Đề thi vật lí HK2 (tham khảo)

3 342 1
Đề thi vật lí HK2 (tham khảo)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 2 MÔN LÍ LỚP 9 NĂM HỌC 2009-2010 I/ TRẮC NGHIỆM: (3 đ) Em hãy lựa chọn phương án đúng trong các câu sau: Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: A/ Luôn luôn tăng. B/ Luôn luôn giảm. C/ Luôn luôn không đổi. D/ Luân phiên tăng giảm. Câu 2: Trên một đường dây dẫn, tại đó cùng truyền đi một công suất điện, nếu tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần thì công suất hao phí vì nhiệt sẽ là: A/ Giảm 2 lần. B/ Giảm 4 lần. C/ Tăng 2 lần. D/ Tăng 4 lần. Câu 3: Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì: A/ Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. B/ Góc khúc xạ bằng góc tới. C/ Góc khúc xạ lớn hơn góc tới D/ Góc khúc xạ lớn hơn hoặc bằng góc tới. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng: A/Tia tới đến quang tâm thì cho tia ló truyền theo phương cũ. B/Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì cho tia ló hội tụ tại tiêu cự của thấu kính. C/Tia tới thấu kính hội tụ có đường kéo dài qua tiêu điểm thì cho tia ló song song với trục chính . D/ Tia tới thấu kính hội tụ song song với trục chính thì cho tia ló hội tụ tại tiêu điểm. Câu 5: Trường hợp nào đúng với mắt lão: A/ Phải đeo kính hội tụ khi nhìn các vật ở xa. B/ Nhìn vật ở rất xa phải điều tiết. C/ Chỉ nhìn được các vật ở gần. D/ Có điểm cực viễn ở rất xa. .Câu 6: Để được ánh sáng trắng, người trộn thích hợp 3 chùm sáng nào sau đây: A/ Đỏ, lục, lam. B/ Chàm, cam, tím. C/ Vàng, tím, lục. D/ Đỏ, lam, vàng. II/ TỰ LUẬN: (7 đ) Câu 1: Tại sao muốn truyền tải điện năng đi xa, người ta phải đặt hai máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện? Câu 2: Nêu đặc điểm ảnh của vật đặt trước thấu kính phân kì. Câu 3: Tính công suất hao phí vì nhiệt trên đường dây tải điện có điện trở 8Ω khi truyền đi một công suất điện là 100 000W ở hiệu điện thế 20 000V. Nếu giảm công suất hao phí đi 4 lần thì hiệu điện thế đặt ở đầu đường dây truyền tải bằng bao nhiêu ? Câu 4: Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng bằng 12 cm. A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự bằng 10 cm. A/ Vẽ ảnh của vật AB đúng tỉ lệ. B/ Tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật ? C/ Cho vật tiến gần thấu kính thì ảnh của vật có đặc điểm gì? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I/ TRẮC NGHIỆM: 3 điểm.(mỗi ý 0,5điểm). Câu1D, 2B, 3C, 4B, 5D, 6A. II/ TỰ LUẬN: 7điểm. Câu 1: (1,0 đ) Người ta đặt hai máy biến thế ở hai đầu đường dây truyền tải vì: - Đặt máy biến thế tăng thế ở đầu đường dây truyền tải để giảm hao phí điện năng trên đường dây dây truyền tải do toả nhiệt.(0,75đ) - Đặt máy biến thế ở cuối đường dây truyền tải để hạ hiệu điện thế.(0,25đ) Câu 2: (0,75 đ)Đặc điểm ảnh của vật đặt trước thấu kính phân kì: - ảnh ảo, ngược chiều vói vật, có độ lớn nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự. (0,5 đ) -Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.(0,25đ) Câu 3: A/ Công suất hao phí trên đường dây truyền tải: (1,0đ = 0,5đ + 0,25 đ + 0,25đ) P hp = R.P 2 / U 2 = 8. (100 000) 2 / (20 000) 2 = 200 (W). B/ Nếu giảm công suất hao phí 4 lần thì hiệu điện thế đặt ở đầu đường dây truyền tải tăng lên 2 lần, do: P hp = R.P 2 / U 2 . (0,75 đ = 0,5đ + 0,25 đ) Vì vậy: Hiệu điện thế ở đầu đường dây lúc này là: U = 20 000.2 = 40 000 (V).(0,25 đ) Câu 4: A/ Hs dựng ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ.(0,75 đ) - Không có gì sai sót, được 0,75 điểm. - Nếu thiếu mũi tên trừ 0,25 điểm. - Vẽ ảnh của vật bằng nét đứt thì trừ 0,25 điểm. B/ + Tính được khoảng cách từ quang tâm đến ảnh: (1,5 điểm) - Lập được 2 cặp tỉ số đồng dạng của hai tam giác đồng dạng, được 0,5 điểm. - Viết được biểu thức tính OA’ = OA.OF ’ /OA - OF, được 0,5 điểm. - Tính được OA’ = 60 cm, được 0,5 điểm. + Tính được ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật. (0,5 điểm)A’B’/ AB = 5 ⇒ A’B’ = 5. AB. C/ Vật tiến gần thấu kính thì ảnh của vật có đặc điểm: (0,75 đ)- mỗi ý 0,25đ. - Tiến gần F thì: ảnh thật, ngược chiều, ảnh càng lớn. - Tiến đến tiêu điểm thì: ảnh ảo, rất lớn, cùng chiều. - Trong khoảng tiêu cự thì: ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO – MÔN LÍ LỚP 9 – KÌ 2 S T T Nội dung TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN Tổng cộng Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng TN TL 1 Dòng điện cảm ứng. Câu 1 0,5đ 2 Truyền tải điện năng đi xa. Câu 2 Câu 3b (1,0đ) Câu 3a (0,75 đ) 0,5đ 1,75đ 3 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Câu 3 0,5đ 4 Thấu kính hội tụ. Câu 4 Câu 4a (0,75đ) Câu b,c (2,75đ) 0,5đ 3,5đ 5 Thấu kính phân kì Câu 2 (0,75đ) 0,75đ 6 Mắt lão. Câu 5 0,5đ 7 Sự trộn màu ánh sáng. Câu 6 0,5đ 8 Máy biến thế. Câu 1 (1,0đ) 1,0đ Tổng cộng 1,0đ 1,0đ 1,0đ 1,5đ 2,0đ 3,5đ 3.0đ 7,0đ PHT TTCM Người ra đề . điểm ảnh của vật đặt trước thấu kính phân kì: - ảnh ảo, ngược chiều vói vật, có độ lớn nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự. (0,5 đ) -Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí. kính có tiêu cự bằng 10 cm. A/ Vẽ ảnh của vật AB đúng tỉ lệ. B/ Tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật ? C/ Cho vật tiến gần thấu kính thì ảnh của vật có đặc điểm gì? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I/. rất lớn, cùng chiều. - Trong khoảng tiêu cự thì: ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO – MÔN LÍ LỚP 9 – KÌ 2 S T T Nội dung TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN Tổng cộng Biết Hiểu Vận dụng Biết

Ngày đăng: 05/07/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan