Trường THPT ĐOÀN KẾT Khối 10 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II MÔN HOÁ KHỐI 10 - NĂM HỌC 2009-2010 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 Cho các chất : S(1) ,O 2 (2) ,H 2 S (3) , SO 2 (4) , H 2 SO 4 (5) .Chất có tính oxi hóa và tính khử là : A. (1) , (2) B. (2) , (3) C. (1) , (4) D. (4) , (5) Câu 2 Cho các chất O 2 , S , Fe , H 2 SO 4 .Để điều chế được khí H 2 S cần dùng những chất gì sau đây ? A. O 2 , Fe, H 2 SO 4 B. S, Fe, H 2 SO 4 C. O 2 , S, H 2 SO 4 D. Fe, H 2 SO 4 Câu 3 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố oxi và lưu huỳnh là cấu hình nào sau đây ? A. ns 2 np 3 B. ns 2 np 4 C. ns 2 np 5 D. ns 2 np 6 Câu 4 Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau : SO 2 + Br 2 + 2H 2 O 2HBr + H 2 SO 4 (1) SO 2 + 2H 2 S 3S + 2H 2 O (2 ) Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong phản ứng trên ? A. Phản ứng (1) : SO 2 là chất khử, Br 2 là chất oxi hóa. B. Phản ứng (2) : SO 2 là chất oxi hóa, H 2 S là chất khử. C. Phản ứng (2) : SO 2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. D. Phản ứng (1) : Br 2 là chất oxi hóa, phản ứng (2) : H 2 S là chất khử. Câu 5 . Phản ứng hoá học nào sau đây khơng xảy ra ở nhiệt độ thường: A. 4Al +3O 2 →2Al 2 O 3 . B.4Ag + O 2 → 2Ag 2 O.C.4Na + O 2 → 2Na 2 O. D. 2Ag + O 3 → Ag 2 O + O 2 . Câu 6 Để pha loãng dung dịch H 2 SO 4 đặc người ta phải làm như sau : A. đổ nhanh axit vào nước. B. đổ nhanh nước vào axit . C. đổ từ từ axit vào nước. D. đổ từ từ nước vào axit. Câu 7 Chất nào sau đây bị thụ động trong H 2 SO 4 đặc, nguội ? A. Fe B. Al C. Cu D. Cả A và B Câu 8 Ôxi và ôzôn là dạng thù hình của nhau vì: A. Chúng được tạo ra cùng một nguyên tố ôxi. B . Đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau. C . Đều có tính ôxi hoá. D . Cả hai lý do A và B. Câu 9 Khi sục SO 2 vào dung dịch H 2 S thì A . Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B . Không có hiện tượng gì. C . Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D . Tạo thành chất rắn màu đỏ. Câu 10 Hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lý các thao tác khi làm thí nghiệm lưu huỳnh cháy trong ôxi. (1). Đốt cháy lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn. (2). Cho 1 lượng lưu huỳnh bằng hạt ngô vào muỗng lấy hoá chất. (3). Mở nắp lọ đựng ôxi. (4). Đưa nhanh muỗng có lưu huỳnh đang cháy vào lọ. (5). Khi cháy xong đậy nắp lọ lại. (6). Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của chất tham gia phản ứng. A. 1,2,3,4,5,6. B. 2, 1, 3,4,5, 6. C. 2,1,3,4, 6, 5. D. 3,1, 2, 4, 5, 6 Câu 11 Cho dd AgNO 3 vào dd các muối sau đây sẽ không có phản ứng: A. NaBr B NaF C. NaCl D. NaI Câu 12 : Từ Flo đến Iot tính oxi hoá sẽ: A. Tăng dần B. Giảm dần C. Vừa tăng vừa giảm D. Không đổi Câu 13: DD naò sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh: A. HF B. H 2 SO 4 C. HNO 3 D.NaOH Câu 14: Cho các phương trình phản ứng sau: 1. Cl 2 + X CaOCl 2 + H 2 O 2. Cl 2 + Y o t KClO 3 + Z + H 2 O Công thức của X, Y, Z là: A. Ca(OH) 2 ,KOH,H 2 O B. Ca(OH) 2 , KOH,KBr C. Ca(OH) 2 , NaOH, NaCl D. Ca(OH) 2 , KOH, KCl Câu 15: Cho phản ứng : MnO 2 + 4 HCl MnCl 2 + Cl 2 + 2 H 2 O. Vai trò của từng chất tham gia phản ứng la: A. HCl là chất oxi hoa, MnO 2 là chất khử B. MnO 2 là chất bị oxi hóa, HCl là chất bị khử C. HCl là chất bị oxi hoá, MnO 2 là chất bị khử D. HCl là chất khử , MnO 2 là chất bị oxi hoa 1 Trường THPT ĐOÀN KẾT Khối 10 Câu 16: Trong các phản ứng sau đây . Phản ứng nào không xảy ra: 1/. HCl + NaOH NaCl + H 2 O 2/. 