Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 7) doc

5 347 7
Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 7) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 7) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.2. Phân tích nước tiểu: 2.2.1. Tính chất vật lý của nước tiểu: + Thể tích nước tiểu: - Đái nhiều (đa niệu): khi số lượng nước tiểu >2000ml/24giờ. - Đái ít (thiểu niệu): khi số lượng nước tiểu 100-500ml/24giờ. - Vô niệu: khi số lượng nước tiểu <100ml/24giờ. + Màu sắc nước nước tiểu: - Nước tiểu đục: đái ra mủ; đái ra cặn phosphat, cặn urat, đái ra dưỡng chấp. - Nước tiểu có màu đỏ nhạt đến nâu thẫm: đái ra máu. - Nước tiểu có màu nâu đỏ đến nâu: đái ra hemoglobin; đái ra myoglobin; đái ra porphyrin. + pH nước tiểu: Phải xét nghiệm nước tiểu tươi (nước tiểu ngay sau khi đi tiểu). pH nước tiểu có thể thay đổi từ 4,6-8, trung bình là 6. Để lâu, nước tiểu có phản ứng kiềm vì urê phân huỷ giải phóng ra amoniac. - Nước tiểu có phản ứng axít kéo dài có thể do: lao thân, sốt kéo dài, nhiễm axít chuyển hoá, ỉa chảy nặng, đói ăn, nhiễm xeton do đái tháo đường, tăng urê máu và một số trường hợp nhiễm độc. - Nước tiểu có phản ứng kiềm kéo dài có thể do: nhiễm khuẩn sinh dục- tiết niệu, nhiễm kiềm chuyển hoá, dùng nhiều bicacbonat hoặc các chất kiềm khác, kiềm hô hấp do tăng thông khí. + Tỉ trọng và độ thẩm thấu nước tiểu: - Tỉ trọng nước tiểu là tỉ số giữa trọng lượng của một thể tích nước tiểu trên trọng lượng của cùng một thể tích nước cất. Như vậy, tỉ trọng nước tiểu phụ thuộc vào trọng lượng của các chất hoà tan trong nước tiểu. Tỉ trọng nước tiểu phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thân. Bình thường, nước tiểu có tỉ trọng 1,015- 1,025. Nước tiểu loãng tối đa có tỉ trọng 1,003; nước tiểu được cô đặc tối đa có tỉ trọng 1,030. - Độ thẩm thấu nước tiểu là đại lượng phản ánh số cấu tử chất tan có trong nước tiểu, các cấu tử này là các phân tử, nguyên tử, các ion. Độ thẩm thấu nước tiểu không phụ thuộc vào trọng lượng của các chất hoà tan trong nước tiểu, do đó nó phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thân tốt hơn là tỉ trọng nước tiểu. Bình thường, nước tiểu có độ thẩm thấu từ 400-800mOsm/kg H2O. Nước tiểu loãng nhất có độ thẩm thấu 40-50mOsm/kg H2O, nước tiểu được cô đặc tối đa có độ thẩm thấu 1200mOsm/kg H2O. Tỉ trọng nước tiểu và độ thẩm thấu nước tiểu giảm là biểu hiện của giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thân, thường gặp trong các bệnh của ống- kẽ thân như: viêm thân-bể thân mạn, viêm thân kẽ mạn, thân đa nang, nang tuỷ thân, giai đoạn đái trở lại của suy thân cấp, sau ghép thân, suy thân mạn. 2.2.2. Phân tích các thành phần sinh hoá nước tiểu: Phân tích các thành phần sinh hoá nước tiểu để phát hiện các thành phần bình thường vẫn có trong nước tiểu, nhưng trong bệnh lý của hệ thống thân-tiết niệu thì các nồng độ này bị thay đổi. Hoặc các thành phần bình thường không có trong nước tiểu, khi có bệnh lý lại xuất hiện trong nước tiểu. + Protein: - ở người bình thường, chỉ có một lượng rất nhỏ protein trong máu được lọc qua cầu thân, nhưng được các tế bào ống thân tái hấp thu hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Chỉ có <30mg protein được bài xuất qua nước tiểu trong một ngày, bằng các xét nghiệm sinh hoá thông thường, không phát hiện được lượng protein này và cho kết quả âm tính. - Nếu nước tiểu có trên 30 mg protein/24giờ là chỉ điểm cho thấy có tổn thương thân (trước khi xét nghiệm cần phải chắc chắn nước tiểu không có máu, mủ, phải lọc nước tiểu trước khi xét nghiệm): . Nếu lượng protein từ 30-300 mg/24giờ thì được gọi là microalbumin niệu. Với lượng protein này, các phương pháp sinh hoá thông thường cho kết quả âm tính, muốn phát hiện phải xét nghiệm bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA). Microalbumin niệu là thông số được sử dụng để chẩn đoán sớm các tổn thương thân (chẳng hạn trong bệnh tăng huyết áp, trong bệnh đái tháo đường). . Nếu lượng protein >300mg/24giờ thì các xét nghiệm sinh hoá thông thường cho kết quả dương tính, là biểu hiện của tổn thương thân đã rõ. - Một số trường hợp nước tiểu có protein nhưng không có tổn thương thân thì cần phân biệt: . Protein niệu tư thế đứng: có thể gặp ở tuổi dưới 20, protein niệu xuất hiện khi đứng lâu nhưng khi cho bệnh nhân nằm nghỉ thì protein niệu lại âm tính, khi đứng lâu > 1giờ protein niệu lại dương tính; không kèm theo hồng cầu niệu và các triệu chứng khác của bệnh thân. . Protein niệu Bence-Jone: gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, ung thư. Loại protein này còn được gọi là protein nhiệt tan: khi đun nóng đến 60oC thì nước tiểu đục do protein kết tủa nhưng khi đun sôi thì protein lại tan làm nước tiểu trong, để nguội dần thì nước tiểu đục trở lại. Bản chất của protein nhiệt tan là các chuỗi nhẹ lamda và kappa của gama globulin do các tổ chức bệnh lý tạo ra và được lọc qua cầu thân. . Protein niệu do bệnh lý một số cơ quan khác như: suy tim ứ huyết có thiểu niệu, chấn thương sọ não, chảy máu màng não. Protein niệu trong các bệnh lý trên thường chỉ xuất hiện tạm thời trong thời gian bị bệnh. . Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 7) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.2. Phân tích nước tiểu: 2.2.1. Tính chất vật lý của nước tiểu: + Thể. trong nước tiểu, nhưng trong bệnh lý của hệ thống thân-tiết niệu thì các nồng độ này bị thay đổi. Hoặc các thành phần bình thường không có trong nước tiểu, khi có bệnh lý lại xuất hiện trong. protein niệu lại dương tính; không kèm theo hồng cầu niệu và các triệu chứng khác của bệnh thân. . Protein niệu Bence-Jone: gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, ung thư. Loại protein này còn được

Ngày đăng: 03/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan