ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC

6 301 0
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Së GD & §T Hµ TÜnh TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn : Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút Số câu trắc nghiệm: 50 (Đề thi có 5 trang) Câu 1: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đăcuyn là: A. chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. B. người đầu tiên đề xuất khái niệm biến dị cá thể và biến dị xác định. C. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi. D. phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong quá trình tiến hoá. Câu 2: Cho các tập hợp sinh vật sau: I. Các chó sói và các chó nhà. II. Bầy voi sống ở Thảo cầm viên và bầy voi sống ở rừng Xuân Lộc. III. Đàn chim ngói ở địa phương và chim ngói nuôi trong lồng. Theo anh (chị) ý kiến nào sau đây là đúng về các tập hợp sinh vật trên ? A.Các tập hợp sinh vật trên đều là quần thể sinh vật vì các cá thể đều cùng loài. B. Các tập hợp sinh vật trên không phải là quần thể sinh vật vì chúng không cùng loài. C. Các tập hợp cá thể sinh vật trên không phải là quần thể, mặc dù chúng cùng loài nhưng chúng sống trong các không gian khác nhau. D. Các tập hợp sinh vật trên không phải là quần thể vì chúng không cùng loài, mặt khác chúng sống trong các không gian khác nhau. Câu 3: Trong chọn giống, sử dụng kỹ thuật di truyền sẽ cho phép: A. Tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng mới. B. Tạo ra các dòng thuần mang các tính trạng mới. C. Tạo ra các biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn lọc. D. Chuyển gen từ các cây hoang dại vào cây trồng. Câu 4:Người ta ứng dụng kĩ thuật cấy gen để sản xuất insulin chữa bệnh tiểu đường như thế nào? A. Dùng thể thực khuẩn làm thể truyền chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn E. coli nhờ đó đã sản xuất được hoocmôn insulin chữa bệnh tiểu đường mà trước đây không sản xuất được. B. Dùng plasmit làm thể truyền chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn E.coli nhờ đó giá thành insulin rẻ hơn hàng vạn lần so với trước. C. Dùng plasmit làm thể truyền chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin của người vào xạ khuẩn để sản xuất một lượng lớn hoocmôn insulin. D. Dùng plasmit làm thể truyền chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin của bò vào vi khuẩn E. coli để sản xuất hoocmôn insulin chữa bệnh tiểu đường ở người với giá thành rẻ. Câu 5: Cá thể có kiểu gen ab AB X D Y khi giảm phân có xẩy ra hoán vị gen với tần số 20%. Tỷ lệ các loại giao tử do kết quả hoán vị gen tạo ra là: A. AbX D = AbY = aBX D = aBY = 5%. B. AbX D = AbY = aBX D = aBY = 10%. C. AbX D = AbY = aBX D = aBY = 20%. D. ABX D = ABY = abX D = abY = 5%. Câu 6: Căn cứ để phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất là: A. Những biến đổi lớn về địa chất khí hậu và các hoá thạch điển hình. B. Độ phân rã các chất phóng xạ. C. Sự dịch chuyển của đại lục. D. Xác định tuổi của các lớp đất và hoá thạch. Câu 7: Ở người đã gặp hội chứng Đao, trong tế bào bệnh nhân có 3 NST số 21, nhưng một NST sát nhập vào NST số 14. Trong một giờ thực hành quan sát tiêu bản hiển vi NST, dự đoán số NST trong tế bào người này học sinh đếm được sẽ là: A. 45. B. 46. C. 47. D. Không xác định được. Câu 8:Cho quần thể có cấu trúc như sau: 0,2 AA : 0,8 Aa. Nếu quần thể đó tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn trong quần thể đó là: A. 55% B. 0% C. 35% D. 40%. Câu 9: Do đột biến xuất hiện một đoạn gen rất ngắn có trình tự nuclêôtit như sau: Mạch 1: TAX AXT AAT TTX GAT TAG XAT GTA Mạch 2: AGT TGA TTA AAG XTA ATX GTA XAT THPT Hà Huy Tập 1 MĐT: 601 Gen này tham gia dịch mã cho ra 1 chuổi polypeptit chỉ gồm 5 axit amin. Xác định mạch gốc trong 2 mạch của gen trên làm khuôn mẫu tổng hợp mARN và viết các đầu 5’ và 3’ vào các đầu của gen. A. Mạch 1 là mạch gốc: 5’ TAX AXT AAT TTX GAT TAG XAT GTA 3’. B. Mạch 1 là mạch gốc: 3’ TAX AXT AAT TTX GAT TAG XAT GTA 5’. C. Mạch 2 là mạch gốc: 5’ AGT TGA TTA AAG XTA ATX GTA XAT 3’. D. Mạch 2 là mạch gốc: 3’ AGT TGA TTA AAG XTA ATX GTA XAT 5’. Câu 10: Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá bằng cách: A. tạo ra vô số các biến dị tổ hợp. B. tạo điều kiện cho các alen lặn đột biến xuất hiện ở trạng thái đồng hợp lặn. C. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. D. góp phần tạo ra những kiểu gen thích nghi Câu 11: Bộ ba đối mã của 3’ UXG 5’là: A. 3’XGA 5’. B. 5’TGX 3’. C. 5’XGT 3’. D. 3’AGX 5’. Câu 12: Một gen có 400 bộ ba, trong đó bộ ba thứ 100 là AGT (số thứ tự các bộ ba tính cả bộ ba mở đầu). Nếu gen bị đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp T-A ở bộ ba thứ 100 thì cấu trúc chuổi polypeptit hoàn chỉnh do gen đột biến quy định có số axit amin là: A. 399 axit amin. B. 98 axit amin. C. 99 axit amin. D. 398 axit amin. Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với biến dị tổ hợp: A. Đó là các biến dị do tổ hợp lại các gen sẵn có của bố mẹ. B. Có thể biểu hiện kiểu hình hoàn toàn khác bố mẹ. C. Là những biến dị không làm thay đổi vật chất di truyền nên không di truyền cho thế hệ sau. D. Là những biến dị không xuất hiện trong quá trình phát triển cá thể. Câu 14: Một gen quy định cấu trúc một chuổi pôlypeptiti gồm 498 axit amin có A/G = 2/3. Gen sau đột biến có tỷ lệ A/G = 66,85%. Cho biết đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen. Dạng đột biến trên có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của phân tử prôtêin như thế nào ? I. Quá trình tổng hợp chuổi pôlypepetit không xảy ra. II. Thay thế một axit amin này bằng một axit amin khác. III. Không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chuổi pôlypeptit. IV. Đảo vị trí một số axit amin của chuổi pôlypeptit. A. I, III, IV B. II C. III. D. I, II, III. Câu 15: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm: A. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn. C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. D. Cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn. Câu 16: . Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa khác nhau người ta thu được kết quả ở bảng sau: (đơn vị tính g/1000hạt) Giống lúa Giống 1 Giống 2 Giống 3 Giống 4 Khối lượng tối đa 325 300 298 320 Khối lượng tối thiểu 270 220 199 230 Tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa trên, giống nào có hệ số di truyền cao nhất ? A. Giống 1. B. Giống 2 C. Giống 3 D. Giống 4. Câu 17: Phép lai nào dưới đây gọi là phép lai phân tích ? I. AA x aa. II. AaBb x aabb. III. A-B- x aabb A. I, II, III. B. II. C. II, III. D. III. Câu 18:Bố và mẹ đều tóc quăn, mắt bình thường sinh được người con trai đầu tóc thẳng, bị bệnh mù màu. Vậy kiểu gen của cặp vợ chồng này là: A. AaX M Y x AaX m X m . B. AaX m Y x AaX M X m . C. AaX m Y x AaX M X M . D. AaX M Y x AaX M X m . Câu 19: Kỷ thuật di truyền tạo nên cuộc cách mạng trong việc sử dụng gen vì: A. Chọn được các gen tốt trong vật nuôi cây trồng. B. Cấy gen của động vật vào thực vật. C. Cấy được gen của người vào vi sinh vật. D. Sử dụng bất kì một gen tốt nào của vi sinh vật phục vụ cho lợi ích con người. THPT Hà Huy Tập 2 Câu 20: Loại đột biến nào sau đây thường được dùng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống vật nuôi, cây trồng ? A. Đột biến chuyển đoạn NST. B. Đột biến đảo đoạn NST. C. Đột biến lặp đoạn NST. D. Đột biến mất đoạn NST. Câu 21:Phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tia tử ngoại phù hợp với loại đối tượng nào ở thực vật ? I. Hạt khô; II. Hạt phấn; III. Noãn trong bầu nhụy; IV. Mô phân sinh ngọn; V. Mô phân sinh rễ. A. I, II, III. B. II. C. IV, IV. D. II, IV, V. Câu 22: Bố mẹ không mù màu. Bố nhóm máu O. Con trai nhóm máu B, mù màu. Kiểu gen có thể có của P và F 1 là: I. P: ♂ii X M Y x ♀I A I B X M X m F 1 : I B I B