1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 25 tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn

12 4,7K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 104 KB

Nội dung

Giáo sinh thực tập: Nguyễn Đình Sơn Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nhàn Trường: Trường THPT Nguyễn Trãi Bài 25:Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Học sinh trình bày và đánh giá được tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. - Học sinh đánh giá được chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. 2. Về thái độ - Có ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa từ thời Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay. 3. Về kĩ năng - Khai thác tranh ảnh lịch sử, văn hóa - Phân tích, so sánh đánh giá các sự kiện lịch sử. II. Phương pháp dạy học - Dùng lời (thuyết trình,mô tả) - Sử dụng đồ dùng trực quan - Vấn đáp III. Thiết bị, đồ dùng dạy học - Bản đồ Việt Nam (thời Minh Mạng sau cải cách hành chính) - Một số tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian - Sách giáo khoa IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 1 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật ở nước ta. (Từ thế kỉ XVI đến XVIII), nhận xét ưu điểm và hạn chế của nó. 3. Giới thiệu bài mới. - Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, thành lập nhà Nguyễn năm 1802.Trong hơn nửa thế kỉ thống trị trên một đất nước vừa trải qua nhiều biến động lớn, nhà Nguyễn đã ra sức củng cố bộ máy thống trị, phục hồi kinh tế, chấn chỉnh văn hóa. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn qua bài 25 “Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn” 4. Tổ chức dạy và học Hoạt động dạy và học Kiến thức cần đạt * Hoạt động 1: - GV gợi lại cho học sinh nhớ lại sự kiện năm 1792 vua Quang Trung mất, triều đình rơi vào lục đục, nhân cơ hội này Nguyễn Ánh tổ chức tấn công vương triều Tây Sơn, 1802 Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Nhà Nguyễn thành lập khi: + Chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào suy vong. Trên thế giới 1.Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước-chính sách ngoại giao. a. Chính trị * Nhà Nguyễn thành lập: + Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long. + Đặt kinh đô của quốc gia thống nhất ở Phú Xuân. - năm 1804, đổi tên nước ta là Việt Nam. * Tổ chức chính quyền: 2 chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa - GV: Trong bối cảnh lịch sử mới, yêu cầu phải củng cố ngay quyền thống trị của nhà Nguyễn. Vì vậy sau khi lên ngôi Gia Long đã bắt tay vào việc tổ chức bộ máy nhà nước. Các vua Nguyễn từng bước xóa bỏ mọi rào cản trên con đường vươn tới quyền lực tuyệt đối với một quyết tâm cao kể cả phải giết cả các Khai quốc công thần như: Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Lê Chất…Tuy nhiên, sự thay đổi quá lớn của hoàn cảnh không cho phép Gia Long và các cận thần vốn trưởng thành từ các vùng cực nam nghĩ ra ngay 1 phương án xây dựng chính quyền mới. Để lôi kéo các cựu thần nhà Lê-Trịnh, GL đã cắt 11 trấn phía bắc thành lập Bắc Thành với tính tự trị khá cao. Quyền lực của quan tổng trấn rất lớn: quyền QS, DS, HC, Tư pháp >< mưu toan tập trung quyền lực tuyệt đối của nhà Nguyễncải cách Minh Mệnh trong các năm 1831-1832. - Thời Gia Long : tập trung quyền lực ở mức độ tương đối. 3 Gia Long Bắc thành Gia Định thành Doanh/Trấn Lục bộ Phủ/Dinh Huyện Tổng Xã GV yêu cầu HS theo dõi SGK mục 1 và đặt câu hỏi. Việc xây dựng và củng cố chính quyền của nhà Nguyễn diễn ra như thế nào? - HS trả lời -GV dùng bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng để chỉ: Từ Bắc Ninh trở ra bắc là Bắc Thành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành. Chính quyền trung ương chỉ trực tiếp quản lý 11 trấn/dinh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. - GV tiếp tục: Sự phân chia các tỉnh của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục, tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Đây là cơ sở để phân chia như ngày nay. Và cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao - GV trình bày tiếp về tổ chức bộ máy nhà nước - HS nghe và ghi lại GV chiếu cho HS xem sơ đồ bộ máy nhà nước thời Nguyễn và sơ đồ nhà nước phong kiến hoàn chỉnh thời Lê sơ và đặt câu hỏi ; - Cải cách hành chính cuả Minh mạng năm 1831- 1832: Phủ Huyện Châu Tổng Xã 4 Minh Mạng 30 Tỉnh Phủ Thừa Thiên Lục bộ So sánh bộ máy nhà nước thời Lê sơ và bộ máy nhà nước thời Nguyễn ?