ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 (Thời gian: 90phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: Nêu định nghĩa truyền thuyết? Hãy kể tên các truyện truyền thuyết mà em đã học và đọc thêm? (1,0 điểm) Câu 2: Ý nghĩa của truyện “ Cây bút thần”? (1,0 điểm) Câu 3: Hãy chỉ ra các danh từ, động từ và tính từ trong đoạn văn sau: (1,0 điểm) “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng ở gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông”. Câu 4: Hãy tưởng tượng về câu chuyện mười năm sau em trở lại mái trường mà hiện nay em đang học. (7 điểm) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (1,0 điểm) Định nghĩa truyền thuyết: - Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Các truyền thuyết đã học: + Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm. Câu 2: (1,0 điểm) Ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”: - Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: những người chăm chỉ, tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam bị trừng trị. - Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác. - Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập. Nghệ thuật ấy có khả năng kì diệu. - Thể hiện mơ ước và niềm tin về những khả năng kì diệu của con người. Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Danh từ Động từ Tính từ cậu bé, mẹ, túp lều, gốc đa, lưỡi búa, gia tài, búa, môn võ nghệ, phép thần thông, thiên thần. chết, đựng, có, để, gọi, bắt đầu, biết, dùng, gọi, sai, xuống, dạy. lủi thủi, cũ, khôn lớn, đủ. Câu 4: 1. Yêu cầu về hình thức: (1,0 điểm) - HS cần xác định dây là bài tập làm văn kể chuyện sáng tạo, phải sử dụng ngôi thứ nhất,, Yêu cầu kể hấp dẫn, sinh động và đảm bảo nội dung câu chuyện. - Bài kể phải có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài rõ tàng, mạch lạc. Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, chữ viết rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: (6,0 điểm) A) Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu sơ lược về bản thân: đang học năm cuối đại học hoặc đã đi làm - Nhân dịp: ngày Nhà giáo Việt nam 20/11; ngày kỉ niệm thành lấp trường , về thăm lại trường cũ. B) Thân bài: (4 điểm) - Tâm trạng: bồi hồi, xúc động - Nhớ lại hình ảnh ngôi trường cũ: diện tích khiêm tốn, lớp học chật hẹp, sân trường không đủ rộng để tổ chức các hoạt động tấp thể, vườn thực hành còn sơ sài - Cảnh trường sau mười năm xa cách: diện tích mở rộng, sân trường rộng hơn, hai dãy nhà mới to và đẹp hơn, vườn hoa được trồng rộng thêm, vườn sinh vật có nhiều loại cây phong phú, các phòng học bộ môn, đa chức năng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại - Xúc động khi xem phòng truyền thống: bằng khen, cờ thi đua, những bức ảnh cũ, thích thú khi xem về bức ảnh mà lớp mình đạt giải nhất văn nghệ năm học lớp 6 - Gặp lại các thầy cô giáo cũ, gặp lại bạn bè: mới ngày nào các thầy cô còn trẻ, giờ đây tóc đã điểm bạc, bạn bè mỗi đứa một phương Mọi người thăm hỏi, trò chuyện, ôn lại kỉ niệm cũ C) Kết bài: (1 điểm) - Cảm xúc lúc chia tay: lưu luyến, nhớ thương - Bày tỏ cảm nghĩ: cuộc gặp gỡ ấm áp tình thầy trò; gắn bó, tự hào và mãi mãi không quên mái trường mến thương. ĐÁP ÁN: Phần I. Trắc nghiệm (làm đúng 8 câu đươc 4 điểm) Câu 1: B (0,5) Câu 2: D (0,5) Câu 3: D (0,5) Câu 4: A (0,5) Câu 5: C (0,5) Câu 6: B (0,25) Câu 7: A (0,25) Câu 8: Thạch Sanh – Dũng sĩ (0,25) Em bé thông minh – Thông minh (0,25) Lang Kiêu – Chăm chỉ (0,25) Sơn Tinh – Có tài lạ (0,25) Phần II. Tự luận ( 6 điểm). 1. Yêu cầu về hình thức: (1 điểm) - HS biết đổi cách xưng hô thay cho Thạch Sanh - Kể từ đoạn Thạch Sanh về ở với mẹ con Lý Thông và nhận lời đi canh miếu cho đến đoạn Lý Thông được phong làm Quận Công. - HS biết vận dụng lời văn của mình, kể sáng tạo, diễn đạt trôi chảy - Bài viết thể hiện rõ 3 phần: Mở bài , thân bài, kết bài. 2. Yêu cầu về nội dung: (5điểm) + Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu hoàn cảnh Thạch Sanh đi canh miếu. + Thân bài: (3 điểm)Kể lại diễn biến việc Thạch Sanh giết chằn tinh: * Thạch Sanh gặp chằn tinh, bị đánh bất ngờ. * Thạch Sanh chống đỡ, tấn công, giết được chằn tinh, chặt đầu chằn tinh đem về. * Mẹ con Lú Thông lừa để cướp công của Thạch Sanh + Kết bài: (1 điểm) Thạch Sanh thật thà tin lời Lý Thông, ra đi. Lý Thông đưa dầu chằn tinh đến nộp cho vua và được phong làm Quận Công. . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 (Thời gian: 90phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: Nêu định. thêm, vườn sinh vật có nhiều loại cây phong phú, các phòng học bộ môn, đa chức năng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại - Xúc động khi xem phòng truyền thống: bằng khen, cờ thi đua,