X m Y; II. P: ♂ii X M Y x ♀I B I B X M X m F 1 : I B i X m Y; III. P: ♂ii X M Y x ♀I B i X M X m F 1 : I B i X m Y; IV. P: ♂ii X m Y x ♀I B i X M X M F 1 : I B i X M Y; Sơ đồ lai phù hợp là: A. Chỉ có I và II. B. Chỉ có II và III C. Chỉ có III và IV. D. Chỉ có I v à IV Câu 23: Năm 1953 S.Milơ đã tiến hành thí nghiệm: “Cho tia tử ngoại chiếu qua một hỗn hợp hơi nước, CH 4 , NH 3, CO thì thu được các axit amin. Đun nóng từ 150 0 C đến 180 0 C, một số hỗn hợp axít amin đã tạo thành những mạch pôlypeptit” Mục đích thí nghiệm này nhằm chứng minh: A. Chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ. B. Có thể tổng hợp được prôtêin từ hơi nước và một số chất vô cơ khác. C. Con người có thể tạo ra vật chất sống từ các chất không sống. D. Cơ thể sống được tạo thành từ các chất vô cơ. Câu 24: Ở lúa, tính trạng hạt tròn (A) là trội so với tính trạng hạt dài (a). Trong một quần thể lúa đã đạt trạng thái cân bằng di truyền Hăcđi – Vanbec gồm 98000 cây trong đó có 980 cây hạt dài. Tỷ lệ kiểu hình cây hạt dài được sinh ra từ các cây hạt tròn là: A. 0,0081 B. 0,36 C. 0,0324 D. 0,0181 Câu 25: Gen mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin, một đột biến xẩy ra làm cho gen mất 3 cặp nuclêôtit ở những vị trí khác nhau trong cấu trúc của gen nhưng không liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc. Trong quá trình sao mã môi trường đã cung cấp 5382 ribônuclêôtit tự do. Hãy cho biết có bao nhiêu phân tử mARN được tổng hợp ? A. 4 mARN B. 6 mARN C. 5 mARN. D. 8 mARN. Câu 26: Ở một loài thực vật cho 2 cây thuần chủng có kiểu gen AA và aa giao phấn với nhau được F 1 : 100% dị hợp Aa. Cho các cây F 1 tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp trội (AA) ở thế hệ F 4 trong quần thể thu được là: A. 43,75%. B. 87,5%. C. 6,25%. D. 12,5%. Câu 27 :Kết luận nào sau đây chưa chính xác ? A. Loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn loài xuất hiện trước. B. Sự phát triển của sinh giới sẽ thúc đẩy sự biến đổi của địa chất khí hậu. C. Sự biến đổi của địa chất khí hậu sẽ thúc đẩy sự phát triển của sinh vật. D. Sự sống xuất hiện đầu tiên trên cạn, sau đó mới di cư xuống nước. Câu 28:Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn : A. Hình thành các sinh vật đầu tiên. B. Hình thành các đại phân tử hữu cơ. C. Hình thành các hạt Côaxecva. D. Khi khí quyển xuất hiện oxi nguyên tử Câu 29: Động lực của chọn lọc tự nhiên là: A. nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người. B. các tác nhân của điều kiện môi trường. C. đấu tranh sinh tồn của sinh vật trong tự nhiên. D. thoả mãn điều kiện sống cho sinh vật. Câu 30: Nguyên nhân dẫn đến đột biến NST là: I. ADN nhân đôi vi phạm nguyên tắc bổ sung ở một đoạn nào đó trên ADN. II. Do sự trao đổi đoạn xảy ra ở kỳ đầu của giảm phân I giữa 2 NST đồng dạng. III. Do sự trao đổi đoạn không đều giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng. IV. Do sự không xuất hiện thoi vô sắc trong phân bào. V. Do sự phân ly không bình thường của NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. A. I, III, IV, V. B. I, II, III, IV. C. III, IV, V. D. I, II, III, IV, V. THPT Hà Huy Tập 3 Câu 31: Theo Đăcuyn nguyên nhân của sự tiến hoá là do: A. Tác động của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong thời gian dài. B. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể và của loài. C. Cũng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan tới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 32: Điều gì sẽ xẩy ra nếu kì giữa của quá trình nguyên phân, thoi phân bào bị phá huỷ ? A. Sẽ làm cho cơ chế tự nhân đôi ADN và NST bị rối loạn gây ra đột biến cấu trúc NST. B. Các nhiễm sắc tử không thể di chuyển về 2 cực của tế bào tạo ra các tế bào tứ bội. C. Các nhiễm sắc tử không di chuyển về các tế bào tạo ra thể tứ bội. D. Sẽ làm rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi đoạn gây đột biến