( điểm giống, tiến bộ hơn ) HS trả lời, - GV bổ sung kết luận: Nhìn chung bộ máy nhà nược thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê Sơ. GV đặt câu hỏi. - Cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì? Sau khi HS trả lời GV chốt ý: Cải cách hành chính làm cho thiết chế của bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn, tình phân quyền rõ ràng, Vua có quyền lực tối cao: không chia sẻ, không nhân nhượng và không ủy thác -Liên hệ: tính chuyên chế thời Tần ở Trung Quốc. tập trung quyền lực ở mức độ tuyệt đối (chặt chẽ TW-Địa phương) + ưu điểm: thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động có hiệu quả hơn + hạn chế: bộ máy chuyên chế quá nặng nề, không hợp với thời đại mới- >bảo thủ. - Bộ máy quan lại được củng cố và tuyển chọn thông qua giáo dục thi cử. - Luật pháp: Ban hành “ Hoàng Việt luật lệ” (Luật Gia Long). 5 GV trình bày chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách phục tùng nhà Thanh, đối với Lào và Chân Lạp thì bắt họ thần phục. Bên cạnh đó nhà Nguyễn còn thực hiện chính sách bế quan toả cảng không cho phương Tây vào buôn bán. GV đặt câu hỏi - Nhận xét về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn (tích cực và hạn chế) HS trả lời và GV chốt ý: - Tích cực: Quan hệ tốt với nhà Thanh và các nước láng giềng để ổn định và phát triển kinh tế. - Tiêu cực: “Thực hiện bế quan tỏa cảng” với các nước phương Tây làm cho nền kinh tế của nước ta không giao lưu và tiếp nhận những thành tựu mới về khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới, làm cho nền kinh tế của ta lạc hậu, không có thực lực để chống lại sự xâm lược của các nước phương Tây * Hoạt động 1:Hoạt động nhóm - GV chia lớp thành 3 nhóm: b. Quân đội - Tổ chức quy củ - Trang bị vũ khí đầy đủ nhưng thô sơ và lạc hậu. c. Ngoại giao + Phục tùng nhà Thanh + Bắt Lào và Chân Lạp thần phục + Đối với các nước phương Tây: “bế quan tỏa cảng”  Chính sách đối ngoại bị động và sai lầm. 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn. a. Nông nghiệp - Chính sách: +Khuyến khích khai hoang + Xây dựng và tu bổ đê điều - Tình hình sản xuất: 6 Nhóm 1: Nhận xét về tình hình nông nghiệp thời Nguyễn Nhóm 2: Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Nguyễn. Sự tiếp cận KHKT bên ngoài được thể hiện như thế nào? Nhóm 3: Nhận xét về chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn? GV: Mỗi nhóm thảo luận trong 10 phút và trình bày trong 5 phút - HS: Các nhóm cử đại diện lên trình bày. -GV: Bổ sung Nhóm 1: Nhà nước thực hiệnchính sách quân điền nhưng hiệu quả không cao. Có chính sách khai hoang bằng nhiều hình thức như hình thức khẩn hoang doanh điền: Nhà nước cấp vốn ban đầu cho nhân dân mua sắm công cụ, trâu bò để nông dân khai hoang, ba năm sau mới thu thuế theo ruộng tư. Chính sách này đưa lại kết quả rất lớn. Nhìn chung nhà Nguyễn đã có những chính sách phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biệp pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao. Nông nghiệp Việt nam vẫn là một nền nông nghiệp + Nông dân tăng gia sản xuất =>Nhận xét:Nhà Nguyễn đã có những chính sách phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biệp pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao. Nông nghiệp Việt nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến rất lạc hậu b. Thủ công nghiệp - Các nghề thủ công tiếp tục được phát triển Các quan xưởng được xây 7 thuần phong kiến rất lạc hậu. Nhóm 2: Nhìn chung thủ công nghiệp vẫn duy trì và phát triển theo truyền thống cũ. Đã tiếp cận chút ít với kĩ thuật phương Tây như đóng thuyền máy chạy bằng hơi nước. Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển Thủ công nghiệp thời kì này phát triển phong phú và đa dạng nhưng chậm ở cả hai khu vực nhà nước (công xưởng), các làng nghề thủ công. Thủ công nghiệp nhà nước có tiến bộ nhưng sự tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến còn hạn chế Nhóm 3: - Do chính sách “trọng nông, ức thương” đã hạn chế sự phát triển của thương nghiệp - Chính sách “bế quan tỏa cảng” với phương Tây làm cho thương nghiệp, không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của triều đình. dựng như sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền… - Bộ phận thủ công nhà nước được tổ chức với quy mô lớn - Các phường thủ công được duy trì - Nghề mới ra đời: in tranh dân gian c. Thương nghiệp - Nội thương. Phát triển chậm, mang tính địa phương - Ngoại thương. Nhà nước giữ độc quyền buôn bán với các nước láng giềng: Hoa, Xiêm, Malai. - Đóng cửa với phương Tây Đô thị: Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi 3. Tình hình văn hóa - giáo dục 8 Hoạt động 1: Cả lớp - GV: Yêu cầu học sinh đọc sách và lập bảng thống kê các thành tựu văn hoá tiêu biểu của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX theo mẫu Các lĩnh vực Thành tựu Giáo dục Tôn giáo Văn học Sử học Kiến trúc Nghệ thuật dân gian -HS: Theo dõi sách giáo khoa và tự lập vào trong vở trong vòng 5 phút. GV: Sau khi HS lập bảng thống kê, giáo viên chiếu bảng thống kê làm thông tin phản hồi đã được chuẩn bị ở nhà. HS theo dõi và đối chiếu chỉnh sửu vào trong vở GV: Em có nhận xét gì về văn hoá giáo dục thời Nguyễn? HS: Văn hoá giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu mới. Có thể nói nhà Nguyễn có những cống hiến, đóng Các lĩnh vực Thành tựu - Giáo dục - Tôn giáo - Văn học - Sử học - Kiến trúc - Nghệ thuật Nho học được củng cố song không bằng thế kỉ trước Độc tôn Nho học, hạn chế Thiên chúa giáo Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử được biên soạn: Lịch sử loại triều hiến chương loại chí. Kinh đo Huế, lăng tẩm, Thành luỹ ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội. Tiếp tục phát triển 9 góp. Giá trị về lĩnh vực văn hoá giáo dục: Đại thi hào Nguyễn Du, di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế…để lại một khối lượng văn hoá phi vật thể và vật thể rất lớn - GV Khi nói về văn học hỏi HS + Tại sao văn học chữ Nôm lại phát triển rực rỡ ? + Ai là tác giả tiêu biểu của thời kỳ này?tại sao? Chữ Nôm ra đời từ thế kỷ XI qua một quá trình phát triển đã thể hiện tính bình dân, gần gũi. Đó là sáng tạo của nhân dân , là chữ của dân tộc nên thể hiện tinh thần dân tộc. Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều được coi là tác giả xuất sắc nhất .Văn học luôn phản ánh hiện thực vàTRuyệnKiều đã phản ánh một phần bộ mặt xã hội đương thời .Ông viết Truyện Kiều trong tâm trạng của người: “ Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.” “Cuộc bể dâu” và “ những điều trông thấy” gắn liền với sự suy sụy không gì có thể cứu vãn nổi của xã dân gian 10 [...]... hỏi trắc nghiệm: Bài tập: Chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau: Câu 1:Ai là tác giả tiêu biểu nhất của văn học dưới triều Nguyễn: A .Nguyễn Du B.Hồ Xuân Hương C Bà Huyện Thanh Quan D .Nguyễn Bỉnh Khiêm Câu 2:Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào? A.1804 B.1838 C 1802 D 1832 Câu 3: Dưới thời Nguyễn một nghề mới đã ra đời ? A Nghề in B Nghề làm giấy C Nghề dệt D Nghề in tranh dân gian 6 Bài tập về nhà... với sự đau đớn tuyệt vọng của Nguyễn Du trước sự thối nát của giai cấp thống trị đương thời, với sự xót xa trước những đau khổ của con người - Bố sung phần nghệ thuật Qua các hình ảnh quan sát trên màn chiếu , em có nhận xét gì kiến trúc thời Nguyễn ? ( quy mô kiến trúc ) HS trả lời,GV chốt ý: Quy mô hoành tráng, đồ sộ thể hiện trình độ của công trình sư, kiến trúc sư thời Nguyễn khá cao Kiến trúc thời... 1802 D 1832 Câu 3: Dưới thời Nguyễn một nghề mới đã ra đời ? A Nghề in B Nghề làm giấy C Nghề dệt D Nghề in tranh dân gian 6 Bài tập về nhà Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX ( tích cực và hạn chế trong các chính sách của nhà Nguyễn) 12 . nhà Nguyễn đã ra sức củng cố bộ máy thống trị, phục hồi kinh tế, chấn chỉnh văn hóa. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn qua bài 25 Tình. sinh thực tập: Nguyễn Đình Sơn Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nhàn Trường: Trường THPT Nguyễn Trãi Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến. sinh trình bày và đánh giá được tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. - Học sinh đánh giá được chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. 2.

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w