tab) và phần bạn chọn lựa các file âm thanh chính là thư mục Sound Effect của thẻ lệnh này. Tại đây bạn cần chú ý một điều quan trọng là các tệp tin âm thanh trong chương trình Autoplay đều là những tập tin có phần đuôi mở rộng là *.ogg (Ogg Vorbis Format).Đây là một tật tin âm thanh mã nguồn mở tương tự như định dạng MP3.Nhưng chúng có chất lượng âm thanh tuyệt hơn và có thể lưu trữ với những kích cỡ nhỏ hơn. Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng định dạng Mp3 cho đề án của mình bạn cần phải đăng kí với Fraunhofer IIS-A.Vì bạn đã ứng dụng định dạng Mp3 của mình và công việc biên tập nên chương trình.Vì vậy để tránh phiền hà và những yêu cầu hơi “vô lý” của chương trình chúng ta đành sử dụng định dang *.ogg (có nghĩa là bạn cần thêm một chương trình convert). Khi bạn nhấp vào chọn một file bất kì thì bạn sẽ nghe được phần âm thanh ở phần Review.Lúc đó bạn có thể chọn được file âm thanh ưng ý để cho vào đề án của mình.Khi bạn đã nghe xong bạn có thể nhấn OK để chọn file đó. . đúp vào nút PLAY,sau đó vào phần nhập mã Bạn kích đúp vào đối tượng và sau đó bạn vào phần thẻ Script của đối tượng.Nhập các đoạn mã cho đối tượng đó. Trong phần hiệu chỉnh mã,kích vào. thời gian hơn. Nhấn đúp vào nút lệnh PAUSE ,và sau đó chuyển đến phần nhập mã Bạn nên nhớ một điều cơ bản khi sử dụng chương trình Autoplay là:Luôn kích đúp vào đối tượng nếu bạn muốn điều. kích đúp vào đối tương nút lệnh STOP.Sau đó vào phần chỉnh mã cho chương trình .Vào phần sự kiện On Click ,xóa các dòng lệnh cũ và sau đó bạn có thể nhập các lệnh mới bằng cách gõ vào: Video.Stop(“Video1”);