NST. Câu 33 : Ở các nhóm sinh vật có nhịp điệu tiến hóa không đều nhau vì: A. Các nhóm sinh vật có nguồn gốc khác nhau và sống trong các điều kiện môi trường khác nhau. B. Nhịp độ tiến hóa chịu chi phối của nhiều nhân tố như áp lực của quá trình đột biến, tốc độ sinh sản, sự cách ly và nhất là chọn lọc tự nhiên. C. Do điều kiện sống của các nhóm sinh vật không giống nhau, nên phần nào đã ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của các loài. D. Do quần thể đa hình về kiểu gen, nên khi chọn lọc tự nhiên tác động chúng có thể thay đổi kiểu thích nghi. Câu 34: Kết quả phép lai dưới đây thể hiện ưu thế lai rõ nhất ở F1 là: A. AABBEENN x aabbddEENn. B. AAbbddEENN x aaBBDDEEnn. C. AAbbDDEENN x aaBBddEENN. D. AAbbDDeenn x aaBBddEENN Câu 35: Ý nghĩa về sự đa hình kiểu gen trong quần thể giao phối đối với tiến hóa là: A. Đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của các loại kiểu hình trong quần thể. B. Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi. C. Giải thích vai trò của quá trình giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp. D. Giải thích tại sao trong tự nhiên có những quần thể tồn tại qua thời gian dài Câu 36 : Ở lúa gen qui định màu xanh bình thường của mạ ( A) trội hoàn toàn so với màu lục ( a). Một quần thể lúa ngẫu phối có 10.000 cây trong đó có 400 cây màu lục. Cấu trúc di truyền của quần thể trên là: A. 64% AA : 32% Aa : 4% aa B. 21 % AA : 42 % Aa : 37 % aa C. 0,32 AA ; 0,64 Aa ; 0,04 aa D. 96AA : 4 aa Câu 37: Quan niệm của Lamac về quá trình hình thành loài mới là do: A. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của nhân tố chọn lọc tự nhiên bằng con đường phân li trính trạng. B. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động, những biến đổi nhỏ được tích luỹ qua thời gian dài tạo nên những biến đổi sâu săc trên cơ thể sinh vật. C. loài mới được hình thành là kết quả của quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của quá trình đấu tranh sinh tồn. Câu 38: Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn những sinh vật xuất hiện trước ngay cả khi trong điều kiện sống ổn định. Đăc tính này nói lên: A. Quá trình chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động trong lịch sử tiến hoá. B. Sinh vật luôn luôn có khả năng thích ứng với điều kiện sống cụ thể. C. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh ngay cả trong điều kiện sống ổn định. D. Tính hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi. Câu 39: . Khi nhuộm tế bào của một người bị bệnh di truyền, thấy trong tế bào sinh dưỡng bộ NST có 2 đặc tính bất thường: - NST 21 có 3 chiếc giống nhau. - NST giới tính chỉ có 1 chiếc dạng hình que. Vậy bệnh nhân này là: A. là nam mắc hội chứng Đao và hội chứng OY. B. là nam mắc hội chứng Đao và hội chứng Claiphentơ. C. là nữ mắc hội chứng Đao và hội chứng 3X. D. là nữ mắc hội chứng Đao và hội chứng Tơcnơ. THPT Hà Huy Tập 4 Câu 40: . Trong kỹ thuật cấy gen, khâu nào là khâu quan trọng và khó thực hiện nhất ? A. Tách ADN ra khỏi tế bào cho và tách Plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn. B. Cắt ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định. C. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit để tạo thành ADN tái tổ hợp. D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận (vào vi khuẩn E.coli) Câu 41: Trong một môi trường nhân tạo chỉ có 3 loại nuclêôtit A, X và G. Vậy có thể tổng hợp được một đoạn gen: A. chỉ có 3 loại nuclêôtit A, X và G. B. có cả 4 loại nuclêôtit A, T, X và G. C. chỉ có 2 loại nuclêôti A và T. D. chỉ có 2 loại nuclêôtit X và G. Câu 42:Tại một hòn đảo nơi có loài chuột A chuyên ăn lá cây sinh sống, sau rất nhiều năm từ loài chuột A đã hình thành thêm loài chuột B chuyên ăn rễ cây. Vậy loài B đã được hình thành theo con đường: A. Địa lý. B. Sinh thái. C. Đa bội hoá. D. Địa lí hoặc sinh thái. Câu 43: Các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người