2HCl + Cu CuCl 2 + H 2 3/ .HCl + NaNO 3 NaCl + HNO 3 4/. HCl + AgNO 3 AgCl + NaNO 3 A. 1,2 B. 2, 3 C. 3,4 D. 1,3 Câu 17 : Tính chất nào sau đây không đúng với nhóm Halogen A. Độ âm điện của nguyên tố giãm dần B. Bán kính nguyên tử tăng dần C. Tính axit của hợp chất hiđroxit giảm dần. D. Tính khử của hợp chất với Hidro tăng dần Câu 18: Kim loại nào sau đây tác dụng với dd HCl loãng và tác dụng với khí Cl 2 cho cùng loại muối clorua kim loại ? A. Fe. B. Zn C. Cu D. Ag Câu 19 Giải thích tại sao người ta điều chế được nước Clo mà không đều chế được nước Flo. Hãy chọn đáp án đúng: A.Vì Flo không tác dụng với nước B. Vì Clo có thể tan trong nước C. Vì Flo có tính oxihoa mạnh hơn Clo rất nhiều, tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước D.Vì một lý do khác Câu20: Muốn nhận biết dd: NaCl, Na 2 SO 4 , NaNO 3 , HCl. Dùng thuốc thử lần lược là: A Quỳ tím, BaCl 2 , , AgNO 3 B. AgNO 3 ,Quỳ tím, BaCl 2 C. Quỳ tím, AgNO 3 , BaCl 2 D. Tất cả điều sai Câu 21: Dãy axit nào sau đây xếp theo chiều tính axit giãm dần: A. HCl, HBr, HI, HF B HBr, HI, HF, HCl C. HI, HBr, HCl, HF D.HF, HCl, HBr, HI Câu 22 Phương trình nào sau đây chứng minh HCl có tính khử A. HCl + NaOH NaCl + H 2 O B. HCl + AgNO 3 AgCl + HNO 3 C. MnO 2 + 4 HCl MnCl 2 + Cl 2 + 2 H 2 O D. 2HCl + CaCO 3 CaCl 2 + CO 2 + H 2 O Câu 23 Cho các chất sau: HClO, HClO 2 , HClO 3 , HClO 4 . Tính oxihoa biến đổi theo chiều A. Không thay đổi B. Tăng dần C. Vừa tăng vừa giảm D. Giảm dần Câu 24 Thủy ngân là kim loại rất độc có thể thấm qua da. Một ứng dụng khá đặc biệt của lưu huỳnh trong phòng thí nghiệm là đem rắc lên sàn nhà có thủy ngân rơi vì : A. S là phi kim dễ bảo quản . B. Thủy ngân dễ dàng tác dụng với S ở t 0 thường tạo muối tan trong nước C. Lưu huỳnh rẽ tiền . D. Thùy ngân là kim loại dạng lỏng rất khó tìm thấy để thu gom được . Caâu 25: Nước Giaven là hỗn hợp các chất nào sau đây ? A. HCl, HClO, H 2 O B. NaCl, NaClO, H 2 O C. NaCl, NaClO 3 , H 2 O D. NaCl, NaClO 4 , H 2 O Caâu 26: Sự chuyển dịch cân bằng là : A. Chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác. B. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận C. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch. D. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch. Caâu 27 : Cho phản ứng sau đây ở trạng thái cân bằng : A(k) + B(k) C(k) + D(k) . Nếu tách khí D ra khỏi môi trường phản ứng, thì : A. Cân bằng hoá học chuyển dịch sang bên phải. B. Cân bằng hoá học chuyển dịch sang bên trái. C. Tốc độ phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng như nhau. D. Không gây ra sự chuyển dịch cân bằng hoá học. Caâu 28 : Tìm câu sai : Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì : A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. B.Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi. C. Số mol các sản phẩm không đổi. D.Phản ứng không xảy ra nữa. Caâu 29 : Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất : A. 2H 2 (k) + O 2 (k) 2H 2 O(k). B. 2SO 3 (k) 2SO 2 (k) + O 2 (k) C. 2NO(k) N 2 (k) + O 2 (k) D. 2CO 2 (k) 2CO(k) + O 2 (k) Caâu 30 : Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng : H 2 (k) + Cl 2 (k) 2HCl(k) + nhiệt . Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên phải, khi tăng : A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ khí H 2 D. Nồng độ khí HCl 2 Trường THPT ĐỒN KẾT Khối 10 II/ PHẦN TỰ LUẬN: A/ Câu hỏi lí thuyết 1.Từ MnO 2 , HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl 2 , FeCl 2 và FeCl 3 . 2.Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các pt phản ứng điều chế Cl 2 , HCl và nước Javel . B/ Chuỗi phương trình phản ứng 1. KMnO 4 → O 2 → SO 2 → Na 2 SO 3 → NaCl→ AgCl 2. KClO 3 → O 2 → H 2 O→ O 2 → SO 2 → S→MgS→H 2 S 3. FeS 2 → SO 2 → SO 3 → H 2 SO 4 → SO 2 → H 2 SO 4 → CuSO 4 →CuCl 2 4.MnO 2 → Cl 2 → HCl → Cl 2 → Clorua vơi 5. KMnO 4 → Cl 2 → KCl → Cl 2 → nước Giaven → NaCl → Cl 2 → FeCl 3 C/ Nhận biết: Bằng phương pháp hóa học Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: a). HCl, NaCl, NaOH, CuSO 4 b). KCl, KBr, K 2 SO 4 , HCl c). HCl, HNO 3 , H 2 SO 4 , H 2 SO 3 d) K 2 SO 4 , K 2 SO 3 , KCl , KNO 3 D/ Bài tập 1/ Đốt Al trong bình đựng khí clo thì thu được 26,7(g) muối.Tìm khối lượng clo và nhơm đã tham gia phản ứng? 2/ Tính thể tích clo thu được (đkc) khi cho 15,8 (g) kali pemanganat (KMnO 4 ) tác dụng axit clohiđric đậm đặc. 3/ Cho 10,44 (g) MnO 2 tác dụng axit HCl đặc. Khí sinh ra (đkc) cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2 (M). a) Tính thể tích khí sinh ra (đkc). b) Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được. 4/ Cho 27,8 (g) hh B gồm Al và Fe tác dụng với dd HCl dư thu được 15,68 (l) H 2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong B. 5/ Hòa tan 34 (g) hh G gồm MgO và Zn vào dd HCl dư thu được 73,4 (g) hh muối G’. Tính % khối lượng từng chất trong G. 6/ Cho 11,9 (g) hỗn hợp G gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với 400 (ml) dung dịch HCl 2 (M) thu được m (g) hỗn hợp muối G’và V (l) khí (đkc). a) Tính khối lượng từng chất trong G. b) Tính thể tích khí thốt ra (đkc). c) Tính khối lượng hỗn hợp muối G’ 7/ Cho 45g hỗn hợp Zn và Cu tác dụng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 98% nóng thu được 15,68 lit khí SO 2 (đkc) a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. a) Tính khối lượng dung dịch H 2 SO 4 98% đã dùng. 8/ Cho 13,35gam hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dung vừa đủ với 200 ml dd H 2 SO 4 lỗng. Sau pứ thu được 5,6 lít khí (đktc). a) Tính thành phần % theo khối lượng trong hỗn hợp kim loại ban đầu. b) Tính khối lượng muối sinh ra sau phản ứng. c) Tính nồng độ mol/lít của H 2 SO 4 cần dùng. 9/ Cho 10,56 gam hỗn hợp X gồm Zn và ZnO tác dụng vừa đủ với 73 gam dd HCl. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H 2 (đkc). a) Tính thành phần % về khối lượng trong hỗn hợp X. b) Tính C% của dung dịch axit cần dung c) Tính khối lượng muối thu được 10/ Cho 20,8 gam hỗn hợp Cu và CuO tác dụng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 đ , nóng thu được 4,48 lit khí (đkc). a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? b.Tính khối lượng dung dịch H 2 SO 4 80% cần dùng . c. Tính khối lượng muối thu được 11/ Dẫn 6.4 gam khí SO 2 vào 50ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được . 12/ Cho 12,8g SO 2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Tính Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng . 14/ Hấp thụ 1,344 lít SO 2 (đktc) vào 13,95ml dd KOH 28% (D=1,147g/ml). Tính C% các chất sau phản ứng. 15/ Dẫn 2,24 lit SO 2 (đktc) vào 100 ml dd NaOH 3M. Tính nồng độ mol/l của Muối trong dung dịch sau phản ứng . 3 . của lưu huỳnh trong phòng thí nghiệm là đem rắc lên sàn nhà có thủy ngân rơi vì : A. S là phi kim dễ bảo quản . B. Thủy ngân dễ dàng tác dụng với S ở t 0 thường tạo muối tan trong nước C. Lưu. các phương trình phản ứng điều chế Cl 2 , FeCl 2 và FeCl 3 . 2.Từ muối ăn, nước và các thi t bị cần thi t, hãy viết các pt phản ứng điều chế Cl 2 , HCl và nước Javel . B/ Chuỗi phương trình. nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được. 4/ Cho 27,8 (g) hh B gồm Al và Fe tác dụng với dd HCl dư thu được 15,68 (l) H 2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong B. 5/ Hòa tan 34 (g)