từ giai đoạn: A. từ giai đoạn vượn người hoá thạch trở đi. B. từ giai đoạn người vượn trở đi. C. từ giai đoạn người cổ trở đi. D. từ giai đoạn người hiện đại trở đi. Câu 44: Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm ở trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa loa kèn vàng thụ phấn cho cây hoa loa kèn xanh, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con sẽ là: A. 50% hoa loa kèn vàng : 50% hoa loa kèn xanh. B. 100% hoa loa kèn vàng. C. 100% hoa loa kèn xanh. D. Có thể B hoặc C, vì còn tuỳ thuộc vào tính trạng nào là trội. Câu 45: Trong một thí nghiệm quan sát tiêu bản một tế bào sinh dưỡng ở đậu Hà Lan đang ở kì giữa của quá trình giảm phân II. Dự đoán số NST đếm được trong tế bào này là: A. 7 NST đơn. B. 7 NST kép. C. 14 NST đơn. D. 14 NST kép. Câu 46: Xét phép lai: AaBbDd x AabbDd ( các gen phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn) thì tỷ lệ kiểu hình A-B-D- ở F1 là: A. 28,125% B. 9,375% C. 25% D. 14,0625% Câu 47: Một cá thể có kiểu gen aB Ab khi giảm phân cho 4 loại giao tử với tỷ lệ: 0,2AB : 0,3Ab : 0,3aB : 0,2ab. Vậy khoảng cách giữa gen A và b trên NST là: A. 20 cM B. 30cM C. 40cM D. 60cM Câu 48: Ở ngô, gen A- hạt nâu, a - hạt trắng; B - hạt trơn, b - hạt nhăn. Các gen trên ở trạng thái liên kết không hoàn toàn với tần số hoán vị gen là 4%. Biết rằng chỉ trong quá trình hình thành noãn có sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit. Cho P thuần chủng hạt nâu, trơn lai với hạt trắng nhăn được F 1 . Cho các cá thể F 1 tự thụ phấn với nhau, ở F 2 có tỷ lệ phân tính là: A. 0,76 hạt nâu, trơn : 0,22 hạt trắng, nhăn: 0,01 hạt trắng, trơn : 0,01 hạt nâu, nhăn. B. 0,74 hạt nâu, trơn : 0,24 hạt trắng, nhăn: 0,01 hạt trắng, trơn : 0,01 hạt nâu nhăn. C. 0,84 hạt nâu, trơn : 0,14 hạt trắng, nhăn: 0,01 hạt trắng, trơn : 0,01 hạt nâu nhăn. D. 0,65 hạt nâu trơn : 0,15 hạt trắng, nhăn : 0,1 hạt nâu, nhăn : 0,1 hạt trắng, trơn . Câu 49: Biển khơi thường chia hai tầng, tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái giới hạn đã tạo nên sự khác nhau đó là : A. Nhiệt độ. B. Nước. C. Ánh sáng. D. Nhân tố hữu sinh. Câu 50: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menden đã phát hiện : A. định luật phân li độc lập B. định luật phân li độc lập và định luật đồng tính. C. định luật đồng tính và định luật phân tính D. định luật phân tính và định luật phân li độc lập. Hết THPT Hà Huy Tập 5 Së GD & §T Hµ TÜnh TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2008 Đáp án môn thi: Sinh học Số câu trắc nghiệm: 50 Mỗi câu đúng: 0,2 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.a D C C B A A B C c a a b c d c A D D D D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ.a B B A A B A D C C C D B B D B A B D D B Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đ.a D B B C B A C B C C THPT Hà Huy Tập 6 MĐT: 601 . THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn : Sinh học Thời gian làm bài: 90 phút Số câu trắc nghiệm: 50 (Đề thi có 5 trang) Câu 1: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đăcuyn. THPT Hà Huy Tập 5 Së GD & §T Hµ TÜnh TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2008 Đáp án môn thi: Sinh học Số câu trắc nghiệm: 50 Mỗi câu đúng: 0,2 điểm. Câu 1 2 3 4 5. đúng về các tập hợp sinh vật trên ? A.Các tập hợp sinh vật trên đều là quần thể sinh vật vì các cá thể đều cùng loài. B. Các tập hợp sinh vật trên không phải là quần thể sinh vật vì chúng không

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Së GD & §T Hµ TÜnh

  • ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2008

  • Môn : Sinh học

  • Số câu trắc nghiệm: 50 (Đề thi có 5 trang)

    • Së GD & §T Hµ TÜnh

    • ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG NĂM 2008

    • Đáp án môn thi: Sinh học

    • Số câu trắc nghiệm: 50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan